You are on page 1of 4

Ngân

5.2.1. Phương pháp quan sát khoa học


5.2.1.1. Khái niệm
Phương pháp quan sát khoa học là phương pháp thu nhận thông tin về đối tượng nghiên cứu bằng tri
giác trực tiếp đối tượng và các nhân tố khác có liên quan đến đối tượng.
Ví dụ:

– Ta nhìn bằng mắt thường một bông làúa trong một khoảng thời gian nhất định, từ đó rút ra một số
đặc điểm của bông làúa.

– Ta lấy tay gõ vào một một cái hộp để có âm thanh phát ra; trên cơ sở âm thanh này, ta có thể suy
đoán cái hộp đó có đựng đồ vật ở bên trong hay không.

Phương tiện để quan sát chủ yếu là tri giác trực tiếp, có thể dùng các phương tiện hỗ trợ để tài liệu
quan sát được xem xét kĩ hơn (máy chụp hình, quay phim, thu âm,...)

Quan sát với tư cách là phương pháp nghiên cứu khoa học là một hoạt động có mục đích, có kế
hoạch được tiến hành một cách có hệ thống. Đây là một trong những hình thức chủ yếu của nhận thức
kinh nghiệm, để tạo ra thông tin ban đầu, nhờ nó mà sau này xây dựng lý thuyết và kiểm tra lý thuyết
bằng thực nghiệm và như vậy nó là con đường để gắn nghiên cứu lý thuyết với nghiên cứu hoạt động
thực tiễn.
Phương pháp quan sát được dùng cho mọi lĩnh vực nghiên cứu của khoa học xã hội, kể các mội số
lĩnh vực của khoa học tự nhiên, khoa học kĩ thuật.
+ Khoa học xã hội: Quan sát không khí học tập, quan sát các nút giao thông, quan sát tiếp thị,...
+ Khoa học tự nhiên: Quan sát sự phát triển của một loài cây, quan sát diễn biến và kết quả của thí
nghiệm,...
+ Khoa học kĩ thuật: Quan sát kết quả xử lí ở các ruộng lúa, quan sát vận hành máy móc,...
Trong khoa học sư phạm, phương pháp quan sát tỏ ra có hiệu quả rõ rệt bởi vì những ý đồ sư phạm,
hiệu quả sư phạm được biểu hiện rất rõ nét trong nhà trường. Hơn nữa, việc tổ chức quan sát không
gặp nhiều khó khăn; mỗi trường học, bản thân đã là môi trường sẵn có cho người làm công tác giáo
dục đến làm việc.
Vậy:
Quan sát sư phạm là phương pháp để thu thập thông tin về quá trình giáo dục và dạy học trên cơ sở
tri giác trực tiếp các hoạt động sư phạm, cho ta những tài liệu sống và thực tiễn giáo dục để có thể khái
quát rút ra những quy luật nhằm chỉ đạo quá trình tổ chức giáo dục thế hệ trẻ tốt hơn.

Khác với quan sát thông thường, trong quan sát khoa học, chủ thể có chủ định trước, có chương trình
nghiêm ngặt để thu thập các sự kiện khoa học chính xác.
PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT (coggle.it)
TSR101_Bai4_v1.0015108208 (topica.edu.vn)

Trinh

Đặc điểm quan sát sư phạm:

Bất cứ quan sát nào cũng được tiến hành do một chủ thể sử dụng để nhận thức một đối tượng xác định,
trong một thời gian, một không gian, với mục đích và bằng một phương tiện nhất định. Vì vậy, quan
sát sư phạm có những sau đây:

 Đối tượng quan sát là hoạt động sư phạm phức tạp của một cá nhân, hay một tập thể. Bản
thân cá nhân hay tập thể đó lại có những đặc điểm đa dạng về năng lực hay trình độ phát
triển. Nội dung hoạt động sư phạm càng phức tạp, có những hình thức phong phú, thì quá
trình quan sát càng khó khăn, càng phải công phu hơn.

 Chủ thể quan sát là nhà khoa học hay cộng tác viên. Đã là con người thì đều mang tính
riêng tư, đó là tính chủ quan. Chủ quan ở trình độ, kinh nghiệm, ở thế giới quan, ở cảm xúc
tâm lí. Sự quan sát bao giờ cũng thông qua lăng kính chủ quan của "cái tôi" ngay cả khi sử
dụng kĩ thuật hiện đại để quan sát. Mặt khác còn chi phối bởi quy luật ảo giác của cảm giác,
tri giác trong hoạt động nhận thức.

 Kết quả quan sát dù khách quan đến mấy vẫn phụ thuộc vào việc xử lý các thông tin của
người nghiên cứu, do đó cần được lựa chọn theo các chuẩn nhất định, được xử lí bằng toán
học hay theo một lí thuyết nhất định.

 Để nhận được thông tin theo mục đích nghiên cứu cần phải lập một kế hoạch và chương
trình quan sát tỉ mỉ.

Mục đích
Đòi hỏi phải thể hiện chương trình quan sát, tập trung vào những mặt chủ yếu cần tìm hiểu ( Hiện
tượng, hoàn cảnh, đời sống, các quan hệ gia đình, xã hội, các quan hệ nghề nghiệp, sinh hoạt, giải trí,
…)
Minh Thủy
5.2.1 PP Quan sát khoa học
5.2.1.2 Cách tiến hành
 Xác định mục đích quan sát
+  Sẽ giúp chúng ta tập trung vào nội dung quan sát
+ Có nghĩa là chúng ta trả lời câu hỏi: Quan sát để làm gì?
 Xác định nội dung quan sát và phương pháp quan sát
 Tiếp tục đi trả lời câu hỏi là: Quan sát cái gì, quan sát như thế nào và bằng cái gì?
 Khi đã xác định được mục đích thì ta dễ dàng xác định được nội dung, khi đó ta sẽ chọn được
đối tượng và cả phương pháp quan sát.
 Lập phiếu quan sát và kế hoạch quan sát 
 Để việc quan sát được chủ động và thống nhất giữa các lần quan sát và giữa người cộng tác với
đề tài, cần lập phiếu quan sát. Phiếu gồm 3p:
 Phần thủ tục : đối tượng, địa chỉ, ngày giờ quan sát, người quan sát
 Phần nội dung: là phần quan trọng nhất của phương pháp, vì vậy các yêu cầu phải cụ thể
 Phần bổ sung bằng câu hỏi phỏng vấn: để làm rõ hơn những nội dung chưa rõ khi quan sát
 Tiến hành quan sát:
 Chủ nhiệm đề tài sẽ hướng dẫn thành viên cách quan sát và ghi chép. Ghi chép có thể bằng
nhiều cách
 Ghi theo phiếu in sẵn
 Ghi biên bản
 Ghi nhật kí, theo thời gian, không gian
 Ghi âm, chụp ảnh, quay phim
 Sau khi quan sát xong cần kiểm tra lại:
 Quan sát lần 2
 Tìm các tài liệu liên quan để đối chiếu
 Tham khảo người có trình độ cao hơn
 Xử lý
 Tập hợp các phiếu quan sát, sắp xếp số liệu mã hoá, phân tích để đi đến 1 nhận định khoa học
5.2.1.3 Phân loại
Tùy theo đề tài và  đối tượng để lựa chọn phưong pháp cho phù hợp
 Theo cách tiếp cận đối tượng được qua sát
 Quan sát trực tiếp: tự bản thân trực tiếp quan sát
 Quan sát gián tiếp: thông qua phương tiện như camera, ảnh chụp
 Theo mức độ chuẩn bị
 Quan sát có chuẩn bị
 Quan sát không chuẩn bị
 Căn cứ vào số lần quan sát
 Quan sát ngẫu nhiên (1 lần)
 Quan sát hệ thống ( nhiều lần).
5.2.2.3 Kỹ thuật đặt câu hỏi
Điều quan trọng thứ nhất trong việc trung cầu ý kiến là đặt câu hỏi
Câu hỏi đưa ra nhằm thu thông tin, kiểm tra nhận thức hay để kiểm tra lẫn nhau
 Loại câu hỏi
 Câu hỏi đóng: là câu hỏi mà người trả lời lựa chọn 1 trong các phương án có sẵn
Vd: 
 bạn thấy môn hoá ở trường thpt có thú vị không
Rất nhàm chán     nhàm chán        thú vi.       Vô cùng thú vị
 Bạn thấy kỉ cương môn học ở trường bạn như thế nào
Rất kém.    Kém.     Tb.    Khá.    Tốt.     Rất tốt
 Câu hỏi mở: là câu hỏi người dùng có thể trả lời tự do đee giải trình 1 vấn đề
Vd
 Cảm nhận của bạn về môn hoá học ở thpt
 Bạn cho biết về tình hình của lớp học như thế nào
 Những chú ý về việc đặt câu hỏi
 Câu hỏi phải đơn giản, thích hợp với mục đích nghiêng cứu, dễ trả lời
Vd
 Bạn làm giáo viên được bao nhiêu năm rồi
 Bạn tốt nghiệp sư phạm vào năm nào?
 Không dùng từ ngữ, khái niệm khó hiểu, vượt khả năng người trả lời, từ ngữ nước ngoài
Vd 
 Bạn lấy bằng Master khi nào
 Hình như bạn đang làm thí nghiệm mô phỏng
 Câu hỏi phải đơn trị ( chỉ có 1 ý trả lời đúng)
Vd
 Bạn có định nâng cao trình độ để lấy bằng Thạc sĩ hay không
 Khi không cần thiết tránh những câu hỏi đi vào đời tư của người trả lời làm người ta khó nói
Vd
 Tránh hỏi trực tiếp về trình độ, thái độ bản thân, khả năng,.. vd là trình độ của anh có giỏi
không
 Trong những trường hợp cần biết những vấn đề cần chuẩn bị một số câu hỏi làm cầu vòng để
phán đoán
 Đưa ra bài tập
 Tránh những câu hỏi đã biết đáp án
Vd
 Thầy cô có soạn giáo án khi đi dạy hay không
 Cấu trúc bảng câu hỏi
 Phần đầu: gồm những vấn đề chung với nội dung tìm hiểu, hay nhằm khởi động cho cuộc giao
tiếp
 Phần chính: những câu hỏi phục vụ mục đích điều tra
 Phần kiểm chứng: bao gồm 2 loại câu hỏi là làm rõ thêm phần chính hay kiểm chứng lại vấn đề
để xem đối tượng trả lời thật hay không

You might also like