You are on page 1of 30

2.2.2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN


Phương pháp nghiên cứu thực tiễn là phương pháp trực tiếp tác động
vào đối tượng có trong thực tiễn để làm bộc lộ bản chất và quy luật
vận động của đối tượng đó, giúp người nghiên cứu thu thập thông tin
Nhóm phương hoặc làm nảy sinh các ý tưởng nghiên cứu và đề xuất sáng tạo.
pháp nghiên
 Phương pháp quan sát khoa học
cứu thực tiễn
 Phương pháp thực nghiệm xã hội
bao gồm
 Phương pháp phỏng vấn, phỏng vấn chuyên gia
những phương
 Phương pháp điều tra viết (anket)
pháp nào?  Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình (Case Study)
 Phương pháp đo lường xã hội học…
Þ Học phần tập trung nghiên cứu hai phương
pháp:
Phương pháp quan sát khoa học
Phương pháp phỏng vấn, chuyên gia
HAI PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN

Phương pháp quan sát khoa học


01

02 Phương pháp phỏng vấn


PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT KHOA HỌC
2.2.2.1. PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT KHOA HỌC

KHÁI NIỆM, PHƯƠNG TIỆN QUAN SÁT KHOA HỌC


 Quan sát là phương thức cơ bản để nhận thức sự vật trực tiếp, là
phương pháp tri giác có mục đích, có kế hoạch một sự kiện, hiện
tượng, quá trình (hay hành vi cử chỉ của con người) trong những hoàn
cảnh tự nhiên khác nhau nhằm thu thập những số liệu, dữ kiện cụ thể
đặc trưng cho quá trình diễn biến của sự kiện, hiện tượng đó.
 Trong nghiên cứu xã hội, quan sát là phương pháp thu thập các dữ
liệu sơ cấp (primary data) về đối tượng khảo sát và ghi nhận bằng
giác quan (hoặc máy thu hình, ghi âm, máy quét, dụng cụ đo đếm…)
các yếu tố liên quan đến đối tượng khảo sát.
 Trong nghiên cứu KHXH&NV, phương pháp quan sát thường kết hợp
với trắc nghiệm, thực nghiệm.
CHỨC NĂNG, ĐẶC ĐIỂM CỦA QUAN SÁT KHOA HỌC
Chức năng:
Chức năng thu thập thông tin thực tiễn.
Chức năng kiểm chứng các lý thuyết, các giả thuyết đã có.
Chức năng so sánh, đối chiếu các kết quả trong nghiên cứu lý thuyết với thực tiễn, thực tế.
Đặc điểm:
Đối tượng quan sát là hoạt động phức tạp của một cá nhân hay một tập thể có những đặc
điểm đa dạng về năng lực hay trình độ.
Chủ thể quan sát là nhà khoa học hay cộng tác viên có trình độ, kinh nghiệm, thế giới
quan, cảm xúc tâm lí khác nhau. Quan sát bao giờ cũng thông qua lăng kính chủ quan của
"cái tôi" ngay cả khi sử dụng kĩ thuật hiện đại để quan sát. Quan sát còn chịu sự chi phối
của quy luật ảo giác của cảm giác, tri giác trong hoạt động nhận thức.
Kết quả quan sát dù khách quan đến mấy vẫn phụ thuộc vào việc xử lý các thông tin của
người nghiên cứu, do đó cần được chọn lọc theo các chuẩn nhất định.
PHÂN LOẠI CÁC HÌNH THỨC QUAN SÁT KHOA HỌC

Quan sát tự nhiên – Quan sát có kiểm soát (chủ đích quan sát)

Quan sát công khai - Quan sát không công khai (bí mật) (mức độ công khai với đối
tượng được/ bị quan sát)

Quan sát trực tiếp - Quan sát gián tiếp (vị trí tham gia quan sát)

Quan sát có chuẩn bị - Quan sát không chuẩn bị (mức độ chuẩn bị quan sát)

Quan sát một người – Quan sát một nhóm người (số lượng đối tượng quan sát)

Quan sát một lần – Quan sát nhiều lần (quan sát liên tục, định kỳ, chu kỳ) (số lần
quan sát)

Quan sát do con người - Quan sát bằng thiết bị (phương tiện/ hình thức quan sát)
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT ĐẶC THÙ CHO KHXH&NV

Quan sát tham dự: người nghiên cứu tham gia vào nhóm đối tượng quan
sát (khác biệt với Quan sát không tham dự - người nghiên cứu không
tham gia vào nhóm đối tượng mà đứng bên ngoài quan sát).
Quan sát không cấu trúc: quan sát linh hoạt, thăm dò, mô tả hành vi, đề
mục dần dần hình thành trong quá trình quan sát – định tính (khác biệt với
Quan sát có cấu trúc - quan sát hành vi, đề mục được xác định trước –
định lượng)
Tự quan sát (introspection - tự cảm, tự ý thức) - Quan sát người khác
(empathy - thấu cảm).
CÁC BƯỚC CƠ BẢN CỦA QUAN SÁT KHOA HỌC

1. Xác định đối tượng quan sát, mục đích quan sát: Quan sát ai? Quan sát để
làm gì?
2. Xác định nội dung quan sát và phương pháp quan sát: Quan sát cái gì?
Quan sát như thế nào và bằng cách nào? Nội dung quan sát thể hiện qua việc lựa
chọn mẫu quan sát, số lượng mẫu, xác định thời điểm quan sát và độ dài thời gian
quan sát. Căn cứ vào qui mô của đề tài và độ phức tạp của mẫu mà quyết định
phương pháp, phương tiện quan sát.
3. Lập phiếu quan sát và kế hoạch quan sát: thiết kế bảng yêu cầu các nội dung
cụ thể khi đi quan sát (phiếu quan sát gồm đối tượng, địa chỉ, ngày giờ quan sát,
người quan sát; yêu cầu ghi chép, thu hình cụ thể sao cho người đi quan sát có thể
đo, đếm, ghi được bằng số, bằng chữ “có” hoặc “không”; câu hỏi bổ sung xác
minh, làm rõ hơn một số thông tin có thể chưa được rõ khi quan sát).
4. Tiến hành quan sát:
-Quan sát có thể tiến hành trong điều kiện tự nhiên với hoàn cảnh đang có
thường ngày, cũng có thể thực hiện bằng cách tạo tình huống khác thường
trong các hoạt động được tổ chức có định hướng, qua đó đối tượng tự bộc
lộ bản chất rõ ràng hơn.
-Ghi chép kết quả quan sát (phiếu in sẵn, biên bản, nhật ký, theo thời gian,
không gian, điều kiện, diễn biến; ghi âm, chụp ảnh, quay phim các sự
việc)
-Kiểm tra lại kết quả quan sát (trò chuyện thêm với những người tham gia
tình huống; sử dụng các tài liệu khác liên quan để đối chiếu; quan sát lặp
lại; sử dụng người có trình độ cao hơn quan sát lại để kiểm nghiệm).
5. Xử lí kết quả quan sát: Tập hợp các phiếu quan sát, sắp xếp số liệu mã
hóa, phân tích để đi đến một nhận định khoa học.
CÁC BƯỚC THỰC HIỆN QUAN SÁT THAM DỰ

Bước 1: Quyết định mục tiêu của cuộc nghiên cứu


Bước 2: Quyết định nhóm đối tượng quan sát
Bước 3: Thâm nhập vào nhóm đối tượng khảo sát
Bước 4: Quan hệ với các đối tượng được nghiên cứu
Bước 5: Tiến hành nghiên cứu bằng quan sát và ghi nhận trên thực địa
Bước 6: Giải quyết những trường hợp có thể gây khó khăn như khi có va chạm với các
đối tượng khảo sát
Bước 7: Rời khỏi cuộc nghiên cứu
Bước 8: Phân tích các dữ liệu
Bước 9: Viết báo cáo trình bày những kết quả thu thập được
(Quan sát tham dự là phương pháp đặc thù cho KHXH&NV, được các nhà dân tộc học, xã
hội học sử dụng rộng rãi và phổ biến; điền dã văn hóa thuộc về loại hình phương pháp này)
ƯU ĐIỂM CỦA QUAN SÁT KHOA HỌC

Quan sát có ưu điểm trong việc thu thập các dữ liệu ứng xử không lời, cho
phép ghi nhận những ứng xử đang xảy ra một cách trực tiếp, trong hoàn cảnh
tự nhiên, cho phép nghiên cứu đối tượng sống động, toàn diện, không gò bó, ít
gây phản ứng từ phía đối tượng.
Quan sát có lợi thế trong những cuộc nghiên cứu thăm dò gợi ý cho người
nghiên cứu những ý tưởng thích hợp; đối với quan sát tham dự trong thời gian
dài, có thể tạo quan hệ thân mật, gần gũi để thông hiểu từ bên trong đối tượng.
Kỹ thuật quan sát không bị bó buộc bởi tổ chức cơ cấu chặt chẽ tạo điều kiện
cho người nghiên cứu chủ động, linh hoạt.
Quan sát đôi lúc là phương pháp duy nhất thích hợp với một số đối tượng như
trẻ em, chẳng hạn như quan sát các em đang chơi tốt hơn là phỏng vấn thái độ,
hành vi của các em.
HẠN CHẾ CỦA QUAN SÁT KHOA HỌC

Thông tin thu được có thể chỉ mang tính bề ngoài của hiện tượng, đối
tượng.
Nếu không có sự trợ giúp của các phương tiện kỹ thuật thì chỉ có khả
năng quan sát một không gian giới hạn.
Dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố chủ quan của người quan sát.
Quy mô nhỏ, cỡ mẫu nghiên cứu nhỏ.
Dữ liệu quan sát khó định lượng, khó xây dựng thang đo và tổng hợp kết
quả điều tra.
BÀI LUYỆN TẬP QUAN SÁT KHOA HỌC

Lập đề cương nghiên cứu có sử dụng phương pháp quan sát cho một
số đề tài nghiên cứu sau:
1. Những biến đổi văn hóa của lễ hội Lim (Từ Sơn – Bắc Ninh)
hiện nay
2. Trò chơi đóng kịch ở trẻ mầm non và sự hình thành, phát triển
năng lực ngôn ngữ và giao tiếp
2.2.2.2. PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN

KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, MỤC ĐÍCH CỦA PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN
Là phương pháp hỏi – đáp, trao đổi thông tin bằng ngôn từ trực tiếp giữa
người phỏng vấn và người cung
cấp thông tin, được tiến hành với mục đích, kế hoạch nhất
định: người phỏng vấn đưa ra loạt câu hỏi xác định, cụ thể, rõ ràng, với mục
đích thu thập thông tin, phục vụ cho mục đích nghiên cứu của mình, để người
cung cấp thông tin (đối tượng phỏng vấn) trả lời, mở rộng, trao đổi thêm về
quan điểm của mình.
Nguồn thông tin trong phỏng vấn là tất cả các câu trả lời của người được
phỏng vấn thể hiện quan điểm, ý thức, trình độ của người trả lời và toàn bộ
hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ thân thể của họ. Khi có mâu thuẫn giữa các câu trả
lời và hành vi thì phải thêm câu hỏi phụ để xác minh độ chính xác của thông
tin. => Phỏng vấn là một quá trình điều tra sáng tạo, luôn luôn đòi hỏi phải
tiến hành một cách linh hoạt.
Mục đích chính của việc phỏng vấn là tìm hiểu nguyên nhân sâu xa, ý
nghĩa và khám phá các yếu tố mới thông qua đối tượng phỏng vấn
(Kvale,1996).
Những người phỏng vấn chuyên nghiệp có thể tận dụng buổi trò
chuyện với những đối tượng phỏng vấn để đào sâu, mở rộng thông tin
xung quanh chủ đề được định sẵn. Khi thực hiện phỏng vấn, nhà
nghiên cứu phải theo dõi thái độ, hành vi của đối tượng phỏng vấn để
ghi nhận và điều tra thêm thông tin dựa trên biểu hiện của họ
(McNamara, 1999).
CHỨC NĂNG, PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN

Chức năng:
Phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học giúp người nghiên
cứu khẳng định, xác định vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học giúp người nghiên
cứu xây dựng cơ sở lý thuyết, lý luận và mở rộng đề tài nghiên cứu.
Phạm vi áp dụng: Phỏng vấn là phương pháp nghiên cứu định tính cơ bản,
có thể áp dụng tốt trong những trường hợp:
Mục tiêu nghiên cứu chưa được hiểu rõ hoàn toàn. Vấn đề và mục tiêu
nghiên cứu có thể sửa hoặc xem xét lại trong quá trình nghiên cứu.
Một loạt các câu trả lời có khả năng chưa được biết trước. Một số người
trả lời có thể trình bày các quan điểm mới mà người nghiên cứu chưa biết
tới.
Người nghiên cứu cần có sự lựa chọn đề xuất hay trình
bày thêm những câu hỏi dựa trên thông tin từ người trả
lời.
Một số người trả lời có thể có thông tin chất lượng cao
và người nghiên cứu mong muốn tìm hiểu sâu hơn với họ
về đề tài nghiên cứu.
Các câu hỏi có liên quan tới kiến thức ẩn, không nói ra
hoặc quan điểm cá nhân (thái độ, giá trị, niềm tin, suy
nghĩ,…).
CÁC LOẠI HÌNH CÂU HỎI PHỎNG VẤN
- Câu hỏi về thông tin cá nhân (họ tên, giới tính, tình trạng hôn
nhân, tài sản,…)
- Câu hỏi về kiến thức
- Câu hỏi về kinh nghiệm, hành vi
- Câu hỏi về quan điểm, giá trị
- Câu hỏi về cảm xúc, cảm giác,…
PHÂN LOẠI PHỎNG VẤN
*Theo cấu trúc phỏng vấn:
– Phỏng vấn theo cấu trúc: Là hình thức phỏng vấn có sử dụng bảng
câu hỏi mẫu trong quá trình phỏng vấn; tuân theo một cấu trúc, trình
tự câu hỏi nhất định. Điều tra viên giải thích cho người được phỏng
vấn về câu hỏi và mục đích của buổi phỏng vấn.
- Pv không cấu trúc (pv tự do): người pv dựa vào tiến trình của cuộc pv
để đặt câu hỏi và tìm hiểu sâu những vấn đề liên quan mà không cần
dựa vào 1 bảng câu hỏi cố định.
+ Ưu điểm:
linh hoạt trong pv
 phát hiện cách đặt câu hỏi phù hợp cho pv bán cấu trúc và pv cấu
trúc
 xây dựng mối quan hệ tốt đ/v người cung cấp thông tin; hữu ích khi
pv các vấn đề tế nhị, nhạy cảm
+ Nhược điểm:
Người pv đòi hỏi năng lực, trình độ cao, có kĩ năng và kinh nghiệm
nhất định trong lĩnh vực nghiên cứu
 Rất khó khi phân tích dữ liệu
– Phỏng vấn bán cấu trúc: chỉ có các câu hỏi khung là cố định, điều tra
viên có thể thay đổi các câu hỏi thăm dò cho phù hợp với người được
hỏi và ngữ cảnh thực hiện.
+ Ưu điểm:
 Được sử dụng phổ biến nhất trong nghiên cứu;
 Tiết kiệm thời gian hơn phỏng vấn tự do;
Có thể linh hoạt trong phỏng vấn; phân tích dữ liệu dễ dàng hơn
phỏng vấn tự do
+ Nhược điểm:
 Cần phải có thời gian thăm dò vấn đề cần phỏng vấn;
 Thời gian chuẩn bị những câu hỏi phỏng vấn theo cấu trúc cao
hơn
*Theo đối tượng được phỏng vấn:
– Phỏng vấn thường: phỏng vấn được thực hiện trên quy mô
diện rộng với nhiều đối tượng trả lời
– Phỏng vấn sâu: phỏng vấn lấy ý kiến chuyên gia hoặc đi sâu
vào một vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội phức tạp nào đó; phải
lặp lại phỏng vấn nhiều lần. Phỏng vấn sâu yêu cầu người phỏng
vấn có kĩ năng và kinh nghiệm nhất định trong lĩnh vực nghiên
cứu.
*Theo số lượng người tham gia phỏng vấn:
– Phỏng vấn nhóm xã hội: thảo luận trong một nhóm xã hội
– Phỏng vấn cá nhân: đối thoại với 1 cá nhân đối tượng phỏng
vấn
*Theo hình thức phỏng vấn:
– Phỏng vấn trực diện = p/v trực tiếp
– Phỏng vấn gián tiếp: p/v qua điện thoại, truyền hình, internet
Nguyên tắc khi phỏng vấn:
– Về nội dung của cuộc phỏng vấn:
+ Các câu hỏi cần được sắp xếp rõ ràng, hợp lý
+ Nội dung câu hỏi chính xác, một nghĩa, khách quan
– Về người phỏng vấn:
+ Nắm rõ mục đích, nội dung của cuộc phỏng vấn
+ Chủ động trong việc đưa ra các câu hỏi, khơi gợi, khích lệ người được
phỏng vấn trả lời câu hỏi
+ Hỏi từng câu hỏi một và chú ý vào những phần người được phỏng vấn
đã đề cập nhưng chưa nêu chi tiết
+ Chuẩn bị sẵn các tình huống có thể xảy ra khi phỏng vấn
Các bước thực hiện phỏng vấn trong nghiên cứu định tính

1. Xác định vấn đề cần phỏng vấn


2. Lên kế hoạch, thiết kế bài phỏng vấn, hướng dẫn phỏng vấn
3. Thực hiện phỏng vấn dựa trên kế hoạch, hướng dẫn phỏng vấn
4. Ghi chép (chuẩn bị tài liệu phỏng vấn để phân tích)
5. Phân tích tài liệu phỏng vấn (theo mục đích, chủ đề, tính chất và
phương pháp phù hợp)
6. Xác minh (xác định tính hợp lệ của các kết quả phỏng vấn)
7. Viết báo cáo (truyền đạt các kết quả của nghiên cứu dựa trên các tiêu
chí được thiết lập)
CÁC BƯỚC XÂY DỰNG BẢNG CÂU HỎI (HƯỚNG DẪN)
CHO PHỎNG VẤN ĐỊNH TÍNH

Bước 1: Xác định mục tiêu và vấn đề nghiên cứu


Bước 2: Xác định đối tượng khảo sát và mẫu khảo sát dự kiến
Bước 3: Xác định cách thức thu thập dữ liệu
Bước 4: Xác định các câu hỏi trong bảng hỏi
Bước 5: Sắp xếp các thứ tự các câu hỏi trong bảng hỏi
Bước 6: Phỏng vấn thử và điều chỉnh nếu cần
PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN SÂU

Khái niệm, mục đích, phạm vi áp dụng


Phỏng vấn sâu (depth interview) là những cuộc đối thoại được lặp đi lặp lại giữa nhà
nghiên cứu và người cung cấp thông tin nhằm tìm hiểu cuộc sống, kinh nghiệm và nhận
thức của người cung cấp thông tin thông qua chính ngôn ngữ của người ấy.
Phỏng vấn sâu là một trong những phương pháp nghiên cứu quan trọng đối với các
ngành khoa học xã hội và nhân văn.
Phỏng vấn sâu thích hợp và hiệu quả nhất trong những nghiên cứu đi sâu tìm hiểu nhiều
khía cạnh bản chất, nguyên nhân của vấn đề, động cơ của hành động hay một loạt hành
động nào đó gắn với những trường hợp cụ thể. Mục tiêu của phỏng vấn sâu không phải
để hiểu một cách đại diện, khái quát về tổng thể, mà giúp hiểu sâu, hiểu kỹ về một vấn
đề nhất định.
Phỏng vấn sâu thường được áp dụng khi: 1) Chủ đề nghiên cứu mới và chưa được xác
định rõ; 2) Nghiên cứu thăm dò, khi chưa biết những khái niệm và biến số; 3) Cần tìm
hiểu sâu; 4) Khi cần tìm hiểu về ý nghĩa hơn là tần suất.
PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN SÂU
Đặc điểm:
Sự lặp lại của các cuộc đối thoại theo thời gian.
Đối thoại giữa nhà nghiên cứu và đối tượng thể hiện sự bình đẳng, không ép
buộc.
Thời gian mỗi cuộc phỏng vấn kéo dài để quan điểm của đối tượng được bộc lộ
rõ.
Có thể thu thập được nhiều thông tin liên quan đến ngôn từ, hành vi tự nhiên
của đối tượng.
Yêu cầu về đối tượng phỏng vấn: Đối tượng phỏng vấn sâu phải là kết quả lựa
chọn có chủ ý, theo những tiêu chí đáp ứng tối đa mục tiêu nghiên cứu.
Yêu cầu về người thực hiện phỏng vấn: 1) nắm rõ và hiểu biết chi tiết về vấn đề
nghiên cứu; 2) có kỹ năng chuyên môn; 3) có kinh nghiệm tiếp xúc và giao tiếp;
4) biết lắng nghe thông tin và có tính kiên nhẫn.
ƯU ĐIỂM & NHƯỢC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN

Ưu điểm:
Do người phỏng vấn và đối tượng khảo sát tiếp xúc trực tiếp với
nhau nên phương pháp phỏng vấn cho phép thu thập được những
thông tin về hoàn cảnh thực tại cũng như các thông tin về suy nghĩ,
tâm tư, tình cảm của đối tượng.
Bằng phương pháp phỏng vấn, các thông tin thu được từ người
trong cuộc thường có chất lượng cao, tính chân thực và độ tin cậy
của thông tin có thể kiểm nghiệm được trong quá trình phỏng vấn.
Nhược điểm:
Phương pháp phỏng vấn khó triển khai được trên quy mô rộng,
thường tốn thời gian, công sức để chuẩn bị và thu xếp thời gian, địa
điểm thực hiện phỏng vấn.
Tiếp cận đối tượng để phỏng vấn là việc không dễ dàng.
Phỏng vấn là giao tiếp trực tiếp, tùy theo bối cảnh và đối tượng, rất dễ
bị lôi cuốn sang những hướng không mong muốn, dễ lạc đề, lan man,
không đạt được mục đích.
Phương pháp phỏng vấn đòi hỏi quá nhiều năng lực ở người phỏng
vấn: phải có khả năng giao tiếp tốt, biết cách tiếp cận đối tượng được
phỏng vấn, ứng đối linh hoạt, có kỹ năng xử lý các tình huống, có
trình độ hiểu biết nhất định về chủ đề phỏng vấn.
Ví dụ về PP phỏng vấn
• Đề tài: Những biến đổi văn hóa của lễ hội Lim (Từ Sơn –
Bắc Ninh) hiện nay
• Vận dụng PP phỏng vấn:
- Phỏng vấn chuyên gia (pv sâu): phỏng vấn 1 nhà nghiên cứu
văn hóa về khái niệm biến đổi văn hóa, nguyên nhân và ý
nghĩa của biến đổi văn hóa.
- Phỏng vấn thường: p/v 1 số thành phần tham gia lễ hội như:
Ban tổ chức lễ hội – Người thực hành nghi thức lễ – Người
biểu diễn trong phần Hội – Người đi xem hội

You might also like