You are on page 1of 3

Buổi 4: Ngày 17/02/2023

Trần Hải Yến – K72A4 – Tiếng Anh


MSSV: 725701157

1.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA KHXH&NV:

ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA KHXH&NV THEO QUAN ĐIỂM CỦA MỘT SỐ NHÀ NGHIÊN CỨU:

 Theo quan điểm của GS Hoàng Chí Bảo (2004):


 Tôn trọng cái khách quan, tất yếu chế ước đời sống xã hội và hoạt động của con người,
đồng thời làm sáng tỏ vai trò của những nỗ lực chủ quan để làm chủ quy luật và hành
động sáng tạo theo quy luật – đó là tính chính xác trong những kiến giải của KHXHNV
 KHXHNV và lý luận có quan hệ trực tiếp với chính trị, mang tính giai cấp sâu sắc, có vai
trò va chức năng phục vụ chính trị một cách trực tiếp, các kết quả nghiên cứu có thể cần
phải trở thành tiếng nói tư vấn và phản biện về mặt xã hội
 Với KHXHNV và lý luận, nghiên cứu cơ bản triệt để đồng thời là nghiên cứu ứng dụng

 Quan điểm của PGS.TS Ngô Thị Phượng (2005):


 KHXH&NV là khoa học mang tính chính trị, tính giai cấp rõ nét
 KHXH&NV là khoa học mang tính trừu tượng, khái quát cao hơn,.... Những kết luận của
KHXH&NV chỉ sau một thời gian áp dụng vào cuộc sống mới được thực tế kiểm nghiệm,
chứng minh
 Đối tượng nghiên cứu của KHXH&NV biến đổi nhiều hơn trong không gian và thời gian
khác nhau,... Nguyên tắc thống nhất giữa lịch sử và logic là yêu cầu không thể thiếu
trong nghiên cứu của KHXH&NV
 KHXH&NV có tác dụng trực tiếp, to lớn và lâu dài đến hoạt động của toàn xã hội. Tri
thức KHXH&NV phản ánh quy luật vận động và phát triển của xã hội nên có khả năng dự
báo tương lai, hướng dẫn hành động cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. KHXH&NV
cần định hướng cho KH công nghệ phát triển vì mục đích tiến bộ. Nó có tác động đến hệ
tư tưởng, thế giới quan, nhân sinh quan của toàn xã hội, định hướng cho tư duy, lối
sống, hành vi của các thành viên trong cộng đồng

 Quan điểm của PGS.TS Trần Thanh Ái (2013)


 Đối tượng nghiên cứu: thay đổi rất nhanh chóng và đa dạng trong không gian và thời
gian. Loài người là chủ thể có ý thức, luôn tác động vào xã hội theo trình độ nhận thức
của mình, khiến đối tượng nghiên cứu càng phức tạp hơn.
 Phương pháp nhiên cứu: KHXH&NV áp dụng các phương pháp thiên về định tính và tổng
hợp để mô tả hiện tượng trong tổng thể.
 Đặc điểm của kiến thức: thường mang tính tạm bợ vì nhanh chóng bị các kiến thức khác
thay thế hoặc điều chỉnh cho phù với thực tế hơn.... Những kiến thức mô tả thường là
chưa đủ, mà phải hướng đến việc giải thích hiện tượng, tìm hiểu hiện tượng, tìm hiểu
nguyên nhân, nguồn gốc của hiện tượng thì mới có ích lợi thiết thực cho xã hội.
Buổi 4: Ngày 17/02/2023
Trần Hải Yến – K72A4 – Tiếng Anh
MSSV: 725701157

 Cách tiếp cận của các nhà nghiên cứu: Nhiều vấn đề nghiên cứu luôn luôn tác động đến
người nghiên cứu, khiến họ không thể che giấu quan điểm, thái độ của cá nhân họ trong
nghiên cứu. Nhà nghiên cứu không thể trung lập và khách quan như trong KHTN.

 Quan điểm của GS Trần Ngọc Thêm (2011)

Tiêu chí KHTN&CN KHXH


1. Khả năng tiếp cận đối tượng Tính toàn vẹn Tính chi tiết
2. Khả năng xác định đối tượng TÍnh xác định Tính phiếm định
3. Quan hệ ngoài của đối tượng và Tính độc lập và phân Tính lệ thuộc và liên
khoa học ngành ngành
4. Nội dung nghiên cứu Tính phổ quát Tính đặc thù
5. Phạm vi sử dụng nghiên cứu Tính chuyên sâu Tính phổ biên

 Quan điểm của A.Mavliudov


 KHXH&NV hướng tới đối tượng là các hoạt động tinh thần của con người và các hiện
tượng, quy luật của văn hóa, xã hội, khác với hiện tượng và quy luật tự nhiên, chúng
được tạo ra bởi con người trong quá trình sống của họ.
 Trong nhận thức KHXH&NV, nổi bật lên là dấu ấn thái độ, hệ giá trị của nhà khoa học,
địa vị xã hội, sở thích các nhân hay quan niệm đạo đức, dạng thức cảm xúc của nhân
cách, hay ảnh hưởng của chính sách nhà nước, lợi ích của các thành phần xã hội.
 Tri thức KHXH&NV luôn được định giá từ những hệ giá trị tinh thần: khách thể không chỉ
được nhận thức, mà còn được đánh giá bởi chủ thể.
 Đối với KHXH&NV, phương pháp cá nhân hóa, gắn liền với việc xem xét những sự vật
(hiện tượng) cá biệt đơn lẻ, rất có ý nghĩa, phương pháp khái quát hóa theo lối loại trừ
những biểu hiện cá biệt, vốn quan trọng trong KHTN, ở đây trở nên thứ yếu.
 KHXH&NV nhất thiết phải giải thích những hành động của con người không thể lý giải
được từ lý tính khoa học. Khoa học về tinh thần phải là sự thông hiểu dựa trên cơ sở
thâm nhập bằng trực giác vào mạng lưới những mối quan hệ mang tính người trong thế
giới. Do vậy những yếu tố phi lý tính đóng vai trò quan trọng trong KHXH&NV.

1.1.1. TÍNH CHỦ THỂ: KHXH&NV bảo đảm khách quan khoa học đồng thời
chú trọng trực giác và ý thức chủ thể nghiên cứu.
1.1.2. TÍNH CÁ BIỆT, ĐẶC THÙ: KHXH&NV luôn chú trọng tính đặc thù của
đối tượng và nhân cách.
1.1.3. TÍNH GIÁ TRỊ: KHXH&NV luôn chịu sự đánh giá từ lập trường hệ giá
trị.
1.1.4. TÍNH PHỨC HỢP – LIÊN NGÀNH: KHXH&NV mang tính phức hợp liên
ngành trong bản chất.
Buổi 4: Ngày 17/02/2023
Trần Hải Yến – K72A4 – Tiếng Anh
MSSV: 725701157

KHÁCH QUAN KHOA HỌC:


 Phạm trù “khách quan” dùng để chỉ tất cả những gì tồn tại không phụ thuộc vào một chủ
thể xác định, hợp thành một hoàn cảnh hiện thực, thường xuyên tác động đến việc xác định
mục tiêu, nhiệm vụ và phương thức hoạt động của chủ thể đó.
 Tiền đề, Sự thật, Chân lý: một sự thật đã được chứng minh hoặc mặc nhiên coi là đúng, tồn
tại độc lập, không xuất phát từ ý thức của chủ thể.
 Thực tại khách quan: tất cả những gì tồn tại bên ngoài chủ thể hoạt động, độc lập, không lệ
thuộc vào ý thức chủ thể.

KHÁCH QUAN KHOA HỌC TRONG NGHIÊN CỨU KHXH&NV:


(giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa khách quan và chủ quan, giữa lý luận và thực
tiễn)
 Tôn trọng hiện thực khách quan và nhận thức đúng đắn bản chất của sự thật khách quan là
yêu cầu hàng đầu của mọi nghiên cứu khoa học. Tính khách quan là đặc điểm của nghiên
cứu khoa học và cũng là tiêu chuẩn của người nghiên cứu khoa học.
 Nghiên cứu cũng bắt đầu từ những yêu cầu của thực tại khách quan, những tiền đề, sự thật,
chân lý đúng đắn.
 Nghiên cứu đối tượng đảm bảo tính toàn diện, bao quát hoàn cảnh, điều kiện lịch sử - cụ
thể, chú trọng và điều chỉnh theo những thay đổi của thực tiễn, kiểm chứng kết quả bằng
thực tiễn; chú trọng đặc thù trường hợp, song luôn biết chắt lọc hiện tượng cá biệt, đơn lẻ,
nhất thời để phát hiện ra bản chất và quy luật của đối tượng nghiên cứu.

CHỦ THỂ NGHIÊN CỨU CỦA KHOA HỌC:


Là người phân tích các quá trình xã hội và có khả năng
bảo đảm sự gia tăng tri thức xã hội và nhân văn

Chủ thể cá
nhân

CHỦ THỂ
NGHIÊN Một tập hợp hệ thống tất cả các nhà khoa học, nhà
CỨU KHOA nghiên cứu cách làm việc trong một lĩnh vực khoa học
HỌC nhất định
Chủ thể
tập thể -
cộng đồng - Cộng đồng của tất cả các nhà khoa học trên
khoa học thế giới
- Cộng đồng khoa học quốc gia
- Cộng đồng các chuyên gia trong một lĩnh vực
kiến thức cụ thể
- Nhóm các nhà nghiên cứu thống nhất cách
giải quyết một vấn đề cụ thể

You might also like