You are on page 1of 4

Phạm Ngọc Ánh - 705601061

Buổi 7:
4. Quan điểm lịch sử - cụ thể:
Lênin viết: “Không có gì là chân lí trừu tượng. Chân lí luôn luôn là cụ thể"
Những phương pháp nghiên cứu khoa học đều là kết quả của quá trình lịch sử
nhận thức, lịch sử tư duy là sản phẩm của thời đại lịch sử
Quan điểm lịch sử - cụ thể cho phép người nghiên cứu đặt vấn đề trong những
hoàn cảnh, điều kiện hình thành, phát triển của riêng nó, với những tiền đề nhất
định, mang tính đặc thù cao.
Mọi sự vật hiện tượng trên thế giới đều tồn tại, vận động, phát triển trong những
điều kiện không gian, thời gian nhất định, có ảnh hưởng trực tiếp tới tính chất,
đặc điểm của chúng. Nguyên lí triết học về mối liên hệ phổ biến và nguyên lí về
sự phát triển là cơ sở hình thành quan điểm lịch sử - cụ thể.
Quan điểm lịch sử cụ thể yêu cầu phải nghiên cứu sự vật hiện tượng trong bối
cảnh không gian, thời gian lịch sử cụ thể với tất cả mối quan hệ của nó; phân
tích xem những điều kiện không gian thời gian quan hệ ấy tác động ảnh hưởng
như thế nào đến tính chất, đặc điểm của sự vật, hiện tượng trong từng giai đoạn
vận động, phát triển của nó.
Quan điểm lịch sử - cụ thể yêu cầu mô tả được trình tự nghiêm ngặt của vận
động hình thành, biến đổi, phong phú, đa dạng của sự vật, hiện tượng trong tiến
trình lịch sử - cụ thể, qua đó nhận thức bản chất, quy luật, xu hướng phát triển
của sự vật, hiện tượng trong tiến trình ấy.
2.1.2 Tương quan hướng tiếp cận khảo cứu đặc thù và khảo cứu phổ quát,
tiếp cận thông hiểu và giải thích trong nghiên cứu KHXH-NV
2.1.2.1 Tương quan hướng tiếp cận khảo cứu đặc thù và khảo cứu phổ quát:
- Khái niệm:
+ Khảo cứu đặc thù (idiographic): là xu hướng khảo cứu cá biệt hóa, mô tả các
hiện tượng các trường hợp cá nhân hoặc các sự kiện cụ thể với nỗ lực của chủ
thể nghiên cứu hiểu, xác định ý nghĩa, giá trị đặc thù của đối tượng, không khái
quát hóa, không nhất thiết ngoại suy, thường áp dụng cho lĩnh vực khoa học xã
hội & nhân văn.
+ Khảo cứu phổ quát (nomothetic): là xu hướng tiến hành quan sát, thực
nghiệm hệ thống, loại bỏ các đặc điểm cá biệt, để khái quát hóa đặc điểm
chung, lặp lại qua các cá thể, rút ra các quy luật giải thích các hiện tượng chung
cho các mô hình khái quát lớn, có thể được áp dụng rộng rãi ngoài phạm vi
nghiên cứu, thường áp dụng cho lĩnh vực khoa học tự nhiên.
Khảo cứu đặc thù:
- Đặc trưng của KHXH&NV là phải chú ý đến đặc thù ý thức con người,
bởi vậy tiếp cận khảo cứu đặc thù nổi trội hơn so với tiếp cận khảo cứu phổ
quát.
- Windelband và Rickert có khuynh hướng tuyệt đối hóa sự đối lập giữa
tiếp cận khảo cứu đặc thù và khảo cứu phổ quát, cũng như đối lập phương pháp
nghiên cứu của KHXH&NV với KHTN.
- Song trong thực tế cho đến ngày nay, KHXH&NV chỉ thiên về áp dụng
phương pháp tiếp cận khảo cứu đặc thù, chứ không loại trừ phương pháp tiếp
cận khảo cứu phổ quát.
- Tiếp cận khảo cứu đặc thù được KHXH&NV áp dụng trong những
trường hợp nghiên cứu tập trung vào vi mô (con người trong tương tác hàng
ngày, kinh nghiệm của họ và các văn bản, sản phẩm tinh thần của tập thể, cá
nhân con người, đặc biệt là văn bản nghệ thuật), trong khi cách tiếp cận khảo
cứu phổ quát được sử dụng để nghiên cứu những trường hợp vĩ mô (các mô
hình, xu hướng và cấu trúc xã hội lớn).
2.1.2.2 Tiếp cận thông hiểu và giải thích
* - Giải thích (làm cho hiểu rõ hơn) là quy trình nhận thức – phân tích khởi thủy
của nhân loại. Có 2 truyền thống giải thích: giải thích truy tìm nguyên nhân (Tại
sao? Vì sao?) và giải thích hướng tới mục đích (Để làm gì? Mục đích ra sao?).
- Mô hình giải thích diễn dịch – định luật (deductive–nomological model of
explanation, còn gọi là mô hình luật bao trùm - covering law model): hiện tượng
được giải thích như hệ quả của một nguyên lý, định luật chung nào đó đã biết,
áp dụng vào điều kiện thực tế cụ thể để loại suy những gì tình cờ, ngẫu nhiên, cá
biệt.
- Yêu cầu tiên quyết của giải thích diễn dịch – định luật là: 1) giải thích nguyên
nhân không chỉ căn cứ trên quan hệ nhân – quả, mà còn phải căn cứ trên quan
hệ di truyền, cấu trúc, chức năng; 2) luận cứ và nội dung suy đoán phải có mối
quan hệ trực tiếp với hiện tượng được giải thích; 3) toàn bộ kết quả thu được từ
quá trình giải thích cần phải được kiểm chứng thực tế.
- Một số mô hình giải thích áp dụng trong khxhvnv
- Nhiều nhà nghiên cứu phủ nhận khả năng áp dụng mô hình giải thích diễn dịch
– định luật vào nghiên cứu KHXH&NV, một số nhà nghiên cứu cho rằng có thể
áp dụng nó trong một số nghiên cứu KHXH vĩ mô. Ngoài ra, các nhà nghiên
cứu còn đề ra một số mô hình giải thích đặc trưng cho KHXH&NV:
- Giải thích mục đích (teleological explanation – từ tiếng Hy Lạp telos – mục
đích): giải thích tập trung hướng tới lý giải các mục tiêu, ý định và ý nghĩa các
hoạt động của con người, suy đoán theo hướng lý giải hiện tượng này diễn ra là
để hiện tượng nào đó khác sẽ xuất hiện.
- Giải thích chủ ý (intentional explanation - từ tiếng La tinh intentio - ý định) -
giải thích sự việc, hiện tượng từ góc nhìn chủ đạo chú trọng khát vọng, ý định
hay động lực của các chủ thể hoạt động.
- Giải thích chức năng xã hội được áp dụng để tìm ra vai trò và chức năng của
bất kỳ yếu tố hay tiểu hệ thống nào đó trong chỉnh thể hệ thống xã hội.
- Giải thích chuẩn mực hành vi hướng tới làm rõ ý nghĩa và vai trò của các
chuẩn mực để giải thích hành vi của mọi người trong xã hội.
- Tiếp cận thông hiểu – đặc thù phương pháp KHXH&NV
- Thực tại xã hội, thực tại tinh thần con người đòi hỏi phải thông hiểu (hiểu và
thấy được ý nghĩa, giá trị). “Khoa học xã hội có sứ mệnh thông hiểu các hiện
tượng xã hội, còn khoa học tự nhiên giải thích nguyên nhân - chức năng của các
quy luật tự nhiên” (M. Weber).
- Thông hiểu như hướng tiếp cận đối tượng nghiên cứu đặc thù cho KHXH&NV
được các nhà thông diễn học (hermeneutics) xác định gồm 3 công đoạn: 1) hiểu
(có ý hướng và tiềm năng để hiểu); 2) diễn giải (tri nhận, thẩm thấu vào đối
tượng cụ thể, thấy được ý nghĩa từng biểu hiện của nó, diễn giải được bằng ý
thức của mình); 3) áp dụng (thống nhất ý nghĩa kết quả diễn giải từ chỉnh thể
đối tượng và thấy được ý nghĩa của nó đối với xã hội, với cuộc sống của chính
mình).
- G.I. Ruzavin xác định ba loại hình thông hiểu cơ bản: 1) thông hiểu trong giao
tiếp nội ngữ; 2) thông hiểu trong giao tiếp liên ngữ; 3) thông hiểu trong diễn
giải các văn bản, di sản văn hóa tinh thần.
2.1.3. Tương quan các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng
trong nghiên cứu KHXH&NV

You might also like