You are on page 1of 31

1.2.

ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA KHXH&NV

Mã học phần: COMM 103


Tín chỉ: 2
ĐẶC ĐIỂM KHXH&NV TỪ GÓC NHÌN CỦA MỘT SỐ NHÀ NGHIÊN CỨU
(Hoàng Chí Bảo, Trần Ngọc Thêm, Ngô Thị Phượng, Trần Thanh Ái, A.Mavliudov)
QUAN ĐIỂM CỦA GS HOÀNG CHÍ BẢO (2004)

 1. Tôn trọng cái khách quan, tất yếu chế ước đời sống xã hội và hoạt động
của con người, đồng thời làm sáng tỏ vai trò của những nỗ lực chủ quan để
làm chủ quy luật và hành động sáng tạo theo quy luật - đó là tính chính xác
trong những kiến giải của khoa học xã hội - nhân văn.
 2. Khoa học xã hội - nhân văn và lý luận có quan hệ trực tiếp với chính
trị, mang tính giai cấp sâu sắc, có vai trò và chức năng phục vụ chính trị một
cách trực tiếp; các kết quả nghiên cứu có thể và cần phải trở thành tiếng nói
tư vấn và phản biện về mặt xã hội.
 3. Với khoa học xã hội - nhân văn và lý luận, nghiên cứu cơ bản triệt để đồng
thời là nghiên cứu ứng dụng.
QUAN ĐIỂM CỦA PGS.TS NGÔ THỊ PHƯỢNG (2005)

 1. KHXH&NV là khoa học mang tính chính trị, tính giai cấp rõ nét.
 2. KHXH&NV là khoa học mang tính trừu tượng, khái quát cao hơn…
Những kết luận của KHXH&NV chỉ sau một thời gian áp dụng vào cuộc
sống mới được thực tế kiểm nghiệm, chứng minh.
 3. Đối tượng nghiên cứu của KHXH&NV biến đổi nhiều hơn trong không
gian và thời gian khác nhau… Nguyên tắc thống nhất giữa lịch sử và logic
là yêu cầu không thể thiếu trong nghiên cứu của KHXH&NV.
 4. KHXH&NV có tác dụng trực tiếp, to lớn và lâu dài đến hoạt động của
toàn xã hội. Tri thức KHXH&NV phản ánh quy luật vận động và phát
triển của xã hội nên nó có khả năng dự báo tương lai, hướng dẫn hành
động cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. KHXH&NV cần định hướng
cho KH công nghệ phát triển vì mục đích tiến bộ. Nó tác động đến hệ tư
tưởng, thế giới quan, nhân sinh quan của toàn xã hội, định hướng cho tư
duy, lối sống, hành vi của các thành viên trong cộng đồng.
QUAN ĐIỂM CỦA PGS.TS TRẦN THANH ÁI (2013)

 1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của KHXH&NV, thay đổi rất
nhanh chóng và rất đa dạng trong không gian và thời gian. Chẳng những thế, loài
người là chủ thể có ý thức, luôn tác động vào xã hội theo trình độ nhận thức của
mình, khiến đối tượng nghiên cứu càng phức tạp hơn.
 2. Phương pháp nghiên cứu: KHXH &NV áp dụng các phương pháp thiên về định
tính và tổng hợp để mô tả hiện tượng trong tổng thể.
 3. Đặc điểm của kiến thức: Tính tương đối trong khoa học xã hội và nhân văn rất
lớn, nên kiến thức thường mang tính tạm bợ vì nhanh chóng bị các kiến thức khác
thay thế hoặc điều chỉnh cho phù hợp với thực tế hơn… Những kiến thức mô tả
thường là chưa đủ, mà phải hướng đến việc giải thích hiện tượng, tìm hiểu hiện
tượng, tìm hiểu nguyên nhân, nguồn gốc của hiện tượng thì mới có ích lợi thiết thực
cho xã hội.
 4. Cách tiếp cận của nhà nghiên cứu: Nhiều vấn đề nghiên cứu luôn luôn tác
động đến người nghiên cứu, khiến họ không thể che giấu quan điểm, thái độ, của cá
nhân họ trong nghiên cứu. Nhà nghiên cứu không thể trung lập và khách quan như
trong KHTN.
QUAN ĐIỂM CỦA GS TRẦN NGỌC THÊM (2011)

TIÊU CHÍ KHTN & CN KHXH


1. Khả năng tiếp cận đối tượng: Tính toàn vẹn Tính chi tiết

2. Khả năng xác định đối tượng: Tính xác định Tính phiếm định

3. Quan hệ ngoài của đối tượng Tính độc lập Tính lệ thuộc
và khoa học: và phân ngành và liên ngành

4. Nội dung nghiên cứu: Tính phổ quát Tính đặc thù

5. Phạm vi sử dụng nghiên cứu: Tính chuyên sâu Tính phổ biến
QUAN ĐIỂM CỦA A.MAVLIUDOV

 KHXH&NV hướng tới đối tượng là các hoạt động tinh thần của con người và các hiện
tượng, quy luật của văn hóa, xã hội, khác với hiện tượng và quy luật tự nhiên, chúng được
tạo ra bởi con người trong quá trình sống của họ.
 Trong nhận thức KHXH&NV, nổi bật lên là dấu ấn thái độ, hệ giá trị của nhà khoa học,
địa vị xã hội, sở thích cá nhân hay quan niệm đạo đức, dạng thức cảm xúc của nhân cách,
hay ảnh hưởng của chính sách nhà nước, lợi ích của các thành phần xã hội.
 KHXH&NV áp dụng lối giải thích theo tinh thần mục đích luận (teleology), cũng như áp
dụng qui trình thông diễn học hướng tới sự thông hiểu và diễn giải.
 Tri thức KHXH&NV luôn được định giá từ những hệ giá trị tinh thần: khách thể không chỉ
được nhận thức, mà còn được đánh giá bởi chủ thể.
 Đối với KHXH&NV, phương pháp cá nhân hóa, gắn liền với việc xem xét những sự vật
(hiện tượng) cá biệt đơn lẻ, rất có ý nghĩa, phương pháp khái quát hóa theo lối loại trừ
những biểu hiện cá biệt, vốn quan trọng trong khoa học tự nhiên, ở đây trở nên thứ yếu.
 KHXH&NV nhất thiết phải giải thích những hành động của con người không thể lý giải
được từ lý tính khoa học. Khoa học về tinh thần phải là sự thông hiểu dựa trên cơ sở thâm
nhập bằng trực giác vào mạng lưới những mối quan hệ mang tính người trong thế giới. Do
vậy những yếu tố phi lý tính đóng vai trò quan trọng trong khoa học xã hội và nhân văn.
RÁP NỐI
BỐN ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA KHXH&NV

1.2.1. Khách quan khoa học đồng thời chú trọng trực
giác và ý thức chủ thể nghiên cứu trong KHXH&NV
1.2.2. Sự chú trọng tính đặc thù và nhân cách trong
KHXH&NV
1.2.3. Sự chi phối của lập trường hệ giá trị trong
KHXH&NV
1.2.4. Tính phức hợp - liên ngành trong KHXH&NV
1.2.1. Khách quan khoa học đồng thời chú trọng trực giác
và ý thức chủ thể nghiên cứu trong KHXH&NV

TƯƠNG
QUAN
KHÁCH
QUAN –
CHỦ QUAN

TIẾP CẬN CỦA


CHỦ THỂ
NGHIÊN CỨU

TƯƠNG
QUAN CHỦ
THỂ -
KHÁCH
THỂ
Thế nào là
khách quan
khoa học?
KHÁCH QUAN KHOA HỌC

Phạm trù “khách quan” dùng để chỉ tất cả những gì tồn tại không phụ thuộc vào
một chủ thể xác định, hợp thành một hoàn cảnh hiện thực, thường xuyên tác
động đến việc xác định mục tiêu, nhiệm vụ và phương thức hoạt động của chủ
thể đó.

Tiên đề, Sự thật, Chân lý Thực tại khách quan


(một sự thật đã được chứng minh (tất cả những gì tồn tại bên ngoài
hoặc được mặc nhiên coi là chủ thể hoạt động, độc lập, không lệ
đúng, tồn tại độc lập, không xuất thuộc vào ý thức chủ thể)
phát từ ý thức của chủ thể)
 Ứng xử với 1 vấn đề học thuật về con người: sẽ có nhiều ý kiến chủ quan về vấn
đề đó, gây tranh cãi…=) hiện tượng khách quan mang tính quy luật
 “trọng nam khinh nữ” =) tính chất gây tranh cãi của hiện tượng là vấn đề khách
quan
KHÁCH QUAN KHOA HỌC TRONG NGHIÊN CỨU KHXH&NV
(giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa khách quan và chủ quan,
giữa lý luận và thực tiễn)

 Tôn trọng hiện thực khách quan và nhận thức đúng bản chất của sự thật khách
quan là yêu cầu hàng đầu của mọi nghiên cứu khoa học. Tính khách quan là
đặc điểm của nghiên cứu khoa học và cũng là tiêu chuẩn của người nghiên cứu
khoa học.
 Nghiên cứu bắt đầu từ những yêu cầu của thực tại khách quan, những tiền đề,
sự thật, chân lý đúng đắn.
 Nghiên cứu đối tượng bảo đảm tính toàn diện, bao quát hoàn cảnh, điều kiện
lịch sử - cụ thể, chú trọng và điều chỉnh theo những thay đổi của thực tiễn,
kiểm chứng kết quả bằng thực tiễn; chú trọng đặc thù trường hợp, song luôn
biết chắt lọc hiện tượng cá biệt, đơn lẻ, nhất thời để phát hiện ra bản chất và
quy luật của đối tượng nghiên cứu.
Chủ thể nghiên
cứu khoa học là
ai?
CHỦ THỂ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Là người phân tích các quá trình xã hội và có


Chủ thể khả năng bảo đảm sự gia tăng tri ​thức xã hội
cá nhân và nhân văn.

Một tập hợp hệ thống tất cả các nhà khoa học


(nhà nghiên cứu) làm việc trong một lĩnh vực
CHỦ THỂ khoa học nhất định.
NGHIÊN
CỨU KH Chủ thể - Cộng đồng của tất cả các nhà khoa học
tập thể = trên thế giới;
- Cộng đồng khoa học quốc gia;
cộng
- Cộng đồng các chuyên gia trong một lĩnh
đồng vực kiến ​thức cụ thể;
khoa học - Nhóm các nhà nghiên cứu thống nhất cách
giải quyết một vấn đề cụ thể.
CHỦ THỂ NGHIÊN CỨU TRONG KHXH&NV

Chủ thể nghiên cứu KHXH&NV không thể hoàn toàn


khách quan với các khách thể nghiên cứu của mình là con
người - xã hội – văn hóa – tư duy, vốn bao chứa cả chính
mình vào đó.
Trong nhiều trường hợp, chủ thể nghiên cứu KHXH&NV
còn cần phải thâm nhập sâu vào đối tượng tới mức loại trừ
quan hệ chủ thể - khách thể, để thông hiểu đối tượng “từ
bên trong”.
Chủ thể nghiên cứu KHXH&NV còn phải thể hiện rõ lập
trường thái độ, đánh giá đối tượng, các biểu hiện của nó và
cả kết quả nghiên cứu.
TRỰC GIÁC VÀ Ý THỨC CHỦ THỂ TRONG NGHIÊN CỨU KHXH&NV

 Trực giác là một hoạt động hay quá trình thuộc về cảm tính, cho phép chúng ta
hiểu, biết sự việc một cách trực tiếp mà không cần lý luận, phân tích hay bắc cầu
giữa phần ý thức và phần tiềm thức của tâm trí, hay giữa bản năng và lý trí. Trực
giác có thể là một hoạt động nội tâm, nhận thấy những sự việc không hợp lý và dự
cảm mà không cần lý do…
 Ý thức là là sự phản ánh năng động thế giới khách quan vào bộ óc con người một
cách có chọn lọc, có căn cứ, chỉ phản ánh những gì cơ bản nhất mà con người quan
tâm. Ý thức đã bao hàm trong nó một thái độ đánh giá và có thể diễn đạt được bằng
ngôn ngữ sáng rõ.
 KHXH&NV đòi hỏi chú trọng cả trực giác, lẫn ý thức của chủ thể nghiên cứu ở
mức độ cao hơn so với KH tự nhiên. Khoa học về tinh thần phải là ý thức thông hiểu
dựa trên cơ sở thâm nhập bằng trực giác vào mạng lưới những mối quan hệ mang
tính người trong thế giới. Do vậy những yếu tố phi lý tính và lý tính trong nhận thức
của chủ thể nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn đều đóng vai trò vô cùng quan
trọng.
1.2.2. Sự chú trọng tính đặc thù và nhân cách trong
KHXH&NV

ĐẶC THÙ
HIỆN
TƯỢNG
XÃ HỘI,
VĂN HÓA

TIẾP CẬN ĐẶC THÙ


ĐẶC THÙ ĐỐI TƯỢNG VÀ
NỘI DUNG
NGHIÊN ĐẶC THÙ NỘI
CỨU DUNG NGHIÊN
CỨU

ĐẶC THÙ
NHÂN
CÁCH
ĐẶC THÙ HIỆN TƯỢNG XÃ HỘI, VĂN HÓA

Nghiên cứu KHXH&NV không thể bỏ qua đặc thù mỗi hiện tượng xã hội, văn hóa
bởi:
 Mỗi hiện tượng xã hội, văn hóa có đặc thù cá biệt, được quy định bởi bối cảnh
không gian – thời gian, văn hóa cụ thể, việc đánh giá, đưa ra giải pháp trước hết
là cho trường hợp cụ thể đó, sau đó mới là áp dụng sang các trường hợp khác
cùng loại cũng vẫn phải chú trọng những đặc thù của đối tượng khác đó.
 Trong trường hợp KHXH&NV nghiên cứu so sánh hay khái quát quy luật, việc
chú trọng đặc thù vẫn rất cần thiết hướng tới mục đích cuối cùng là xây dựng xã
hội nhân văn, phát triển hài hòa, bền vững không thể bỏ qua đặc thù của những
trường hợp cụ thể để cùng phát triển.
ĐẶC THÙ NHÂN CÁCH

Nghiên cứu KHXH&NV không thể bỏ qua đặc thù nhân cách như đối tượng
nghiên cứu bởi:
 KHXH&NV tiếp cận đối tượng nghiên cứu là con người như những nhân cách,
những chủ thể kiến thiết văn hóa – xã hội, chú trọng đặc thù đối tượng nhân
cách mới có thể thông hiểu được đối tượng và tiến hành quá trình nghiên cứu có
hiệu quả.
 KHXH&NV hướng tới mục đích xây dựng và phát triển nhân cách, văn hóa,
tinh thần của con người trong xã hội, chú trọng đặc thù nhân cách đối tượng còn
là đảm bảo tính nhân văn cho kết quả nghiên cứu không xa rời mục đích nghiên
cứu.
1.2.3. Sự chi phối của lập trường hệ giá trị trong KHXH&NV

 Bất kỳ một hiện tượng tinh thần, xã hội, văn hóa nào cũng có thể tồn tại như
một giá trị, tức là được đánh giá trên bình diện đạo đức, thẩm mỹ, chân lý, sự
công bằng…
 Giá trị không thể tách rời đánh giá – phương tiện để ý thức giá trị.
 Nghiên cứu KHXH&NV không thể không đánh giá đối tượng, các tác nhân
trong điều kiện tồn tại của chúng với tất cả các mối quan hệ đa chiều.
 Nghiên cứu KHXH&NV luôn phải hướng tới những mục đích có ý nghĩa giá
trị đối với xã hội, con người và đánh giá kết quả nghiên cứu theo tiêu chí này.
 Việc đánh giá đó tất yếu chịu sự chi phối của lập trường hệ giá trị trong một
bối cảnh không gian, thời gian, văn hóa xác định.
KHÁI NIỆM GIÁ TRỊ
Giá trị là tính chất của khách thể được chủ thể đánh giá là tích cực xét trong so sánh với
các khách thể khác cùng loại trong một bối cảnh không gian, thời gian cụ thể.

Giá trị =
tính chất
của khách
thể
Giá trị =
tính chất của
khách thể
được chủ thể
Giá trị = định giá
định giá
của chủ
thể
CÁC THÀNH TỐ CỦA GIÁ TRỊ VĂN HÓA (Trần Ngọc Thêm)

Loại Tiểu loại Ví dụ


Giá trị con người Giá trị cá 1. Giá trị thể chất Thể lực, sức khỏe, vẻ đẹp, v.v.
(trực tiếp thuộc về nhân
con người)
2. Giá trị tinh thần Tính cách, thái độ, nhu cầu, v.v.

3. Giá trị hoạt động Lao động, vận động, giải trí, v.v.

Giá trị xã 4. Giá trị nhận thức Thế giới quan, nhân sinh quan, v.v.
hội
5. Giá trị tổ chức Quốc gia (thể chế, luật lệ), nông thôn, đô thị;
nghệ thuật, tôn giáo, v.v.
6. Giá trị ứng xử Với đồng loại, với MTTN, MTXH, v.v.

Giá trị gián tiếp 7. Giá trị vật chất Kiến trúc, đồ vật, tiện nghi, v.v.
có liên quan đến
con người
8. Giá trị tinh thần Tinh sông nước, tính núi đá, tính sa mạc, tính
có gốc tự nhiên đại dương v.v.
TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ

Chủ thể đánh giá một sự vật, hiện tượng không chỉ theo lý tưởng đạo đức, thẩm mỹ, những biểu
hiện của nhận thức, phương pháp luận cá nhân của mình, mà còn phải đặt sự vật hiện tượng đó
trong tương quan với các hệ giá trị của nhân loại, xã hội trong bối cảnh không gian – thời gian
văn hóa xác định.

Hệ giá trị là toàn bộ những giá trị của một khách thể được đánh giá trong
một bối cảnh không gian – thời gian văn hóa xác định cùng mạng lưới các
mối quan hệ của chúng.

Giá trị xác định ý nghĩa nhân loại, xã hội


và văn hóa cho một số hiện tượng nhất
định trong thực tại.
CÁC HỆ GIÁ TRỊ CHI PHỐI NGHIÊN CỨU KHXH&NV

Hệ giá Hệ giá Hệ giá trị Các quan


Hệ giá Hệ giá Hệ giá Hệ giá trị
trị trị khu giai cấp, hệ ngoài
trị dân nghề nghiệp, NGHIÊN
trị thời trị toàn tộc,
vực, giai tầng, tổ chức cơ của đối CỨU
chính quan, doanh tượng và KHXH&NV
đại cầu quốc gia
vùng nhóm xã nghiệp…
thể miền hội khoa học
Quan niệm về con cái (số lượng)

 Phong kiến  Hiện đại


 “đa tử đa phúc” (nhiều con nhiều  Ít con
phúc)
Hệ giá trị chính thể: 1-2 con

 Hệ giá trị thời đại  Hệ giá trị vùng miền


 Nông thôn: sinh con sớm (18 tuổi)
 Đức Dũng (Hà Tĩnh)
 Sinh 2-3 con
 Đông Anh (18-19, 20)
 Mỗi gia đình 1-2 con
 Nhiều con mới có phúc
Hệ giá trị khu vực, vùng miền: hủ tục/phong
tục/tục bắt vợ của người H`mông

 Có ý nghĩa, phong tục lâu đời: bắt vợ  Hôn nhân thời kì trung đại, hiện đại:
= kết nối cặp đôi kết nối hai người
 (mỹ tục)  Giao duyên, ảnh hưởng của Nho
giáo (giữ lễ…, nam nữ thụ thụ bất
 Giảm về số lượng: có nhiều đánh giá
thân…)
trái chiều, có nhiều đối tượng lợi
dụng  Ông tơ bà nguyệt
1.2.4. Tính phức hợp - liên ngành trong KHXH&NV
Tính liên kết tri thức thành một hệ thống - nhìn nhận tri thức hệ
thống, tư duy hệ thống ở tầm “tri thức của mọi tri thức” hết sức cần
thiết trong nghiên cứu khoa học, nhất là nghiên cứu về con người
và đời sống xã hội với tính phong phú, muôn vẻ của các quan hệ
và liên hệ trong lô-gíc và lịch sử của nó.
Đối tượng của KHXH&NV do có tính chi tiết và phiếm định
nên nó lệ thuộc chặt chẽ vào các đối tượng có liên quan. Việc
nghiên cứu một khía cạnh, quan hệ, hoạt động, ứng xử này luôn
phải đặt trong mối liên hệ mật thiết với các khía cạnh, quan hệ,
hoạt động, ứng xử khác của con người. Nghiên
cứu KHXH&NV do vậy mang tính liên ngành từ trong bản chất.
YÊU CẦU PHỨC HỢP – LIÊN NGÀNH TRONG NGHIÊN CỨU KHXH&NV

Phức hợp tri thức các ngành KHXH với KHNV


Phức hợp tri thức chính trị, kinh tế và môi trường
Tri thức và phương pháp chuyên ngành kết hợp với liên
ngành (sử học, xã hội học, đạo đức học, tâm lý học...), đa
ngành (nhân học, văn hóa học…)
Kết hợp vận dụng tri thức và phương pháp nghiên cứu khoa
học tự nhiên (thống kê toán học, sinh lý học, y học, sinh
học...)

You might also like