You are on page 1of 4

Trịnh Hồng Thúy – MSV: 725711055 – Khoa Tiếng Anh

2.2.1.1. PHƯƠNG PHÁP PHÂN LOẠI VÀ HỆ THỐNG HÓA LÝ THUYẾT


…………..
Phương pháp phân loại:
+ Phân loại là phương pháp sắp xếp các tài liệu, các thông tin, các căn cứ
khoa học theo từng mặt, từng đơn vị kiến thức, từng vấn đề có cùng dấu hiệu bản
chất, cùng một hướng phát triển, cùng một mục đích nghiên cứu.
+ Phân loại làm cho khoa học từ chỗ có kết cấu phức tạp trong nội dung
thành cái dễ nhận thấy, dễ sử dụng theo mục đích nghiên cứu của các đề tài.
+ Phân loại còn giúp phát hiện các quy luật phát triển của khách thể, cũng
như sự phát triển của kiến thức khoa học, để từ đó mà dự đoán được các xu hướng
phát triển mới của khoa học và thực tiễn, đón đầu các xu hướng nghiên cứu, định
hướng sự lựa chọn, tìm tòi.
Phương pháp hệ thống hóa lý thuyết:
+ Phương pháp hệ thống hóa lý thuyết là phương pháp sắp xếp những
tri thức khoa học đã phân loại theo từng mặt, từng đơn vị kiến thức, từng vấn
đề thành một hệ thống với một kết cấu chặt chẽ để trên cơ sở đó xây dựng
một lý thuyết mới hoàn chỉnh giúp hiểu biết đối tượng được đầy đủ và sâu
sắc hơn.
+ Phương pháp hệ thống hóa lý thuyết tạo cơ sở lý luận vững chắc cho
quá trình nghiên cứu.
Mối quan hệ giữa phân loại và hệ thống hóa lý thuyết:
Phân loại và hệ thống hóa là hai phương pháp đi liền với nhau. Trong phân
loại đã có yếu tố hệ thống hóa, hệ thống hóa phải dựa trên cơ sở phân loại. Hệ
thống hóa làm cho phân loại được đầy đủ và chính xác hơn.
Phạm vi ứng dụng phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết:

Nhập môn khoa học xã hội và nhân văn 1


Trịnh Hồng Thúy – MSV: 725711055 – Khoa Tiếng Anh

+ Trong các công trình nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, trước khi đi
vào nghiên cứu chính thức, bao giờ cũng có bước nghiên cứu tổng quan các tài liệu
đã có, để thấy được một cách khái quát vấn đề mình đang quan tâm đã được những
người đi trước tìm hiểu như thế nào, mức độ tới đâu, những thành tựu đã đạt được,
những nội dung nào còn chưa khám phá. Các tài liệu trong tổng quan nghiên cứu
phải được phân loại và hệ thống hóa.
+ Trên cơ sở phân loại tài liệu nghiên cứu, người nghiên cứu hệ thống hóa
dữ liệu theo một mô hình thống nhất, thiết lập cơ sở lý thuyết và các bước tiến
hành cho công trình nghiên cứu của mình.
+ Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết trong KHXH&NV
thường được sử dụng trong nghiên cứu những vấn đề mang tính lý thuyết và trong
khâu xây dựng mô hình, cơ sở lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu.
2.2.1.2. PHƯƠNG PHÁP LỊCH SỬ
Quan điểm lịch sử - cụ thể là một trong những yêu cầu cơ bản của
phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Quan điểm này yêu cầu nghiên cứu khoa
học phải tuân thủ hướng tiếp cận lịch sử - cụ thể, chú trọng phương pháp lịch sử,
đặc biệt là đối với khoa học xã hội và nhân văn – ngành khoa học có đối tượng
nghiên cứu gắn bó mật thiết với đời sống con người và xã hội diễn ra trong những
điều kiện lịch sử - cụ thể.
+ Phương pháp lịch sử là phương pháp nghiên cứu theo hướng đi tìm
nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển và biến đổi của đối tượng, từ đó phát hiện
bản chất và quy luật của đối tượng; là phương pháp tái hiện trung thực sự vật, hiện
tượng theo tiến trình lịch sử; nghiên cứu sự vật, hiện tượng trong bối cảnh lịch sử.
+ Phương pháp lịch sử yêu cầu làm rõ quá trình phát triển cụ thể của đối
tượng, nắm được vận động cụ thể của đối tượng trong toàn bộ tính phong phú của

Nhập môn khoa học xã hội và nhân văn 2


Trịnh Hồng Thúy – MSV: 725711055 – Khoa Tiếng Anh

nó, luôn bám sát đối tượng, theo dõi những bước quanh co, những ngẫu nhiên của
lịch sử, phát hiện sợi dây lịch sử của toàn bộ sự phát triển ấy.
+ Phương pháp lịch sử trong nghiên cứu lý thuyết còn được sử dụng để phân
tích các tài liệu lý thuyết đã có, nhằm phát hiện các xu hướng, các trường phái
nghiên cứu trong tiến trình lịch sử khoa học.
 Một số nguyên tắc cơ bản của phương pháp lịch sử:
+ Tính biên niên: trình bày quá trình hình thành và phát triển của sự vật,
hiện tượng theo đúng trình tự của nó như đã diễn ra trong thực tế.
+ Tính toàn diện: khôi phục đầy đủ tất cả các mặt, các yếu tố và các bước
phát triển của sự vật, hiện tượng.
+ Tính minh xác: các nguồn dữ liệu phải chính xác; sự vật, hiện tượng phải
được nghiên cứu, trình bày một cách chân thực, minh bạch, khách quan.
+ Tính liên kết: làm sáng tỏ các mối liên hệ đa dạng của sự vật, hiện tượng
được nghiên cứu với các sự vật, hiện tượng xung quanh.
 Một số phương pháp cụ thể của phương pháp lịch sử:
+ Phương pháp lịch đại: Nghiên cứu quá khứ theo các giai đoạn phát triển
trước kia của sự vật, hiện tượng. Phương pháp lịch đại bị hạn chế khi nghiên
cứu các hiện tượng xảy ra gần và có ưu thế khi nghiên cứu các hiện tượng xa
về mặt thời gian.
+ Phương pháp đồng đại: xác định các hiện tượng, quá trình khác nhau xảy
ra cùng một thời điểm, có liên quan đến nhau. Phương pháp đồng đại giúp
bao quát được toàn vẹn và đầy đủ quá trình lịch sử ; so sánh được sự vật,
hiện tượng đã xảy ra trong cùng một thời gian.
+ Phương pháp phân kì: nghiên cứu các quá trình lịch sử, làm sáng tỏ nội
dung và đặc điểm các giai đoạn phát triển, các thời kỳ biến đổi về chất của
sự vật, hiện tượng.

Nhập môn khoa học xã hội và nhân văn 3


Trịnh Hồng Thúy – MSV: 725711055 – Khoa Tiếng Anh

=> Những ngành KHXH&NV thường sử dụng phương pháp lịch sử: Lịch
sử, nghiên cứu văn học, ngôn ngữ, nhân chủng học, khảo cổ học...
Phương pháp logic lịch sử:
Phương pháp lịch sử có mối quan hệ mật thiết với phương pháp logic lịch
sử
+ Phương pháp logic lịch sử “đi sâu tìm hiểu cái bản chất, cái phổ biến, cái
lặp lại của các hiện tượng”; “nắm lấy cái tất yếu, cái xương sống phát triển, tức là
nắm lấy quy luật của nó”; “nắm lấy những nhân vật, sự kiện, giai đoạn điển hình
và nắm qua những phạm trù, quy luật nhất định”, từ đó giúp nhà nghiên cứu thấy
được những bài học và xu hướng phát triển của sự vật, hiện tượng (Theo Văn Tạo,
Phương pháp lịch sử và Phương pháp logic, Viện Sử học xuất bản, Hà Nội, 1995).
+ Phương pháp lôgic lịch sử đi từ tiến trình lịch sử để phát hiện ra các quy
luật phát triển của đối tượng, tức là tìm ra quy luật chi phối xuyên suốt lịch sử, có
thể đi ngược lại truy xét những sự kiện đã diễn ra trong quá khứ, cũng có thể dự
báo được các sự kiện sẽ diễn ra trong tương lai.
+ Phương pháp lịch sử khôi phục bức tranh quá khứ của hiện thực.
+ Phương pháp logic lịch sử đi tìm cái logic, cái tất yếu bên trong “bức tranh
quá khứ” để chỉ ra bản chất, quy luật vận động, phát triển khách quan của hiện
thực.
2.2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN

Nhập môn khoa học xã hội và nhân văn 4

You might also like