You are on page 1of 39

https://www.facebook.

com/groups/giaoanmienphinguvan

CHUYÊN ĐỀ LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI CHO


HỌC SINH LỚP 9
--------------------

I- ĐẶT VẤN ĐỀ:


Nghị luận xã hội (NLXH) là một kiểu văn bản không có gì xa lạ trong trường
phổ thông. Tuy nhiên về phía giáo viên, nhất là với các thầy cô giáo tham gia bồi
dưỡng HS lớp 9 vào lớp 10 vẫn còn nhiều khó khăn khi đứng trước kiểu bài này. Về
phía học sinh thì kết quả bài viết còn nhiều hạn chế. Một trong những hạn chế lớn nhất
là HS không biết tìm ý và lập dàn ý, tìm dẫn chứng cho đề NLXH. Sở dĩ như vậy là vì
loại bài này phải tự suy nghĩ, không sao chép được từ các tài liệu có sẵn… cách ra đề
NLXH phong phú, đa dạng…
Từ thực tiễn đó, với kinh nghiệm của một giáo viên tham gia nhiều năm công
tác bồi dưỡng HS tuyển sinh vào 10, tôi mạnh dạn đề cập đến vấn đề: Rèn kĩ năng
làm văn Nghị luận xã hội cho HS lớp 9.
Chuyên đề gồm hai phần chính:
- Phần thứ nhất: Nội dung (nêu một số hiểu biết cơ bản về NLXH như
đặc điểm, yêu cầu, các dạng đề và cách làm bài văn NLXH).
- Phần thứ hai: Luyện tập thực hành.
II. NỘI DUNG:
PHẦN THỨ NHẤT:

A. MỘT SỐ HIỂU BIẾT CHUNG:


I. NGHỊ LUẬN VÀ VĂN NGHỊ LUẬN:
- Nghị luận: bàn bạc, lí giải, đánh giá cho rõ một vấn đề nào đó.
- Văn nghị luận là lọai văn dùng để bàn bạc về một vần đề, một hiện tượng, một
nhận định hoặc về một giá trị của một tác phẩm văn học.
Có nhiều cách bàn bạc, có khi dùng những bằng chứng để người ta tin tưởng
hơn (chứng minh), có khi phải giảng giải, đưa ra bằng chứng để người ta hiểu cặn kẽ
hơn (giải thích), cũng có khi phải phát biếu ý kiến của mình (bình luận) hoặc chỉ ra
những giá trị của một tác phẩm văn học (phân tích tác phẩm), hoặc chỉ ra những giá trị
của một hình tượng nhân vật trong tác phẩm (phân tích nhân vật), hoặc phải giảng giải
để bình giá một tác phẩm thơ hoặc văn xuôi (bình giảng).
Dù là khi chứng minh, giải thích hay bình luận, phân tích tác phẩm, bình giảng
tác phẩm thì người viết văn nghị luận vẫn phải có những hiểu biết đầy đủ về vấn đề sẽ
trình bày, phải có lập trường quan điểm đúng đắn và phải lựa chọn một phương pháp
trình bày, lập luận khoa học, phải dùng những lí lẽ, những dẫn chứng và cách trình bày
những lí lẽ, dẫn chứng này theo một cách thức nhất định.
II. ĐẶC ĐIỂM:

2
https://www.facebook.com/groups/giaoanmienphinguvan
- Văn nghị luận không làm nhiệm vụ mô tả đời sống xã hội hay nội tâm con
người như văn sáng tác mà nhằm nhận biết và phân tích đời sống bằng tư duy logic
nên nó phải tuân thủ chặt chẽ tư duy logic.
- Những quy tắc này biểu hiện ở hình thức cả bài, bao giờ cũng phải có: NÊU
VẤN ĐỀ (mở bài), GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (thân bài), KẾT THÚC VẤN ĐỀ (kết
bài), biểu hiện ở kết cấu từng đoạn văn, có mở đoạn, triển khai đoạn, sơ kết đoạn, biểu
hiện ở mục đích bài viết: làm cho người đọc HIỂU đến TIN rồi tiến đến xây dựng một
THÁI ĐỘ ĐÚNG và hướng dẫn những hành động khác.
III. PHÂN LOẠI VĂN NGHỊ LUẬN:
Nhìn từ nội dung đề tài ta có thể chia văn nghị luận thành 2 loại lớn
1. Nghị luận văn học:
Là những bài văn bàn về các vấn đề văn chương - nghệ thuật, phân tích, bình
luận về vẻ đẹp của tác phẩm văn học, trao đổi về một vấn đề lí luận văn học hoặc làm
sáng tỏ một nhận định văn học.
2. Nghị luận xã hội:
Theo từ điển từ và ngữ Hán Việt, nghị luận là dùng lí luận để phân tích ý nghĩa
phải trái, bàn bạc, mở rông vấn đề. Còn xã hội trước hết là một tập thể người cùng
sống, gắn bó với nhau trong quan hệ sản xuất và các quan hệ khác. Cũng có thể hiểu
xã hội là những gì thuộc về quan hệ giữa người và người về các mặt chính trị, kinh tế,
triết học, lịch sử, văn học, ngôn ngữ… Từ đó có thể hiểu nghị luận xã hội là những bài
văn bàn về các vấn đề xã hội- nhân sinh, một tư tưởng đạo lí, một lối sống cao đẹp,
một hình tượng tích cực hoặc tiêu cực của đời sống, một vấn đề của tự nhiên, môi
trường. Mục đích cuối cùng của nó là tạo ra những tác động tích cực đến con người và
những mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội.
Nói chung cả hai loại đều nhằm phát biểu tư tưởng, tình cảm, thái độ, quan điểm
của người viết một cách trực tiếp về văn học hoặc chính trị, đạo đức, lối sống… bằng
một ngôn ngữ trong sáng, hùng hồn với những lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.
B. ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ
LUẬN XÃ HỘI:
I. ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI:
- Nghị luận về một tư tưởng đạo lí.
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
- Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.
II. CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI :
1. Yêu cầu chung của một bài nghị luận xã hội:
- Đảm bảo kĩ năng nghị luận nói chung (dù là một bài văn chỉ có độ dài khoảng
300, 400 từ đến 500, 600 từ…): tập trung hướng tới luận đề để bài viết không tản mạn,
có ý triển khai thành những luận điểm chặt chẽ, nhất quán, tìm được những dẫn chứng
xác đáng, giàu sức thuyết phục.
1.1. Kĩ năng tìm hiểu đề :

- Đọc kĩ đề, lưu ý những từ ngữ quan trọng gợi hướng làm bài.
3
https://www.facebook.com/groups/giaoanmienphinguvan
- Xác định đúng kiểu bài nghị luận để tránh nhầm lẫn về phương pháp.
- Xác định nội dung nghị luận để tránh lạc đề.
- Xác định phạm vi tư liệu cho bài viết.
GV đặc biệt lưu ý kiểu ra đề có mệnh lệnh và không có mệnh lệnh, những đề
mở để học HS làm quen với những yêu cầu mới trong làm văn nghị luận.
1.2. Kĩ năng tìm ý và lập dàn ý :
1.3. Kĩ năng dựng đoạn:
- Viết đoạn mở bài: cách trực tiếp, cách gián tiếp…
+ Từ những câu chuyện, câu thơ, tục ngữ ca dao, lời bài hát... dẫn dắt vào nội
dung bàn luận.
+ Định nghĩa vấn đề cần bàn luận.
+ Đặt ra những câu hỏi về vấn đề cần bàn luận.
+ Phản đề.
- Viết các đoạn thân bài: Các cách trình bày nội dung trong đoạn văn (diễn dịch,
qui nạp, tổng – phân - hợp…), kĩ năng liên kết đoạn ( sử dụng từ ngữ, câu để liên kết)
- Viết đoạn kết bài: xây dựng đoạn kết bài tương ứng với mở bài, các cách kết
bài…
Trong qu¸ tr×nh dùng ®o¹n, chó ý kÜ n¨ng dïng tõ, ®Æt c©u, ph¸t triÓn ý ®Ó
t¨ng chÊt v¨n vµ ®é s©u s¾c cho bµi viÕt. KÕt hîp c¸c kiÕn thøc GV cung cÊp, c¸c
vÝ dô minh ho¹, cÇn dµnh thêi gian cho HS luyÖn viÕt vµ chÊm ch÷a, ph¸t huy tÝnh
s¸ng t¹o cña HS trong lµm v¨n.
- Đảm bảo về kiến thức: đó là những hiểu biết nhất định về chính trị- pháp luật,
những kiến thức cơ bản về truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, tâm lí- xã hội,
những tin tức thời sự cập nhật…
1.4. Kĩ năng tìm dẫn chứng:
- Trong quá trình đọc sách báo, nghe tin tức trên các phương tiện thông tin, cần
ghi lại những nhân vật tiêu biểu, những sự kiện, những con số chính xác về một sự
việc nào đó.
- Sau một thời gian tích lũy cần chọn lọc, ghi nhớ và rút ra bài học ý nghĩa nhất
cho một số dẫn chứng tiêu biểu.
- Lưu ý: Một số dẫn chứng có thể sử dụng cho nhiều đề văn khác nhau. Quan
trọng là phải có lời phân tích phù hợp ( VD: dẫn chứng về cuộc đời Bill Gates vừa có
thể dùng cho đề bài về tinh thần tự học, về tài năng của con người hoặc vừa cho đề bài
về niềm đam mê, bài học về sự thành công, tấm gương về tấm lòng nhân ái...)

2. Yêu cầu cụ thể cho từng dạng đề :


2.1. Nghị luận về một tư tưởng đạo lí:
2.1.1. Thế nào là nghị luận về một tư tưởng đạo lí:
- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực
tư tưởng, đạo đức, lối sống…của con người.
- Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận này là phải làm sáng tỏ các vấn đề tư
tưởng, đạo lí bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích,… để chỉ
4
https://www.facebook.com/groups/giaoanmienphinguvan
ra chỗ đúng (hay chỗ sai) của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của
người viết.
-Về hình thức, bài viết phải có bố cục 3 phần; có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ;
lời văn chính xác, sinh động.
Dạng bài này không chỉ có tác dụng giáo dục đạo đức, nhân cách thiết thực với
học sinh mà còn là hình thức luyện tập kĩ năng nghị luận, vận dụng tổng hợp các thao
tác lập luận vào một loại đề cụ thể. Nếu như bài văn nghị luận về một hiện tượng đời
sống từ việc phân tích sự việc cụ thể mà rút ra những vấn đề tư tưởng thì bài nghị luận
về một tư tưởng đạo lí lại đi từ phân tích, giải thích một tư tưởng đối với đời sống con
người.
2.1.2. Các dạng đề nghị luận về một tư tưởng đạo lí:
Đặc điểm dạng đề nghị luận về tư tưởng, đạo lí: đối với HS trong nhà trường
phổ thông, do tâm lí lứa tuổi, tầm nhận thức nên những vấn đề đặt ra để bàn luận
không phải là những vấn đề quá phức tạp, lớn lao mà chỉ là những khía cạnh đạo đức,
tư tưởng, tình cảm gắn liền với cuộc sống hằng ngày như tình cảm quê hương, gia
đình, bạn bè, ý thức trách nhiệm, tinh thần học tập, phương pháp nhận thức…Những
vấn đề này đặt ra một cách trực tiếp, nhưng thường là được gợi mở qua một câu danh
ngôn ( tục ngữ, ca dao, câu nói của các bậc hiền triết, các lãnh tụ, các nhà văn hóa,
khoa học, nhà văn nổi tiếng…)
- Nghị luận về một quan điểm, đạo đức, lối sống.
- Nghị luận về một quan niệm, một quan điểm về các vấn đề văn hóa, giáo dục,
tôn giáo, tín ngưỡng.
- Nghị luận về phương pháp tư tưởng.
2.1.3. Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí :
Để triển khai bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí cần xác định đúng
nội dung tư tưởng, đạo lí đặt ra trong đề bài; căn cứ vào nội dung đó mà giải thích,
phân tích, bình luận để làm sáng tỏ vấn đề và rút ra bài học.
Có các bước triển khai như sau:
- Giới thiệu, giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn ( Từ ngữ, hình ảnh…).
- Phân tích, lí giải các mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan
đến vấn đề bàn luận.
- Nêu ý nghĩa, rút ra bài học về tư tưởng, đạo lí và hành động.
Trong khi viết bài, cần phối hợp các thao tác nghị luận: phân tích, so sánh, bác
bỏ, bình luận…Cần diễn đạt giản dị, ngắn gọn, sáng sủa, nhất là cần nêu bật suy nghĩ
riêng của bản thân.
a. Mở bài
- Giới thiệu tư tưởng, đạo lí cần bàn luận, trích dẫn (nếu đề bài đưa ra ý kiến,
nhận định).
b. Thân bài :
Có nhiều luận điểm:

5
https://www.facebook.com/groups/giaoanmienphinguvan
- Luận điểm 1: Cần giải thích rõ nội dung đạo lí; giảo thích các từ ngữ , thuật
ngữ khái niệm nghĩa đen, nghĩa bóng ( nếu có); rút ra ý nghĩa chung của đạo lí;
quan điểm của tác giả qua câu nói.
- Luận điểm 2: Phân tích và chứng ming các mặt đúng của tư tưởng, đạo lí
( thường trả lời cho các câu hỏi tại sao nói như thế? Dùng dẫn chứng cuộc sống xã
hội để chứng minh. Từ đó chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng đạo lí đối
với đời sống xã hội).
- Luận điểm 3: Bình luận mở rộng vấn đề; bác bỏ những biểu hiện sai lệch có
lien quan đến tư tưởng đạo lí vì có những tư tưởng đạo lí đúng trong thời đại này
nhưng có hạn chế trong thời đại khác; đúng hoàn cảnh này nhưng chưa thích hợp
trong hoàn cảnh khác; dẫn chứng minh họa.
- Luận điểm 4: Rút ra bài học nhận thức và hành động. Đây là vấn đề cơ bản của
một bài nghị luận bởi mục đích của một bài nghị luận là rút ra những kết luận đúng
để thuyết phục người đọc áp dụng vào thực tiễn đời sống.
c. Kết bài
- Nêu khái quát đánh giá ý nghĩa tư tưởng đạo lí đã nghị luận.
Tóm lại , mô hình ý và bố cục bài viết này chỉ là một cách, trong khi triển khai có
thể linh hoạt đề xuất ra nhiều ý và bố cục khác, miễn là làm sáng tỏ được vấn đề và có
sức thuyết phục cao
2.1.4. Cấu trúc bài làm:
TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN TƯ TƯỞNG PHẢN NHÂN VĂN
I.Mở bài: Nêu vấn đề. I.Mở bài: Nêu vấn đề.
II. Thân bài: II. Thân bài:
1.Giải thích: Nếu là câu nói, ý kiến có 1.Giải thích: Nếu là câu nói, ý kiến có
hai vế thì giải thích hai vế rồi giải thích hai vế thì giải thích hai vế rồi giải thích
cả câu. cả câu.
2. Bàn luận: 2. Bàn luận:
a. Tác dụng ý nghĩa của tư tưởng ( chứng a. Tác hại của tư tưởng( chứng minh, so
minh, so sánh , đối chiếu, phân tích….để sánh , đối chiếu, phân tích….để chỉ ra
chỉ ra chỗ đúng) chỗ sai).
b. Phê phán, bác bỏ tư tưởng trái ngược. b. Biểu dương, ngợi ca tư tưởng nhân văn
đối lập với tư tưởng phản nhân văn đã
nêu ở trên.
3. Bài học nhận thức và hành động: 3. Bài học nhận thức và hành động:
-Về nhận thức ta có: đứng hay sai? -Về nhận thức ta có: đứng hay sai?
-Về hành động ta cần: cần làm gì? -Về hành động ta cần: cần làm gì?
III. Kết bài:Đánh giá chung vấn đề. III. Kết bài:Đánh giá chung vấn đề.
2.1.5. Cụ thể hóa cấu trúc bài làm:
2.1.5.1. Dạng đề bàn về những vấn đề mang tính nhân văn cao đẹp:
Ví dụ: lòng yêu nước, ý chí nghị lực, tôn sư trọng đạo…thường ra dưới dạng
một ý kiến, một câu nói, một hay vài câu thơ hay tục ngữ, ngạn ngữ…

6
https://www.facebook.com/groups/giaoanmienphinguvan
a.Mở bài:
*Trong trường hợp đề yêu cầu bàn về một câu nói một ý kiến thì chúng ta nêu
nội dung ý kiến ( hoặc…) rồi dẫn ý kiến vào.
Ví dụ: Viết một bài văn nghị luận ( khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh
chị về câu nói của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm: Đời phải trải qua giông tố nhưng không
được cúi đầu trước giông tố.
Ta mở bài như sau( thường dùng kiểu đối lập trong mở bài): Cuộc sống quanh ta
có bao nhiêu là khó khan và thử thách. Nếu hèn nhát và yếu đuối chắc chắn ta sẽ thất
bại nhưng nếu có ý chí và nghị lực thì chắc chắn ta sẽ đạp bằng mọi gian khó để vươn
đến thành công. Có lẽ đó cũng chính là ý nghĩa của câu nói mà chị Đặng Thùy Trâm
muốn gởi đến tất cả chúng ta: Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu
trước giông tố.
*Trong trường hợp đề thi chỉ yêu cầu bàn về một đức tính của con người thì ta
mở bài như sau:
Ví dụ đề ra : Viết một bài văn nghị luận ( khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ
của anh chị về lòng tự trọng trong cuộc sống.
Ta có thể mở bài như sau: Trong cuộc sống con người có nhiều phẩm chất đáng
quí như: long nhân ái, long vị tha, long tự trọng, ý chí nghị lực, niềm tin,…..Trong đó
lòng tự trọng là phẩm chất quí báu nhất của con người.
b. Thân bài:
*Giải thích: ( Trước hết ta cần hiểu ý kiến(…) có ý nghĩa như thế nào) Nếu có
hai vế thì giải thích vế 1, vế 2 rồi giải thích cả câu.
Ví dụ: Suy nghĩ của anh chị về câu nói: Không có mục tiêu nào quá lớn, không
có ước mơ nào quá xa vời.( Nick Vujicic)
Trước hết ta cần hiểu câu nói của Nick. Mục tiêu là điểm là đích mà chúng ta
hướng đến trong cuộc đời, là một dự định, một định hướng được đề ra trước mắt ta.
Ước mơ là khát vọng, là mong muốnđạt được điều mình ấp ủ trong long. Như vậy,
điều Nick muốn gởi đến chúng ta là gì?Trong cuộc sống mỗi con người hãy xây dựng
cho mình một mục tiêu, một ước mơ. Hãy thực hiện nó vì nó không có gì quá lớn, quá
xa vời.
*Bàn luận:
-Theo cách giải thích ở trên ta thấy đây là một( ý kiến, câu nói) coa nhiều tác
dụng và có ý nghĩa nhân văn cao đẹp:( nêu biểu hiện và chứng minh. Thường trả lời
các câu hỏi như: Tại sao? Thế nào?)
-Tuy nhiên bên cạnh những ý nghĩa nhân văn cao đẹp đã phân tích ở trên ta còn
thấy rất nhiều tư tưởng trái ngược cần lên án: (nêu biểu hiện, chứng minh)
* Từ việc phân tích ở trên mỗi cá nhân cần rút ra cho mình bài học nhận
thức và hành động.
-Về nhận thức ta thấy đây là một (…) đúng cần học tập và noi theo.
- Về hành động chúng ta cần: học tập và rèn luyện nhân cách, sống cao đẹp…
( tự suy nghĩ và viết tiếp).
c. Kết bài:
7
https://www.facebook.com/groups/giaoanmienphinguvan
Tóm lại, (…..) là một tư tưởng đúng có nhiều tác dụng và ý nghĩa cao đẹp. Mỗi
chúng ta cần ý thức được vai trò của mình trong đời sống. Cần rèn luyện bản thân có
lối sống thật chuẩn mực, có nhân cách, phẩm giá để sống cho đúng danh nghĩa con
người.
2.1.5.2. Dạng đề bàn về những vấn đề mang tính tác hại ảnh hưởng đến sự
hình thành nhân cách con người:
Ví dụ: thói dối trá, lối sống ích kỉ, phản bội, ganh tị, vụ lợi cá nhân….Đề thi
thường ra dướ dạng một ý kiến, một câu nói, tục ngữ, ngạn ngữ…..
a. Mở bài: Nêu nội dung của ý kiến,( hoặc câu nói…. ) rồi dẫn ý kiến vào.
Ví dụ đề ra: Viết một bài văn nghị luận ( khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ
của anh chị về câu nói của Nam Cao: Cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất
lương.
Ta có mở bài như sau:( Tạo sự đối lập trong mở bài): Trong bất kì công việc
nào nếu chúng ta có tâm, có trách nhiệm thì bao giờ công việc cũng thành công. Còn
nếu chúng ta làm việc hời hợt, vội vàng, thiếu trách nhiệm thì bao giờ công việc cũng
đổ bể, gây thiệt hại cho bản thân và người khác.Có lẽ đó cũng chính là ý nghĩa của câu
nói mà Nam Cao muốn gởi đến cho tất cả chúng ta: Cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng
là một sự bất lương.
b. Thân bài:
*Giải thích: ( Trước hết ta cần hiểu ý kiến trên có ý nghĩa như thế nào?) Nếu 2
vế thì giải thích vế 1, vế 2 rồi giải thích cả câu.
Ví dụ: Trước hết ta cần hiểu câu nói có ý nghĩa gì? Cẩu thả có nghĩa là làm việc
thiếu trách nhiệm, làm vội vàng, làm dối, làm hời hợt qua loa… Bất lương là không có
lương tâm. Như vậy , cả câu có ý nghĩa là làm việc gì mà thiếu trách nhiệm, thiếu ý
thức thì đồng nghĩa với việc không có lương tâm không có đạo đức.
*Bàn luận:
-Theo cách giải thích ở trên ta thấy đây là một ( ý kiến, câu nói,…) cóa nhiều ý
nghĩa vì nó chỉ ra tác hại của (…): nêu biểu hiện và chứng minh.
-Tuy nhiên bên cạnh những biểu hiện tiêu cực đã phân tích ở trên ta thấy còn có
nhiều biểu hiện trái ngược tốt đẹp cần tuyên dương: ( nêu biểu hiện)
*Từ sự phân tích ở trên mỗi cá nhân cần rút ra cho mình bài học nhận thức
và hành động:
-Về nhận thức, ta thấy đây là vấn đề xấu nhiều tác hại mà mỗi chúng ta cần đấu
tranh và loại bỏ ra khỏi bản thân mình và xã hội.
-Về hành động chúng ta cần: học tập và rèn luyện nhân cách, sống cao đẹp..( tự
suy nghĩ và viết tiếp).
c. Kết bài:
Tóm lại,……
2.2. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống:
2.2.1. Thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống:
- Nghị luận về một hiên tượng trong đời sống xã hội là bàn về một sự việc, hiện
tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ. Bài
8
https://www.facebook.com/groups/giaoanmienphinguvan
văn nghị luậ về một hiện tượng đời sống đề cập đến rất nhiều phương diện của đời
sống tự nhiên và xã hội (thiên nhiên, môi trường, cuộc sống con người…)
- Người viết cần thể hiện được sự hiểu biết về hiện tượng đời sống đồng thời
bộc lộ tình cảm, thái độ của bản thân.
2.2.2. Các dạng đề nghị luận về một sự viêc, hiện tượng đời sống
a/ Nghị luận về một sự việc, hiện tượng liên quan đến môi trường sống tự nhiên
của con người.
b/ Nghị luận về một sự việc, hiện tượng có liên quan đến đời sống xã hội.
c/ Nghị luận về một sự việc, hiện tượng tích cực đáng biểu dương hoặc tiêu cực
đáng phê phán.

2.2.3. Cách làm bài nghị luận về mộtsự việc, hiện tượng đời sống
Để triển khai bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống, cần xác định đúng
nội dung về hiện tượng đời sống đặt ra trong đề bài; căn cứ vào nội dung đó mà triển
khai theo các bước: nêu rõ hiện tượng; phân tích các mặt đúng-sai, lợi-hại; chỉ ra
nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó.
- Cần phối hợp các thao tác lập luận trong bài viết: phân tích, so sánh, bác bỏ,
bình luận… Cần diễn đạt bài viết có bố cục mạch lạc; có luận điểm rõ ràng, luận cứ
xác thực, phép lập luận phù hợp; lời văn chính xác, sống động.
a. Mở bài: Giới thiệu sự việc, hiện tượng cần bàn luận.
b. Thân bài:
-Luận điểm 1: Giải thích sơ lược hiện tượng đời sống, làm rõ những hình ảnh,
từ ngữ ,khái niệm trong đề bài.
-Luận điểm 2: Nêu rõ thực trạng, các biểu hiện và ảnh hưởng của hiện tượng
đời sống; thực tế vấn đề đang diễn ra như thế nào, có ảnh hưởng ra sao với cuộc sống,
thái độ của xã hội đối với vấn đề. Chú ý lien hệ thực tế địa phương để đưa ra những
dẫn chứng sắc bén, thuyết phục từ đó làm nổi bật tính cấp thiết phải giải quyết vấn đề.
-Luận điểm 3: Lí giải nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đời sống đưa ra các
nguyên nhân nảy sinh vấn đề, các nguyên nhân từ chủ quan đến khách quan, do tự
nhiên, do con người.
-Luận điểm 4:Đề xuất giải pháp để giải quyết hiện tượng đời sống( từ nguyên
nhân nảy sinh vấn đề để đề xuất phương hướng giải quyết trước mắt, lâu dài. Chú ý chỉ
rõ những việc cần làm, cách thức thực hiện, đòi hỏi sự phối hợp với những lực lượng
nào.)
c. KÕt bµi:
- Cần khái quát lại vấn đề đang nghị luận, bày tỏ thái độ của bản than về hiện
tượng đời sống đang nghị luận.
Tóm lại, bài văn nghị luận về hiện tượng đời sống cần là sự bộc lộ vốn hiểu biết
và lập trường, thái độ của người viết về hiện tượng được nêu. Vì vậy, bên cạnh việc nắm
vững các bước cơ bản trong quá trình làm bài, học sinh cần thể hiện tiếng nói cá nhân
và quan điểm đánh giá thật rõ ràng, sắc sảo thì bài viết mới có sức thuyết phục.
2.2.4. Cấu trúc bài làm:
9
https://www.facebook.com/groups/giaoanmienphinguvan
HIỆN TƯỢNG XẤU HIỆN TƯỢNG TỐT
I.Mở bài: Nêu vấn đề. I.Mở bài: Nêu vấn đề.
II. Thân bài: II. Thân bài:
1.Giải thích hiện tượng. 1.Giải thích hiện tượng.
2. Bàn luận: 2. Bàn luận:
a. Phân tích tác hại a. Tác dụng ý nghĩa của hiện tượng.
b.Chỉ ra nguyên nhân. b. Phê phán hiện tượng trái ngược.
c.Biện pháp khắc phục. c. Biện pháp nhân rộng hiện tượng.
3. Bài học cho bản thân 3. Bài học cho bản thân
III. Kết bài:Đánh giá chung về hiện III. Kết bài:Đánh giá chung về hiện
tượng. tượng.
2.2.5. Cụ thể hóa cấu trúc bài làm:
2.2.5.1. Dạng đề bàn về hiện tượng đời sống có tác động xấu đến con người:
a. Mở bài: Tùy theo từng dạng câu hỏi mà có các mở bài khác nhau:
* Nếu vấn đề thuộc mảng trường học: Môi trường học đường của chúng ta
hiện nay đang đứng trước nhiều thói hư tật xấu như: bạo lực học đường, gian lận trong
thi cử, nói tục chửi thề, bệnh thành tích trong giáo dục….Một trong những vấn đề đang
thách thức hàng đầu hiện nay đó chính là (….). Đây là một hiện tượng xấu có nhiều tác
hại mà ta cần lên án và loại bỏ.
* Nếu vấn đề thuộc mảng ngoài trường học: Xã hội của chúng ta hiện nay đang
đứng trước nhiều thách thức như tai nạn giao thông, ô nhiếm môi trường, nạn tham
nhũng, bệnh vô cảm….Một trong những vấn đề thách thức hàng đầu hiện nay đó chính
là (…..). Đây là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại mà chúng ta cần lên án và loại bỏ.
* Nếu vấn đề nói chung chung của tuổi trẻ: Tuổi trẻ hiện đại ngày nay đang
đứng trước nhều thói hư tật xấu: nói tục, chửi thề, nghiện game dẫn đến phạm tội, tình
trạng khoe thân trên mạng của các nữ sinh hay nạn nghiện quán Bar , vũ trường….Một
trong những vấn đề đang được quan tâm hàng đầu hiện nay đó chính là (……). Đây là
một hiện tượng xấu có nhiều tác hại mà ta cần lên án và loại bỏ.
b.Thân bài:
*Giải thích:
-Trước hết ta cần hiểu (…) là gì?
-Biểu hiện của hiện tượng này là: ( Nêu một số dẫn chứng tiêu biểu)
Ví dụ đề bàn về tai nạn giao thông: Trước hết ta cần hiểu tai nạn giao thông là
gì?Tai nạn giao thông là tai nạn do các phương tiện tham gia giao thông gây nên.Bao
gồm tai nạn giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không. Trong đó
nhiều nhất là tai nạn giao thông đường bộ.
* Bàn luận:
-Từ cách giải thích đã nêu ở trên ta thấy đây là một hiện tượng xấu để lại nhiều
tác hại gây ảnh hưởng rất lớn tới mọi mặt của đời sống. ( Chứng minh).

10
https://www.facebook.com/groups/giaoanmienphinguvan
-Từ việc phân tích tác hại đã nêu ở trên ta cần tìm ra nguyên nhân. Có rất nhiều
nguyên nhân dẫn đến (…) nhưng chủ yếu là những nguyên nhân sau:( Trình bày nguyên
nhân).
-Qua việc phân tích nhưng nguyên nhân ở trên ta cần tìm ra biện pháp khắc phục.
( Trình bày biện pháp).
* Từ đó mọi người cần rút ra cho mình bài học để không dính vào những tác hại ở
trên. Như rèn luyện nhân cách, bản lĩnh; tham gia vào các sinh hoạt văn hoá lành
mạnh…..
c. Kết bài:
Tóm lại, (…) Là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại ảnh hưởng lớn dến đời sống
xã hội. Mỗi cá nhân và tập thể cần lên án, đấu tranh và loại bỏ thói xấu ấy ra khỏi môi
trường sống của chúng ta. Vì một (….) văn minh, tất cả hãy nói không với (….)
2.2.5.2. Dạng đề bàn về hiện tượng đời sống có tác động tốt đến con người:
a. Mở bài: Tùy theo từng dạng câu hỏi mà có các mở bài khác nhau:
* Cách 1: Hiện nay trên đất nước ta đang diễn ra nhiều phong trào có tính nhân
văn cao đẹp như: phong trào hiến máu nhân đạo, tiếp sức mùa thi, phong trào trồng
cây gây rừng….Trong đó phong trào (…..) được xem là biểu hiện nhân văn nhất đang
được mọi người tích cực tham gia.
* Cách 2: Việt Nam vốn là một quốc gia yêu chuộng hòa bình và có nhiều
truyền thống nhân văn cao đẹp về lòng yêu thương con người, lòng yêu nước, tinh thần
đoàn kết….Một trong những biểu hiện cao đẹp của truyền thống ấy đang được tuổi trẻ
ngày nay phát huy. Đó chính là (….) Đây là hiện tượng tốt có nhiều ý nghĩa nhân văn
cao đẹp.
b.Thân bài:
*Giải thích:
-Trước hết ta cần hiểu (…) là gì?
* Bàn luận:
-Từ cách giải thích đã nêu ở trên ta thấy đây là một hiện tượng tốt để lại nhiều tác
dụng và ý nghĩa tích cực tới mọi mặt của đời sống. ( Chứng minh kết hợp nêu dẫn
chứng phù hợp).
-Tuy nhiên bên cạnh đó ta còn thấy có rất nhiều những biểu hiện trái ngược cần
lên án. Đó là hiện tượng: ( Chỉ ra và cho dẫn chứng phù hợp).
- (….) là một hiện tượng có tính nhân văn cao đẹp. Vì vậy chúng ta cần có biện
pháp để nhân rộng hiện tượng này. ( Trình bày biện pháp).
* Qua hiện tượng trên, bản thân mỗi người cần rút ra bài học.....
c. Kết bài:
Tóm lại, (…) Là một hiện tượng tốt có nhiều tác dụng to lớn dến đời sống xã hội.
Mỗi cá nhân và tập thể cần học tập và phát huy để môi trường sống của chúng ta luôn
đầy ắp tình yêu thương, sự đồng cảm, sẻ chia..
2.3. Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học (TPVH):
Các TPVH cũng trở thành một nguồn đề tài phong phú, có nhiều nội dung trở
thành đối tượng của kiểu bài nghị luận. Trong chương trình Ngữ văn THCS, đặc biệt là
11
https://www.facebook.com/groups/giaoanmienphinguvan
chương trình Ngữ văn 9, nhiều tác phẩm đã tái hiện cuộc sống, đất nước và hình ảnh
con người Việt Nam trong suốt thời kì lịch sử từ sau Cách mạng tháng Tám 1945.
Những điều chủ yếu mà các tác phẩm đã thể hiện chính là tâm hồn, tình cảm, tư tưởng
con người trong một thời kì lịch sử có nhiều biến động lớn lao, những tình cảm mới
mẻ sâu sắc như: tình yêu quê hương đất nước, tình đồng chí, sự gắn bó với Cách mạng,
lòng kính yêu Bác Hồ, những tình cảm gần gũi bền chặt của con người như tình cảm
bà cháu, tình mẹ con, cha con trong sự thống nhất với tình cảm chung- tình yêu quê
hương đất nước. Đây là một số ví dụ có thể coi là một tư liệu vận dụng trong quá trình
giảng dạy nhằm mục đích củng cố sâu sắc hơn kiến thức đọc hiểu của học sinh, khả
năng liên hệ đến thực tế và rèn thêm kĩ năng làm văn nghị luận xã hội cho các em
2.3.1. Đặc điểm dạng đề nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác
phẩm văn học :
Đây là dạng đề tổng hợp, đòi hỏi HS kiến thức về cả hai mảng văn học và đời
sống, cũng đòi hỏi cả kĩ năng phân tích văn học và kĩ năng phân tích, đánh giá các vấn
đề xã hội. Nghĩa là có thể kiểm tra được người viết về cả kiến thức văn học và kiến
thức đời sống. Đề thường xuất phát từ một vấn đề xã hội giàu ý nghĩa có trong tác
phẩm văn học nào đó để yêu cầu HS bàn bạc rộng ra về vấn đề xã hội đó. Vấn đề xã
hội được bàn bạc có thể được rút ra từ một tác phẩm văn học đã học trong chương
trình nhưng cũng có thể rút ra từ một câu chuyện chưa được học. Hãy đọc đề văn sau:
Đề: Nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu vào những
ngày cuối cùng của cuộc đời mình đã tìm thấy vẻ đẹp quê hương nơi bãi bồi bên kia
song ngay trước cửa sổ nhà mình. Sự phát hiện đó cho em suy nghĩ gì về cái đẹp trong
cuộc sống?
2.3.2. Cách làm dạng đề nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác
phẩm văn học
Vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học có thể là một vấn đề tưởng đạo lí
nhưng cũng có thể là một hiện tượng cuộc sống đáng ca ngợi hay phê phán. Như vậy
để làm loại đề này cần hướng dẫn học sinh tiến hành theo hai bước:
- Giới thiệu và phân tích vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học (Gọi là
bước Giới thiệu và phân tích)
- Nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.
Cần lưu ý học sinh, trọng tâm bài viết sẽ thuộc về bước 2. Bước 1 là đề tài để
người viết bàn bạc, trao đổi, mở rộng, nâng cao…
Cụ thể là
a. Mở bài:
- Giíi thiÖu vÊn ®Ò ®îc nghÞ luËn
b.Thân bài:
- b.1: Để làm dạng bài này, học sinh trước hết phải nêu và phân tích làm rõ vấn
đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học cùng với các khía cạnh, các phương diện biểu
hiện của nó. Đây là ý phụ trong bài viết nhưng không thể thiếu và cũng không nên làm
quá kĩ dễ lạc sang kiểu bài nghị luận văn học. Học sinh bằng sự phân tích để đi đến
khái quát nội dung xã hội cần nghị luận. Chẳng hạn, với đề bài 1, trước hết cần ph©n
12
https://www.facebook.com/groups/giaoanmienphinguvan
tÝch ®îc t©m tr¹ng cña nh©n vËt NhÜ trong nh÷ng ngµy cuèi ®êi khi ph¸t hiÖn ra
b·i båi bªn kia s«ng, ngay tríc cña sæ nhµ m×nh. NhÜ tríc ®ã tõng ®i kh¾p mäi n¬i
trªn tr¸i ®Êt nhưng vÒ cuèi ®êi anh m¾c bÖnh träng n»m liÖt giêng, mäi ho¹t ®éng
cña anh ®Òu ph¶i nhê vµo ngêi th©n. ChÝnh lóc nµy anh míi nhËn ra vÎ ®Ñp cña
nh÷ng c¸nh hoa b»ng l¨ng, cña mÆt s«ng Hång mµu ®á nh¹t, mét d¶i ®Êt båi dÊp
dÝnh phï sa, cña nh÷ng s¾c mµu th©n thuéc nh da thÞt, nh h¬i thë th©n thuéc. §ã lµ
nh÷ng ph¸t hiÖn võa míi mÎ võa muén mµng göi g¾m t©m tr¹ng cña mét con ngêi
nÆng trÜu nh÷ng tõng tr¶i, ®au thư¬ng: yªu quª hư¬ng nhưng mét ®êi ph¶i li h¬ng,
thêng hê h÷ng vµ m¾c vµo nh÷ng ®iÒu vßng vÌo, chïng ch×nh nªn b©y giê c¶m thÊy
tiÕc nuèi, xa x«i. Qua ®ã nhµ v¨n NguyÔn Minh Ch©u muèn göi ®Õn mäi ngưêi
mét th«ng ®iÖp: C¸i ®Ñp thËt gÇn gòi, c¸i ®Ñp n»m ngay trong nh÷ng ®iÒu gi¶n
dÞ, tiªu s¬ cña cuéc ®êi mµ mçi ngưêi v× sù thê ¬ cã thÓ l·ng quªn
Từ đó mới dẫn dắt để chuyển sang phần 2: Nghị luận về ý nghĩa của vấn đề đó
trong cuộc sống hôm nay.
- b.2: Nội dung chính của bài viết là yêu cầu HS cần trình bày những hiểu biết
của bản thân về vấn đề xã hội được nhắc đến trong văn bản bằng vốn kiến thức thực tế
trong cuộc sống, thực trạng của vấn đề với các mặt tốt- xấu, đúng-sai, cũ- mới… từ đó
bày tỏ thái độ, quan điểm và đề ra những giải pháp, liên hệ mở rộng vấn đề, giải quyết
vấn đề sâu sắc và thuyết phục. Khi bàn về vấn đề trong mối liên hệ với cuộc sống hiện
tại lưu ý học sinh tùy theo tính chất vấn đề mà có cách xử lí cụ thể. Nếu vấn đề đặt ra
mang màu sắc tư tưởng, đạo lí, cần vận dụng mô hình Giải thích khái niệm- Phân tích,
lí giải- Bình luận, đánh giá. Nếu vấn đề đặt ra là một hiện tượng đời sống, cần vận
dụng mô hình Giới thiệu thực trạng- Phân tích và bình luận nguyên nhân- kết quả
(hậu quả)- đề xuất ý kiến (giải pháp).Chẳng hạn với đề bài số 1, sau khi ph©n tÝch
®îc t©m tr¹ng cña nh©n vËt NhÜ trong nh÷ng ngµy cuèi ®êi khi ph¸t hiÖn ra b·i båi
bªn kia s«ng, ngay tríc cña sæ nhµ m×nh để từ ®ã hiểu nhà v¨n NguyÔn Minh Ch©u
muèn göi ®Õn mäi ngưêi mét th«ng ®iÖp: C¸i ®Ñp thËt gÇn gòi, c¸i ®Ñp n»m ngay
trong nh÷ng ®iÒu gi¶n dÞ, tiªu s¬ cña cuéc ®êi mµ mçi ngưêi v× sù thê ¬ cã thÓ
l·ng quªn cần nêu được suy nghĩ về cái đẹp trong cuộc sống hôm nay. Xác định được
điều này, cần nhìn nhận rõ thực trạng về quan niệm về cái đẹp trong xã hội ngày nay
để từ đó trình bày suy nghĩ của mình về cái đẹp và đề xuất giải pháp khắc phục những
quan niệm sai, những hành vi, lối sống chưa đẹp…
Cần lưu ý dạng bài này rất dễ lẫn với bài nghị luận văn học vì buộc phải có khâu
phân tích tác phẩm để xác định vấn đề cần nghị luận. Để tránh nhầm lẫn, cần xác định
và phân biệt rõ sự khác biệt về mục đích và cách thức tiến hành. Mục đích của NLVH
là bàn bạc, phân tích để đánh giá nội dung, nghệ thuật của TPVH. Còn mục đích của
loai đề NLXH là chỉ nhằm rút ra và làm sáng tỏ vấn đề xã hội dược đặt ra ở văn bản
tác phẩm đó trước khi tiến hành nghị luận ở phần chính. Vì thế khi làm bài bài nghị
luận văn học, cần phân tích, cắt nghĩa, bình giá cái hay, vẻ đẹp của các yếu tố của văn
bản như ngôn ngữ, hình tượng về cả hai phương diện nội dung ý nghĩa và đặc sắc nghệ
thuật, còn khi làm bài văn NLXH lại chỉ cần chú ý đến mặt nội dung ( tư tưởng, đạo lí,
hiện tượng tích cực, tiêu cực của đời sống)
13
https://www.facebook.com/groups/giaoanmienphinguvan
Chú ý:
- Các mô hình cho các dạng đề chỉ là tương đối. Học sinh nên vận dụng linh hoạt.
- Trong bài văn nghị luận, bên cạnh việc cắt nghĩa, lí giải và đánh giá vấn đề đặt
ra, khâu chứng minh cũng rất quan trọng. Nó chứng tỏ mức độ hiểu và chủ động trong
xử lí vấn đề của người viết. Tuy nhiên với yêu cầu của một bài viết ngắn (300 từ - 400
từ, 400 từ-600 từ) cần hướng dẫn học sinh nên linh hoạt gắn việc chứng minh với các
khâu khác trong quá trình viết bài. Cần lưu ý học sinh là mỗi ý kiến lí giải, đánh giá đều
có thể gắn với thực tiễn đời sống để chứng minh tính thực tế, chân xác của nó.
- Như vậy là để có một bài NLXH sinh động, hấp dẫn cần có hệ thống dẫn
chứng càng xác thực, cụ thể càng có sức thuyết phục cao. Nên hạn chế lấy dẫn chứng
trong các TPVH vì dù TPVH có phản ánh thực tế đời sống thì nó vẫn là sản phẩm của
sự hư cấu, tưởng tượng. Muốn có nhiều dẫn chứng sinh động, thuyết phục cần chú ý
quan sát đời sống hàng ngày; theo dõi đài, báo truyền hình, các phương tiện thông tin
đại chúng khác…
- Khi liên hệ, yêu cầu học sinh cần có thái độ chân thành và nghiêm túc, tránh
cách nói sáo mòn gượng ép, giả tạo.
- Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, diễn đạt tốt. kĩ năng phân tích đề,
viết các đoạn mở bài hấp dẫn, kết bài và mở bài tương ứng…

PHẦN THỨ HAI


BÀI TẬP VẬN DỤNG, NÂNG CAO
Đề 1
“Tắt đèn bật ý tưởng 2014”là cuộc thi thiết kế hình in trên áo phông với chủ
đề về Giờ trái đất và biến đổi khí hậu dành cho giới trẻ; từ đó giúp nâng cao nhận
thức và thay đổi hành vi để giảm thiểu biến đổi khí hậu. Cuộc thi có chủ đề “Vì một
Việt Nam xanh, sạch, đẹp” và khẩu hiệu “Một ý tưởng, một chiếc áo, một hành
tinh”.
Cuộc thi năm nay kêu gọi thí sinh thông qua các tác phẩm nêu lên thực trạng chính
môi trường xung quanh, những vấn đề tồn tại ở Việt Nam, hành vi và hói quen ảnh
hưởng tiêu cực tới môi trường và đưa ra giải pháp cải thiện môi trường sống của
bản thân, cũng như các hành vi và thói quen sống tích cực, thân thiện với môi
trường.
(Dẫn theo http://www.vnexprss.net)
Từ nội dung của đoạn tin trên, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về vấn
đề: Hãy chung tay bảo vệ môi trường sống.
* Yêu cầu về kĩ năng: Biết làm bài nghị luận xã hội về mọt sự việc , hiện tượng
trong đời sống có bố cục rõ ràng, chặt chẽ; diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả,
dung từ, đặt câu...
* Yêu cầu về kiến thức:
a. Mở bài:
Nêu được vấn đề cần nghị luận: Trách nhiệm của chúng ta trong việc bảo vệ môi
trường sống.
14
https://www.facebook.com/groups/giaoanmienphinguvan
b.Thân bài:
b.1. Vai trò của môi trường:
+ Môi trường là không gian để sống, cung cấp nguồn tài nguyên để sản xuất,
đồng thời cũng là nơi chứa đựng chất thải. Ngày nay, cùng với sự phát triển của nhân
loại, sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, môi trường lại cung cấp cho con người các
nguyên liệu, nguồn tài nguyên để sản xuất.
+ Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ chặt chẽ: môi trường là địa
bàn và cũng là đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các
biến đổi môi trường.
b.2. Thực trạng vấn đề:
+ Hiện nay, môi trường là vấn đề nóng của toàn nhân loại: khí hậu ngày càng
khắc nghiệt và khó dự báo hơn; mưa bão, lũ quét thất thường; suy thoái đất, nước, suy
giảm nguồn tài nguyên ừng; ô nhiễm môi trường xảy ra trên diện rộng.. Đó là các vấn
đề môi trường mà toàn nhân loại đã và đang đối mặt. Con người đã tác động quá nhiều
đến môi trường, khai thác đến mức cạn kiệt các nguồn tài nguyên, thải nhiều chất độc
làm cho môi trường không còn khả năng tự phân hủy.
+ Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của chúng ta. Chính phủ đã ban
hành hàng loạt các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm xử lí, răn đe những
tổ chức, cá nhân có hành vi làm tổn hại đên môi trường. Các nước cũng đầu tư nhiều
tiền của để nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ xử lí rác thải, khí thải nhằm giảm
thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường.
b.3. Để bảo vệ môi trường sống, mỗi cá nhân cần chung tay thực hiện tốt những
việc cụ thể, thiết thực như:
+ Tiết kiệm điện, nước ở cơ quan cũng như ở nhà, tiết kiệm mọi lúc, mọi nơi.
Khuyến khích mọi người sử dụng những bóng đèn tiết kiệm năng lượng; tắt điện, tắt
quạt khi rời khỏi cơ quan, trường học hoặc kho không sử dụng; tránh rò rỉ nước…
+ Đối với rác thải: hạn chế sử dụng túi nilon. Nên phân loại rác thải, đối với
những rác thải như chai nhựa, giấy, túi nilon…gom lại phé liệu để tái sử dụng, tiết
kiệm được nguồn tài nguyên. Ở cơ quan, nên tiết kiệm giấy, đọc kĩ văn bản trước khi
in, tận dụng giấy một mặt.. Ở những nơi công cộng, không nên tiện tay vứt rác bừa bãi
ra ngoài đường, phải tìm nơi có thùng rác để vứt. Khi đi chơi, nên thu dọn rác sạch sẽ,
gọn gang và vứt đúng nơi qui định. Tránh vứt rác xuống sông hồ, lòng đường, hè
phố…
+ Không bẻ cành, chặt phá cây xanh; trồng và chăm sóc cây xanh ở nhà cũng
như ở cơ quan; lên án, phê phán những trường hợp không biết giữ gìn và bảo vệ cây
xanh nơi công cộng.
+ Đối với môi trường nước sử dụng tiết kiệm, không vứt rác, xả nước thải công
nghiệp, y tế...
Là học sinh, mỗi chúng ta cần luôn là người tiên phong trong mọi phong trào và
hoạt động bảo vệ môi trường. Đồng thời, cần tuyên truyền tích cực cho mọi người dân
cùng tham gia thực hiện.
c. Kết bài:
15
https://www.facebook.com/groups/giaoanmienphinguvan
- Hãy đối xử tốt với thiên nhiên, sống thân thiện với môi trường, ta sẽ tận hưởng
được những giây phút thư giãn, toải mái trong bầu không khí trong lành, được tận
hưởng những cảnh đẹp từ thiên nhiên.
Đề 2
Bóng nắng bóng râm
Con đê dài hun hút như cuộc đời. Ngày về thăm ngoại, trời chợt nắng, chợt râm.
Mẹ bảo:
– Nhà ngoại ở cuối con đê.
Trên đê chỉ có mẹ, có con.
Lúc nắng mẹ kéo tay con:
– Đi nhanh lên kẻo nắng vỡ đầu ra.
Con cố.
Lúc râm con đi chậm, mẹ mắng:
– Đang lúc mát trời, nhanh lên kẻo nắng bây giờ!
Con ngỡ ngàng: Sao nắng, sao râm đều phải vội?
Trời vẫn nắng vẫn râm…
... Mộ mẹ cỏ xanh, con mới hiểu: đời, lúc nào cũng phải nhanh lên.
(Theo vinhvien.edu.vn)
Câu chuyện nhỏ trên gợi cho em suy nghĩ gì về những bài học trong cuộc
sống?
* Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề được đặt ra trong câu
chuyện: bố cục và hệ thống ý sáng rõ; biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận.
Hành văn trôi chảy; lập luận chặt chẽ; dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục; không mắc
các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả...
* Yêu cầu về kiến thức:
a. Mở bài:
Nêu được vấn đề cần nghị luận:
b.Thân bài:
b.1. Hiểu nội dung câu chuyện:
- Cuộc đời như một con đê dài hun hút và mỗi con người đều phải đi trên con đê
của riêng mình. Trên chặng đường đi ấy có khi nắng, khi râm, không phụ thuộc vào ý
muốn chủ quan của chúng ta. Nhiệm vụ của chúng ta là phải đi qua những “ bóng nắng
bóng râm” đó để đi trọn con đường của mình.
- Bóng nắng: tượng trưng cho những trở ngại, khó khăn, những thách thức và cả
những thất bại mà con người có thể gặp phải trong cuộc sống.
- Bóng râm: tượng trưng cho những thuận lợi, những cơ hội, những thành công
trong cuộc đời
Cả hai điều này đến đan xen nhau và tất cả chúng ta đều phải đón nhận nó.
Câu chuyện khuyên con người trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải nỗ lực hết
mình. Khi khó khăn phải biết nỗ lực phấn đấu vươn lên . Còn khi có cơ hội phải biết
tận dụng nắm bắt để thành công hơn nữa.
16
https://www.facebook.com/groups/giaoanmienphinguvan
b.2. Bình luận:
* Câu chuyện gợi cho ta bài học trong cuộc sống:
- Cuộc đời là một hành trình dài với hướng tới một bến đợi bình an với những
cơ hội, những thách thức lên tiếp đan xen. Trong cuộc sống, phải nhận thức được đâu
là những khó khăn thử thách và những thuận lợi đối với mình.
- Không nên thụ động trước những biến cố xảy ra trong cuộc sống.
- đời, lúc nào cũng phải nhanh lên:
+ Vì sao phải sống nhanh: thời gian trôi đi hối hả không chờ đợi ai. Nhất là
trong cuộc sống hiện đại. Nếu không biết tận dụng nó để có thể hoàn thành công việc...
+ Thế nào là sống nhanh lên: nghĩa là phải trân trọng từng giây phút của cuộc
đời, tăng cường độ sống cho một khoảng thời gian ngắn nhất. Sống khẩn trương, làm
việc một cách có ích, không nên sống hoài, sống uổng cho những mục đích vô bổ.
Sống có ý nghĩa đối với mình và với những người xung quanh. Chứ không phải sống
nhanh là sự sống vội, sống thử .
+ Sống nhanh để làm gì: sống nhanh để được nhận yêu thương và trao gửi yêu
thương. Sống nhanh để được tận hưởng những gì tốt đẹp của cuộc sống. Sống nhanh
để được tận hiến cuộc đời mình chp cuộc đời chung.
* Bàn bạc mở rộng:
- Cơ hội và thách thức, hạnh phúc và khổ đau, thuận lợi và khó khăn... là những
điều mà con người sẽ gặp trong cuộc đời. Hãy coi đó là một phần trong cuộc sống, là
chặng đường ai cũng phải đi qua. Hãy bình thản và bản lĩnh đón nhận nó và sống thật
có ích, sống thật hết mình, bởi cuộc sống không chờ đợi...
- Phê phán những kẻ sống không nghị lực, không ý chí, thờ ơ...
c. KÕt bµi:
- Kh¼ng ®Þnh vÊn ®Ò

Đề 3:
Nhưng lòng ta chẳng bao giờ nguôi khát vọng
Biết bay rồi, ta lại muốn bay cao.
(Xuân Quỳnh)
Suy nghĩ của anh/chị về khát vọng được nói tới trong hai câu thơ trên?
* Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lí: bố cục và hệ thống ý
sáng rõ; biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy; lập luận
chặt chẽ; dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục; không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ
pháp, chính tả
* Yêu cầu về kiến thức:
a. Mở bài:
Nêu được vấn đề cần nghị luận:
b. Thân bài:
b.1. Giải thích

17
https://www.facebook.com/groups/giaoanmienphinguvan
Khát vọng: những mong muốn mãnh liệt, đẹp đẽ của con người hướng về và
chiếm lĩnh những giá trị chưa có trong đời sống.
- Biết bay, bay cao: cách nói hình ảnh về những giá trị đã chiếm lĩnh được và
mong muốn vươn tới những giá trị cao hơn.
- Chẳng bao giờ: cách nói khẳng định mạnh mẽ về sự vô biên trong khát vọng
con người. Nói cách khác, con người không bao giờ tự bằng lòng với những gía trị đã
có, luôn hướng tới những giá trị mới mẻ, cao hơn. Đó phải chăng là một trong những
biểu hiện nhân tính của nhân loại nói chung?
b.2. Bình luận
* Vì sao con người không bao giờ nguôi khát vọng?
Vì cuộc sống luôn vận động và phát triển, luôn tạo ra những giá trị mới hoặc đòi
hỏi những giá trị mới.
- Vì con người là một sinh thể có nhận thức, có khát vọng sống cho ra sống.
* Con người không bao giờ nguôi khát vọng như thế nào?
- Với cá nhân, đặc biệt với tuổi trẻ (lấy dẫn chứng chứng minh)
- Với dân tộc (lấy dẫn chứng chứng minh)
- Với nhân loại (lấy dẫn chứng chứng minh).
* Con người không bao giờ nguôi khát vọng sẽ có ý nghĩa như thế nào?
- Giúp con người có niềm vui, niềm tin, có động lực và nỗ lực, sống có ý nghĩa.
Giúp cuộc sống mỗi ngày một phát triển tốt đẹp.
* Phê phán những người sống thờ ơ, không hoài bão, không khát vọng….
* Bài học nhận thức
- Cần nhận thức rõ khát vọng không phải là dục vọng
- Để luôn luôn có khát vọng cần phải chăm sóc tâm hồn và trí tuệ.
c. Kết bài:
- Khẳng định vấn đề.
Đề 4 :
Trí tuệ con người trưởng thành trong tĩnh lặng, còn tính cách trưởng thành
trong bão táp. (W.Gớt)
Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
* Gợi ý:
- Yêu cầu chung
+ Học sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập
văn bản và khả năng bày tỏ quan điểm của riêng mình để làm bài.
- Yêu cầu về kiến thức cơ bản
1. Giải thích ý kiến
* Khái niệm: “Trí tuệ”
- Là khả năng nhận thức của lí trí, thấu nhận, dung nạp những tri thức của nhân
loại, giúp con người đạt đến trình độ hiểu biết nhất định.
+ “Tính cách”
Là tổng thể những đặc điểm ngôn ngữ ổn định trong cách xử sự của một người,
biểu hiện thái độ của người đó trong hoàn cảnh điển hình.
18
https://www.facebook.com/groups/giaoanmienphinguvan
+ “Trưởng thành”
Là sự phát triển, lớn lên, vươn tới sự hoàn thiện.
+ “Tĩnh lặng”
Là sự thể hiện thái độ suy tư, trầm lắng trong không gian yên tĩnh.
+ “Bão táp”
Chỉ những khó khăn, thử thách, biến động trong cuộc đời.
→ Nhận định chung: Câu nói của Gớt đã khái quát quá trình trưởng thành của
trí tuệ và tính cách. Hai quá trình này trái ngược với nhau: Để có trí tuệ con người phải
suy tư trong tĩnh lặng nhưng để trưởng thành trong tính cách con người phải trải qua
những biến động đầy thử thách.
2. Bàn luận về ý kiến:
* Gợi ý:
2.1. Vì sao trí tuệ con người trưởng thành trong tĩnh lặng?
- Trí tuệ có được nhờ quá trình tích lũy trí thức của nhân loại chuyển hóa thành
tri thức của bản thân, phục vụ đời sống.
- Quá trình tiếp thu tri thức của trí tuệ diễn ra dần dần thông qua nghiền ngẫm,
suy xét, tích lũy từng chút nhưng cũng sẽ không bao giờ đủ. Như vậy, sự nhồi nhét
kiến thức nóng vội trong một sớm một chiều là phản khoa học và không phát huy được
tác dụng.
- Một người có trí tuệ trưởng thành là người luôn biết bổ sung kiến thức cho
mình để theo kịp sự phát triển của thời đại. Trong khi đó nhiều người thuộc thế hệ trẻ
hôm nay lại ham chơi, lãng phí thời gian vào những việc vô bổ, lười học, ỷ lại vào bạn
bè,... trí tuệ, nông cạn, trống rỗng.
(Mỗi luận điểm học sinh sẽ lấy dẫn chứng minh họa).
2.2. Tính cách con người hình thành trong bão táp:
- Mỗi người có một tính cách riêng, hình thành trong những hoàn cảnh sống
khác nhau.
+ Trong thực tế, cuộc đời mỗi con người luôn phải đối diện với những khó khăn,
thử thách, đó là môi trường tốt nhất để rèn luyện nhân cách con người.
- Tuy nhiên những trải nghiệm, những biến động trong đời sống có thể là lực
đẩy để tính cách trưởng thành, dạn dày hơn, kinh nghiệm hơn, khôn ngoan hơn nhưng
cũng có thể khiến cho con người sợ sệt, yếu đuối.
→Trưởng thành về tính cách phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí con người.
- Thực tế trong xã hội hiện đại, nhiều người có lối sống thu mình trong nhà hộp
hoặc được cha mẹ bao bọc, che chở, ít được va vấp, trải nghiệm trong cuộc đời sẽ dẫn
đến sự hình thành tính cách thụ động, ít vốn sống, không có đủ tự tin và bản lĩnh.
(Học sinh lấy dẫn chứng minh họa).
3. Bài học nhận thức và hành động:
* Có thể đưa ra nhiều ý kiến khác nhau từ quan điểm của học sinh.
* Định hướng:
+ Để trở thành con người có trí tuệ, mỗi cá nhân phải không ngừng học hỏi,
phấn đấu.
19
https://www.facebook.com/groups/giaoanmienphinguvan
+ Để trở thành con người có nhân cách, mỗi cá nhân phải biết chấp nhận, đương
đầu với những bão táp, phong ba của cuộc đời.
+ Mỗi cá nhân cần biết định hướng cho mình con đường hoàn thiện trí tuệ, nhân
cách, tránh lối sống thụ động, thu mình.
Đề 5 :
Em suy nghĩ gì về ý nghĩa gợi ra từ câu chuyện sau:
Chiếc lá vàng tự bứt khỏi cành rơi xuống gốc. Cái gốc tròn mắt ngạc nhiên hỏi:
- Ôi sao sớm thế?
Chiếc lá vàng giơ tay chào, cười và chỉ vào những lộc non?
* Định hướng
1. Giải thích, nêu ý nghĩa của câu chuyện:
- Câu chuyện kể về sự ra đi của một chiếc lá. Lá vàng rồi rụng, đó là quy luật
bình thường của cuộc sống. Điều đặc biệt là chiếc lá bứt mình ra khỏi cành tự nguyện
rời khỏi cành sớm hơn thời gian mà nó có thể tồn tại để nhường chỗ cho lộc non, khiến
cho gốc cây ngỡ ngàng.
- Chiếc lá vàng đã tạo cho mình một tâm thế khi ra đi: tâm thế thanh thản khi
chiếc lá nhận ra đó là hành động tất yếu của quy luật tự nhiên, quy luật của cuộc sống,
hơn thế nữa, chiếc lá ra đi với tư thế tự nguyện, vui vẻ, nhường chỗ cho lộc non.
→ Từ sự ra đi của chiếc lá, câu chuyện muốn nhắn nhủ cho người đời bài học ý nghĩa
về lẽ sống: phải biết sống vì người khác, biết hi sinh cống hiến cho cuộc đời chung.
→ Thái độ sống của chiếc lá cũng chính là thái độ sống mà mỗi người cần phải học tập.
2. Phân tích, chứng minh, lý giải:
* Vì sao con người sống trên đời cần phải biết vì người khác, biết hi sinh, cống
hiến cho cuộc đời chung?
* Lý giải, phân tích:
- Con người không ai tồn tại một mình mà luôn cần đến những người xung
quanh mới có thể tồn tại và phát triển.
- Cuộc sống là một dòng chảy liên tục, hành động cái cũ thay thế cái mới là điều
hoàn toàn tự nhiên, phù hợp với quy luật cuộc sống. Sự tiếp nối giữa cái cũ và cái mới
làm cho cuộc sống được tiếp diễn, vận động một cách thuận lợi.
- Như chiếc lá, cuộc đời con người cũng có bắt đầu và kết thúc. Con người
không tồn tại mãi. Nếu không có thế hệ sau, con người vẫn phải vĩnh biệt cuộc đời,
vẫn phải lùi lại phía sau.
- Những gì có được hôm nay đều dựa trên nền tảng của sự hi sinh, cống hiến của
thế hệ cha ông, cho nên sự tiếp tục tạo ra nhiều điều tốt đẹp của thế hệ sau chính là
hành động tri ân đối với cha ông trong quá khứ.
* Lập luận:
- Phê phán: thói ích kỉ, chỉ biết có bản thân mình là căn bệnh phổ biến tồn tại
trong xã hội ngày nay. Căn bệnh này ngày càng trở nên nhức nhối hơn khi xã hội phát
triển. Một lớp người chỉ biết có bản thân mình, thậm chí vì lợi ích cá nhân họ sẵn sàng
làm hại đến cả những người xung quanh. Họ chỉ biết làm cho cuộc sống của họ sung

20
https://www.facebook.com/groups/giaoanmienphinguvan
túc, đầy đủ mà không cần quan tâm đến xung quanh, quan tâm đén tương lai… (khai
thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi...).
3. Bình luận, liên hệ bản thân:
* Hình ảnh chiếc lá rơi để lại bài học đúng đắn, có ý nghĩa lớn lao:
- Con người ta không chỉ biết sống cho bản thân mình mà còn phải hi sinh vì
người khác. Đó là bài học trao và nhận ở cuộc đời: “Sống là cho đâu chỉ riêng mình”
(Tố Hữu)
- Sống cống hiến, sống biết cho đi, cuộc đời con người mới trở nên có ý nghĩa.
Tuổi trẻ → phải biết hiến dâng trí tuệ của mình để làm đẹp cuộc đời.
* Liên hệ bản thân:
+ Nhìn nhận lại những việc đã làm của bản thân → có hay chưa sự cống hiến.
+ Định hướng cho mình một quan niệm sống một lôi sống đúng đắn, phù hợp.
Đề 6:
Gia đình là trường học của lòng khoan dung, vì nó luôn tồn tại và dạy chúng
ta cách sống với những người khác.
Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
* Gợi ý:
- Yêu cầu chung: sự hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản, khả
năng bày tỏ suy nghĩ của mình khi làm bài.
- Kiến thức cơ bản
1. Giải thích ý kiến :
* Gia đình là gì? Là một nhóm người được hình thành trên cơ sở hôn nhân và quan
hệ huyết thống. Những thành viên trong gia đình có sự ràng buộc và gắn bó với nhau về
trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ. Gia đình thường được gọi là tế bào của xã hội.
* Khoan dung là gì? Là sự rộng lượng, tha thứ. Cơ sở của lòng khoan dung là
tình yêu thương và sự tôn trọng.
→ Ý kiến trên nhấn mạnh vai trò của gia đình trong việc hình thành nhân cách con
người, đặc biệt là lòng khoan dung - một đức tính cần có ở con người.
2. Bàn luận:
* Gia đình luôn là môi trường sống, môi trường giáo dục của con người trong
mối liên kết: gia đình - nhà trường - xã hội.
- Gia đình là sợi dây kết nối bền chặt giữa các thành viên trong gia đình bằng
tình yêu thương. Mỗi gia đình, từ thế hệ ông bà, cha mẹ đến anh em luôn dành cho
nhau tình yêu thương, sự quan tâm, đùm bọc.
- Trước mỗi sai lầm, khuyết điểm của con người, những thành viên trong gia
đình có thể không đồng tình, có thể phê phán nhưng luôn cảm thông và rộng lượng tha
thứ.
- Gia đình là mái ấm chở che, là nơi trở về trú ngụ sau những vấp ngã trên
đường đời. Con người sinh ra, lớn lên từ một gia đình nề nếp, yêu thương nhau sẽ hình
thành những đạo đức, tình cảm tốt đẹp.
→ Từ đó có thể khẳng định: Gia đình là trường học của lòng khoan dung.

21
https://www.facebook.com/groups/giaoanmienphinguvan
* Lòng khoan dung luôn là nhân tố tích cực giúp chúng ta hiểu biết, yêu thương
và chia sẻ đồng cảm với những người thân yêu, có trách nhiệm với gia đình và vun đắp
cho gia đình thực sự là tổ ấm.
* Xã hội hiện đại xuất hiện nhiều những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ rạn nứt
mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, có các hiện tượng ngược lại với đạo lí
truyền thống và đạo đức xã hội.
* Lên án những hành vi phản đạo đức như:
+ Cha mẹ bỏ bê con cái, thiếu chăm sóc, giáo dục.
+ Anh em bất hòa, tranh giành của cải…
(Mỗi luận điểm trên hãy dẫn chứng minh họa).
3. Bài học nhận thức:
* Thấu hiểu vai trò của lòng khoan dung sẽ giúp cho mỗi cá nhân nhìn lại chính
mình, điều chỉnh hành vi, học cách sống với ông bà, cha mẹ, anh chị em... một cách
chân tình, tốt đẹp.
→ Gia đình tốt thì xã hội tốt.
* Vun đắp gia đình là lối sống văn hóa, chuẩn mực phù hợp với giá trị đạo đức
dân tộc và hài hòa giữa lợi ích riêng - chung.
Đề 7:
Một nhà bác học đã từng nói: Học vấn không có quê hương nhưng người có
học vấn phải có Tổ quốc.
Câu nói trên gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì?
* Gợi ý:
- Yêu cầu chung: Học sinh cần có những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng
tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ quan điểm riêng của người làm.
1. Giải thích vấn đề:
* Học vấn không có quê hương là gì?
- Nghĩa là tri thức, thành tựu khoa học.... là của chung nhân loại, con người có
thể học tập, lĩnh hội mà không cần phân biệt nó là của quốc gia nào.
* Nhưng người học phải có tổ quốc là gì?
- Nghĩa là người có học, có tri thức đều có một quê hương nhất định nên họ phải
biết yêu và có trách nhiệm với Tổ quốc mình.
→ Như vậy, câu nói trên khẳng định: mỗi con người đều có thể học tập và tiếp thu tri
thức của nhân loại ở bất cứ nơi đâu nhưng trong lòng họ phải luôn có hình ảnh của Tổ
quốc, biết yêu và cống hiến cho Tổ quốc.
2. Bàn luận:
* Gợi ý:
- Tại sao con người có thể học tập và tiếp thu tri thức mà không cần phân biệt
nguồn gốc của tri thức đó?
Vì tri thức là của chung nhân loại. Mỗi chúng ta có thể học tập ở bất cứ nơi nào.
- Tại sao người học vấn phải có Tổ quốc ở trong lòng?

22
https://www.facebook.com/groups/giaoanmienphinguvan
+ Tổ quốc là một phần máu thịt của con người, Tổ quốc đã bao bọc, che chở cho
mỗi con người. Bởi vậy, việc học tập, việc có tri thức sẽ giúp cho mỗi người phải biết
cống hiến choquê hương, cho đất nước.
+ Cống hiến cho đất nước cũng chính là một cách thể hiện lòng yêu nước của
mỗi cá nhân.
+ Sự cống hiến của mỗi cá nhân cho đất nước sẽ giúp xây dựng đất nước ngày
càng đi lên giàu mạnh, đặc biệt với những nước kém phát triển hoặc đang phát triển.
- Phê phán những hiện tượng có tri thức, có học vấn, nhưng trong lòng không có
Tổ quốc.
- Tình yêu Tổ quốc là tình cảm cao quý cần có ở tất cả mọi người, bất cứ ai cũng
phải có ý thức giữ gìn, cống hiến và xây dựng đất nước.
3. Bài học nhận thức và hành động:
* Gợi ý:
- Câu nói trên đã để lại cho mỗi người bài học về tình yêu Tổ quốc. Dù cho có
tiếp thu tri thức ở bất cứ nơi đâu thì trong lòng cũng cần có Tổ quốc, biết yêu và cống
hiến cho đất nước.
- Trong thời đại đất nước hội nhập, nền kinh tế phát triển, thế hệ thanh niên hiện
nay cần tích cực trau dồi đạo đức và tri thức, tích cực học tập và tiếp thu tinh hoa văn
hóa nhân loại, từ đó sẽ cống hiến trí tuệ, công sức cho Tổ quốc.
+ Sự cống hiến của thế hệ trẻ chính là một trong những yếu tố tiên quyết cho sự
phát triển của đất nước, nhất là với các nước đang phát triển.
Đề 8:
“Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ
sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi
con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một
thế giới kì diệu sẽ mở ra”.(trích Cổng trường mở ra – Lý Lan)
Từ câu nói của người mẹ với người con, hãy nghị luận về tính tự lập.
a.Mở bài:
Kết thúc bài viết Cổng trường mở ra của tác giả Lý Lan, người mẹ nghĩ về khoảnh
khắc dắt con đến cổng trường và những hành động cần phải làm. Thật ngạc nhiên,
không như bao người mẹ khác, bà muốn đứa con bé nhỏ của mình phải biết tự lập, tự
mình bước qua cánh cổng trường: “Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua
cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con,
bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Hành động của người
mẹ đã gây ở trong ta biết bao nhiêu suy nghĩ về tính tự lập, một phẩm chất cần có ở
mỗi con người.
 b.Thân bài:
Lý Lan là một nhà văn, đồng thời cũng là một người mẹ. Sinh ra và trưởng thành
trong giao đoạn có sự xung đột mãnh liệt giữa các giá trị truyền thống và giá trị hiện
đại, mâu thuẫn giữa cái cũ và cái mới khiến bà không ngừng suy nghĩ về bổn phận và
trách nhiệm của mình đối với con trẻ, thế hệ tương lai của đất nước. Giáo dục ở bất kì
thời đại nào cũng đều hướng đến đào tạo ra những con người có tri thức, có đạo đức để
tìm kiếm hạnh phúc cho bản thân và góp phần xây dựng đất nước. Thế nhưng, có tạo
ra những con người có phẩm chất đáp ứng được yêu cầu của thời đại hay không là phụ
23
https://www.facebook.com/groups/giaoanmienphinguvan
thuộc vào nhận thức và trách nhiệm của các bậc cha mẹ. nhà văn đã ý thức rõ điều đó
và gửi gắm trọn vẹn tâm tư vào lời nói và hành động của người mẹ trong bài viết.
Tự lập là gì?
Tự lập là tự mình làm những công việc cần làm mà không cần người khác nhắc
nhở, sai bảo và không dựa dẫm hay cần đến sự giúp đỡ của người khác.
Người có tính tự lập luôn tự giác làm mọi công việc. Những việc gì họ có thể làm
được thì tự thực hiện, không chờ đợi, nhờ vả hay sai bảo ai. Người tự lập luôn biết
vạch kế hoạch cho những công việc càn làm và kiên trì thực hiện kế hoạch ấy. Chỉ khi
nào họ không thể làm được hoặc cần hợp tác với người khác để giải quyết những khó
khăn trong công việc thì họ mới huy động người khác giúp đỡ.
Nói như vạy không có nghĩa là người có tính tự lập luôn bảo thủ trong công việc và
tách mình ra khỏi tập thể. Trong công việc, họ luôn gắn kết chặt chẽ với mọi người
hướng đến những lợi ích chung nhất. Họ là người có trách nhiệm cao trong công việc,
luôn ý thức làm tốt những việc được giao và tự giác làm những việc cần làm.
Tại sao con người cần phải có tính tự lập?
Đấu tranh với tự nhiên để tồn tại là bản năng của mọi loài vật. Trước khi tiến đến
đời sống xã hội như ngày nay, con người bắt buộc phải tự rèn luyện tính tự lập ngay
khi bước vào cuộc sống sinh tồn. Đấu tranh để tồn tại là quy luật bất biến. Vậy nên, rất
cần ở con người tính từ lập ngay từ thuở bé.
Khi xã hội phát triển, đời sống vật chất đầy đủ, cộng với sự che chở của gia đình, tính
tự lập ở tuổi trẻ không còn mạnh mẽ nữa. Thế nhưng, cuộc sống lúc nào cũng khắc
nghiệt. Sự kế thừa các giá trị từ thế hệ đi trước là luôn có nhưng không bao giờ có đủ
cho cuộc đời mỗi chúng ta. Vật chất, tình cảm, địa vị, hạnh phúc cùng biết bao giá trị
tốt đẹp khác, nếu muốn có được thì phải tự mình nỗ lực vươn lên tạo dựng ra nó. Bản
thân mỗi con người, nếu muốn thành công thì phải có tính tự lập. Nghĩa là tự mình xây
dựng những giá trị mà mình mong muốn.
Chúng ta luôn có cha mẹ và người thân chăm sóc, chu cấp và giúp đỡ cho cuộc
sống của chúng ta. Nhung không phải lúc nào họ cũng ở bên cạnh ta để làm điều ấy.
Nhất là trong những nghịch cảnh hiểm nguy, sự việc cấp bách, chậm trễ xử lí sẽ nhận
lấy hậu quả thảm khốc. Sự hối hận không bao giờ có thể cứu vẫn được những mất mát
và tổn thất. Bởi thế, rèn luyện tính tự lập và luôn biết tự lập là một năng lực rất cần
thiết.
Khi chúng ta có tính tự lập, ta sẽ tự tin vào bản thân mình hơn. Tự lập cả trong
nhận thức lẫn hành động thì trước khó khăn, thử thách, ta không còn sợ hãi. Dù có
điều gì xảy ra, ta vẫn tự tin, bình tĩnh. Chính lúc đó, sức mạnh của chúng ta mới thực
sự vững vàng, đầu óc sáng suốt, đủ sức để vươn lên chiến đấu và chiến thắng. Trong
tình thế nguy cấp, không có gì đáng quý hơn sự bình tĩnh do bản lĩnh tự lập mang lại
cho mỗi con người. Và dẫu khi ta có những mất mát to lớn, ta cũng không tuyệt vọng.
Bởi ta tin tưởng rằng, chỉ càn bản than còn thì sự nghiệp vẫn còn. Những gì mất đi có
thể sẽ lấy lại được. Còn niềm tin vào bản thân mất đi thì tất cả cũng bị hủy diệt.
Người có tính tự lập sẽ luôn biết tự lập kế hoạch để thành công. Bởi, trước hết, họ
tìm kiếm sức mạnh và cơ hội ngay trong chính bản thân mình. Họ luôn biết dựa vào
mình. Sau đó, họ mới tìm kiếm sự giúp đỡ ở người khác. Họ luôn làm chủ trong mọi
dự định, chủ động trong công việc và tiến hành làm việc, chỉ đạo, liên kết sức mạnh
một cách chặt chẽ, bền vững để tiến tới thành công. Người có tính tự lập luôn trở thành
niềm cảm hứng làm việc của người khác bởi ở họ toát lên một bản lĩnh mạnh mẽ, chân
thiện, đầy sức thuyết phục.
24
https://www.facebook.com/groups/giaoanmienphinguvan
Người có tính tự lập luôn mở lòng giúp đỡ người khác, đặc biệt là những ai đang
gặp khó khăn, hoạn nạn. Bởi thế, họ thường được mọi người yêu mến, kính trọng và
giúp đỡ để thành công trong công việc và trong đời sống.
Những tấm gương tự lập sáng ngời trong cuộc sống:
Không phải mất công suy nghĩ hay tìm kiếm ta cũng ó thể chỉ ra những tấm
gương sáng ngời về ý chí vươn lên và tự lập trong cuộc sống này. Đầu tiên là các nhà
khoa học vĩ đại. Có thể một ai đó còn sống dựa dẫm vào thân thế hay sự nghiệp của
gia đình; có thể họ còn sự hỗ trợ giúp từ những tổ chức hay các cộng sự nhưng họ thực
sự đã tự lập trong suy nghĩ và hành động để sáng tạo ra những cái mới, cái chưa từng
có phục vụ cho sự tiến bộ của khoa học và đời sống con người.
Nhà bác học vĩ đại, vị vua của các bằng sáng chế Thomas Edison đã tự học thành công
với sự dạy bảo của người mẹ. Nhà vật lí vĩ đại Faraday, người có những thành tựu kiệt
xuất trong ngành điện, từ một người ít học nhưng đam mê khoa học đã biết tự học và
trở thành một trong những nhà khoa học lỗi lạc nhất mọi thời đại.
Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi cũng là tấm gương rực rỡ về tính tự lập. Vì nhà
nghèo, không có tiền đi học, ông đã mạnh dạn lén nghe thầy giáo giảng bài cho các
bạn nhỏ. Về nhà, ông tự đọc lại, viết lại những gì đã học được. Ông miệt mài rèn luyện
mà không cần ai nhắc nhở. Cả cha mẹ ông cũng hết sức kinh ngạc khi nghe ông đọc
thuộc lòng các sách và viết được chữ. Chính nhờ bản tính tự lập ấy mà học thức của
ông không ngừng sâu sắc. Năm ấy ông đỗ trạng nguyên khoa bảng khiến ai cũng sững
sờ. khi được cử đi sứ trung Quốc, nhờ tài đối đáp kiệt xuất của mình, ông được vua
Nguyên phong làm lưỡng quốc trạng nguyên, một danh hiệu xưa nay chưa từng có.
Hồ Chí Minh cũng là tấm gương chói về tính tự lập. Người sinh ra trong cảnh
dân tộc lầm than dưới chế độ cai trị hà khắc của bọn thực dan phong kiến. Lại thêm gia
cảnh bi thương, sớm mất mẹ, ít được sống gần cha, Bác đã sớm phải tự lập. Bởi yêu
nước, quyết tìm kiếm con đường cứu nước, đưa dân tộc thoát khỏi ách cai trị của nước
pháp, người thanh niên Nguyễn Tất Thành ,từ Bến Nhà Rồng đã ra đi tìm đường cứu
nước.
Từ đây, Người bôn ba khắp thế giới. ba mươi năm trời nơi đất khách quê người,
Bác đã tự mình làm tất cả mọi việc. Cuối cùng, Người cũng đã tìm thấy lí tưởng cách
mạng và trở về nước lãnh đạo nhân dân làm nên cuộc cách mạng vĩ đại, lật đổ hoàn
toàn chế độ thống trị thực dân Pháp, giành lấy độc lập, tự do cho dân tộc. Trong những
yếu tố tạo nên thiên tài Hồ Chí Minh trước hết là tấm lòng yêu nước, thương dân vô
hạn. Sau đó là ý chí và nghị lực phi thường, không bao giờ khuất phục của người Việt
Nam cuộn chảy trong Bác. Sau cùng là bản tính tự lập đã được rèn luyện và kiện toàn
sâu sắc.
Muốn có tính tự lập, ta cần phải làm gì?
Hình thành và rèn luyện tính tự lập phải là trách nhiệm của mỗi con người.
Trước hết, muốn rèn luyện tính tự lập thì phải ý thức sâu sắc về vai trò và lợi ích
của tính tự lập đối với mỗi cá nhân. Từ việc nhận thức đi đến nhận rõ và nâng cao
trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp, gia đình, xã hội và đất nước. Luôn sống vì
người khác, hướng đến những giá trị tốt đẹp ở đời.
Luôn tin tưởng vào bản thân và tin tưởng vào người khác. Chỉ khi tin tưởng vào chính
mình bạn mới dám tự lập, luôn tự lập và thực hành tính tự lập trong công việc và trong
đời sống.
Duy trì thói quen tự lập mọi lúc, mọi nơi, trong mọi công việc. Rèn luyện tính
vượt khó, kiên trì và nhẫn nại trong công việc. Luôn sáng tạo trong công việc và mạnh
25
https://www.facebook.com/groups/giaoanmienphinguvan
mẽ thực hiện các dự định. Chỉ nhờ đén sự giúp đỡ, hỗ trợ hoặc hợp tác với người khác
khi thật cần thiết.
Luôn vạch rõ kế hoạch công việc trước khi hành động. Bởi chỉ khi nhìn rõ
những việc cần phải làm, những khó khăn cần vượt qua, kết quả cần đạt được cùng các
nguồn lực giúp đỡ khi cần thiết thì ta mới chủ động, mạnh mẽ và quyết đoán trong
hành động.
Cũng cần xây dựng và rèn luyện lối sống trong sạch vững mạnh, tu dưỡng đạo
đức theo các chuẩn mực mà xã hội đã quy định. Tăng cường hợp tác, giúp đỡ người
khác khi họ gặp khó khăn trong công việc và tỏng đời sống để gắn kết tập thể, cùng
hướng đến những giá trị tốt đẹp nhất trong cuộc sống. Bởi tự lập không có nghĩa là tự
tách mình ra khỏi cộng đồng. Có những việc chúng ta phải biết đoàn kết và dựa vào
đồng loại để tạo nên sức mạnh tổng hợp. không có ai trong chúng ta mạnh bằng tất cả
chúng ta là vậy.
Cần phải rèn luyện khả năng tự lập một cách bền bỉ, đều đặn và duy trì suốt đời.
Để có thể tự lập, bản thân mỗi người phải có sự nỗ lực, cố gắng và ý chí mạnh mẽ để
vươn lên, vượt qua thử thách, khó khăn, để trau dồi, rèn luyện năng lực, phẩm chất.
Không ngừng học hỏi là yếu tố cần thiết tạo nên sức mạnh tự lập ở mọi con người.
Phê phán những người không biết rèn luyện tính tự lập, sống dựa dãm vào
người khác:
Tự lập là một phẩm chất để khẳng định nhân cách, bản lĩnh và khả năng của một
con người. tựu lập còn là yếu tố dầu tiên dẫn ta đến thành công. thế nhưng, trong cuộc
sống vẫn còn có nhieuf người không biết rèn luyện tính tự lập và không muốn tự lập.
Họ sống lười biếng, ích kỉ, làm ít nhưng muốn hưởng nhiều, hay chê bai hoặc đố kị với
người khác. Bởi thế, họ ít khi thành công, thường bị người khác chê bai, xa lánh.
Những người như thế thật đáng chê trách.
Những ai chỉ biết dựa dẫm vào người khác, sống ích kỉ, lười biếng, trở thành một
gánh nặng cho người thân và cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa. Những người không có
tính tự lập, cứ dựa vào người khác thì khó có được thành công thật sự.
 c.Kết bài:
Nếu mọi người đều biết sống tự lập kết hợp với tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn
nhau thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn và cuộc sống mỗi người sẽ được hạnh phúc.
Không ai yếu đuối trong cuộc sống của chúng ta. Chỉ có điều từ thuở ban đầu, họ
không rèn luyện và thực hành phẩm chất tự lập mà thôi. Chỉ cần ta biết tự lập, tự chu
bản thân thì “một thế giới kì diệu sẽ mở ra” trước mắt. Ở đâu đó trong thế giới này,
luôn có một thế giới kì diệu đang đợi ta bước tới.
Đề 9:
Nghị luận xã hội về nạn bạo lực gia đình và ý kiến của em.
a.Mở bài:
Gia đình là tế bào của xã hội là nơi mỗi chúng ta sinh ra lớn lên được chăm lo về
vật chất lẫn tinh thần, là nơi chúng ta được sống trong hạnh phúc yêu thương.
Tuy nhiên không phải gia đình nào cũng vậy. Trong thực tế có rất nhiều gia đình vì
những lí do cá nhân mà gây ra mẫu thuẫn dẫn đến bạo lực. Đây là vấn đề mà cả xã hội
đang rất quan tâm, Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người. Chủ yếu là
phụ nữ và trẻ em.
b.Thân bài:

26
https://www.facebook.com/groups/giaoanmienphinguvan
* Bạo lực gia đình: Theo khoản 2 điều 1 luật quy địn về gia đình: Bào lực gia
đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại về thể chất, tinh thần đối với
các thành viên khác trong gia đình.
 Mỗi gia đình có khoàn cảnh sống khác nhau mà nguyên nhân dẫn đến việc bạo
lực cũng không giống nhau
* Biểu hiên: Do mâu thuẫn cá nhân không thể giải quyết được nên vợ chồng có
những hành vi chửi bới, xúc phạm, lăng mạ và dùng những hành động thiếu văn hoa
để thỏa cơn giận dữ.
* Nguyên nhân:
-Do thiếu hiểu biết về pháp luật, chồng và vợ đánh nhau chỉ vì nghĩ việc vợ
chồng đánh nhau là chuyện riêng trong gia đình không liên quan đến người khác và
không ai có quyền can thiệp
-Do tức giận không làm chủ được bản thân thường hay giải quyết bằng hành
động
-Do không được trang bị những kĩ năng sống cần thiết để kiềm chế các hành vi
bạo lực nên những lúc giận dữ họ hay giải quyết bằng nắm đấm chứ không phải bằng
lời lẽ
-Có những người chồng gia trưởng hay phản ứng với vợ bằng bạo lực
-Do nghiện ngập: Nghiện rượu và ma túy dễ đưa người ta đến bạo lực bởi nó
làm thay đổi suy nghĩ con người. Mỗi lần suy nghĩ con người mất khả năng tự chủ
làm cho con người trở nên thô bạo hơn, không cần suy nghĩ gì về hành vi của mà đã
biến mâu thuẫn thành bạo lực.
-Do khó khăn về kinh tế hoặc do chơi cờ bạc cũng rât dễ bị xung đột cãi cọ rồi
sinh ra bạo lực.
-Do ghen tuông
* Hậu quả:
-Bạo lực gia đình đem đến những hậu quả nặng nề về thể xác, tinh thần của con
người cho ở hành động nào, mức độ nào thì nó cũng gây nguy hại về tinh thần
-Hôn nhân gia đình tan vỡ
-Làm giảm lực lượng lao động trong xã hội, tăng số người bị bệnh tật
-Ảnh hướng đến kinh tế: Việc chữa trị cho người bị bạo hành tốn kém nhiều
* Biện pháp:
Bạo lực gia đình là vấn đề bức xúc của xã hội đòi hỏi mỗi chúng ta phải có biện
pháp phòng chống và hạn chế. Tuy nhiên nạn phân biệt đối xử trọng nam khinh nữ,
quan niệm gia trưởng vẫn còn tồn tại nhiều trong xã hội chúng ta. Vì vậy rất khó để
xóa bỏ được tệ nạn này.
Mặt khác do nhận thúc về pháp luạn của một số người còn hạn chế, một số xã,
huyện thuộc vùng sâu vùng xa cần phải có cách tuyên truyền đến từng hộ dân.
Cả cộng đồng cần chung tay giải quyết , xem xét và nhận thức được đây là vấn
đề quan trọng cần xã hội quan tâm và yêu cầu sự vào cuộc của tất cả cơ quan chức
năng.
Tuyên truyền sâu rộng bộ luật ” bình đẳng giới ” tới cộng đồng và từng gia đình
Hoàn thành tốt chương trình ” toàn dân xây dựng đời sống văn hóa, giáo dục”
đối với tất cả chúng ta. Giúp chúng ta nhận thức được rằng bạo lực gia đình là vi phạm
pháp luật.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền, sự hỗ trợ của các cơ quan chức
năng trong việc xây dựng luật đặc biệt là luật phòng chóng bạo lực gia đình.
27
https://www.facebook.com/groups/giaoanmienphinguvan
c.Kết bài:
Bạo lực gia đình làm tổn hại đến thể chất và tinh thần của con người vì vậy
chúng ta cần phải loại bỏ ngay hành vi này để cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình
tốt đẹp hơn.
Đề 10:
Trình bày suy nghĩ của anh chị: Theo đuổi đam mê, thành công sẽ chạy theo
bạn.
a. Mở bài:
Tỉ phú Bill Gates được biết đến là tủ phú giàu nhất hành tinh chia sẻ về bí quyết
thành công của mình: Đam mê và thành công luôn đi cùng nhau. Cùng khẳng định về
vai trò của niềm đam mê, trong bộ phim Ba chàng ngốc có câu nói nổi tiếng: Theo
đuổi đam mê, thành công sẽ chạy theo bạn. Câu nói đem đến cho chúng những giá trị
sâu sắc, nhất là đối với những người muốn chinh phục thành công.
b. Thân bài:
Có thể nói, thành công là điều mà ai cũng mong muốn, khao khát trong cuộc sống.
Mỗi người trong chúnng ta hẳn đều có định nghĩa thành công cho riêng mình. Với tôi,
thành công là đạt được mục tiêu mình đặt, gặt hái kết quả rực rỡ, có những chiến thắng
ving quang sau quá trình nỗ lực bền bỉ không ngừng. Còn đam mê là những trạng thái
cảm xúc mãnh liệt, vượt lên mức bình thường. Đam mê hiểu là những công việc chính
đáng hữu ích với tất cả sự nhiệt tình, say mê. Với cách diễn đạt ngắn gọn, khúc triết,
câu nói gửi đến chúng ta một triết lí, một quan niệm nhân sinh tích cực: Thành công
chỉ mỉm cười với những ai lao động bằng tất cả sự nhiệt thành, nhiệt tâm, say mê. Nói
cách khác, đam mê là một trong yếu tố quyết định thành công của mỗi chúng ta.
Tại sao chúng ta lại khẳng định Theo đuổi đam mê, thành công sẽ chạy theo bạn?
Có thể nói, hành trình đến với thành công không hề dễ dàng mà trái lại, vô cùng khó
khăn, cay đắng. Nói đòi hỏi người chinh phục phải có năng lực vững vàng, bền gan
quyết chí. Đam mê được xem là động lực có khả năng kích thích, truyền cảm hứng và
thổi bùng lên nhiệt huyết. Ban-dắc đã từng khẳng định “Tất cả tính nhân văn lá sự
đam mê, không có đam mê, tôn giáo, tiểu thuyết, lịch sử đề là vô ích”. Khi làm việc
với tất cả nhiệt huyết đam mê, con người sẽ khai phá năng lực tiềm ẩn, bất ngờ của
mình mà đạt hiệu quả cao hơn trong công việc. Khi đam mê quyết cháy hết mình cho
công việc, con người sẽ đủ ý chí, nghị lực để vượt ca hành trình xa thẳm, đầy gian nan
để cán đích thành công. Cũng nhờ đam mề và chỉ có đam mê, óc sáng tạo mới được
thăng hoa mãnh liệt nhất. Chúng ta đã từng chứng kiến rất nhiều người chạm tay đến
cánh cửa thành công của mình nhờ vào niềm đam mê. Điển hình như là nhân tài về thế
giới<>
Đam mê song hành với thành công, trái lại, thiếu nhiệt huyết, thiều đam mê, chúng
ta sẽ thất bại. Có ai đó đã tửng khẳng định: “Chỉ có đam mê, những đam mê lớn lao
mới làm nên những điều vĩ đại”. Không những vậy, thiếu đam mê, không có ước mơ là
dấu hiệu của một đời sống tầm thường. Đam mê là con thuyền dẫn ta đến đại dương
thành công. Thế nhưng thật đáng tiếc thay, không phải ai cũng nhận thực sâu sắc chân
lí muôn đời này. Bên cạnh tấm gươn dám cháy hết mình trong đam mê thì còn không ít
những kẻ sống không chút đam mê, sống không có lí tưởng. Có những kẻ không dám
theo đuổi đam mê đến cùng, lại có những kẻ đam mê hời hợt, làm việc qua loa, thiếu
trách nhiệm. Lối sống thiếu nhiệt thành, nhiết tâm như vậy thật đáng bài trừ.
c. Kết bài:

28
https://www.facebook.com/groups/giaoanmienphinguvan
Mặc dù biết rằng Theo đuổi đam mê, thành công sẽ chạy theo bạn, nhưng đam mê
không phải là yếu tố duy nhất để tạo nên thành công. Chia sẻ về bí quyết thành công
của mình, giáo sư Ngô Bảo Châu – người đã nhận giải thưởng Fields toán học tùng
nói: Tôi không có bí quyết nào cả. Phương pháp của tôi chỉ tóm tắt trong ba từ: kỉ
luật, đam mê, quả cảm. Cuộc sống rất cần đam mê, tuy nhiên chúng chỉ có giá trị khi
đó là đam mê chân chính, đúng đắn. Chúng ta cầ cảnh giác cao độ với đam mê, ham
muốn sai lầm, mù quáng. Đó đam mê tội lỗi, đó cũng là ngọn lửa nhưng không phải
tỏa sáng mà để thiêu trụi và hủy diệt sự sống.
Đề 11:
Vấn đề sử dụng ngôn ngữ giao tiếp của học sinh ngày nay.
a.Mở bài:
Cùng với quá trình hội nhập thế giới, sự giao thoa văn hóa xã hội đòi hỏi ngôn
ngữ phải có những thay đổi để đáp ứng các nhu cầu giao tiếp mới. Vì thế, từ khi nước
ta bắt đầu hội nhập thì ngôn ngữ cũng dần dần xuất hiện những hiện tượng mới mẻ.
Đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh. Tuy nhiên, bên cạnh những từ ngữ mới, tiến bộ
thì không ít những từ ngữ tối nghĩa, tục tĩu cũng xuất hiện. Kèm với nó là thái độ giao
tiếp của học sinh hiện nay cũng xuống cấp trầm trọng đến mức báo động. Ngôn ngữ
giao tiếp của học sinh ngày nay là vấn đề cần phải quan tâm sâu sắc.
b.Thân bài:
* Ngôn ngữ là gì?
Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu đồng thời là phương tiện để con người tư duy và
giao tiếp, thiết lập các mối quan hệ trong xã hội.
Một định nghĩa khác coi ngôn ngữ là một hệ thống hình thức của các dấu hiệu
được điều chỉnh bởi các quy tắc kết hợp theo ngữ pháp để truyền tải ý nghĩa. Định
nghĩa này nhấn mạnh rằng ngôn ngữ con người có thể được mô tả như hệ thống kết
cấu khép kín. Hệ thồng này bao gồm các quy tắc ánh xạ các dấu hiệu đặc biệt tới các ý
nghĩa đặc biệt.
* Giao tiếp là gì?
Giao tiếp là một quá trình hoạt động trao đổi thông tin giữa người nói và người
nghe nhằm đạt được một mục đích nào đó. Mục đích của giao tiếp là nhằm thiết lập và
củng cố các mối quan hệ xã hội. Hoạt động giao tiếp có thể tiến hành bằng ngôn ngữ
hoặc bằng các hệ thống kí hiệu khác. Trong đó, giao tiếp bằng ngôn ngữ là hoạt động
giao tiếp chủ đạo trong đời sống con người.
* Thực trạng văn hóa ngôn ngữ giao tiếp ở giới trẻ hiện nay:
Hiện nay, nảy sinh vấn đề lệch chuẩn trong giao tiếp của giới trẻ. Xu hướng lệch
chuẩn văn hóa ngôn ngữ biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau.
Một thực trang cho thấy ngày nay năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp của học
sinh rất kém. Tình trạng này còn biểu hiển cả trong học tập. Không những sử dụng
không đúng chức năng ngôn ngữ mà lối giao tiếp còn bộ lộ sự thô lỗ, thiếu lịch sự tế
nhị.
Học sinh ngày nay làm dụng quá nhiều tiếng lóng, tiếng bồi trong giao tiếp.
Điều này trước đây ít thấy hoặc không thấy xuất hiện. Việc giao tiếp kém còn thể hiện
cả tròn hành vi và lối sống.
Không thể đổ lỗi cho quá trình hội nhập quốc tế hay sự phát triển công nghệ
thông tin. Trước đây, khi nền văn hóa phương Tây ồ ạt xâm nhập vào nước ta thông
qua các nhà truyền giáo, người Pháp hay người Mỹ, có làm cho ngôn ngữ giao tiếp
nước ta thay đổi nhưng theo chiều hướng tích cực. Nó bổ sung vào hệ thống từ vựng
29
https://www.facebook.com/groups/giaoanmienphinguvan
và làm trong sáng thêm Tiếng Việt dựa trên các nguyên tắc chuẩn mực. Còn ngày nay,
với ý thức sử dụng ngôn ngữ tùy tiện, cẩu thả, thiếu trách nhiệm của giới trẻ làm cho
ngôn ngữ giao tiếp bị xáo trộn, tối nghĩa, dung tục.
Có thể đưa ra một vài minh chứng rõ ràng về hiện tượng này. Thay vì nói “đồng
ý” họ lại dùng “oke”, “tình yêu” thành “tềnh iu”, biến đơn vị ngàn trong tiền tệ
thành “k”. Chê bai ai thì gọi là “cùi bắp”, “cục gạch”, “sến”. Lại còn lối bắt chước
thành ngữ tạo nên những cụm từ vô nghĩa như: “chán như con gián”, “ghét như con
bọ chét”, “nhỏ như con thỏ”,“chán như con gián“… Hay lối chơi chữ dung tục,
khiếm nhã như: “tốc độ bàn thờ” (tốc độ chết người), “báo lá cải” (tờ báo tự
phát), “tin vịt” (không đáng tin cậy), “óc chó”(ngu ngóc), “hại não” (khó hiểu),
“thiếu muối” (ngu dốt),…
Lại còn có kiểu ghép từ nửa tây nửa ta hết sức khập khiễng: “Ugly tiger” (xấu
hổ), “bye nhé” (tạm biệt), “4U” (For you – cho bạn), “2NT” (Tonight – tối
nay), “G92U” (Good night to you). “y2k” (thế hệ năm 2000)…
Không những thế, học sinh ngày nay còn nảy sinh lối viết tắt hết sức buồn
cười: “dzạy là zui ròi đó”, “bjo mk di dau”, “vk ck vs nhau ko nen to tieng”, “m wen
no tu bjo”,…
* Hậu quả của việc sử dụng ngôn ngữ tùy tiện trong giao tiếp của giới trẻ hiện
nay:
Nhiều kiểu nói và viết như vậy dần làm mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt. Hiện
tượng ấy còn gây ảnh hưởng nguy hại đối với văn hóa ứng xử của con người. Có thể
nói trong những năm gần đây, Tiếng Việt đã đánh mất đi sức mạnh biểu đạt của mình.
Nhiều từ ngữ tốt đẹp không còn được sử dụng nữa. Thay vào đó là lớp từ ngữ mới có
kết cấu ngữ pháp lỏng lẻo. Ý nghĩa lời nói thiếu rõ ràng, trong sáng. Cách sử dụng
ngôn ngữ cẩu thả, tùy tiện không phù hợp với hình thức giao tiếp. Từ đó hàm nghĩa
cũng không mấy tích cực.
Tiếng Việt đang bị nhiễm bẩn bởi nói tục, chửi bậy. Hiện tượng nói tục thì quốc
gia nào cũng có. Nhưng nước ta có lẽ chiếm tỷ lệ cao nhất. Nói tục trở thành thói quen,
nhu cầu, sự “khoái khẩu” ở mọi đối tượng, trừ trẻ chưa biết nói. Đặc biệt là trong lứa
tuổi học sinh, vấn đề nói tục chửi thề đang bị lạm dụng đến mức đáng báo động. Họ lợi
dụng những từ ngữ mới đểu trêu đùa hay xúc phạm nhau một cách quá đáng. Chẳng
hạn như “đm”, “v*”, “đm*”, “sm*”, “tđ*”,… Hàm nghĩa của từ mới này chưa được
xác nhận nên việc hiểu nó đối với người khác khá hạn chế.
Nói bậy, chửi thề có thể do giới trẻ thấy người xung quanh nói nhiều, lại không
được ai nhắc nhở rằng việc đó là sai trái, nên cứ quen miệng học theo. gần như, giới trẻ
hiện nay đã miễn nhiễm với hiện tượng này. Họ thấy nó quen tai, thấy thú vị, cũng
muốn làm theo.
Việc sử dụng ngôn ngữ thiếu chuẩn mực trong giao tiếp làm nảy sinh bạo lực
trong xã hội .Chỉ vì lời nói mà làm nảy sinh mâu thuẫn ,dẫn đến nhiều cuộc xung đột
quyết liệt để lại hậu quả đáng tiếc. Theo thống kê của các cơ quan chức năng, hơn 60
số vụ đánh nhau hiện nay có liên quan đến vấn đề lời nói.
Tóm lại, trước trào lưu sử dụng tiếng lóng, lạm dụng tiếng nước ngoài hiện nay
ở giới trẻ khiến tiếng Việt đang có nguy cơ bị xâm hại xét về phương diện văn hóa
ngôn ngữ. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng, việc sử dụng tiếng lóng cũng có tác
dụng nhất định đối với giới trẻ như: khả năng truyền đạt thông tin nhanh, tiết kiệm thời
gian (chủ yếu dùng ký hiệu, viết tắt), có những yếu tố sáng tạo…làm cho hoạt động
giao tiếp cũng phong phú hơn.
30
https://www.facebook.com/groups/giaoanmienphinguvan
* Nguyên nhân sử dụng ngôn ngữ tùy tiện trong giao tiếp của giới trẻ:
Do sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng. Trước hết là truyền
hình. Đây là loại phương tiện thông tin đại chúng phổ biến nhất trong xã hội. Truyền
hình ảnh hưởng lớn nhất đối với sự hình thành các giá trị, thế giới quan, đạo đức của
thế hệ trẻ. Các kênh truyền hình góp phần phát tán các trường hợp lệch chuẩn trong
giao tiếp ngôn ngữ. Mục đích là tạo ra sự khác lạ để thu hút người xem. Việc tiếp cận
các văn hóa phẩm lệch lạc dễ dàng khiến cho giới trẻ mất kiểm soát bản thân. Từ đó,
có những hành vi lệch chuẩn sau một thời gian tiếp cận nó.
Một số tờ báo cũng đang ra sức cổ xúy cho sự lệch lạc văn hóa ngôn ngữ ở giới
trẻ qua những bài viết lạm dụng một cách có ý thức nhằm câu khách, gây ấn tượng đối
với độc giả trẻ. Đặc biệt là hiện tượng ăn theo sự kiện, vụ lợi của các kênh truyền hình
vô tình biến một hình tượng lệch lạc trở thành trào lưu nóng, thu hút giới trẻ quan tâm
và bắt chước.
Mặt khác, các nhạc phẩm của các ban nhạc, lời của các bài hát có khả năng gây
sosk ở bất kỳ một người có học vấn nào. Các nhà quảng cáo bán hàng cũng lợi dụng
tiếng lóng, tiếng bồi, tiếng ghép để thu hút người tiêu dùng. Đó là nguyên nhan chủ
yếu tạo nên xu thế ngôn ngữ lệch chuẩn này.
Sự buông lỏng, thiếu sự quản lý chặt chẽ các trang báo mạng xã hội và các
thông tin quảng cáo. Người tham gia không cần biết người đối thoại là ai. Họ sẵn sàng
văng lời tục tĩu, thô thiển để thóa mạ, dìm “hàng” người khác.
Sự bùng nổ của công nghệ thông tin là mảnh đất để lệch chuẩn văn hóa ngôn ngữ có
cơ hội phát triển (Internet, điện thoại…). Bởi giao tiếp gián tiếp nên người nói rất
mạnh miệng, không hề nể sợ, tôn trọng hay giữ phép lịch sự đúng mức nên ngôn ngữ
có phần quá đáng.
Trào lưu, “mốt” sử dụng tiếng lóng, tiếng nhại, ngoại ngữ, ngôn ngữ @ để giao
tiếp trở thành yếu tố để muốn tự khẳng định đẳng cấp của mình đang xâm nhập và lan
tỏa ở giới trẻ hiện nay.
* Giải pháp khắc phục hiện tượng sử dụng ngôn ngữ tùy tiện trong giao tiếp của
giới trẻ:
Trước hết, bố mẹ phải làm gương trong việc sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ cũng như
tiếng nước ngoài. Những lệch lạc trong văn hóa ngôn ngữ khiến trẻ tiếp thu, bắt chước
rất nhanh.
Nhà trường giáo dục học sinh thức bảo vệ sự trong sáng tiếng Việt khi giao tiếp
qua điện thoại, mạng xã hội. Học sinh tự trau dồi và làm phong phú vốn ngôn ngữ cả
tiếng Việt và tiếng nước ngoài để nâng tầm văn hóa trong giao tiếp và tư duy. Dạy và
học đúng chuẩn tiếng Việt. Thầy cô giáo không sử dụng tiếng lóng khi giao tiếp với
học sinh… Không sử dụng sách giáo khoa, từ điển kém chất lượng và có nhiều sai sót.
Đồng thời, nghiêm cấm các hành vi chửi bậy, nói bậy trong nhà trường.
Ngành Giáo dục và Đào tạo phải có những biện pháp cứng rắn để bảo vệ sự trong sáng
của tiếng Việt. Cơ quan quản lí văn hóa phải kiên quyết loại bỏ những chương trình
phát sóng trên truyền hình không đảm bảo chất lượng và trái với thuần phong mỹ tục
của dân tộc. Kiểm soát chặt chẽ thông tin mạng, sàng lọc thông tin kĩ lưỡng trước khi
người đọc tiếp cận.
Và trên hết là mỗi học sinh phải biết tự trau dồi và rèn luyện tiếng mẹ đẻ. Bên
cạnh đó tiếp thu tiếng nước ngoài để có vốn từ phong phú và sử dụng đúng chuẩn mực.
Không nên chạy theo lối giao tiếp dễ dãi, lệch lạc mà làm mất đi văn hóa giao tiếp của
chính mình.
31
https://www.facebook.com/groups/giaoanmienphinguvan
* Phê phán: Nhiều học sinh dù được nhắc nhở nhiều nhưng vẫn cố chấp sử
dụng Tiếng Việt lệch chuẩn, thiếu trong sáng trong giao tiếp. Họ xem việc nói tục chửi
thề, tiếng lóng, tiếng ngoại là bình thường. Họ vận dụng những kiểu nhại âm, cắt âm
một cách tối nghĩa trong giao tiếp. Điều đó làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt và
lệch lạc trong giao tiếp. Những người như thế thật đáng chê trách.
* Bài học: Luôn rèn luyện ngôn ngữ giáo tiếp. Luôn vận dụng đúng đắn các
phương tiện giao tiếp để bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt. Đặc biệt là đối với lứa
tuổi hóc sinh. Khi nhân cách chưa định hình thì cần phải rèn luyện bản thân theo
những chuẩn mực tốt đẹp. Tránh lệch lạc nhân cách dẫn đến các hành vi sai trái.
c.Kết bài:
Như vậy, vấn đề văn hóa ngôn ngữ và giáo dục văn hóa ngôn ngữ cho thế hệ trẻ
nhất là cho học sinh, sinh viên trong giai đoạn hiện nay trở thành vấn đề cấp bách, cần
sự chung tay của các lực lượng xã hội. Trong đó bản thân giới trẻ – chủ thể của nhận
thức và hành động đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần giữ gìn sự
trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt trên cơ sở “kế thừa và phát huy truyền thống đi
đôi với việc sáng tạo những giá trị mới phù hợp với tinh thần thời đại…
Đề 12:
Vấn đề sử dụng ngôn ngữ chat trong giới trẻ hiện nay.
a.Mở bài:
Thời gian gần đây, dư luận quan tâm nhiều đến tình hình phát triển của tiếng
Việt trong cơ chế thị trường thời mở cửa. Trước sự phát triển năng động của cuộc
sống, tiếng Việt buộc phải mở rộng. Việc phát triển vốn từ vựng theo nhiều hướng
khác nhau. Tiếng Việt có thể vay mượn, hoặc tổ chức lại những yếu tố đã có để tạo ra
từ mới. Hoặc tự sáng tạo ra từ ngữ có nghĩa mới.
Không thể phủ nhận sự đóng góp thiết thực về ngôn ngữ của giới trẻ. Song, nó
cũng gây ra những hệ lụy to lớn đối với vấn đề giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt
trong thời đại ngày nay. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và
mạng Internet,ngôn ngữ “chát” cũng đã ra đời trong giao tiếp của giới trẻ. Ngôn ngữ
này, ngày càng phát triển và có những tác động lớn đến tiếng Việt.
b.Thân bài:
Phát triển hệ thống từ ngữ mới là xu thế tất yếu của thời đại.
Sự gia tăng vốn từ vựng tiếng Việt có mặt tích cực đáng kể. Trước hết nó đã đáp
ứng một cách kịp thời nhu cầu giao tiếp hiện nay. Nhất là trong các lĩnh vực hoạt động
kinh, xã hội, nghiên cứu khoa học và điều hành xã hội nói chung. Đồng thời, nó làm
cho tiếng Việt ngày càng phong phú hơn.
Cũng không thể phủ nhận rằng, có nhiều từ ngữ mới có yếu tố sáng tạo, chuẩn
xác, tinh tế, làm cho tiếng Việt thêm đẹp. Sự phát triển ngôn ngữ trong thời đại mới
giúp cho vấn đề giao tiếp trở nên thuận lợi và hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, có một lớp từ ngữ mới của thời đại công nghệ thông tin
ra đời không dựa trên nguyên tắc cấu thành ngôn ngữ. Nó được sử nhiều trong giới trẻ
hiện nay làm mất đi sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt.
Ngôn ngữ “chát” là gì?
Ngôn ngữ “chat” là loại ngôn ngữ mà giới trẻ sáng tạo ra khi tham gia vào
mạng xã hội).Ngôn ngữ “chat” phát triển theo trào lưu mạng xã hội đang bùng nổ. Xu
hướng này ngày càng lan rộng khi lượng người sử dụng internet và điện thoại di động
ngày càng tăng. Đây là loại ngôn ngữ được sáng tạo, biến đổi liên tục và xâm nhập vào
cả đời sống xã hội.
32
https://www.facebook.com/groups/giaoanmienphinguvan
Nhưng dù xuất hiện với lí do gì đi nữa, ngôn ngữ “chat” cũng gây ra nhiều
cuộc tranh cãi ngay từ lúc ra đời. Đây là điều mà chưa loại ngôn ngữ nào trước đó làm
được. Tất cả các cuộc tranh cãi đó đều xoay quanh tính tích cực và tiêu cực của ngôn
ngữ chat đối với tiếng Việt truyền thống và xã hội.
Thực trạng của việc sử dụng ngôn ngữ tùy tiện của giới trẻ hiện nay:
Sự sáng tạo chính là động lực phát triển của xã hội. Tuy nhiên, cái mới lạ không
phải bao giờ cũng đồng nghĩa với cái tích cực, cái hay. Bên cạnh yếu tố tích cực, sự
tăng trưởng“nóng” của từ vựng tiếng Việt trong thời gian gần đây cũng thể hiện
không ít các yếu tố tiêu cực. Hiện trạng đó dễ dẫn đến nguy cơ khủng hoảng về vốn từ
của tiếng Việt.
Ở Việt Nam, trong vòng 10 năm trở lại đây nền kinh tế có những tiến bộ vượt
bậc. Đặc biệt là trong lĩnh vực thông tin, truyền thông có nhiều thành tựu lớn. Xu thế
hội nhập đã làm thay đổi mọi mặt đời sống kinh tế – xã hội đất nước. Từ thành thị đến
nông thôn, từ miền xuôi lên miền ngược đều có sự thay đổi lớn. Giới trẻ luôn là đối
tượng có sự bắt nhịp nhanh nhất với những thay đổi này. Cùng với tâm lý lứa tuổi, giới
trẻ đã tạo cho mình những thay đổi. Những thay đổi lớn đến mức người ta dễ dàng
nhận ra và đặt cho một cái tên riêng. Chẳng hạn như thế hệ “8X”, “9X”, “công dân
thời @” hay “tuổi teen”.
Ngôn ngữ “lai căng” được cấu thành không dựa trên một nguyên tắc khoa học
nào. Tất cả được tự tạo ngẫu hứng và tự phát. Ngôn ngữ ấy đang được sử dụng trên
phổ biến các trang điện tử hiện nay. Nó hình thành thói quen sử dụng ngôn ngữ tùy
tiện trong các bạn trẻ. Tiếng Việt hiện đang có sự lai căng, nhí nhố, đánh mất đi trí tuệ,
linh hồn và bản sắc dân tộc Việt.
Lướt qua một vài trang mạng xã hội ta dễ bắt gặp những cách trình bày khác lạ
của các bạn trẻ. Ta cũng dễ dàng nhận ra quy luật của kiểu ngôn ngữ này.
Trước hết là sự đơn giản hóa ngôn từ giao tiếp: “yêu” viết thành “iu”, “biết” viết
thành “bít”, ,…
Kiểu viết tắt tùy tiện, cẩu thả cũng là một xu thế hiện nay: “không” viết thành
“ko”, “với” viết thành “vs”, “cũng” viết thành “cg”, “quá” viết thành “wá”,
“scd” (sao cũng được), “ko hc dì” (không học gì)
Kiểu biến âm theo lối đơn giản hóa từ ngữ: “hỏng biết” viết thành “hẻm biết”, “biết
chết liền” viết thành “bít chết liền”, “tình yêu” viết thành “tềnh iu”, ..
Kiểu biến nghĩa vụng về, dung tục: “cùng nhau đi trốn”, “cùi bắp”, “tin vịt”, “báo
lá cải”, “chạy mất dép”, “đá đít”, “bốc hơi”, “bó tay.com”,….
Kiểu thành ngữ tối nghĩa: “nhỏ như con thỏ”, “đau khổ như con hổ”, “chán như con
gián”, “láo như con cáo”,….
Kiểu chơi chữ Tây-ta: “G92U” là “chúc buổi tối”, “4U” là “cho bạn”, “2” là
“chào”, “k” là “nghìn”,…
Từ một vài trường hợp đơn lẻ, ngôn ngữ chát đã gây nên một làn sóng mạnh mẽ,
ảnh hưởng sâu rộng trong giới trẻ.
Hậu quả của việc sử dụng ngôn ngữ “chát” trong giao tiếp hằng ngày:
Trước hết, loại ngôn ngữ này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự trong sáng
của tiếng Việt. Đồng thời có tác đông sâu sắc đến văn hóa giao tiếp trong xã hội.
Những từ ngữ chuẩn mực với đầy đủ hàm nghĩa và sự biểu đạt của nó không còn được
sử dụng. Thay vào đó là lớp ngôn ngữ lai căng, cẩu thả, tối nghĩa, dung tục lại được
phổ biến. Điều đó rất nguy hại, có thể làm biến dạng ngôn ngữ và nền văn hóa dân tộc.

33
https://www.facebook.com/groups/giaoanmienphinguvan
Lệch lạc trong ngôn ngữ là nguyên nhân dẫn đến sự tha hóa về nhân cách.
Không những thế nó còn gây nên lối sống buông thả, không còn tôn trọng pháp luật.
Sự lệch chuẩn của ngôn ngữ giao tiếp làm nảy sinh những suy nghĩ sai lầm. Từ đó dẫn
đến các hành vi phạm tội trong giới trẻ.
Lệch lạc, thiếu chuẩn mực trong giao tiếp là nguyên nhân gây ra mâu tuẫn, xung
đột. Nhiều vụ ẩu đả dẫn đến án mạng cũng chỉ bởi vì “lời nói khó nghe” hoặc “khó
hiểu” hoặc nhìn “thấy ghét” của các thanh niên.
Giao tiếp kém tế nhị khiến cho con người xấu xí hơn trong mắt người khác.
Người có lời nói thô tục, thiếu chân thực thường không được mọi người yêu thương,
hợp tác hay giúp đỡ. Họ còn bị xa lánh, bị xua đuổi trong cộng đồng.
Từ việc lệch lạc trong ngôn ngữ, thái độ sống của con người cũng lệch lạc theo
đó. Họ thường tỏ vẻ ta đây, khó chịu với người khác. Họ thường ghét nhưng gì thuộc
về cái đẹp, cái chuẩn mực. Họ thương kết giao với những người thấp kém, tầm thường.
Sớm muộn gì họ cũng tự rơi vào hố sâu của các tệ nạn xã hội mà thôi.
Nguyên nhân làm nảy sinh hiện tượng ngôn ngữ “chát”:
Việc đơn giản hóa không phải không có nguyên nhân chủ quan khách quan của
nó. Đây cũng không phải xu hướng phát triển mới lạ bây giờ mới xuất hiện. Đó là một
thực tế, một quy luật có tính phổ biến trong sự phát triển của ngôn ngữ. Quy luật này
không ai có thể phá vỡ nổi. Cũng không có đạo luật nghiêm khắc nào có thể ngăn
chặn, can thiệp được. Cho dù ghét nó người ta cũng vẫn phải nhượng bộ.
Việc hình thành các mạng xã hội đã tạo điều kiện cho các bạn trẻ tự xây dựng
một thế giới riêng mình. Họ được thỏa sức làm điều họ muốn trong một thế giới ảo.
Trong thế giới đó, nhiều chuẩn mực, lễ nghi trong giao tiếp ngoài đời đã không còn
nữa. Vì thế, những phong cách “thời thượng” và cá tính “chính hiệu” đã ra đời.
Cùng với đó là sự lạm dụng các yếu tố ngoại ngữ, khẩu ngữ, cách diễn đạt để
gây “ấn tượng”, “giật gân”. Thậm chí những sáng tạo này còn được các phương tiện
truyền thông “tiếp sức” mạnh mẽ. Nhiều nhà quảng cáo đã sáng tạo ra những kết hợp
kiểu biến danh từ thành tính từ chưa có trong từ điển. Điển hình như: ”một cảm giác
thật là yomost”, ‘‘một phong cách thật xì-tin”, “sạch hơn cả siêu sạch”,…
Sự giảm sút tình yêu tiếng Việt hiện nay là đáng lo ngại. Ý thức, trách nhiệm
giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt của một bộ phận nhân dân đang xuống cấp. Xu
hướng lai căng, vọng ngoại đang sôi nổi. Một số bạn trẻ thích “hiện đại”, thích “thể
hiện cá tính, đẳng cấp” khoa trương một cách quá đáng.
Một số doanh nghiệp nắm bắt tâm lý sính ngoại của người dân nên triệt để khai
thác. Từ tên thương hiệu, vỏ bao bì, cách quảng cáo… đến việc ăn theo những từ mới.
Một số người thường thể hiện sự “uyên bác” bằng cách diễn đạt pha trộn nhiều tiếng
nước ngoài. Hay cách diễn đạt cầu kì, khó hiểu. Hoặc dùng các từ nước ngoài một
cách không cần thiết…
Giới trẻ hiện nay thiếu hụt tri thức cơ bản về ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt
nói riêng. Đời sống hiện đại khiến cho con người thiếu quan tâm đến ngôn ngữ giao
tiếp. Họ thích nói ngắn gọn. Họ ngại dùng từ hán Việt. Từ đó dẫn đến việc dùng sai
tiếng Việt cả về từ ngữ lẫn ngữ pháp. Một thực trạng dễ thấy là lời nói của giới trẻ
ngày càng khô khan do vốn từ nghèo nàn.
Việc sáng tạo ngôn ngữ không dựa trên các nguyên tắc khoa học và hoàn cảnh
giao tiếp khiến cho ngôn ngữ tuổi “teen” rắc rối, khó hiểu, hoặc vô nghĩa.
Sự thiếu tích cực và“chậm chân” của công tác nghiên cứu, phản biện về ngôn
ngữ của các chuyên gia trước thực trạng xã hội khiến cho hiện tượng này leo
34
https://www.facebook.com/groups/giaoanmienphinguvan
thang. Chữ viết vốn là một công cụ để ghi lại ngôn ngữ. Vì thế những biểu hiện lệch
lạc trong ngôn ngữ nói lâu dần sẽ được phản ánh trong ngôn ngữ viết. Với những thực
tế như trên hẳn sẽ không còn là điều ngạc nhiên nữa.
Bên cạnh những nét độc đáo, những sáng tạo đáng ghi nhận vẫn còn tồn tại
nhiều vấn đề cần có sự can thiệp, chấn chỉnh kịp thời để giữ gìn sự trong sáng của
Tiếng Việt.
Giải pháp khắc phục việc sử dụng ngôn ngữ “chat” không đúng mục đích giao
tiếp:
Ngôn ngữ vốn là một hiện tượng xã hội. Sự phát triển hay tụt lùi của ngôn ngữ
có ảnh hưởng rất lớn đến toàn xã hội. Vì vậy, những điều chỉnh dù nhỏ nhất cũng cần
có sự tham gia của xã hội cộng đồng. Một xu hướng xấu có thể nảy sinh trong vòng
vài năm. Nhưng phải mất rất nhiều năm để chấn chỉnh, điều hướng và khắc phục hậu
quả của nó.
Các bạn trẻ cần tích cực tham gia trau dồi vốn hiểu biết về ngôn ngữ, văn hóa
của dân tộc. Tiếp thu những yếu tố mới trên cơ sở có xem xét chọn lọc. Không cổ xúy,
chạy theo những xu hướng mà ngay chính bản thân cũng chưa hiểu chưa rõ.
Các diễn đàn (foroom) và các trang mạng xã hội cần xây dựng quy chế rõ
ràng và phù hợp. Hướng diễn đàn đến những nội dung giao tiếp lành mạnh. Cần xây
dựng những hạt nhân tiêu biểu nhằm thu hút thành viên của diễn đàn học hỏi, noi theo.
Một biểu tuượng đẹp trong ngôn ngữ rất dễ thu hút người xem làm theo.
Gia đình cần sự quan tâm chia sẻ từ các bậc phụ huynh. Nên xem con em mình
như những “người bạn” để hiểu được tâm tư nguyện vọng của giới trẻ hiện nay. Từ
đó, đưa ra những lời khuyên một cách thiết thực nhất. Hãy giúp các em có nhiều cơ hội
được tiếp xúc giao lưu học hỏi lẫn nhau nhiều hơn. Đồng thời, trạng bị những hiểu biết
văn hóa, ứng xử ngay từ chính những hoạt động, sinh hoạt trong gia đình.
Thầy cô là những người có ảnh hưởng trực tiếp đến các bạn trẻ. Thầy cô chính
là những người định hướng, giúp các em hoàn thiện vốn ngôn ngữ của mình. Bởi vậy,
mỗi thầy cô cần phải là những tấm gương về sử dụng ngôn ngữ, kiến thức ngôn ngữ.
Thường xuyên thiết lập các kênh đối thoại để từ đó khích lệ, nhắc nhở hay chấn chỉnh
hoạt động ngôn ngôn ngữ của học sinh. Đặc biệt, là xây dựng cho mình một ngôn
phong trong sáng, chuẩn mực.
Nhà trường cần định hướng cho các em những giá trị tốt đẹp của tiếng Việt. Từ
đó, nâng cáo ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Tạo thêm nhiều cơ hội, cũng
như khích lệ tinh thần học hỏi nói và làm theo lời hay ý đẹp. Bên cạnh đó cũng cần có
những biện pháp để chấn chỉnh những em đi ngược lại xu thế đó.
Cơ quan chức năng cần xây dựng một chương trình học tiếng Việt phù hợp và
khoa học. Trên tinh thần giảm tải những kiến thức về ngôn ngữ học tiếng Việt. Coi
trọng kỹ năng giao tiếp và phát triễn kỹ năng sống cho học sinh.
Các cơ quan thông tin truyền thông cần xây dựng cách nói, viết chuẩn mực
góp phần định hướng xã hội. Cần có thái độ kiên quyết chống lại những cách diễn đạt
lệch chuẩn. Kìm chế hững xu hướng không phù hợp làm mất đi sự trong sáng và chuẩn
hóa của tiếng Việt. Từ đó, giúp giới trẻ có được định hướng đúng đắn.
Bài học:
Luôn rèn luyện ngôn ngữ giao tiếp. Luôn vận dụng đúng đắn các phương tiện giao tiếp
để bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt. Đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh. Khi nhân
cách chưa định hình thì cần phải rèn luyện bản thân theo những chuẩn mực tốt đẹp hơn
nữa. Tránh lệch lạc nhân cách dẫn đến các hành vi sai trái.
35
https://www.facebook.com/groups/giaoanmienphinguvan
Góp ý, điều chỉnh những hành vi lệch lạc ngôn ngữ trong giao tiếp của bạn bè.
Vận dụng ngôn ngữ mới nhưng không lạm dụng nếu Tiếng Việt có từ tương tự. Rèn
luyện ý thức trân trọng và bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt.
c.Kết bài:
Như vậy, vấn đề văn hóa ngôn ngữ và giáo dục văn hóa ngôn ngữ cho thế hệ trẻ
nhất là cho học sinh, sinh viên trong giai đoạn hiện nay trở thành vấn đề cấp bách, cần
sự chung tay của các lực lượng xã hội. Trong đó, bản thân giới trẻ đóng vai trò hết sức
quan trọng trong việc góp phần giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt trên
cơ sở kế thừa và phát huy truyền thống đi đôi với việc sáng tạo những giá trị mới phù
hợp với tinh thần thời đại.
Đề 13:
Hiện tượng “Fan cuồng” thần tượng trong giới trẻ hiện nay-nghị luận
a.Mở bài:
Hiện tượng cuồng thần tượng đến mê muội không chỉ sảy ra trong giới trẻ ở
Việt Nam mà còn khá phổ biến ở một vài nước trên thế giới. Việc ngưỡng mộ thần
tượng ở mức độ hợp lý có thể mang đến nhiều lợi ích nhưng mê muội quá đáng là một
thảm hoạ tới sức khoẻ và tâm lí và nhân cách con người. Đây là vấn đề mà nhiều nhà
nghiên cứu đã chỉ ra hơn thập kỉ qua. Trong những năm gần đây, với xu thế quốc tế
hóa cao độ, sự phát triển mãnh mẽ của nền công nghệ thông tin và các phương tiện giả
trí càng cho vấn đề nay trở nên nghiêm trọng đến mức đáng báo động.
b.Thân bài:
Thần tượng là gì?
Thần tượng là trạng thái tinh thần quý trọng hay tôn sùng một người nào đó một
cách say mê. Người được thần tượng là những cá nhân hay tập thể được nhiều người
biết đến và hâm mộ. Họ xuất thân trong nhiều lĩnh vực như giải trí, y tế, khoa học,
chính trị, thể thao… Ở họ có một sức lôi cuốn mãnh liệt, khiến người khác say mê,
cuồng nhiệt.
Fan cuồng thần tượng là gì?
Fan cuồng hay còn gọi là người hâm mộ, ái mộ, fan hâm mộ,.. Đây là tên gọi chỉ
chung cho một nhóm đông người cùng chung một ý thích và biểu hiện sự nhiệt tình,
ủng hộ, yêu quý và dành những tình cảm nồng nhiệt đến quá khích cho một thần tượng
nào đó. Fan cuồng thần tượng có thể hình thành do say mê quá mức hoặc do lôi kéo,
ảnh hưởng bởi hiệu ứng đám đông.
* Thực trạng cuồng thần tượng của giới trẻ hiện nay:
Ngày nay, hình ảnh các ca sĩ, diễn viên, người mẫu, vận động viên,… xuất hiện
khắp mọi nơi. Từ màn ảnh truyền hình, Internet, đến các trang báo, khu mua sắm đều
xuất hiện các gương mặt sáng giá trong ngành giải trí. Một mặt, nó làm cho hoạt động
nghệ thuật của họ đến gần công chúng hơn. Nhưng đồng thời cũng dẫn đến sự tăng cao
của hiện tượng tôn thờ người nổi tiếng một cách mù quáng.
Hiện tượng người hâm mộ cuồng tín có ở khắp nơi trên thế giới. Một số ví dụ
điển hình có thể nói đến như John Hinckley. Chỉ vì hâm mộ quá khích của nữ diễn
viên người Mỹ Jodie Foster, anh ta đã ám sát tổng thống Ronaldd Reagan. Hành động
tàn bạo và liều lĩnh này chỉ với mục đích là “làm Jodie Foster ấn tượng”.
Tại Trung Quốc, người cha của Dương Lệ Quyên đã tự tử với mong muốn con
gái được gặp thần tượng Lưu Đức Hoa. Ở Việt Nam, nhiều bạn trẻ tỏ ra quá khích, mất
kiểm soát bản thân khi tiếp xúc với các thần tương K-Pop Hàn Quốc. Giới trẻ khắp nơi
trên thế giới gần như rơi vào một trạng thái thiếu kiểm soát tinh thần trước làn sóng
36
https://www.facebook.com/groups/giaoanmienphinguvan
của sự lăng-xe công nghệ. Chỉ vì hâm mộ thần tượng mà họ bất chấp bản thân, gia
đình và cả việc làm phạm pháp. Tất cả chỉ để được tiếp cận, ngắm nhìn và tung hô mà
thôi.
Giới trẻ thường xem thần tượng như mẫu hình lí tưởng cần phải học hỏi. Vì thần
tượng vốn có những phẩm chất nổi bật và đặc biệt trong lĩnh vực của họ. Giới trẻ có
thể bắt chước tính cách, ngoại hình, hành động và lối sống của thần tượng với mong
muốn trở nên giống với thần tượng. Vì thế, thần tượng có ảnh hưởng lớn đến đời sống
của nhiều người. Ngay cả khi xa cách về mặt địa lý và quan hệ xã hội, tầm ảnh hưởng
của thần tượng vẫn mạnh mẽ. Thậm chí, có những người còn tạo ra mối quan hệ tưởng
tượng với thần tượng vì sự xuất hiện liên tục của thần tượng trên truyền thông. Đặc
biệt là trong giới truyền hình. Vì nó tạo cảm giác thần tượng đang nói chuyện trực tiếp
với họ.
Sự hoang tưởng tinh thần là một trạng thái rất dễ thấy của các fan cuồng. Họ có
thể khóc, có thể cười, tung hô, gào thét khi thấy thần tượng của mình xuất hiện ở đâu
đó. Họ sẵn sàng đứng đợi nhiều giờ liền chỉ để mua một tấm vé. Họ có thể quên ăn
quên ngủ chỉ để đón đợi các sự kiện từ thần tượng của mình, Ngày đêm theo dõi không
ngừng nghỉ.
Thật không lạ gì khi trong phòng của họ lưu giữ rất nhiều hình ảnh người mà họ tôn
thờ. Sự thật, sùng mộ thần tượng đã trở thành một bệnh lí thần kinh khó chữa.
* Nguyên nhân hình thành và phát triển các “Fan” cuồng thần tượng:
Nguyên nhân sâu xa khiến nhiều teen cuồng thần tượng tới mức “bệnh” là các
em chưa tìm đúng con đường đi cho mình. Cộng với sự tác động từ môi trường sống
và giáo dục gia đình. Nhiều gia đình chiều chuộng con cái quá mức cần thiết. Điều đó
khiến các em có điều kiện tiếp xúc với nhiều nguồn văn hóa và các hoạt động giải trí.
Với việc sở hữu một chiếc tivi và một cái điện thoại cảm ứng là các em đã có cả thế
giới trong tầm tay.
Thế giới ấy diễn ra những hoạt động âm thầm và lặng lẽ. Nó kín đáo đến nỗi các
bậc phụ huynh cũng không nhận ra nếu không quan tâm. Thực sự là, một thế giới ảo
tồn tại song song với hiện thực đã hình thành và từng bước chiếm lĩnh các dân cư của
nó.
Một nguyên nhân khác là do sức ép học tập từ phía gia đình, nhà trường lên học
sinh rất lớn. Nhiều em thấy học là vì cha mẹ ép chứ không phải cho chính mình nên
không hứng thú. Trong khi đó, thế giới giải trí lại có nhiều điều hấp dẫn. Trẻ mong
muốn được như thần tượng, theo đuổi sở thích cá nhân, thoải mái vui chơi, ăn mặc
đẹp… Ở đó chỉ có sự tung hô, mời gọi, tự do buông thả và làm những điều mình
muốn.
Với bản chất của xã hội ngày nay, người có tiền thường thắng thế trong các cuộc
đua chiếm lĩnh người hâm mộ. Thật không lạ gì với những kiểu lăng-xe đình đám của
các ca sĩ, người mẫu, diễn viên một cách lố lăng, kịch cỡm. Họ lợi dụng tâm lí dễ dãi,
thiếu hiểu biết của khán giả để diễn trò. Dĩ nhiên, phần lớn trong số họ đã bị loại thải
vì không có thực lực. Thế nhưng, số còn lại vẫn đang bày đủ mọi chiêu trò để làm cho
giới trẻ ngày thêm sùng mộ để thu lời.
Ngoài xã hội lại ít có những hình tượng mẫu mực trong các lĩnh vực để giới trẻ
ngưỡng mộ. Trong khi nhiều phương tiện truyền thông tập trung tung hô những ca sĩ,
diễn viên nổi tiếng nên càng khiến giới trẻ bị lệch lạc. Ở gia đình, người lớn chưa thật
sự có ý thức xây dựng hình tượng của mình trong mắt con cái, khiến trẻ không phục.

37
https://www.facebook.com/groups/giaoanmienphinguvan
Việc tung hô, quảng cáo quá mức các nhân vật công chúng nhằm thu lợi của các
phương tiện truyền thông khiến cho việc cuồng thần tượng diễn ra quá mức, khó kiểm
sát. Hầu hết, giới trẻ tương tác, gặp gỡ thần tượng của mình trên internet thông qua các
diễn đàn. Sự câu kết giữa nhiều nhân vật và các công ty truyền thông đã đưa ra những
thông tin lệch lạc, không hữu ích. Tất cả chỉ để lôi kéo, cuốn hút giới trẻ vào các hoạt
động tiêu dùng, giải trí khiến cho giới trẻ ngày càng sa ngã.
* Lợi ích của việc hâm mộ thần tượng:
Thần tượng một nhân vật nổi tiếng chưa hẳn là không có lợi. Một nghiên cứu
của Trung Quốc cho thấy người thần tượng ca sĩ nhạc Pop và vận động viên có khả
năng dự đoán, làm việc, học tập, lòng tự trọng và sự thấu hiểu bản thân không cao.
Trong số đó, những người tiếp xúc nhiều với giọng nói và hình ảnh của thần tượng qua
truyền hình và radio thấu hiểu bản thân thấp nhất.
Trong khi đó, những người chọn thần tượng là những người gần gũi trong cuộc
sống như các thành viên gia đình, thầy cô và những người không nổi tiếng lại thể hiện
mức độ thành đạt học tập và lòng tự trọng cao hơn. Các nhà nghiên cứu kết luận sự
ngưỡng mộ những người gần gũi trong cuộc sống mang đến lợi ích thực và ảnh hưởng
tốt hơn tới đời sống thanh thiếu niên. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chính sự thần tượng
đúng đắn sẽ giúp con người định hướng suy nghĩ và hành động tốt hơn trong cuộc
sống.
* Tác hại của việc hâm mộ thần tượng quá mức:
Quá trình từ hâm mộ trở thành cuồng tín trải qua theo thời gian. Dần dần trong
quá trình tìm hiểu thần tượng, người hâm mộ sẽ bắt đầu có những hành động quá
khích. Những động cơ của các hành động này có nguyên tắc khá giống các chất gây
nghiện. Ban đầu, người hâm mộ tìm kiếm bản thân, xây dựng nhân dạng dựa trên một
hình mẫu có sẵn (thần tượng của họ). Sau đó, họ bắt đầu có những hành vi đánh mất
bản thân để có thể đồng hóa với thần tượng. Ví dụ tưởng tượng thần tượng yêu mình
hay sự sống của thần tượng phụ thuộc vào mình.
Ngoài ra, biểu hiện tôn thờ thần tượng quá mức có thể liên quan đến việc phạm
pháp. Sự suy giảm lòng tự trọng có liên hệ với mức độ phá vỡ quy tắc xã hội. Thấu
hiểu bản thân thấp liên hệ với hành vi phạm pháp. Những người có xu hướng “bắt
chước tại hại” thần tượng có thể vướng vào những việc làm tiêu cực, thậm chí nguy
hiểm.
Tại Việt Nam, người hâm mộ nhạc Hàn Quốc (Kpop) đã từng bị nhiều báo đài chỉ
trích vì những hành vi nguy hiểm như “dọa dẫm, tự tử, tuyệt thực, gào khóc” để được
phụ huynh đáp ứng những nhu cầu theo đuổi thần tượng, hoặc bỏ nhà đi, hoặc lao vào
tệ nạn đánh mất tương lai.
* Giải pháp khắc phục hiện tượng cuồng thần tượng trong giới trẻ hiện nay:
Có thể nói, việc hâm mộ thần tượng là một sở thích cá nhân cần được tôn trọng.
Nó mang lại nhiều ích lợi cho người hâm mộ. Tuy vậy, nó đi kèm với nhiều hệ lụy đến
sức khỏe và sự phát triển. Đặc biệt với những người không hiểu rõ bản thân và chưa
tìm được định hướng phát triển cho mình. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ có con cái ở
độ tuổi vị thành niên cần hết sức lưu tâm đến vấn đề này và tìm giải pháp điều chỉnh
hành vi của con em mình.
Trước hết là giáo dục con theo những định hướng tốt đẹp. Nên lấy chuẩn mực
gia đình, xã hội bồi dưỡng tâm hồn và sở thích cho con cái. Hạn chế cho trẻ tiếp cận
với các phương tiện, các trào lưu, các chương trình giải trí có giá trị thấp kém.

38
https://www.facebook.com/groups/giaoanmienphinguvan
Khi con trẻ đã thần tượng một nhân vật nào đó, hãy đừng cấm cản hoạt động của
con cái. Vì làm như vậy sẽ khiến con trở nên càng bất mãn và nổi loạn. Thay vào đó,
hãy tìm hiểu tâm lý của con một cách kĩ lưỡng. Cha mẹ hãy là chỗ dựa vẫn chắc, ủng
hộ hoạt động hâm mộ đúng đắn của con. Đồng thời đảm những hoạt động này không
ảnh hưởng đến các hoạt động học tập và sinh hoạt của con.
Bố mẹ phải gương mẫu để con cái thương yêu, tôn trọng. Tốt nhất là trở thành
thần tượng của con. Nếu không, ít nhất cũng là người để trẻ tin tưởng, có thể mở lòng
chia sẻ mọi thứ về cuộc sống của mình.
Cần cho trẻ có nhiều hoạt động để luôn có được sự cân bằng trong cuộc sống.
Thực tế, nhiều trẻ hiện nay chỉ biết học, không biết việc gì khác. Học sinh không được
trang bị những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. Họ thiếu sự tự tin về bản thân, không
xây dựng được hình ảnh của chính mình. Họ dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố hấp dẫn
bên ngoài. Từ đó không biết phân biệt chọn lựa thần tượng cho chính mình.
Hãy mở rộng thêm những niềm vui, sở thích của con, đánh lạc hướng để trẻ
không chỉ dành hết thời gian xoay quanh thần tượng. Cho trẻ tiếp cận với những người
thành công về nhân cách, học tập, bản lĩnh… chứ không phải chỉ hào nhoáng bề ngoài.
Tạo những sân chơi thực sự giúp trẻ thoải mái. Một định hướng tích cực dần dần sẽ
giúp các bạn trẻ tránh xa được sự say mê thần tượng. Chú ý đến những hoạt động tốt
đẹp, thực sự hữu ích.
* Bài học nhận thức và hành động cho giới trẻ về hành vi hâm mộ thần tượng:
Hãy chọn cho mình một thần tượng phù hợp, tích cực để học ở đó thái độ cầu tiến, đề
ra cho mình hướng đi, lối sống đúng đắn… không nên bắt chước thái quá gây phản
cảm cho người khác và có khi làm hại đến bản thân mình. Cần có nhận thức đúng đắn
về việc ngưỡng mộ thần tượng và lường được những hậu quả của sự mê muội để có
thái độ và cách ứng xử phù hợp. Xây dựng lối sống lành mạnh làm cho tâm hồn phong
phú hơn. Không ngừng nâng tầm văn hóa, rèn luyện đạo đức cho bản thân. Từ đó phấn
đấu vươn tới những tầm cao của đời sống.
Biết chế ngự những cảm xúc say mê thái quá trước thần tượng. Không chạy theo thần
tượng một cách mù quáng. Biết phê phán mọi biểu hiện mê muội thần tượng trong
cuộc sống hàng ngày. Trước hết là trong học đường.
Cần biết tôn trọng thần tượng bằng cách có những hành động, suy nghĩ chính chắn và
cao đẹp. Đó mới thực sự là ngưỡng mộ. Đừng vì quá đam mê và thần tượng hóa mà
biến mình thành kẻ dị hợm, khác người không tốt cho bản thân và xã hội.
c.Kết bài:
Một tư tưởng lành mạnh là một tư tưởng phải giúp ta tiến bộ và đạt được thành
công trong cuộc sống. Các bạn trẻ hãy tin tưởng vào bản thân, tin tưởng vào những gì
thật sự tiến bộ và hữu ích để có một tinh thần khỏe mạnh, một ý chí mạnh mẽ, đem sức
mình xây dựng quê hương đất nước.(DL)
III-KẾT LUẬN:
Nhà trường là một thế giới kì diệu. Giúp học sinh khám phá được thế giới kì
diệu ấy là nhiệm vụ của các thầy cô giáo nói chung và là của các thầy cô giáo dạy Ngữ
văn nói riêng. Giúp các em học sinh biết cách viết văn, sống nhân văn, tiếp cận cuộc
sống một cách thực tế, nhạy bén không gì hiệu quả hơn các giờ Ngữ văn, đặc biệt là
các bài học về NLXH. Văn học bắt nguồn từ đời sống và đưa văn học trở về với đời
sống, giúp học sinh có kĩ năng sống, đó chính là yêu cầu của việc học văn nghị luận xã

39
https://www.facebook.com/groups/giaoanmienphinguvan
hội. Hơn lúc nào hết và hơn ai khác, người thầy có vai trò quan trọng trong việc hướng
dẫn học sinh, nhất là về kiểu bài NLXH.
Rất mong chuyên đề này sẽ có ý nghĩa thực tiễn với các thầy cô giáo đang tham
gia công tác bồi dưỡng học sinh tuyển sinh vào 10 bộ môn Ngữ văn THCS và chuyên
đề có thể còn có những hạn chế nhất định. Rất mong quí thầy cô đóng góp ý kiến bổ
sung cho tài liệu phong phú và hoàn thiện hơn.

40

You might also like