You are on page 1of 4

Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Khái niệm Nghị luận là phương pháp hay một văn bản (hoặc dạng
thức của văn bản) có nội dung chủ yếu là bàn về một đối tượng nào đó,
như: một tác phẩm văn học, các vấn đề xã hội như đời sống, chính trị.
Qua đó, người đọc/người nghe được cung cấp những lý lẽ, dẫn chứng
mang tính thuyết phục từ người viết/người nói.

1.2. Cách làm và yêu cầu viết bài văn nghị luận về một vấn đề
xã hội
- Nêu được vấn đề cần bàn luận.
- Triển khai hệ thống luận điểm chặt chẽ; sử dụng lí lẽ bằng chứng để
tăng tính thuyết phục.
- Nêu được quan điểm cá nhân đồng thời nêu được vấn đề ở một góc
nhìn, khía cạnh khác.
- Rút ra được ý nghĩa, bài học từ vấn đề được nêu.

+ Mở bài: giới thiệu được vấn đề cần bàn luận và thể hiện rõ ràng ý kiến
của người viết về vấn đề ấy.
+ Thân bài: giải thích vấn đề cần bàn luận; đưa ra được ít nhất hai lí lẽ
cụ thể để lí giải cho ý kiến của người viết; sắp xếp các lí lẽ, bằng chứng
theo trình tự hợp lí; đưa ra được bằng chứng đa dạng, cụ thể, tiêu biểu,
xác thực để làm sáng tỏ lí lẽ; xem xét vấn đề từ nhiều phía để nội dung
bài viết được toàn diện.
+ Kết bài: khẳng định lại ý kiến, đưa ra bài học nhận thức và phương
hướng hành động

Câu 1/SGK 118: Nêu vấn đề chính được bàn luận trong bài viết và ý
nghĩa của nó.
- Vấn đề chính được bàn luận trong bài viết là: bàn luận về vấn đề mà
con người gặp phải trong xu thế toàn cầu hóa.
- Ý nghĩa: giúp con người hiểu được những gì họ đang làm và ảnh hưởng
của nó khi xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra, nhiều vấn đề tiêu cực nảy
sinh.
2. Câu 2: Xác định hệ thống luận điểm được triển khai trong bài viết.
Hệ thống luận điểm được triển khai trong bài viết là:
- Xem xét vấn đề từ nguồn gốc chung của loài người
. - Xem xét vấn đề từ thực tiễn lịch sử cận-hiện đại của thế giới.
- Xem xét vấn đề từ mối quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc.
- Xem xét vấn đề từ góc nhìn khác
- Ứng xử thực tế cần có của mỗi người khi nhận thức được tầm quan
trọng của vấn đề bàn luận.
Câu 3: Nhận xét về mức độ thuyết phục của các bằng chứng được
người viết đưa ra.
Lời giải chi tiết: Xét về mức độ thuyết phục của các bằng chứng được
người viết đưa ra, ta có thể khẳng định rằng những bằng chứng này đều
hết sức thuyết phục và đủ để làm sáng tỏ luận điểm đang được nói đến.
Bởi tác giả dã rất tài hoa khi sử dụng những dẫn chứng thực tế như
những thành quả của sự phát triển khoa học công nghệ, hay những vấn
đề luôn được mọi người yêu thích (bóng đá), rồi những vấn đề nổi trội
về chính trị các nước… tất cả đều rất đúng và thiết thực bởi sự hiện hữu
của nó vẫn đang diễn ra, chúng ta đều biết và nhìn thấy. Chính sự rõ
ràng, cụ thể, thực tế và dễ hiểu ấy đã giúp cho việc làm sáng tỏ luận
điểm chính của tác phẩm trở lên dễ dàng hơn bao giờ hết.

*Chuẩn bị viết
- Lựa chọn đề tài có thể khơi dậy được thái độ sống tích cực như: thực
hành lối sống xanh, tôn trọng sự khác biệt, trách nhiệm với người yếu
thế trong xã hội,…
- Sau khi chọn được đề tài ta sẽ tìm những luận điểm, lí lẽ, bằng chứng
cho bài để thuận lợi khai thông bài viết.

+) Tìm ý
- Có thể nhìn nhận vấn đề theo những góc độ nào? Và theo cấp độ
nào?
- Nên chọn những bằng chứng gì để làm sáng tỏ các luận điểm?
- Những câu nói nào có thể trích dẫn?
- Có thể bàn luận theo hướng trái chiều không? Như nào?
- Nhận thức được vấn đề có ý nghĩa như nào đối với mỗi người,
trước hết là đối với ta.
+) Lập dàn ý
- Mở bài:
Nêu được vấn đề cần bàn luận( trực tiếp, gián tiếp), không cần dài
dòng để người đọc nắm rõ vấn đề cần bàn luận từ đầu là gì.
- Thân bài:
‘ Nêu được những hoàn cảnh, hoàn cảnh đời sống làm nảy sinh ra vấn
đề.
‘ Phân tích từng khía cạnh từ hẹp đến rộng hay từ rộng đến hẹp với
những lí lẽ, bằng chứng thuyết phục.
‘ Làm rõ sự cần thiết phải nhận thức đầy đủ về vấn đề.
‘ Nêu vấn đề bằng trải nghiệm cá nhân giúp thay đổi điểm nhìn cũng
như tạo sự đa dạng cho vấn đề.
‘ Bàn luận với góc nhìn trái chiều.
- Kết bài:
Tóm lại những luận điểm đã nêu và khẳng định lại ý nghĩa, bài học của
vấn đề bằng những tư liệu, bằng chứng đối với bản thân.

VIẾT
-Bám sát dàn ý đã lập để viết, có thể điều chỉnh các nhận xét, đánh giá
cho phù hợp với những bằng chứng được đưa ra.
-Mỗi luận điểm cần được triển khai thành một đoạn văn, có câu chủ đề
với các ý nhỏ triển khai chủ đề.
- Thường xuyên chú ý mạch lạc và liên kết của bài viết, sử dụng chính
xác và đúng chỗ các phương tiện liên kết.
- Việc trích dẫn các ý kiến bàn về vấn đề (nếu có) cần đảm bảo tính
trung thực, không cắt xén, có ghi nguồn đầy đủ, chính xác (phần trích
dẫn trực tiếp phải được đặt trong ngoặc kép).
- Chú ý sử dụng hình thức đối thoại (với các quan điểm khác) nhằm làm
cho vấn nên nổi bật và sắc nét.
– Có thể vận dụng linh hoạt các yếu tố tự sự và biểu cảm, nhất là khi để
cập những trải nghiệm của bản thân để làm tăng tính thuyết phục của
lập luận.
Chỉnh sửa, hoàn thiện
Đối chiếu với yêu cầu của kiểu bài và dàn ý đã lập để:
- Bổ sung những ý cần thiết hay lược bỏ những ý đi xa vấn đề chính cần
bàn luận.
- Kiểm tra tính chặt chẽ, hợp lí của bố cục; có thể đảo vị trí các đoạn, các
câu nếu thấy cần thiết nhằm đảm bảo sự liền mạch, logic của lập luận.
- Triển khai hoàn chỉnh những ý còn sơ sài.
- Thay thế phương tiện liên kết chưa được dùng chính xác và bổ sung
phương tiện liên kết cần thiết, phù hợp.
- Sửa các lỗi chính tả, diễn đạt và trình bày (nếu có).
*Chỉnh sửa, hoàn thiện
Đối chiếu với yêu cầu và dàn ý đã lập:
- Bổ sung những ý cần thiết và lược bớt những ý lần man gây lạc đề.
- Kiểm tra tính chặt chẽ, hợp lí của bố cục.
- Triển khai hoàn chỉnh các ý còn sơ sài kém thuyết phục.
- Thấy thế những phương tiện liên kết được dùng chưa chính xác.
- Sửa lỗi chính tả, trình bày.

You might also like