You are on page 1of 3

I.

Đọc hiểu (5 điểm)


Câu 1: Các ptbđ chính trong đoạn trích hoặc xác định phong cách ngôn
ngữ của đoạn trích hoặc là đặt nhan đề cho đoạn trích
=> Các ptbđ chính trong đoạn trích là tự sự miêu tả biểu cảm (đối với
ptbđ)
=> Phong cách ngôn ngữ của đoạn trích là sinh hoạt, nghệ thuật, báo chí,
chính luận, khoa học, hành chính.

Câu 2 có thể ra:


+ Nêu những ý chính của đoạn trích?
+ Nêu lên hình ảnh có trong đoạn trích như thế nào, gợi ra cái gì hay có ý
nghĩa gì?

Câu 3:
Chỉ ra 1 biện pháp tu từ ở trong đoạn trích và nêu tác dụng?
Và BPTTừ có 2 dạng sẽ ra:
+ Dạng 1 là lấy bptt từ đoạn trích và đề không yêu cầu ghi tác dụng thì
không cần ghi
+ Dạng 2 là cho một đoạn ngắn từ đoạn trích (có thể sẽ ra thơ hoặc
truyện ngắn nha) rồi kêu xác định đó là bptt gì và chỉ ra tác dụng (tác
dụng về mặt hình thức và tác dụng nghệ thuật)
Hoặc, cho vài dòng từ đoạn trích rồi hỏi rút ra được bài học gì?

Câu 4 khá đa dạng nhưng tóm lại là sẽ ra những ý sau:


Xác định chủ đề đoạn trích?
Nêu cảm nhận của anh/chị về một hình ảnh trong đoạn trích?
Từ đoạn trích, anh/chị đã rút ra được thông điệp gì và vì sao? (khi trả lời
gợi ý cần có câu sau: “Thông điệp này không chỉ ý nghĩa với bản thân em
mà nó còn có ý nghĩa đối với cả mọi người vì…”

Câu 5: Viết đoạn văn từ 5 đến 7 dòng trình bày suy nghĩ của anh/chị về
một vấn đề, một hình ảnh nào đó hoặc một bài học trong đoạn trích
trên.

II. Làm văn (5 điểm)


Viết một bài văn từ 5 đến 600 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị về một
vấn đề (có thể là một hiện tượng xã hội hoặc một tư tưởng đạo lí).
DÀN BÀI cho ĐỀ HIỆN TƯỢNG:
1/ Mở bài: giới thiệu tác giả, tác phẩm, nêu lên được vấn đề cần nghị
luận ở đoạn trích.
2/ Thân bài:
- Khái quát (bằng vấn đề nghị luận) và giải thích về vấn đề đó một cách
ngắn gọn dễ hiểu.
- Bàn luận:
+ Viết ra thực trạng có trong đoạn trích trên cũng như là ở bên ngoài xã
hội.
+ Nguyên nhân của những thực trạng đó.
+ Hậu quả mà nó để lại cho nạn nhân về mặt thể xác và tinh thần như
thế nào, ngoài ra, còn có thế nêu thêm những thứ như là những người
xung quanh bị ảnh hưởng bởi nó làm sao,
+ Giải pháp khắc phục cho hiện tượng trên.
3/ Kết bài:
Bày tỏ những suy nghĩ của mình về hiện tượng vừa nghị luận trên và cần
rút ra được bài học nhận thức, hành động cho bản thân.

Lưu ý: không cần phải lấy dẫn chứng nữa vì thực trạng đã là một dẫn
chứng có trong bài rồi. Và dàn bài trên là hiện tượng tiêu cực nên dàn
bài nó sẽ khác với hiện tượng tích cực chú ý khi viết các luận điểm rõ
ràng để thể hiện quan điểm ủng hộ của mình với hiện tượng tích cực đó.

DÀN BÀI cho TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ


1/ Mở bài: giới thiệu về tác giả, tác phẩm và đưa đề vào bài (đưa cái tư
tưởng đạo lí cần nghị luận vào)
2/ Thân bài:
- Khái quát (bước này sẽ giống với bước khái quát ở trên dàn bài về hiện
tượng) và giải thích về tư tưởng.
- Bàn luận:
+...
+...
+...
(Chỗ này cần đưa ra nhiều nhất 3 luận điểm thôi tránh bị loãng bài với lại
để “…” như vậy là cho mọi người tự suy nghĩ cho cái luận điểm của mình
nhe)
- Sử dụng dẫn chứng.
- Phản đề: có thể mở đầu bằng “Người ta vẫn thường nói rằng/ Ai đó đã
từng nói rằng/ Tác giả đã từng nói rằng… + VĐCNL + là một trong những
yếu đó góp phần tô điểm thêm cuộc sống của chúng ta thêm tốt đẹp
hơn” kết hợp với các cụm “Tuy nhiên”, “Thế nhưng”, “Nhưng” để phản
đề cho VĐCNL. Và ta chỉ nên sử dụng “vẫn còn một số người…”, “một bộ
phận nhỏ những người…” tránh cho việc đánh đồng tất cả mọi người.
3/ Kết bài:
-Thừa nhận lại vấn đề trên
- Đưa ra các bài học về nhận thức và hành động.

You might also like