You are on page 1of 5

CÁCH XỬ LÝ PHẦN ĐỌC – HIỂU

Phần đọc – hiểu: gồm 4 câu hỏi


CÂU 1: Đề thường hỏi các hình thức sau
• Cách hỏi 1: Xác định thể thơ/ phương thức biểu đạt/ phong cách ngôn ngữ/ thao tác
lập luận/ Đặt nhan đề
- Cách trả lời: đọc kĩ văn bản để xác định đáp án chính xác
- Cách trình bày (ghi đầy đủ, ko ghi tắt): Thể thơ của bài thơ là…/ Phương thức biểu
đạt chính trong bài thơ/đoạn trích là…/ Phong cách ngôn ngữ …
• Cách hỏi 2: Nêu nội dung chính/chủ đề
- Cách trả lời: 2 ý
+ Ý 1: Nội dung/Chủ đề ấy là gì? (Nếu là cả đoạn văn bản: có thể tìm được nội dung
từ tên nguồn dẫn in nghiêng phía dưới văn bản được trích + câu chủ đề + câu 4 phần
đọc – hiểu)
- Cách trình bày: nên là một đoạn ngắn khoảng 3 - 4 dòng bao gồm 3 ý trên.
CÂU 2: Đề thường hỏi
• Cách hỏi: Xác định biện pháp tu từ/ Chỉ ra và nêu tác dụng của BPTT/ Chỉ ra hiệu quả
của BPTT.
- Cách trả lời: Gồm 2 bước
+ Bước 1: Kể tên BPTT + “dẫn chứng” (Nếu là so sánh, đối, ẩn dụ, hoán dụ à cần
đưa ra các vế cụ thể)
Ví dụ: Áo chàm đưa buổi phân li (Tố Hữu)
Biện pháp tu từ: Hoán dụ: “Áo chàm” à tượng trưng cho người dân Việt Bắc.
+ Bước 2: Nêu tác dụng gồm 2 ý
- Tác dụng về mặt hình thức:
Nhóm 1: Ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, nhân hóa (Tăng sức gợi hình gợi cảm, hình ảnh
sinh động, gần gũi).
Nhóm 2: Phép điệp, liệt kê (tạo nhịp điệu…, gợi cảm xúc, nhấn mạnh ý)
Nhóm 3: Phép đối (tạo vế đối cân xứng, hài hòa, nhấn mạnh sự khác biệt)
Nhóm 4: Câu hỏi tu từ (Bộc lộ cảm xúc, tâm trạng…)
- Tác dụng về mặt nội dung (nhấn mạnh/làm nổi bật + nội dung văn bản) + thái độ
của tác giả (qua đó, tác giả gửi gắm…)
Lưu ý: Nếu yêu cầu nêu BPTT chính thì chỉ có 1 đáp án, nếu không thì lựa chọn 2 – 3 đáp
án chính xác nhất.
Ví dụ: Câu 2. Chỉ ra hiệu quả của BPTT chính trong 2 câu thơ sau: Từ ấy trong tôi
bừng nắng hạ/ Mặt trời chân lí chói qua tim (Tố Hữu).
Biện pháp tu từ xuất hiện trong câu “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ/ Mặt trời chân lí
chói qua tim” là:
- Ẩn dụ: “Nắng hạ”- “mặt trời” à tượng trưng cho ánh sáng của cách mạng, của
Đảng.
- Tác dụng về mặt hình thức: tăng sức gợi hình, gợi cảm xúc mãnh liệt, hình ảnh
thơ sinh động.
- Tác dụng về mặt nội dung: qua hình ảnh ẩn dụ “nắng hạ” và “mặt trời”, tác giả
nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của cách mạng, của Đảng với cuộc đời người thanh

GV: Huỳnh Thuỵ Nguyên Mai


niên sớm giác ngộ lí tưởng. Qua đó, tác giả thể hiện niềm vui sướng và niềm tin vào
con đường mình đã chọn.
CÂU 3: Đề thường hỏi
- Theo anh/chị… có ý nghĩa gì?: Đọc văn bản và tìm câu trả lời theo cách lí giải của
mình (ko chép trên văn bản xuống).
- Theo tác giả/theo văn bản/theo nhân vật trong văn bản/ hoặc theo một câu nói
được in nghiêng từ trên văn bản: Tìm câu trả lời đúng ngay trên văn bản (tìm đủ
ý, ghi đủ ý, không ghi tắt…chắt lọc ý không chép hết)
CÂU 4: Đề thường hỏi
• Cách hỏi 1: Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến, quan điểm/vấn đề nào đó hoặc quan điểm
của anh chị về ý kiến/vấn đề nào đó
Cách trả lời:
Bước 1: Câu chủ đề Tôi đồng tình/ko đồng tình với ý kiến “……………….”. Hoặc “Theo
tôi, vấn đề “…………” là phù hợp/ko phù hợp; đúng/sai; hoàn toàn xác đáng/chính
đáng/chưa xác đáng…
Bước 2: Lý lẽ
- Lí giải vì sao nói như vậy (Bởi vì…+ 3 lí giải). Sử dụng thêm các quan hệ từ (Bên
cạnh đó,…; Ngoài ra,…; Hơn nữa,…; Mặt khác,…; Không chỉ vậy,…)
Bước 3: Nêu ngắn gọn dẫn chứng cụ thể (Có thể là câu nói liên quan chủ đề, nhân vật
nổi tiếng…)
Bước 4: Câu kết đoạn (Như vậy, …+ nhận thức của bản thân)
• Cách hỏi 2: Thông điệp
Cách trả lời:
Bước 1: Thông điệp ấy là gì (ghi rõ, cụ thể nhưng ngắn gọn, nếu được thì bỏ “…”)
Bước 2: Thông điệp ấy có ý nghĩa ntn tới bản thân và xã hội?
Bước 3: Lí giải vì sao nói như vậy (3 lí giải)
Bước 4: Chốt ý
• Cách hỏi 3: Sứ mệnh/Nhận thức/Hành động/Vai trò/ Trách nhiệm của con người (chú
ý là cá nhân hay tập thể) với vấn đề nào đó?
Bước 1: Bản thân/tập thể nhận thấy mình cần phải có nhận thức/hành động/vai trò/ trách
nhiệm như thế nào với vấn đề?
Bước 2: Hành động cụ thể: Đưa ra 2-3 hành động (sử dụng các từ khóa: cần, phải, nên,
hãy, cùng…)
Bước 3: Chốt ý
• Cách hỏi 4: Ý nghĩa/ vai trò/ tác dụng/ sự cần thiết/lợi ích của vấn đề nào đó trong cuộc
sống. (tích cực)
Bước 1: Vấn đề đó có ý nghĩa/vai trò/ tác dụng…như thế nào trong cuộc sống.
Bước 2: Lí giải vì sao mình nói như vậy? sử dụng khoảng 3 từ khóa (tạo ra, hình thành,
góp phần, giúp cho, kích thích, trau dồi, bồi đắp, làm cho…)
Bước 3: Chốt ý
• Cách hỏi 5: Hậu quả/ tác hại/ ảnh hưởng/ tác động của vấn đề nào đó tới cuộc sống.
(tiêu cực)
Bước 1: Vấn đề đó có tác hại/tác động/ảnh hưởng/hậu quả…như thế nào tới cuộc sống.
Bước 2: Lí giải vì sao mình nói như vậy? sử dụng khoảng 3 từ khóa (gây ra, gây nên,
kìm hãm, nguy cơ, nguy hại, gây hại, ảnh hưởng xấu, tác động xấu…)

GV: Huỳnh Thuỵ Nguyên Mai 2


Bước 3: Chốt ý

• Cách hỏi 6: Nêu lí do/giải pháp/ biện pháp/ lí giải nguyên nhân cho một vấn đề nào đó
Bước 1: Luận điểm: Vấn đề nó tác động/ảnh hưởng/chiếm vị trí như thế nào đối với
cuộc sống?
Bước 2: Lí giải/lí do/giải pháp (từ 3 đáp án).
Bước 3: Chốt ý

CÁCH NHẬN DIỆN MỘT SỐ DẠNG ĐỀ TRONG CÂU NLXH 200 CHỮ
I/ DẠNG 1: Bàn về vai trò/ ý nghĩa/ giá trị/tác dụng/sự cần thiết (của một yếu tố/một vấn
đề nào đó)
VÍ DỤ: Ý NGHĨA CỦA SỰ THẤT BẠI TRONG CUỘC SỐNG
1/ Gợi ý: Đây là dạng đề bàn về các vấn đề tích cực của cuộc sống. Trong bài viết ta sẽ tiến
hành các bước:
- Bước 1: Câu chủ đề (Đề hỏi gì thì viết lại vấn đề đó theo hướng khẳng định)
VD: Sự thất bại có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta.
- Bước 2: Lí giải (sử dụng hệ thống từ khóa sao cho phù hợp với vấn đề được đưa ra nghị
luận): làm cho, góp phần, hình thành, kích thích, thúc đẩy, trau dồi, bồi đắp, tạo
ra, mang lại, xây dựng...
VD: + Thất bại đem lại bài học quý giá để từ đó chúng ta có thêm những trải nghiệm, đúc
kết kinh nghiệm trên con đường chinh phục ước mơ.
+ Thất bại làm cho con người mạnh mẽ hơn, kiên trì hơn, sẵn sàng đương đầu với những
khó khăn để tìm ra con đường tương lai tươi sáng.
+ Thất bại cũng kích thích con người tự lập hơn, tư duy sáng tạo hơn để tạo ra những đột
phá mới…
- Bước 3: Dẫn chứng ngắn
VD:
+ Người xưa thường nó: “Thất bại là mẹ thành công.”, vì vậy, con đường nào dẫn đến
thành công cũng đi qua những trạm dừng chân mang tên “thất bại”.
+ Ngạn ngữ Trung Hoa nhắc nhở chúng ta mỗi khi để sự “thất bại” làm nhụt ý chí: “Thất
bại không phải là ngã, mà là từ chối đứng dậy.”. Như vậy, thất bại trước hết là thất bại
từ trong ý chí.
- Bước 4: Phản đề
VD: Tuy nhiên, một bộ phận…có thái độ sống tiêu cực, dễ nản lòng, thiếu tinh thần tự
lập…dẫn đến…
- Bước 5: Chốt lại vấn đề (bài học nhận thức)
VD: Như vậy, chúng ta cần biến những thất bại của ngày hôm nay trở thành những thành
công trong tương lai.
2/ Ví dụ mẫu một số đề có thể ra và làm theo DẠNG 1:
Đề 1: Trình bày vai trò/ý nghĩa của việc sống chủ động/sự tự tin/tinh thần trách nhiệm/sự thất
bại/tình cảm gia đình... trong cuộc sống
Đề 2: Trình bày giá trị/sự cần thiết của việc cho đi/thời gian/sự thành công/niềm tin/sự khác
biệt...trong cuộc sống.

GV: Huỳnh Thuỵ Nguyên Mai


Đề 3: Trình bày suy nghĩ của em về quan điểm/ý kiến: Chấp nhận sự khác biệt trong cuộc
sống/Sống ở thế chủ động...
Đề 4: Anh/chị có đồng tình với quan điểm: Cho đi là còn mãi? Vì sao?
Đề 5: Theo anh/chị “cuộc đời là những chuyến đi”?...
II/ DẠNG 2: Bàn về tác hại/nguy cơ/ ảnh hưởng/ tác động/hậu quả...(của một yếu tố/một
vấn đề nào đó trong cuộc sống)
VÍ DỤ: TÁC HẠI CỦA TRÀO LƯU SỐNG ẢO TRONG GIỚI TRẺ HIỆN NAY
1/ Gợi ý: Đây là dạng đề bàn về các vấn đề tiêu cực của cuộc sống. Trong bài viết ta sẽ tiến
hành các bước:
- Bước 1: Câu chủ đề (Đề hỏi gì thì viết lại vấn đề đó theo hướng khẳng định).
VD: Trào lưu sống ảo hiện nay trong giới trẻ gây nên những hệ lụy/những tác hại lớn đối
với xã hội.
- Bước 2: Lí giải (sử dụng hệ thống từ khóa sao cho phù hợp với vấn đề được đưa ra nghị
luận): gây ra, làm cho, biến đổi, đẩy lùi, hình thành, khiến cho, ảnh hưởng, tác
động...
VD: + Sống ảo làm cho một bộ phận thanh niên mải mê, chìm đắm trong thế giới không
có thực, theo đuổi những giá trị vô nghĩa, quên đi giá trị thực của cuộc sống.
+ Sống ảo khiến cho giới trẻ sống – suy nghĩ xa rời thực tế, lãng phí thời gian cho những
việc làm vô bổ…
+ Sống ảo ảnh hưởng xấu tới sự phát triển, hình thành nhân cách cũng như quá trình trau
dồi, rèn luyện bản thân của các bạn trẻ…
- Bước 3: Phản đề
VD: Bên cạnh đó, vẫn có rất nhiều bạn trẻ đang ngày đêm cần mẫn, miệt mài… Họ tích
cực tham gia các hoạt động đoàn thể, tích cực tuyên truyền nhằm đẩy lùi vấn nạn sống
ảo…
- Bước 4: Chốt lại vấn đề (bài học nhận thức)
VD: Như vậy, sống ảo đang là vấn đề nhức nhối được xã hội quan tâm. Chúng ta cần
chung tay xây dựng một lối sống lành mạnh “Nói không với sống ảo”…
2/ Ví dụ mẫu một số đề có thể ra và làm theo DẠNG 2:
Đề 1: Tác hại của tính hèn nhát/bệnh vô cảm/sống ảo/đánh mất niềm tin/thiếu trung thực...
Đề 2: Tác động của biến đổi khí hậu
Đề 3: Ảnh hưởng/tác động mạng xã hội fb/trào lưu “thần tượng vô văn hóa”/tự sát online...
Đề 4: Hậu quả của vấn nạn ô nhiễm môi trường/thói a dua...
Đề 5: Suy nghĩ của anh/chị về quan điểm: Đừng trông chờ vào người khác
Đề 6: Anh/chị đồng tình với ý kiến: Đừng sống như những hòn đá/Đừng sống theo điều ta
ước muốn...?Vì sao?
III/ DẠNG 3: Bàn về vai trò/sứ mệnh/hành động/bài học nhận thức/việc cần làm/nhiệm
vụ/trách nhiệm...của con người (có thể là một cá nhân hoặc một tập thể)
VÍ DỤ: VAI TRÒ CỦA MỖI CÁ NHÂN TRONG VIỆC GÌN GIỮ VÀ PHÁT HUY NÉT
ĐẸP VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT
1/ Gợi ý: Đây là dạng đề bàn về các vấn đề nhận thức/hành động của con người trong cuộc
sống. Trong bài viết ta sẽ tiến hành các bước:
- Bước 1: Câu chủ đề (Đề hỏi gì thì viết lại vấn đề đó theo hướng khẳng định)
VD: Mỗi cá nhân có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc gìn giữ và phát huy nét đẹp
văn hóa truyền thống của người Việt

GV: Huỳnh Thuỵ Nguyên Mai 4


- Bước 2: Xác định phương hướng hành động của tập thể/cá nhân. Mỗi câu cần đáp ứng
đủ hai vế:
+ Vế thứ nhất: hành động/vai trò/trách nhiệm/bài học/nhiệm vụ… cụ thể là gì? (Sử
dụng hệ thống từ khóa sao cho phù hợp với vấn đề được đưa ra nghị luận: phải, nên,
cần, hãy, có thể, cùng...)
+ Vế thứ hai: mục đích + ý nghĩa của hành động/vai trò/trách nhiệm/bài học…ấy như
thế nào với cuộc sống? (Thường viết theo kết cấu 2 vế như sau: để/nhằm/vì + hệ thống
từ khóa theo hướng tích cực (tạo ra, mang lại, hình thành, kích thích, bồi đắp, phát
huy, thúc đẩy, đóng góp, đẩy lùi, khắc phục…)
VD: + Bản thân mỗi chúng ta cần phải tích cực, quyết tâm giữ gìn và phát huy những nét
đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc để đóng góp vào công cuộc bảo tồn những di sản
quý giá đang dần mai một theo thời gian.
+ Mỗi cá nhân phải tự mình phấn đấu, rèn luyện, tự trau dồi cho bản thân những kỹ năng
cần thiết, không ngừng nâng cao trình độ, nỗ lực rèn luyện vì lợi ích chung của cộng đồng
và vì chính sự phát triển của cá nhân.
+ Bản thân là một thanh niên trong thời đại mới cần xây dựng bản lĩnh văn hóa, sẵn sàng
đấu tranh với những hoạt động, sản phẩm văn hóa không lành mạnh nhằm đẩy lùi những
vấn nạn văn hóa phẩm độc hại đang xâm chiếm giới trẻ.
- Bước 3: phản đề
VD: Tuy nhiên, một bộ phận giới trẻ hiện nay a dua, học đòi, chạy theo lối sống thời
thượng, sẵn sàng tiếp thu những văn hóa phẩm lai căng, đồi trụy, đi ngược với đạo đức,
thuần phong mỹ tục của người Việt, gây ảnh hưởng xấu tới bản sắc văn hóa dân tộc. Mỗi
cá nhân cần phê phán…
- Bước 4: Chốt lại vấn đề
VD: Như vậy, mỗi cá nhân trở thành nhân tố quan trọng, có vai trò... trong…
2/ Ví dụ mẫu một số đề có thể ra và làm theo DẠNG 3:
Đề 1: Vai trò/sứ mệnh của thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước/đánh
thức tiềm lực kinh tế...
Đề 2: Nhiệm vụ/trách nhiệm của người học sinh đối với việc bảo vệ tổ quốc...
Đề 3: Bài học nhận thức của mỗi cá nhân trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường sống...
Đề 4: Hành động thiết thực của bản thân/của mỗi cá nhân để có được cuộc sống tử tế/để giảm
thiểu tai nạn giao thông/để sống có trách nhiệm...

GV: Huỳnh Thuỵ Nguyên Mai

You might also like