You are on page 1of 4

PHƯƠNG PHÁP, CÁCH LÀM ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200

CHỮ VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG

1. Khái niệm và phân loại


- Khái niệm: Là dạng bài trình bày quan điểm cá nhân về một vấn đề,
hiện tượng đang tồn tại trong đời sống hiện nay.
- Phân loại: Gồm 3 loại
+ Hiện tượng tốt có tác động tích cực (tiếp sức mùa thi, hiến máu nhân
đạo, đồng long chống dịch Covid -19, nghĩa cử ấm long trong mùa dịch,
sự cống hiến của các y bác sĩ, chiến sĩ công an…)
+ Hiện tượng xấu có tác động tiêu cực ( bạo lực học đường, tai nạn giao
thông, tung tin giả…)
+ Dạng đề nghị luận về một mẩu tin tức báo chí (ít gặp hơn so với hai
loại trên)

2. Cách làm dạng bài Nghị luận 200 chữ về một Hiện tượng đời sống
+ BƯỚC 1.Trích dẫn ý đề, nêu rõ hiện tượng trong hai câu đầu tiên

+ BƯỚC 2. Giải thích: Giải thích xem hiện tượng đó là gì?


+ BƯỚC 3. Phân tích, bàn luận, chứng minh.
- Hiện trạng của hiện tượng tồn tại trong thực tế đời sống là gì? Phân
tích mặt đúng – sai của hiện tượng đó. Ví dụ: Hiện tượng xuống cấp
đạo đức của một bộ phận giới trẻ thể hiện qua những khía cạnh nào
(quan hệ thầy trò, quan hệ con cái, cha mẹ…); sống thờ ơ, vô cảm được
thể hiện như thế nào, qua mặt nào (vô trách nhiệm với chính bản than
mình, không có lí tưởng, mục đích sống, chai sạn về cảm xúc…)
- Dẫn chứng : Những sự kiện mang tính thời sự, có tính xác thực.
+BƯỚC 4. Mở rộng vấn đề, giải thích nguyên nhân , tìm ra biện pháp.
-Tác hại ( Hậu – hệ quả) của hiện tượng đó đối với cá nhân, gia đình, nhà
trường, xã hội, quốc gia.
- Nguyên nhân của hiện tượng là gì?
Gồm 2 nguyên nhân:
+ Nguyên nhân chủ quan: Do chính bản thân mỗi con người ( Lí chí không
có, sống buông thả, vô trách nhiệm, bất cần và đôi khi là có vấn đề về tâm
lí,…)
+ Nguyên nhân khách quan: Do môi trường xung quanh tác động vào nhận
thức của con người (sống trong một môi trường đầy rẫy những tệ nạn xã
hội, gia đình không hạnh phúc, bố mẹ li thân…)
- Biện pháp khắc phục hiện trạng đó: Tìm ta các biện pháp khắc phục
chung cho tất cả các hiện tượng đời sống xã hội)
+ Tuyên truyền, giải thích, nâng cao nhận thức cho người dân và cho
học sinh, sinh viên.
+ Mỗi người cần tự giác học tập, rèn luyện bản than cho vững vàng, bản
lĩnh để đối mặt với cuộc đời,
+ Đối với học sinh, sinh viên: trau dồi tri thức và làm đầy tâm hồn mình
để nó phát triển đúng hướng chứ không lệch lạc…

+ BƯỚC 5. Phản đề, phê phán và liên hệ bản thân: Phản đề (không đúng
trong mọi trường hợp) ; liên hệ bản thân gồm bài học nhân thức, bài
học thực tế có thể áp dụng

LƯU Ý:
+ Có thể kết đoạn bằng một câu danh ngôn hoặc dung câu văn có hình
ảnh
+ Cần đưa dẫn chứng, số liệu thống kê chính xác. Nếu không nhớ rõ thì
không đưa vào, không tự bịa ra một con số
+ Lời khẳng định phải cứng rắn, mạnh mẽ, thể hiện được sự quyết tâm
thay đổi các vấn đề trong xã hội.
+ Phần bàn luận, chứng minh rất quan trọng, cần viết kĩ và rõ ràng ở
phần này. Sử dụng tối đa 3 dẫn chứng tiêu biểu hoặc 1 dẫn chứng tiêu
biểu phải có them các dẫn chứng phụ
+ Không dung từ ngữ mang hơi hướng văn nói như: Chả, đâu, coi...
+ Tuyệt đối không sai chính tả, linh hoạt cách sử dụng các dấu câu, cần
sử dụng các từ nối để liên kết các câu văn được mạch lạc.
+ Cần xác định đúng vấn đề và từ khóa trọng tâm trong đề bài. Chưa
cần biết đoạn văn đúng, đủ ra sao, chỉ cần xác định đúng vấn đề mà đề
bài yêu cầu trong phần mở đoạn và giải thích đã được 0.25 điểm. Cần
xác định kĩ đề bài, xem đề bài nhấn mạnh khía cạnh nào trong vấn đề
NLXH đó. Ví dụ đề bài yêu cầu nghị luận tác hại của hiện tượng A thì
viết tập trung cho phần tác hại, các phần biểu hiện, nguyên nhân, giải
pháp viết thật ngắn gọn. Tránh viết rập khuôn, lan man. Đề yêu cầu
nêu nguyên nhân thì tập trung phần nguyên nhân, đề yêu cầu biểu hiện
thì viết tập trung phần biểu hiện.

3. Ví dụ một đề cụ thể
Đề bài: Từ nội dung văn bản phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn
(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về vấn nạn thực phẩm
bẩn hiện nay.

Trả lời
1. Hình thức: Đúng yêu cầu của một đoạn văn. Đủ số từ quy định; diễn đạt
mạch lạc, rõ ràng làm sáng tỏ cho chủ đề.

2. Nội dung: Làm sáng tỏ các nội dung sau:

* Giải thích
- Thực phẩm bẩn là những thực phẩm có chứa các chất độc hại, tác động
tiêu cực đến sức khỏe và tính mạng con người.

* Thực trạng (dẫn chứng)


- Vấn đề thực phẩm bẩn là một hiện tượng phổ biến, đang diễn ra từng
ngày: thịt có chất tạo nạc, ra có thuốc trừ sâu; làm đỏ ruốc bằng hóa chất…
Tuy là vấn đề không còn mới mẻ, lạ lẫm với bất cứ người nào nhưng ngày
càng ở mức độ báo động cao, gây ra những ảnh hưởng xấu về sức khỏe
cho con người.

* Nguyên nhân và hậu quả


- Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do một số doanh nghiệp, nhà
sản xuất quá quan tâm đến lợi nhuận, thiếu đạo đức nghề nghiệp. Người
tiêu dùng thiếu hiểu biết, ham của rẻ mà tạo cơ hội cho thực phẩm bẩn
tràn lan. Một phần do các cơ quan có thẩm quyền quản lí thực phẩm còn
lỏng lẻo.

- Hậu quả là sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng trực tiếp bị đe dọa
khi sử dụng thực phẩm bẩn hàng ngày. Gây tâm lí hoang mang cho người
tiêu dùng và bất ổn cho xã hội.

* Giải pháp
- Cần có những biện pháp khắc phục vấn nạn thực phẩm bẩn: nâng cao
hiểu biết của người tiêu dùng, hướng người tiêu dùng đến với thực phẩm
sạch. Cần đưa ra những biện pháp xử lí mạnh, nghiêm minh đối với những
cơ sở, người sản xuất thực phẩm bẩn.

* Bài học và liên hệ với bản thân


- Tuy nhiên, giải quyết vấn đề thực phẩm bẩn không phải một sớm một
chiều mà rất cần sự chung tay góp sức từ mỗi người. Mỗi người hãy tự
học cách trở thành người tiêu dùng khôn ngoan để bảo vệ bản thân. Và có
ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm.

You might also like