You are on page 1of 3

A.

CẤU TRÚC ĐOẠN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI


I. Đoạn nghị luận hiện tượng đời sống xã hội:
1. Mở đoạn:
- Giới thiệu luận điểm.
- Sử dụng 1 đến 2 câu văn để dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận.
2. Thân đoạn: Cần đảm bảo các nội dung sau:
- Nêu được thực trạng của vấn đề (có dẫn chứng, số liệu cụ thể)
- Nguyên nhân của vấn đề (Vận dụng kiến thức để giải thích rõ nguyên nhân của vấn đề).
- Hậu quả (hoặc kết quả) của vấn đề (kết hợp đưa dẫn chứng, số liệu để làm rõ hậu quả hoặc kết quả của
vấn đề)
- Đưa ra các giải pháp để thực hiện vấn đề. Trình bày các biện pháp để khắc phục hạn chế hoặc phát huy
mặt ưu điểm.
- Liên hệ bản thân, nêu lên những việc cần thiết bản thân cần thực hiện cũng như trách nhiệm của cộng
đồng, của thế hệ trẻ hiện nay.
3. Kết đoạn: Sử dụng 1 câu văn để khẳng định tính đúng đắn, tầm quan trọng của vấn đề
II. Đoạn nghị luận vấn đề tư tưởng đạo lý:
1. Mở đoạn:
- Giới thiệu luận điểm.
- Sử dụng 1 đến 2 câu văn để dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận.
2. Thân đoạn
- Nêu khái niệm, giải thích rõ vấn đề cần nghị luận.
- Bàn luận giải quyết vấn đề. Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng , đạo lí cần bàn luận:
+ Biểu hiện của vấn đề trong cuộc sống.
+ Tại sao ta cần phải thực hiện đạo lý đó.
+ Chúng ta cần phải làm gì để thực hiện đạo lý đó.
- Bày tỏ quan điểm của người viết:
+ Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề, mức độ đúng - sai, đóng góp - hạn chế của vấn đề.
+ Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức
cũng như trong tư tưởng, tình cảm...
+ Đề xuất phương châm đúng đắn...
3. Kết đoạn: Khẳng định vấn đề
- Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài (...)
- Lời nhắn gửi đến mọi người (...)
1 – Dạng 1: Nghị luận về một câu nói, ý kiến, tư tưởng trong phần ngữ liệu đọc hiểu
Đây là dạng bài đọc hiểu tích hợp nghị luận về một vấn đề thuộc tư tưởng, đạo lí. Đối với dạng bài này, đề
bài thường sẽ cho một câu nói, một danh ngôn hoặc một câu nói, tư tưởng giống với nội dung được lấy từ
ngữ liệu đọc hiểu. Các bước viết đoạn văn nghị luận xã hội thuộc dạng 1:
Bước 1: Tìm hiểu, nhận biết và phân tích đề thuộc dạng 1.
Bước 2: Lập ý: Đối với dạng đề này, cần đảm bảo triển khai đầy đủ theo hướng như sau:
 Ý 1: Dẫn dắt, giải thích vấn đề: Đưa ra lý giải các khái niệm (Giải thích ý nghĩa của các từ khóa),
từ đó suy ra ý chung của toàn bộ câu danh ngôn, tư tưởng: Tư tưởng đó có nghĩa là gì?
 Ý 2, 3, 4:
 Chứng minh tính đúng đắn của vấn đề (Châm ngôn, tư tưởng đó được biểu hiện như thế nào trong
cuộc sống? Nêu dẫn chứng của các châm ngôn, tư tưởng này và phân tích ngắn gọn).
 Ý nghĩa của vấn đề đối với cuộc sống. Trả lời các câu hỏi như: Tại sao cần thực hiện các tư tưởng,
đạo lý, châm ngôn được đưa ra? Tư tưởng, quan điểm, đạo lý đó có tác động gì tới sự phát triển
của tính cách, tâm lý con người; tác động tích cực hay tiêu cực đến xã hội,.. để tìm ra tầm quan
trọng của vấn đề ấy trong cuộc sống.
 Ý 5: Cần phải làm gì để tư tưởng quan điểm đó được lan rộng (nếu là tư tưởng đúng đắn), ngăn
chặn, phòng ngừa bằng biện pháp gì (nếu đó là những quan điểm sai lệch, phiến diện,..).
 Ý 6: Liên hệ mở rộng: Phản đề (Mặc dù đây là một tư tưởng cao đẹp đúng đắn nhưng…). Kết hợp
với một số dẫn chứng để từ đó liên hệ với trách nhiệm của bản thân.
2 – Dạng 2: Nghị luận về một hiện tượng xã hội
Đây là dạng bài đọc hiểu tích hợp về một hiện tượng đời sống, xã hội, một dạng bài khá phổ biến trong
các đề thi hiện nay.
Cách nhận biết đề yêu cầu viết đoạn văn nghị luận xã hội: Thông thường trong đề sẽ xuất hiện những từ
khóa như “ hôm nay”, “ hiện nay”, “ ở Việt Nam”, “ trên thế giới”, “ thời điểm này”,.. Vì vậy, bạn chỉ cần
tinh ý là sẽ phát hiện ra yêu cầu của đề. Các bước để lập dàn ý và viết đoạn văn nghị luận xã hội thuộc
dạng đề này như sau:
 Nếu đề bài cho một hiện tượng xã hội tiêu cực, ta cần đảm bảo triển khai được các ý như sau:
 Ý 1: Giải thích về hiện tượng. Nếu cảm thấy hiện tượng đó là khó hiểu và cần được làm rõ, ta
hoàn toàn có thể giải thích thông qua việc trả lời câu hỏi: Đó là hiện tượng gì?
 Ý 2: Đề cập đến thực trạng: Nêu biểu hiện của vấn đề đó (đưa ra các số liệu, dẫn chứng cụ
thể).Ta cần trả lời các câu hỏi: hiện tượng này có biểu hiện bên ngoài như thế nào? Hiện tượng
đang diễn ra như thế nào trong cuộc sống hiện nay?
 Ý 3: Lý giải nguyên nhân gây ra hiện tượng này và hậu quả của nó đối với cuộc sống. Ở bước
này, cần vận dụng những kiến thức, lí lẽ của bản thân để đưa ra cách giải thích phù hợp nhất. Về
phần hậu quả, có thể lồng ghép các con số để làm rõ hậu quả của vấn đề.
 Ý 4: Đề xuất các giải pháp phòng ngừa thiết thực. Từ đó, rút ra liên hệ bài học cho bản thân.
 Trong trường hợp đó là một hiện tượng xã hội tích cực, ta cần triển khai đoạn văn nghị luận xã hội
theo hướng sau:
 Ý 1: Giải thích về hiện tượng (nếu có).
 Ý 2: Phân tích, chứng minh hiện tượng: Đưa ra các biểu hiện và nguyên nhân của hiện tượng
(theo hướng chủ quan – khách quan) bằng các thao tác lập luận, chứng minh.
 Ý 3: Bàn luận: Bàn luận về tác dụng, ý nghĩa của hiện tượng. Để tìm hiểu được ý nghĩa, ta nên tự
đặt ra các câu hỏi: Nhờ có hiện tượng này đã khiến điều gì tốt đẹp, thúc đẩy cái gì phát triển theo
khuynh hướng tích cực hơn? Và từ đó đưa ra đề xuất các giải pháp để nhân rộng, lan tỏa hiện
tượng đó.
 Ý 4: Rút ra bài học nhận thức và hành động của bản thân.
3 – Dạng 3: Nghị luận về một thông điệp, ý nghĩa rút ra, gợi ra trong phần đọc hiểu:
Đây là dạng bài viết đoạn văn nghị luận xã hội xuất hiện với tần suất nhiều nhất trong các đề thi tốt nghiệp
THPT. Khi đề yêu cầu rút ra thông điệp, ý nghĩa được trích trong ngữ liệu phần đọc hiểu (thường là đoạn
thơ, bài thơ hoặc đoạn trích, đoạn văn, bài văn). Dàn ý đoạn văn nghị luận xã hội của dạng bài này cần
đáp ứng các ý chính sau:
 Ý 1: Nêu vấn đề, tóm tắt nội dung câu chuyện/đoạn trích/ đoạn văn bản được đề cập đến. Từ đó,
rút ra ý nghĩa/thông điệp mà người viết hướng đến
 Ý 2: Bàn luận, phân tích, chứng minh: Từ ý nghĩa, thông điệp được rút ra từ văn bản, ta đi vào quá
trình phân tích dưới các góc độ của vấn đề và chứng minh tính đúng đắn của nó trong cuộc sống
bằng cách vận dụng tối đa các lý lẽ và dẫn chứng có thể tìm được để làm cho người đọc hiểu được
nội dung mà mình muốn truyền tải.
 Ý 3: Liên hệ nhận thức và hành động, từ đó rút ra bài học cho bản thân.

You might also like