You are on page 1of 6

Hướng dẫn viết bài văn chuẩn cấu trúc bài văn

nghị luận xã hội mẫu


Nghị luận xã hội là câu hỏi thường gặp trong các đề thi tuyển
sinh, thi học kì và đặc biệt là đề thi môn Ngữ văn THPT Quốc
gia với nhiều dạng bài khác nhau như phân tích một hiện tượng
đời sống, một một tư tưởng đạo lí. 

Nhìn chung, cấu trúc bài văn nghị luận xã hội sẽ không quá
phức tạp, phù hợp với dung lượng đoạn văn 200 chữ. Để làm tốt
một bài văn nghị luận xã hội, mời các em theo dõi bài viết dưới
đây.

1, cấu trúc bài văn nghị luận xã hội chuẩn gồm bao nhiêu
bước
a) Đặc điểm và yêu cầu cho một bài nghị luận xã hội chuẩn cấu
trúc

Thứ nhất, một bài văn nghị luận xã hội phải tuân theo những yêu
cầu cơ bản của thể văn nghị luận, đó là xây dựng được một hệ
thống luận điểm, luận cứ (bao gồm lí lẽ và dẫn chứng). Bài văn
cũng phải có được lập luận chặt chẽ.

Về luận điểm của bài: Bài văn nghị luận xã hội phải nêu lên
được những tư tưởng, quan điểm, ý kiến đặt ra trong bài, hướng
tới giải quyết những vấn đề liên quan đến thực tiễn cuộc sống
hoặc tư tưởng. quan điểm nào đó tùy theo các loại nghị luận
xã hội khác nhau. Về mặt diễn đạt, các luận điểm của bài văn
nghị luận xã hội phải được trình bày theo một hệ thống hay một
thứ tự nhất định sao cho rõ ràng, nhất quán và cụ thể

Luận cứ (bao gồm các lí lẽ và dẫn chứng chứng minh cho luận
điểm). Những luận cứ được sử dụng trong bài cần chân thực, có
tính tiêu biểu, sinh động và được rút ra từ hiện thực đời sống.
Người viết cần linh hoạt trong việc nhận thức, tìm hiểu, phân tích
dẫn chứng để hoàn thiện cấu trúc bài văn nghị luận xã hội. Và
cuối cùng, các lí lẽ và dẫn chứng cũng cần phải thể hiện được ý
kiến cá nhân cũng như quan điểm riêng của bài viết
Các lập luận trong bài phải được xây dựng rõ ràng, hợp lí, theo
một bố cục thống nhất của mỗi dạng nghị luận xã hội (như là
nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống, nghị luận xã hội về
một tư tưởng đạo lý,…)

b) cấu trúc đoạn văn nghị luận xã hội chung gồm 6 bước như
sau:

Bước 1: giải thích những từ ngữ trọng tâm: khái niệm, nghĩa
đen, nghĩa bóng (nếu có). Sau đó giải thích ý nghĩa tổng quát
như câu nói, nhận định, câu chuyện… được trích dẫn trong bài.

Bước 2: Lần lượt bàn luận và phân tích các mặt đúng và mặt sai
của vấn đề từ phạm vi rộng đến phạm vi hẹp (hoặc ngược lại)

Bước 3: Phân tích những nguyên nhân của sự việc, chú ý phân
tích cả nguyên nhân chủ quan lẫn nguyên nhân khách quan

Bước 4: Phân tích những ảnh hưởng của vấn đề tới xã hội cũng
như với mỗi cá nhân, chú ý phân tích cả ảnh hưởng tích cực lẫn
tiêu cực

Bước 5: Mở rộng vấn đề cần nghị luận bằng cách giải thích,
chứng minh, đào sâu vấn đề, lật ngược vấn đề.

Bước 6: Nhấn mạnh lại quan điểm cá nhân về vấn đề đó: tốt hay
xấu, cần suy tôn hay nên bác bỏ

Bước 7: Rút ra bài học cho bản thân và cho xã hội

2, Một số lưu ý để viết được một bài văn chuẩn cấu trúc bài
văn nghị luận xã hội
 

Phân bố thời gian làm bài hợp lý. Đoạn văn nghị luận xã hội chỉ
gồm 200 chữ cho đến 250 chữ, các em không nên dành quá
nhiều thời gian cho câu hỏi này. Song cũng không nên mải mê
làm các câu khác và viết đoạn văn nghị luận một cách qua loa,
cẩu thả
Viết câu ngắn gọn, không rườm rà, tiết chế các yếu tố biểu cảm
làm mất đi tính rõ ràng, xác thực mà một bài văn nghị luận xã hội
cần có

Dẫn chứng đưa ra phải hợp lí, không được quá ít hoặc quá
nhiều; dẫn chứng chung chung hoặc không khách quan, mang
tính cảm tính, thiếu sự thực tế, logic

3, Chữa đề nghị luận xã hội – cách làm chuẩn cấu trúc bài
văn nghị luận xã hội
 

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Trong một nhóm người, số đông sẽ tạo áp lực buộc số ít phải


hành động theo số đông, hoặc là số ít sẽ bị khai trừ. Tâm lý này
bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, nguyên nhân số một là là tâm
lý đám đông. Khi không thay đổi được số ít, số đông có thể sẽ
dùng những biện pháp tiêu cực để loại bỏ số ít ra khỏi cộng
đồng, dẫn tới những hậu quả thương tâm. Trong hàng ngàn năm
lịch sử, không ít người đã có những kết cục bi thảm chỉ vì những
tư tưởng cách tân. Nếu bạn suy nghĩ và hành động khác mọi
người, mọi người sẽ nhìn bạn như một kẻ lập dị. Lobachevsky
khi phát minh ra môn hình học mang tên mình (còn gọi là hình
học phi Eculid) đã bị cho là một kẻ điên cho đến mãi một thế kỷ
sau. Tâm lý đám đông chính là một trong những rào cản hàng
đầu ngăn cản xã hội đi lên, bởi vì đã là cách tân thì phải có điểm
khác với số đông. Chưa nhà cải cách nào, tư tưởng mới nào,
không vấp phải sự phản đối từ một đám đông cuồng nộ.

Một trào lưu vi phạm đạo đức (thậm chí là cả pháp luật) đang
lan nhanh trên các trang mạng xã hội là tung thông tin cá nhân,
hình ảnh của những người “bị ghét” để đám đông “bày tỏ cảm
xúc”. Đây là hành động của những người thiếu ý thức cộng
đồng, kém nhận thức xã hội. Nhưng chúng ta có tư duy, vì thế
hãy có đầu óc nhận biết khi nào cần nói gì, làm gì, để chống lại
những suy nghĩ bản năng. Đừng để bị cuốn theo những đám
đông cuồng nộ và ngu dốt.
Câu 1: Xác định hai thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn
văn bản trên.

Câu 2: Theo tác giả bài viết, thế nào là một đám đông “cuồng nộ
và ngu dốt”?

Câu 3: Nêu nội dung của văn bản trên.

Câu 4: Anh (chị) có đồng ý với quan điểm: “Tâm lý đám đông
chính là một trong những rào cản hàng đầu ngăn cản xã hội đi
lên” hay không?

Câu 5: Từ văn bản trên, hãy viết đoạn văn khoảng 200 từ nêu ý
kiến của anh (chị) về những biện pháp để không “bị cuốn theo
những đám đông cuồng nộ và ngu dốt”.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Câu 1: Hai thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn văn bản
trên: Bình luận, chứng minh.

Câu 2: Theo tác giả bài viết, một đám đông “cuồng nộ và ngu
dốt” là:

Đám đông này phản đối, đàn áp, thậm chí gây ra hậu quả
thương tâm cho những cá nhân có quan điểm cách tân, những
tư tưởng tiến bộ có tác dụng thúc đẩy xã hội đi lên.

Đám đông này tận dụng các trang mạng xã hội để tạo dư luận
không tốt về những cá nhân mâu thuẫn với kẻ đăng tải thông tin
mà không biết rằng đó là một hành động vi phạm đạo đức (thậm
chí là cả pháp luật).

Câu 3: Nội dung của văn bản trên:

Qua những dẫn chứng cụ thể, sinh động, tác giả văn bản đã
trình bày quan điểm về tác hại khôn lường của tâm lí đám đông
đối với cá nhân và xã hội.
Thông qua văn bản, tác giả cũng đã bày tỏ thái độ lên án, phê
phán nặng nề thứ “tâm lí đám đông” đang tận dụng các trang
mạng xã hội để để tạo dư luận không tốt, ngăn cản những quan
điểm cách tân, tiến bộ. Người viết cũng đã cảnh tỉnh mọi người
tránh bị cuốn theo những đám đông cuồng nộ và ngu dốt vì
nhiều khả năng việc làm của đám đông ấy là những hành động
vi phạm đạo đức (thậm chí là cả pháp luật).

Câu 4: Ý kiến trên hoàn toàn xác đáng, vì những nguyên nhân
sau. Các em có thể sử dụng chúng để hoàn thành cấu trúc bài
văn nghị luận xã hội

“Tâm lí đám đông” vốn coi trọng sự tương đồng, có tính ổn định
cao, thậm chí bảo thủ, cứng nhắc nên sẵn sàng phản đối những
điều mới lạ, khác biệt, dù rằng những tư tưởng, quan điểm ấy
rất tiến bộ, có thể đưa xã hội đi lên.

Ngày nay, khi lợi thế của các trang mạng xã hội đang được tận
dụng tối đa, “tâm lí đám đông” ấy sẽ còn lôi kéo thêm được rất
nhiều cá nhân thiếu hiểu biết, a dua nhằm ngăn cản những quan
điểm cách tân, giá trị của thiểu số có năng lực, có nhận thức
đúng đắn.

Vì lo sợ sự khống chế, đàn áp hoặc bị loại bỏ bằng những biện


pháp tiêu cực, những cá nhân có sự khác biệt, có tư duy tích
cực, đổi mới sẽ không dám trình bày quan điểm cá nhân, không
dám thể hiện chính kiến để rồi dần dần chấp nhận xuôi chiều
theo đám đông ngu dốt và cuồng nộ.

Câu 5: Dàn ý chuẩn cấu trúc bài văn nghị luận xã hội về hiện
tượng đời sống về đám đông cuồng nộ và ngu dốt như sau:

 Mở bài: Giới thiệu sơ lược về đám đông cuồng nộ và ngu


dốt
 Thân bài:
Luận điểm 1: Trước hết, để không “bị cuốn theo những đám
đông cuồng nộ và ngu dốt”, mỗi người đều cần hiểu rõ những
tác hại đối với cá nhân và xã hội mà đám đông ấy gây ra. Cụ
thể: Đám đông này phản đối, đàn áp, thậm chí gây ra hậu quả
thương tâm cho những cá nhân có quan điểm cách tân, những
tư tưởng tiến bộ có tác dụng thúc đẩy xã hội đi lên. Đám đông
này tận dụng các trang mạng xã hội để tạo dư luận không tốt về
những cá nhân mâu thuẫn với kẻ đăng tải thông tin mà không
biết rằng đó là một hành động vi phạm đạo đức (thậm chí là cả
pháp luật) (nêu dẫn chứng)

Luận điểm 2: Mỗi cá nhân phải lên tiếng và động viên người
khác phê phán, chống lại cũng như ngăn chặn những hành động
quá khích của đám đông tiêu cực ấy.

Luận điểm 3: Mỗi người trong chúng ta cần thể hiện chính kiến
trong mọi việc, tránh thái độ xuôi chiều, thỏa hiệp.

 Kết bài: Khẳng định lại quan điểm phê phán đám đông
cuồng nộ và ngu dốt
Có thể thấy rằng, để viết một đoạn văn (hay bài văn) nghị luận
xã hội chuẩn cấu trúc bài văn nghị luận xã hội không khó. Chỉ
cần áp dụng đúng cấu trúc 6 bước, cùng với những kiến thức xã
hội thực tế về vấn đề, các em học sinh dễ dàng hoàn thành đoạn
văn nghị luận 200 chữ như yêu cầu của đề bài.

You might also like