You are on page 1of 14

I.

Tìm hiểu chung :

1. Lý thuyết truyền thông là gì ?


- Lý thuyết truyền thông là những kiến thức nhằm diễn tả tính chất của
các yếu tố được nghiên cứu trong lĩnh vực truyền thông.
- Một lý thuyết truyền thông tốt có thể giải thích được nhiều hiện
tượng, được kiểm nghiệm thực chứng và có thể làm chỗ dựa để suy
đoán các hiện tượng mới.

2. Tại sao phải nắm vững các lý thuyết truyền thông ?


- “ Lý thuyết là ánh sáng soi đường cho thực tiễn”
- Việc nghiên cứu các lý thuyết truyền thông sẽ giúp cho nhà báo,
những người làm PR hay toàn bộ những người làm truyền thông có
được tư duy nền tảng, phương pháp luận để hiểu rõ, giải thích và dự
đoán tính chất của khách thể thuộc truyền thông, từ đó đưa ra hành
động phù hợp tác động.

II. Lý thuyết lây nhiễm (Contagion theory) :

1. Khái niệm:
- Lý thuyết lây nhiễm là lý thuyết về hành vi tập thể, lý giải rằng đám
đông có tác động “thôi miên” đối với cá nhân.

2. Tác giả :
- Được đề xuất đầu tiên bởi nhà tâm lý học Gustave Le Bon và phát triển
bởi hai nhà xã hội học Robert Park và Herbert Blumer
● Gustave Le Bon(1841-1931)
- Nhà tâm lý học người Pháp, người đầu tiên đề cập lý thuyết này từ
vấn đề phân tích hiệu ứng đám đông trong cuốn sách của ông mang
tên “Đám đông: nghiên cứu về tâm trí phổ biến ở Pháp” năm 1885.
- Là một nhà sử học và triết học, tác phẩm này của ông phản ánh nhiều
quan điểm chính trị và xã hội lúc bấy giờ.
- Ông được coi là người đặt nền móng cho chủ nghĩa quốc gia hiện đại
● Robert Park (1864-1944)
- Ông là một nhà xã hội học đô thị người Mỹ, người được coi là một
trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất trong xã hội học thời kỳ
đầu của Hoa Kỳ.
- Nhà tiên phong trong lĩnh vực xã hội học, thay đổi nó từ một ngành
triết học thụ động thành một ngành chủ động bắt nguồn từ việc
nghiên cứu hành vi con người.
● Herbert Blumer(1900-1987)
- Ông là một nhà xã hội học người Mỹ có lợi ích học thuật chính là chủ
nghĩa tương tác biểu tượng và các phương pháp nghiên cứu xã hội.
- Là một nhà thông dịch nhiệt tình và là người đề xướng tâm lý xã hội
của George Herbert Mead, mà ông gọi là chủ nghĩa tương tác mang
tính biểu tượng.
- Là một nhà phê bình nhiệt liệt về các ý tưởng phương pháp luận thực
chứng trong xã hội học.

3. Lịch sử hình thành và phát triển :


a) Lịch sử hình thành :
- Lý thuyết truyền thông lây nhiễm được Gustave Le Bon phát triển
lần đầu tiên trong cuốn sách của ông có tên "Đám đông: một nghiên
cứu về tâm trí bình dân ở Pháp" ( Tên gốc “the crowd: a study of
popular mind in France” )vào năm 1885. Vốn là một nhà sử học và
triết học, các tác phẩm của ông phản ánh nhiều hơn các ý kiến ​chính trị và
xã hội.
- Các lý thuyết của ông đã được nhà xã hội học Robert Park và sau đó
là Herbert Blumer cải tiến và giải thích rõ hơn cách đám đông ảnh
hưởng, tác động đến các cá nhân trong một nhóm theo khía cạnh tâm
lý xã hội.
-> Toàn bộ lý thuyết này đều giải thích chung một ý tưởng cơ bản về
cách một cá nhân có thể hành động bất hợp lý, hoặc mâu thuẫn một
thời gian ngắn khi ở trong một nhóm và trở nên bình thường khi họ
không ở trong nhóm đó.

b) Quá trình phát triển :


- Học thuyết được 3 nhà xã hội chủ nghĩa tiếp tục phát triển trong các giai
đoạn khác nhau và có các quan điểm khác nhau:

*Theo quan điểm của Gustave Le Bon*

- "Đám đông - một nghiên cứu về tâm trí bình dân" được viết bởi Gustave
Le Bon đã mở đường cho sự phát triển của hành vi tập thể. Ông tập
trung vào hành vi cá nhân bị tác động chuyển thành hành vi của đám
đông, mà ở đây chủ yếu là các hành vi mang tính kích động. Bởi theo
Le Bon, những đám đông luôn bị vô thức tác động, họ xử sự như người
nguyên thuỷ, dã man, không có khả năng suy nghĩ, suy luận, mà chỉ cảm
nhận bằng hình ảnh, bằng sự liên kết các ý tưởng, họ không kiên định, mà
thay vào đó thất thường, và đi từ trạng thái nhiệt tình cuồng loạn nhất đến
ngây dại ngớ ngẩn nhất. Vả lại, do thể tạng của mình, những đám đông ấy
cần có một thủ lĩnh, một người cầm đầu, kẻ có thể dẫn dắt họ và cho bản
năng của họ một ý nghĩa. Ông quan sát thấy rằng các hành vi cá nhân
sẽ bị hạ cấp đến mức có thể trở thành những hành vi ồn ào nhất hoặc
bạo lực nhất của một đám đông.

*Theo quan điểm của Robert Par*

- Robert Park sau đó đã phát triển lý thuyết của Le Bon và làm trở nên hợp
lý và có tinh ứng dụng cao hơn. Ông đã đưa ra cách giải thích cho việc
trong một xã hội rằng mọi người thường có xu hướng tâm lý bắt
chước và hỗ trợ lẫn nhau. Những suy nghĩ, thái độ và hành vi như vậy
bị ảnh hưởng bởi các thành viên trong nhóm và hành động của từng cá
nhân sẽ phản ánh hành động của nhóm. Các thành viên trong một nhóm
có thể bị ảnh hưởng bởi một cá nhân và làm theo hành vi của người theo
bản năng. Bất kỳ người nào mà có khả năng lãnh đạo, nắm giữ quyền
điều hành nhóm thì đều có thể tạo nên một “tâm trí tập thể” và
“hành vi tập thể”.

*Quan điểm của Herbert Blumer*

- Herbert Blumer là một nhà xã hội học người Mỹ, tiếp nối lý thuyết của
Robert Park, ông đã đưa ra khái niệm hành vi tập thể một cách cụ thể
hơn. Ông giới thiệu thuật ngữ “xay xát” (milling) mà theo đó mọi
người trở nên có ý thức mãnh liệt và đưa ra phản ứng một cách hợp
lý hơn, tránh các hành động bên ngoài khích động. Hành động độc lập
của mỗi người được quyết định thông qua “xay xát”, không bị tác
động bởi tâm lý tò mò hay nhận thức thụ động, thiếu hợp lý. Vì vậy,
trong một đám đông, các hành vi cá nhân của mỗi thành viên được
tập hợp, hội tụ lại. Và sau khi thống nhất ý kiến, họ sẽ quyết định
làm những gì mà họ cho là đúng đắn.
4. Nội dung lý thuyết :
● Thuyết lây nhiễm là lý thuyết lý giải cho việc “lây nhiễm” về thái độ
và hành vi của một nhóm người. Lý thuyết này có liên quan đến một số
lý thuyết như: thuyết biểu trưng, thuyết mạng lưới, thuyết phân tích hay
thuyết kim tiêm dưới da. Các lý thuyết này đều tập trung phản ánh những
vấn đề khác nhau của việc kiến tạo xã hội.
- Lây nhiễm thái độ
+ Lây nhiễm thái độ là một quá trình mà trong đó một người hoặc một
nhóm người ảnh hưởng đến thái độ, cảm xúc hoặc hành vi của người
hoặc một nhóm người khác thông qua các cảm ứng có ý thức hay vô
thức. Lấy nhiễm thái độ có thể được thể hiện thông qua sự bắt chước tự
động và đồng bộ hóa các biểu thức, phát âm, tư thế, động tác với những
người khác. Cảm xúc được chia sẻ giữa các cá nhân theo nhiều cách khác
nhau.
- Lây nhiễm hành vi
+ Lây nhiễm hành vi là một loại ảnh hưởng xã hội. Nó thể hiện xu
hướng hành vi nhất định của một người được sao chép bởi những
người khác.
- > Lý thuyết lây nhiễm cho thấy các mối liên hệ trong nhóm có được
nhờ vào mạng lưới thông tin liên lạc. Chúng hoạt động như một cơ chế
mà một nhóm người hay một tổ chức nào đó truyền đi những thông tin,
thái độ hay các hành vi, rồi từ đó, chính sự lan truyền sẽ làm cho mạng
lưới của nhóm, của tổ chức được nhân rộng, đồng thời củng cố thêm niềm
tin, phát triển các giả định, thái độ tương tự như nhóm, tổ chức ban đầu.
- >Lý thuyết lây nhiễm tìm kiếm mối quan hệ giữa các thành viên của
tổ chức và mạng lưới nội bộ. Kiến thức, thái độ, hành vi của mỗi thành
viên trong tổ chức đều liên quan đến thông tin, thái độ và hành vi của các
thành viên khác trong mạng lưới liên kết mà họ tham gia. Các yếu tố như
tần suất xuất hiện, mối quan hệ với các thành viên trong nhóm, năng lực
cá nhân đều có thể định hình mức độ mà những người khác ảnh hưởng
đến cá nhân trong mạng lưới của họ.

5. Hệ quả :
- Hệ quả 1: Bất cứ ai là người khởi xướng, dù giống hay không giống với
phương thức sống, nghề nghiệp, tính cách hay trí thông minh của cá nhân,
thì việc cá nhân bị ảnh hưởng bởi một đám đông khiến cá nhân đó sở hữu
một loại trí óc tập thể khiến họ cảm thấy, suy nghĩ và hành động theo một
cách hoàn toàn khác với cách mà mỗi cá nhân trong số họ sẽ cảm thấy,
suy nghĩ và hành động khi họ ở trong trạng thái cô lập. Do vậy, những
đánh giá tích cực hay tiêu cực của một số cá nhân có thể lan truyền,
tác động đến cách suy nghĩ, quan điểm của nhiều cá nhân khác.
Những đánh giá tích cực của đối tượng sẽ mở ra cơ hội lan truyền thông
tin quảng bá thương hiệu, sản phẩm. Những đánh giá tiêu cực có thể được
sử dụng để làm bàn đạp giúp nhà truyền thông có thể thay đổi cách nhìn
của các đối tượng.
- Hệ quả 2: Trong hoạt động truyền thông, lý thuyết này được áp dụng rõ
rệt khi tiến hành xác định nhóm công chúng mục tiêu cho một chiến
dịch. Việc gom những cá nhân có cùng sở thích, môi trường làm việc,
trình độ học vấn hay hiểu biết xã hội sẽ khiến cho sự lây nhiễm thêm dễ
dàng. Ngày nay, những người hoạt động trong lĩnh vực truyền thông áp
dụng lý thuyết này, thông qua các phương tiện truyền thông để tác động
đến số đông công chúng nhằm tạo lợi thế cho mình.
6. Ứng dụng thực tiễn (Ví dụ chứng minh) :

Ví dụ 1 : Netflix trong quá trình truyền thông cho bộ phim Squid Game -
một bộ phim kinh dị Hàn Quốc hiện đang vô cùng nổi tiếng trên mạng xã
hội, đã đưa ra những con số thể hiện lượng xem và quan tâm đông đảo
của cộng đồng đối với bộ phim dẫn đến số lượng người chưa xem phim
cảm thấy tò mò, cảm thấy bản thân họ là thiểu số và họ đang bỏ lỡ một
điều gì đó dẫn đến họ phải tìm hiểu về bộ phim hoặc xem phim -> Squid
Game càng trở nên nổi tiếng.

Ví dụ 2 : Đến mùa thi cử, trên các trang học tập, các group học sinh, sinh
viên bao giờ cũng xuất hiện một dòng trạng thái “Chấm tus này để được
10 điểm”,... và bao giờ những dòng trạng thái này cũng có lượng tương
tác rất cao bởi hiệu ứng lây nhiễm - thấy người này bình luận, người kia
cũng bình luận theo...

7. Điểm mạnh, điểm yếu của lý thuyết lây nhiễm xã hội


- Điểm mạnh:
+ Thuyết lây nhiễm đã vận dụng tâm lý đám đông một cách có hiệu
quả trong việc truyền tải thông điệp. Hiệu quả của hiệu ứng đám đông
có thể được nhân lên theo thời gian bởi lẽ đám đông là một hiện tượng lôi
kéo nhiều cá thể để hình thành nên một khối đa cá thể có cùng chung một
xu hướng tâm lý nhất định. Sự hình thành cũng như phát triển ngày một
lớn mạnh của một đám đông phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của các cá
thể trong đám đông đó. Vì thế đám đông càng lớn thì sức hút của nó với
các cá thể bên ngoài đám đông càng mạnh, và khi có càng nhiều cá thể
gia nhập đám đông thì sức lan tỏa của thông điệp càng lớn và hiệu quả
truyền thông càng được nâng cao
+ Vì sự lan tỏa và lôi kéo của đám đông bản thân nó đã là một sức mạnh
nên nó có khả năng đẩy mạnh tốc độ truyền thông và tiết kiệm nguồn
lực một cách đáng kể
- Điểm yếu:
+ Nền tảng của thuyết này là hành vi tập thể, là đám đông và được xây
dựng trên cơ sở tác động “thôi miên của đám đông đối với cá nhân. Thế
nhưng, tâm lý con người dễ biến đổi, liên kết giữa cá nhân và đám
đông là sự liên kết kém bền vững do tâm lý tiếp cận thụ động và chạy
theo số đông, sự thay đổi hay từ bỏ đám đông có thể xảy ra một cách
dễ dàng khi có một sự tác động nào đó
+ Thêm vào đó, sức lan tỏa mạnh mẽ của đám đông chứa đựng ở trong
nó có nguy cơ hiệu ứng ngược. Khi tâm lý của những nhân tố chủ chốt
trong đám đông thay đổi (có thể do sự biến đổi của đối tượng mà đám
đông đang hướng đến, có thể là do tác động của những yếu tố bên ngoài)
theo chiều hướng bất lợi cho hoạt động truyền thông thì nó sẽ kéo theo sự
thay đổi tâm lý của cả đám đông. Như vậy, nguy cơ xảy ra khủng hoảng
là điều không thể tránh khỏi.

III. Lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự: ( Agenda setting )

1. Khái niệm :
- Lý thuyết Thiết lập chương trình nghị sự (Agenda Setting Theory)
mô tả khả năng ảnh hưởng của giới truyền thông đối với công chúng
thông qua các phương tiện truyền thông.

2. Tác giả :
● Maxwell McCombs(1938)
- Ông là một học giả báo chí người Mỹ nổi tiếng với các công trình
nghiên cứu về truyền thông chính trị .
- Ông đặc biệt nổi tiếng với việc phát triển lý thuyết thiết lập chương
trình nghị sự của truyền thông đại chúng cùng với Donald Lewis
Shaw.
● Donald Lewis Shaw(1936)
- Ông là một nhà khoa học xã hội và giáo sư Kenan danh dự tại Đại
học Bắc Carolina tại Chapel Hill.
- Ngoài ra ông còn là một sĩ quan Quân đội Hoa Kỳ, có bằng Tiến sĩ.
bằng báo chí của Đại học Wisconsin và bằng Thạc sĩ và Cử nhân báo
chí của Đại học Bắc Carolina tại Chapel Hill.
- Shaw đã làm việc gần ba năm với tư cách là phóng viên nhật báo

3. Lịch sử hình thành và phát triển:


- Lý thuyết này chính thức được đưa ra bởi hai nhà nghiên cứu
Maxwell McCombs và Donald Shaw vào năm 1972, dựa trên những
số liệu và kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 1968 giữa hai
ứng cử viên Richard Nixon và Hubert Humphrey.
- Lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự đã được nhen mầm trước đó
ở chương đầu tiên của cuốn sách năm 1922 của Walter Lippmann.
- Sau cuốn sách năm 1922 của Lippmann, Bernard Cohen cũng đã
thiết lập ra quan điểm, giả thuyết thiết lập chương trình nghị sự đầu
tiên (năm 1963).
- >Tuy nhiên, 2 nghiên cứu, giả thuyết này còn hạn chế và có tầm nhìn
giới hạn. Sau này, Maxwell McCombs và Donald Shaw cùng các nhà
nghiên cứu khác đã thay đổi nhận thức còn hạn chế ấy, thiết lập ra quan
điểm mới tiến bộ hơn :
+ Hai chuyên gia một mặt tiến hành điều tra ngẫu nhiên đối với cử tri, tìm
hiểu nhận thức và phán đoán của họ đối với các vấn đề chính của xã hội
Mỹ và tầm quan trọng của những vấn đề đó. Mặt khác, họ đã tiến hành
phân tích nội dung của các bản tin chính trị đăng tải trên 8 hãng truyền
thông của Mỹ trong cùng một quãng thời gian.
+ Cuộc điều tra và so sánh trên hai phương diện này cho thấy, giữa sự phán
đoán của cử tri về những vấn đề quan trọng trước mắt và những vấn đề
được các hãng truyền thông đưa tin nhiều và nhấn mạnh có mối quan hệ
tương quan sâu sắc. Những vấn đề được các hãng truyền thông coi là
"chuyện đại sự" để đưa tin cũng được coi là "chuyện đại sự" được phản
ánh trong ý thức của công chúng. Hãng truyền thông càng quan tâm thì
mức độ coi trọng của công chúng về vấn đề này càng cao.
+ Các nghiên cứu của McCombs và Shaw cũng chỉ ra rằng các tin tức được
đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng phần lớn đều không
liên quan đến những vấn đề thực tế của cuộc bầu cử, đa số các thông tin
này chỉ đề cập tới các ứng cử viên tranh cử và đánh giá về việc thắng thua
trong kỳ bầu cử. Giới truyền thông tập trung vào những ứng cử viên, ví
dụ như sự xuất hiện của họ, gia đình của họ, những gì họ làm trong lúc
rảnh rỗi v..v tất cả những điều ấy thực sự nghiêng về sự đánh bóng hình
ảnh cá nhân hơn là các vấn đề chính trị, xã hội và kinh tế đáng lẽ phải là
tiêu điểm. Các hãng truyền thông đề cập việc Nixon đang dẫn đầu với tỷ
lệ 20% số phiếu bầu, và điều đó cũng đồng nghĩa với việc tạo ra những ấn
tượng về một ứng cử viên ưu tú cho khán giả.

4. Nội dung lý thuyết :

Lý thuyết này tập trung mô tả sự ảnh hưởng mạnh mẽ của truyền


thông trong việc xác lập tầm quan trọng của thông tin được gửi tới
công chúng. Walter Lippmann trong cuốn Công luận đã chỉ ra rằng con
người không thể quan tâm hết tất cả những vấn đề trong xã hội mà chỉ có
thể để ý tới một số khía cạnh nhất định. Một người bình thường sẽ không
thể đưa ra những quyết định chính trị quan trọng mà cần phải sự định
hướng từ chuyên gia hay người có tầm ảnh hưởng, và cách cơ bản nhất để
công chúng tiếp cận những người này chính là phương tiện truyền thông.

Một giải thích khác về sự thiết lập chương trình nghị sự như sau: Khi lựa
chọn và hiển thị tin tức, biên tập viên, nhân viên phòng tin tức.. đóng vai
trò quan trọng trong việc định hình các quan điểm. Người đọc không chỉ
tìm hiểu thông tin mà còn nhận biết tầm quan trọng của thông tin thông
qua sự tác động của phương tiện truyền thông như cách thức, thời lượng,
tần suất lặp lại, vị trí đăng tin...

- 2 cấp độ trong Agenda setting:


+ Level 1: Gatekeepers sẽ chọn lọc thông tin mà họ cho là đáng để đăng
tải, họ sẽ cố gắng để thu hút được sự chú ý của người nghe, khiến
người nghe tin rằng mình đang được thu nhận những thông tin trọn
vẹn.
+ Level 2: Khi đã nhận được sự quan tâm của người nghe rồi (what to
think about) , truyền thông sẽ khéo léo làm ảnh hướng đến cách
người nghe nghĩ gì về vấn đế ( How to think ).

- >Như vậy, có thể thấy, lý thuyết “thiết lập chương trình nghị sự”
không đánh giá hiệu quả truyền thông trong thời gian ngắn của một
hãng truyền thông nào đó đối với một sự kiện cụ thể, mà đánh giá về
hiệu quả xã hội lâu dài, tổng hợp ở tầm vĩ mô của cả ngành truyền
thông được tạo ra sau khi đưa ra hàng loạt bản tin trong một quãng thời
gian khá dài.

Ngoài ra, lý thuyết “thiết lập chương trình nghị sự” còn chỉ ra rằng, việc
đưa tin về thế giới bên ngoài của cơ quan truyền thông không phải là sự
phản ánh theo kiểu “soi gương”, mà là một hoạt động lựa chọn có mục
đích. Các cơ quan báo chí truyền thông dựa vào giá trị quan và mục
đích tôn chỉ, đồng thời căn cứ vào môi trường thực tế để “lựa chọn” vấn
đề hoặc nội dung mà họ coi là quan trọng nhất để sản xuất và cung cấp
cho công chúng những thông tin “đúng sự thật”.

5. Hệ quả :
- Hệ quả 1: Việc đưa tin trên mạng Internet đôi lúc giống như “virus”
trong máy tính, có thể sinh sản với tốc độ chóng mặt. Lý thuyết “thiết lập
chương trình nghị sự” cho rằng, mức độ quan tâm của công chúng đến
các vấn đề trong xã hội chủ yếu bắt nguồn từ tần suất và cường độ
mà các chủ đề đó được báo chí đưa tin. Và chắc chắn hoạt động truyền
thông trên mạng Internet rất dễ gia tăng tần suất cũng như cường độ đưa
tin về một sự kiện nào đó.
- Hệ quả 2: Lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự không áp dụng cho
các trường hợp mà mọi người đã có ý kiến, định kiến, quan điểm về
một vấn đề. Đơn giản là quan điểm của họ được củng cố bởi những gì họ
nhìn thấy trên các phương tiện truyền thông, thay vì để các phương tiện
truyền thông ảnh hưởng đến họ. Trong những trường hợp như vậy,
phương tiện truyền thông chỉ đơn thuần xác nhận một thành kiến đã tồn
tại hơn là định hình quan điểm.
- Hệ quả 3: Hoạt động truyền thông đại chúng và hoạt động truyền thông
giữa con người với con người có sự giao thoa với nhau, trong khi
trên phương diện thiết lập chương trình nghị sự, hoạt động truyền thông
giữa con người với con người là sự bổ sung đắc lực cho hoạt động
truyền thông đại chúng.

6. Ứng dụng thực tiễn ( Ví dụ chứng minh )


- Ví dụ 1: Dịch covid
+ Trong thời điểm dịch Covid đang diễn ra, bạn có thể dễ dàng thấy rằng
trong mọi bản tin sáng, chiều, tối thì các thông tin xoay quanh dịch bệnh
như số lượng người nhiễm, các quy định mới... luôn được ưu tiên hàng
đầu
+ Các đề tài xung quanh đều được xếp thứ tự đầu tiên nhằm việc ưu tiên
cho các thông tin liên quan đến vấn đề covid.
- > Đó chính là truyền thông đã sử dụng lý thuyết lập chương trình nghị sự,
thể hiện các thông tin về Covid là quan trọng. Hoặc các tin tức được lựa
chọn Thời sự buổi tối luôn được ngầm hiểu là các tin quan trọng, nổi bật.

- Ví dụ 2 : Trước thềm cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020, hàng loạt
các trang báo ủng hộ cho phe dân chủ đã đưa tin về cái chết của George
Floyd điển hình như New york Times. Mặc dù tổng thống Donald Trump
(theo phe Cộng Hòa) không ủng hộ phân biệt chủng tộc, nhưng công
chúng lại hoàn toàn tin rằng đoạn video không rõ Context và đã bị cắt
ngắn về cái chết của George Floyd là bằng chứng cho sự phân biệt chủng
tộc của bộ máy mà Trump điều hành. Chính việc này đã thành 1 trong số
nguyên nhân lớn dẫn tới biểu tình và sự ủng hộ cho Trump trong kỳ bầu
cử ít hơn hẳn so với Biden.

7. Điểm mạnh, điểm yếu của lý thuyết :


- Điểm mạnh:
+ Thiết lập chương trình nghị sự cũng là một cách để báo chí, chính trị
gia và công chúng trao đổi với nhau qua hình thức trao đổi thông tin.
+ Người nghe hay có xu thế nghe theo số đông và rất dễ tin vào những
thông tin được đưa lên MXH, TV, báo chí. Agenda setting là một thuyết
rất phù hợp trong việc lái dư luận để ủng hộ cho một phe phái, ý kiến
của một hay nhiều nhóm người

- Điểm yếu:
+ Agenda setting thường được sử dụng để hướng người nghe tới một thông
tin nào đó mà họ chưa có hiểu biết gì nhiều, do vậy, những người đã có
hiểu biết về thông tin hay đã có một suy nghĩ sắp sẵn trong đầu về
vấn đề sẽ rất khó để có thể lay chuyển/thuyết phục họ

You might also like