You are on page 1of 4

Khái quát các quan điểm tâm lý,xã hội học hiện đại

1.Tâm lý học hành vi (Watson, 1878-1958, Mĩ)

Chủ nghĩa hành vi do nhà tâm lý học Mỹ J.Watsơn sáng lập. Ông có ý định xây dựng một
nền tâm lý học tối tân và khoa học, chỉ có đối tượng nghiên cứu là hành vi của con người
và ở động vật không tính đến yếu tố nội tâm. Chính vì lẽ đó mà phái này gọi là hành vi
chủ nghĩa.

Ưu điểm: Với công thức trên, J. Watsơn đã nêu lên một quan điểm tiến bộ trong tâm lí
học: coi hành vi là do ngoại cảnh quyết định, hành vi có thể quan sát được, nghiên cứu
một cách khách quan, từ đó có thể điều khiển hành vi theo phương pháp “thử – sai”.

Nhược điểm: Chủ nghĩa hành vi quan niệm một cách cơ học, máy móc về hành vi, đánh
đồng hành vi của con người với hành vi của con vật. Chủ nghĩa hành vi đồng nhất phản
ứng với nội dung tâm lí bên trong làm mất tính chủ thể, tính xã hội của tâm lí con người,
đồng nhất tâm lí con người với tâm lí con vật.

Đây chính là quan điểm tự nhiên chủ nghĩa, phi lịch sử và thực dụng.

2.Tâm lý học Gestalt (tâm lý học cấu trúc) do Vecthaimơ, Côlơ, Côpca sáng lập ở
Đức.

Học thuyết tâm lý học Gestalt ra đời ở Đức thuộc trường phái tâm lý học duy tâm khách
quan. Các nhà tâm lý học cấu trúc cho rằng bản chất hiện tượng tâm lý đều vốn có tính
cấu trúc, vì vậy nghiên cứu phải theo xu hướng tổng thể với cả một cấu trúc chỉnh thể.

Đây là một trong những dòng tâm lý duy tâm khách quan chuyên nghiên cứu tri giác và ít
nhiều nghiên cứu tư duy trong những mối liên hệ thực giữa sự vật được tri giác hay hoàn
cảnh đòi hỏi tư duy với người tri giác hay tư duy. Nhờ vậy đã tìm ra tính chất ổn định của
tri giác, quy luật hình thành nền trong tri giác, quy luật bổ sung khi tri giác, quy luật bừng
hiểu trong tư duy. Các nhà tâm lý Géstalt ít chú ý đến vai của vốn kinh nghiệm sống,
kinh nghiệm xã hội lịch sử.

3. Phân tâm học do Sigmun Freud đề xướng:

Học thuyết này cho rằng không chỉ nghiên cứu ý thức mà bỏ qua vô thức. Ông cho rằng
chính yếu tố vô thức mới là yếu tố quyết định nhất trong tâm lý con người.

Freud cho rằng nhân cách con người gồm 3 phần: vô thức, ý thức, siêu thức.
Phần vô thức chứa đựng các bản năng sinh vật trong đó bản năng tình dục là trung tâm.
Những bản năng sinh học là nguồn cung cấp năng lương cho hoạt động của con người.
Những bản năng này tồn tại theo nguyên tắc đòi hỏi và thỏa mãn.

Phần ý thức gồm những cách thức ứng xử và suy nghĩ đã được hình thành trong cuộc
sống thông qua những kinh nghiệm để đối phó với thế giới bên ngoài nhằm giúp con
người thích nghi với thực tế cuộc sống.

Phần siêu thức gốm những kiểm chế thu được trong quá trình phát triển nhân cách. Đó là
sự kiềm chế các họat động của phần vô thức và phần ý thức. Siêu thức ngăn không cho ý
thức thực hiện những phần sai trái để thỏa mãn các bản năng. Phần siêu thức gần giống
như cái mà ta gọi là lương tâm.

4. Tâm lý học nhân văn

Đại biểu là C.Rôgiơ và H. Maslaw. Họ cho rằng bản chất con người vốn là tốt đẹp, có
lòng vị tha, có tiềm năng sáng tạo. Tâm lý học cần giúp con người tìm được bản ngã đích
thực của minh. Con người cần đối xử với nhau một cách tế nhị, cởi mở lẫn nhau.

Tuy nhiên tâm lý học nhân văn tách con người khỏi các mối quan hệ xã hội, chú ý tới mặt
nhân văn trừu tượng trong con người. Họ không thấy được nguồn gốc hình thành tính
nhân văn đó có ở hoạt động sống của mỗi người trong xã hội loài người, tách con người
ra khỏi mối quan hệ xã hội.

5. Tâm lý học nhận thức :

Học thuyết này do G. Piagiê, Brunơ (Thụy Sĩ) sáng lập. Trường phái này lấy hoạt động
nhận thức của con người làm đối tượng nghiên cứu của mình. Họ nghiên cứu tâm lý con
người trong mối quan hệ với môi trường, với cơ thể và với bộ não. Họ đã phát hiện ra
nhiều quy luật của tri giác, trí nhớ, tư duy, ngôn ngữ .

6. Tâm lý học hoạt động:

Dòng phái này do các nhà tâm lý học Liên Xô (cũ) như L.X.Vưgốtxky, X.L Lubinstein,
A. Lêôchiép cùng với nhiều nhà tâm lý của Đức, Pháp, Bungari sáng lập. Trường phái
này lấy triết học Mác-Lênin làm cơ sở lý luận và phương pháp luận, coi tâm lý là sự phản
ánh hiện thực khác quan vào não thông qua hoạt động. Tâm lý người được hình thành
trong hoạt động, giao tiếp và trong các mối quan hệ xã hội.

Các quan điểm xã hội học hiện đại


1. Khái niệm xã hội học

Xã hộị học là một bộ môn khoa học độc lập ra đời vào nửa đầu thế kỷ XIX ở phương
Tây, nơi diễn ra sự biến đổi xã hội một cách căn bản. Những căn cứ lịch sừ cho thấy sự
hình thành và phát triển của khoa học xã hội học là một tất yếu về mặt lý luận và thực
tiễn gắn liền với quá trình biến đổi xã hội từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công
nghiệp, từ cơ cấu xã hội truyền thống sang cơ cấu xã hội hiện đại, từ hình thái kinh tế - xã
hội phong kiến sang hình kinh tế tư bản chủ nghĩa. Nhưng để định nghĩa một cách chính
xác và phản ánh được đối tượng, chức năng của nó thì đây vấn đề khó khăn. Việc định
nghĩa và làm rõ khái niệm của Xã hội học có liên quan mật thiết đến đối tượng nghiên
cứu của xã hội học.

Xã hội học là khoa học nghiên cứu quy luật, cơ chế và các điều kiện của sự nảy sinh, vận
động, biển đổi mối quan hệ giữa con người và xã hội.

2. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học

Sau gần 180 năm ra đời và phát triển, nhiều tác giả trên thế giới đã đưa ra những quan
niệm khác nhau về đối tượng nghiên cứu của xã hội học.

Thứ nhất là nghiên cứu sự cùng tồn tại của các thiết chế trong một hệ thống, cấu trúc xã
hội, tổ chức xã hội, nhóm xã hội cũng như chức năng của chúng. Đây là nghiên cứu các
hệ thống xã hội trong trạng thái tĩnh tại, cách này được gọi là tĩnh học xã hội, tức là
nghiên cứu cơ cấu xã hội của hệ thống xã hội.

Thứ hai là nghiên cứu sự biến đổi, phát triển, tiến bộ của các thiết chế và hệ thống qua
thời gian đây gọi là động học xã hội.

“Mặt” xã hội được biểu hiện ở 4 khía cạnh sau:

Một là: Những hình thức và mức độ biểu hiện của các hiện tượng xã hội. Các quá trình xã
hội, bao gồm các hành vi, hành động, khuôn mẫu, tác phong, các chuẩn mực, giá trị
phong tục tập quán, thiết chế xã hội?„

Thứ hai: Xã hội học nghiên cứu những nguyên nhân, động cơ của những hàíih động xã
hội, những biến đổi xã hôi, trong khi nhận diện hình thức, đo lường mức độ biểu hiện của
các hiện tượng, quá trình xã hội.

Thứ ba: Chỉ ra đặc trưng, xu hướng của những quá trình xã hội, từ đó đưa ra các dự báo
xã hội.
Bốn là: Chỉ ra những vấn đề mang tính quy luật của thực tại xã hội và hành vi của quần
chúng.

Xã hội học và Tâm lý học có mối quan hệ mật thiết với nhau thể hiện ở chỗ cả hai đều
nghiên cứu về con người nhưng Tâm lý học đi vào nghiên cứu các hiện tượng tâm lý, các
quá trình tâm lý, trạng thái, thuộc tính tâm lý của con người, hành vi của con người. Xã
hội học lại xem xét con người trong mối quan hệ tương tác với xã hội, cộng đồng, trong
đó đặc biệt chú ý đến hành vi xã hội của cá nhân. Khi nghiên cứu về hành vi xã hội của
con người, xã hội học cho ràng yếu tố tâm lý giữ vai trò hết sức quan trọng. Do đó, những
kiến thức của tâm lý học, nhất là những quy luật về tâm lý học cá nhân đã góp phần quan
trọng trong nghiên cứu xã hội học.

Xã hội học còn vận dụng các cách tiếp cận của tâm lý học trong việc nghiên cứu về hành
vi và hành động xã hội của con người, .về tâm lý nhóm. Ngược lại, Tâm lý học cũng vận
dụng những kiến thức và phương pháp nghiên cứu của Xã hội học để có thể rút ra kết
luận một cách chính xác về con người và những hành vi của họ. Tuy hai ngành khoa học
đều nghiên cứu về con người nhưng xã hội học lại nghiên cứu về mối quan hệ xã hội của
con người còn tâm lý học nghiên cứu về hành vi, tâm lý của con người. Qua đấy có thể
thấy, gịữa xã-hôi-học-và_tâm.lỵ. học có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau để bổ sủlí^-
ồũẼ^ốể^iyịtiậỉiHỉắ^lỉtííơhg pháp phát triển ngành khoa học của mini

You might also like