You are on page 1of 23

CHUYÊN ĐỀ: NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA TRẺ VỊ THÀNH

NIÊN VỀ RỐI LOẠN LO ÂU

Loại hình tổ chức: Sinh họat dưới cờ

Thời gian thực hiện: Tuần 5

1. Đối tượng - Địa điểm:


- Đối tượng: Học sinh toàn trường
- Địa điểm: Hội trường - Trường THPT Đakrông
- Thời gian: 45 phút
- Hình thức: Trực tuyến và trực tiếp
2. Phương tiện hỗ trợ: Màn hình, máy chiếu, loa, micro, văn phòng
phẩm
3. Mục tiêu: Sau buổi sinh hoạt chuyên đề, học sinh có thể:

Về kiến thức:

- Liệt kê các dấu hiệu lo âu ở trẻ vị thành niên.


- Trình bày các yếu tố gây lo âu ở trẻ vị thành niên
- Trình bày hậu quả của lo âu ở trẻ vị thành niên.

Về kỹ năng:

- Nhận diện được các dấu hiệu lo âu ở bạn bè, người thân và những
người xung quanh.

Về thái độ:

- Có ý thức phát hiện sớm những dấu hiệu lo âu của bản thân, bạn bè và
những người xung quanh.
- Ý thức được tác hại của lo âu đối với lứa tuổi vị thành niên để giữ gìn
sức khỏe tâm thần cho bản thân, bạn bè và những người xung quanh.
- Nâng cao nhận thức đúng đắn về lo âu để tránh kỳ thị, xa lánh những
người có rối loạn lo âu.
- Có thái độ cảm thông, chia sẻ với bạn bè, người thân, người xung quanh
mắc rối loạn lo âu.
4. Nội dung buổi sinh hoạt chuyên đề:
4.1. Hoạt động 1: Trắc nghiệm hiểu biết của học sinh về rối loạn lo âu
(5phút)
4.2. Hoạt động 2: Các dấu hiệu của lo âu (10 phút)
4.3. Hoạt động 3: Hậu quả của lo âu và cách phòng ngừa lo âu ở lứa
tuổi vị thành niên (15 phút)
4.4. Hoạt động 4: Tổng kết (5 phút)
5. Tổ chức chuyên đề:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động HS

Hoạt động 1: Trắc nghiệm hiểu biết của học sinh về rối loạn lo âu (5
phút)

- Mục tiêu – yêu cầu cần đạt:

+ Đánh giá ban đầu về hiểu biết của học sinh về rối loạn lo âu

+ Học sinh tham gia trả lời câu hỏi trắc nghiệm tích cực.

+ Học sinh nhớ lại được khái niệm lo âu là gì.

- Nội dung giáo dục:

- Phương pháp – Phương tiện:

 Phương pháp: vấn đáp, trả lời câu hỏi


 Phương tiện: Mic, loa, bộ câu hỏi trắc nghiệm về rối loạn lo âu

- Cách thức tiến hành:


+ Bước 1: Giáo viên nêu luật chơi: Giáo viên sẽ
chiếu lần lượt 10 câu hỏi trắc nghiệm và các bạn
giơ tay chọn đáp án đúng
- Học sinh lắng nghe
+ Bước 2: Gọi học sinh lên trả lời và trả lời câu hỏi.
+ Bước 3: Sau khi học sinh trả lời đáp án thì giáo
viên sẽ giải thích cho học sinh hiểu.

Câu hỏi:

Câu 1: Theo em hiểu rối loạn lo âu là gì?

A. Rối loạn lo âu là sự lo sợ quá mức


trước một tình huống xảy ra, có tính
chất vô lý, lặp lại và kéo dài gây ảnh
hưởng tới sự thích nghi với cuộc
sống.

B. Rối loạn lo âu là sự lo lắng không


cản trở các hoạt động và trách nhiệm
hằng ngày.

C. Rối loạn lo âu là những lo lắng bình


thường mặc dù khó chịu, nhưng không
gây ra đau khổ đáng kể.

D. Rối loạn lo âu có thể kiểm soát sự lo


lắng của mình.

Câu 2: Theo bạn độ tuổi nào sẽ có nguy cơ mắc


rối loạn lo âu?
A. Trẻ vị thành niên (10-18 tuổi).

B. Nguy cơ mắc đối với bất kỳ độ tuổi


nào

C. Trung niên (40-65 tuổi)

D. Thanh niên (16-30 tuổi)

Câu 3: Rối loạn lo âu có thể điều trị được


không? Hãy chọn đáp án đúng nhất.

A. Có thể hoàn toàn điều trị được


nếu phát hiện sớm và sử dụng
phương pháp trị liệu bằng thuốc và
bằng tâm lý trị liệu.

B. Không thể điều trị được

C. Có, nếu điều trị bằng liệu pháp tâm


lý.

D. Có, nếu đều trị bằng thuốc.

Câu 4: Triệu chứng nào thường xuất hiện ở


người bị rối loạn lo âu?

A. Cảm thấy mệt mỏi, khó chịu khi


nghe chủ đề mình không muốn nghe.

B. Căng thẳng, lo lắng quá mức.

C. Căng thẳng, lo lo lắng khi gặp tình


huống khó xử.

D. Cảm thấy mệt mỏi, uể oải, tim đập


chậm.

Câu 5: Theo bạn, đâu không phải là triệu


chứng của rối loạn lo âu?

A. Căng thẳng, khó chịu, buồn nôn

B. Khó ngủ, mệt mỏi

C. Khó tập trung

D. Nhịp tim đậm chậm.

Câu 6: Ứng phó với lo lắng em cần làm gì?

A. Lảng tránh nỗi sợ hãi

B. Hiểu về nỗi sợ của bản thân.

C. Đóng băng bản thân, không cho sự


sợ hãi xâm nhập.

D. Luôn suy nghĩ về nỗi lo lắng của


mình.

Câu 7: Khi cơn hoảng sợ tấn công sẽ xảy ra


biểu hiện nào?

A. Tim đập nhanh, đổ mồ hôi, ớn


lạnh, nổi da gà, khó thở.

B. Suy nghĩ nhiều và không thể dừng


lại.

C.Tự nghi ngờ bản thân.

D. Cảm thấy ở một mình không an


toàn.
Câu 8: Hậu quả của rối loạn lo âu là gì?

A. Đau dạ dày

B. Hoảng loạn, sợ hãi

C. Ảnh hưởng tới tim mạch

D. Tất cả đáp án trên

Câu 9: Đâu là sự khác biệt giữa rối loạn lo âu


và lo lắng “bình thường”?

A. Những cơn lo lắng kéo dài trong một


khoảng thời gian ngắn.

B. Những cơn lo lắng kéo dài trong một


khoảng thời nhất định nếu gặp căng
thẳng.

C. Những cơn lo lắng hầu như mỗi


ngày, kéo dài ít nhất 6 tháng.

D. Những cơn lo lắng hầu như mỗi


ngày, kéo dài ít nhất 3 tháng.

Câu 10: Trong các câu sau câu nào thể hiện sự
rối loạn lo âu ở thanh thiếu niên?

A. Tôi cảm thấy lo lắng cho kỳ thi sắp


đến vì tôi chưa thuộc bài?

B. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn bè tôi chỉ


giả vờ thích tôi?

C. Tôi cần rửa tay nhiều lần trong đại


dịch Covid này?

D. Tôi làm bài môn Toán không được,


cảm thấy sợ bị điểm thấp?

Kết luận sau hoạt động:

Thông qua hoạt động vừa rồi các em cũng đã hiểu


thêm một phần nào đó về rối loạn lo âu. Rối loạn
lo âu là sự lo sợ quá mức trước một tình huống
xảy ra, có tính chất vô lý, lặp lại và kéo dài gây
ảnh hưởng tới sự thích nghi với cuộc sống. Để
hiểu sâu hơn về rối loạn lo âu chúng ta hãy cùng
nhau đến với hoạt động 2 mang tên các dấu hiệu
của lo âu.

Hoạt động 2: Các dấu hiệu của lo âu ( 10 phút)

- Mục tiêu – yêu cầu cần đạt:

+ Liệt kê được các dấu hiệu lo âu ở trẻ vị thành niên.

+ Nhận diện được các dấu hiệu lo âu ở bạn bè, người thân và những người
xung quanh.

+ Có ý thức phát hiện sớm những dấu hiệu lo âu của bản thân, bạn bè và
những người xung quanh.

+ Phân biệt được lo âu thông thường và lo âu bênh lý

- Nội dung giáo dục: Nhận biết dấu hiệu của rối loạn lo âu

- Phương pháp – Phương tiện:

 Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình


 Phương tiện: mic, loa, slide bài giảng, video ngắn...

- Cách thức tiến hành:

+ Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu
hỏi về các dấu hiệu lo âu mà các em biết. - Học sinh lắng
+ Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày ý nghe và trả lời
kiến của mình cho cá bạn cùng biết.
- Học sinh xem clip
+ Bước 3: Giáo viên phân tích phần trả lời của
học sinh

+ Bước 4: Giáo viên cho học sinh xem clip về các


dấu hiệu của rối loạn lo âu và kết luận hoạt động.

+ Bước 5: Giáo viên kết luận

Kết luận sau hoạt động:

Các em vừa xem xong đoạn video ngắn về các dấu


hiệu của rối loạn lo âu. Trong cuộc sống hàng
ngày đôi lúc chúng ta gặp nhiều lo lắng, lo âu.
Nhưng chúng ta thường chủ quan xem đó là
chuyện bình thường, không có gì ảnh hưởng nhiều
đến cuộc sống chúng ta. Chính vì vậy đôi lúc
chúng ta trở nên cáu gắt và có những hành vi
không phù hợp…

Có phải khi các bạn xem đoạn clip trên về các dấu
hiệu của rối loạn lo âu nhiều bạn ở đây đang nghĩ
là mình có lẽ đã bị mắc chứng rối loạn lo âu rồi
phải không?

Vậy thì thầy/cô sẽ so sánh cho các bạn thấy thế


nào là lo âu bình thường và lo âu bệnh lý:

 Lo âu bình thường:

- Sự lo lắng không cản trở các hoạt động và trách


nhiệm hằng ngày
- Có thể kiểm soát sự lo lắng của mình
- Những lo lắng bình thường mặc dù khó chịu,
nhưng không gây ra đau khổ đáng kể.
- Những lo lắng được giới hạn trong một số lượng
nhỏ các mối quan tâm thực tế cụ thể.
- Những cơn lo lắng “bình thường” chỉ kéo dài
trong một khoảng thời gian ngắn.
Lo âu bệnh lý:
- Sự lo lắng của bạn làm gián đoạn đáng kể công
việc, sinh hoạt hoặc đời sống xã hội của bạn.
- Sự lo lắng không thể kiểm soát.
- Những lo lắng của lo âu bệnh lý khiến người
bệnh vô cùng khó chịu và căng thẳng.
- Người bệnh lo lắng về tất cả mọi thứ và có xu
hướng mong đợi điều tồi tệ nhất.
- Lo âu bệnh lý là lo lắng hầu như mỗi ngày trong
ít nhất 6 tháng.
Như vậy thông qua bảng so sánh này các bạn có
thể biết được như thế nào là lo âu bình thường và
lo âu bệnh lý để xác định xem mình đang ở
ngưỡng lo âu nào để có cách xử lý phù hợp. Nếu
chỉ là lo âu bình thường thì chúng ta cần thả lỏng
cơ thể và bình tĩnh vì nó chỉ kéo dài trong khoảng
thời gian ngắn. Nếu là bệnh lý thì cần theo dõi kỹ
càng và hãy gặp chuyên gia tâm lý hoặc nhà tham
vấn học đường để được tư vấn chuyên môn.

Hoạt động 4: Hậu quả của lo âu (15 phút)

- Mục tiêu – yêu cầu cần đạt:

 Học sinh trình bày được hậu quả của rối loạn lo âu ở trẻ vị thành
niên.

 Học sinh biết cách phòng ngừa lo âu trong học tập


 Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc và tích cực trả lời
 Ý thức được tác hại của lo âu đối với lứa tuổi vị thành niên để giữ
gìn sức khỏe tâm thần cho bản thân, bạn bè và những người xung
quanh.

- Nội dung giáo dục: Hậu quả của rối loạn lo âu ở tuổi vị thành niên

- Phương pháp – Phương tiện:

● Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm

● Phương tiện: mic, loa, slide bài giảng...

- Cách thức tiến hành:

+ Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ 2 - Học sinh lắng nghe

phút về: Hậu quả nếu các bạn bị mắc chứng Rối câu hỏi và suy nghĩ

loạn lo âu?

+ Bước 2: Giáo viên gọi một số học sinh trả lời. - Học sinh trả lời câu

+ Bước 3: Giáo viên phân tích câu trả lời của học hỏi của giáo viên

sinh.
+ Bước 4: Giáo viên tổng kết lại những hậu quả
nghiêm trọng nhất khi học sinh bị mắc chứng rối
loạn lo âu.

+ Rối loạn lo âu là căn bệnh nguy hiểm, nó gây


ra rất nhiều những hậu quả xấu đến cuộc sống
của người bệnh như:

- Rối loạn lo âu khiến cho người bệnh luôn có


cảm giác bất an, lo âu, sợ hãi. Điều này khiến
cho người bệnh cảm thấy vô cùng mệt mỏi,
chán nản với cuộc sống hiện tại
- Rối loạn lo âu khiến cho người bệnh trở nên
sống khép kín, ngại giao tiếp xã hội. Điều này
- Học sinh lắng
kéo theo những hệ lụy xấu trong công việc,
nghe tích cực
cuộc sống, các mối quan hệ xã hội của người
bệnh.
- Rối loạn lo âu cũng khiến cho sức khỏe của
người bệnh bị giảm sút do mất ngủ, gặp các
vấn đề về tiêu hóa
+ Rối loạn lo âu cũng dẫn đến những biến chứng
nguy hiểm như:
• Trầm cảm
• Lạm dụng chất kích thích
• Mệt mỏi, khó ngủ, đau nhức toàn thân…
• Đau đầu và đau mãn tính
• Cách ly xã hội
• Khó tập trung trong học tập cũng như công
việc
• Chất lượng cuộc sống giảm
• Và có ý định tự tử

 Kết luận sau hoạt động:

Như vậy các em đã thấy được hậu quả nghiêm


trọng của rối loạn lo âu khi mà chúng ta mắc phải,
chính vì vậy chúng ta phải luôn chăm sóc tốt cho
sức khỏe tinh thần để có sức khỏe thể chất tốt.

Hoạt động 5: Tổng kết (5 phút)

- Mục tiêu – yêu cầu cần đạt:

+ Học sinh nắm khái quát nội dung về rối loạn lo âu ở trẻ vị thành niên

+ Nâng cao nhận thức đúng đắn về lo âu để tránh kỳ thị, xa lánh những
người có rối loạn lo âu.

+ Có thái độ cảm thông, chia sẻ với bạn bè, người thân, người xung
quanh mắc rối loạn lo âu.

- Nội dung giáo dục: Cách phòng ngừa rối loạn lo âu ở trẻ vị thành niên

- Phương pháp – Phương tiện:

 Phương pháp: Thuyết trình


 Phương tiện: mic, loa

- Cách thức tiến hành:

+ Bước 1: GV khái quát lại một số ý chính của bài


chuyên đề - Học sinh lắng nghe
+ Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh trả câu hỏi của giáo viên
lời: và trả lời.
+ Nếu em có những dấu hiệu của rối
loạn lo âu em sẽ tìm đến ai để tâm sự?
+ Nếu bạn hoặc người thân của em bị - Học sinh lắng nghe

chứng rối loạn lo âu em sẽ làm gì và có


thái độ như thế nào với họ?

+ Bước 3: Giáo viên kết luận lại nội dung bài học:

Khi chúng ta gặp vấn đề nào đó trong cuộc sống


thì hãy tìm đến người khác để chia sẻ, giúp đỡ
như: Bố, mẹ; bạn bè; thầy cô; anh, chị hoặc người
thân sẽ giúp chúng ta thoải mái và có thể giải
quyết được vấn đề của mình.

CHUYÊN ĐỀ: GIÁO DỤC SỨC KHOẺ SINH SẢN

Thời gian thực hiện: Tuần 2

1. Mục tiêu/ yêu cầu cần đạt được:


- Học sinh nhớ được những vấn đề chung về sức khỏe sinh sản
- Học sinh trình bày được một số hậu quả khi thiếu hiểu biết về sức khỏe
sinh sản
- Học sinh trình bày được một số biện pháp chăm sóc sức khỏe sinh sản
- Học sinh giải thích được vì sao cần phải chăm sóc sức khỏe sinh sản
- Học sinh có thái độ học tập tích cực, tôn trọng và hợp tác
2. Đối tượng – địa điểm
- Đối tượng : Học sinh khối 10
- Địa điểm: Phòng hội
- Thời gian: 45 phút
3. Nội dung hoạt động:
3.1. Hoạt động mở đầu

Hoạt động 1: Trò chơi yêu thương


3.2. Hoạt động trọng tâm

Hoạt động 2: Khi tôi 16

Hoạt động 3: Yêu thương bản thân

Hoạt động 4: Tình dục an toàn

3.3. Hoạt động đánh giá

Hoạt động 5: Đánh giá - Tổng kết

4. Phương thức, phương tiện:


- Phương pháp: Trò chơi, thuyết trình, vấn đáp
- Phương tiện: âm thanh, máy chi
5. Thời gian tổ chức hoạt động: 45 phút
6. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động HS

Hoạt động 1: Trò chơi yêu thương (3 phút)

- Mục tiêu/yêu cầu cần đạt: Tạo không khí vui vẻ, cởi mở để bắt đầu hoạt
động trải nghiệm.

- Nội dung giáo dục

- Phương pháp - phương tiện:

 Phương pháp: Trò chơi.


 Phương tiện: Loa, mic.
- Cách thức tiến hành

+ Bước 1: Giáo viên hướng dẫn luật chơi cho + Học sinh lắng nghe và làm
học sinh. theo hướng dẫn

+ Bước 2: GV mời các em hãy quay sang bên


Hoạt động của giáo viên Hoạt động HS

trái ( bên phải) và nở một nụ cười thật trìu mến


với người bạn bên cạnh của mình

+ Bước 3: GV mời các em hãy tiến tới đằng


trước ( đằng sau) bóp vai và đấm lưng thật
nhẹ nhàng cho người bạn của mình.

 Kết luận sau hoạt động:

Hoạt động 2: Khi tôi 16 (7-10 phút)

- Mục tiêu/yêu cầu cần đạt:

+ Học sinh nhớ được một số vấn đề chung về sức khỏe sinh sản.

+ Học sinh tự tin phát biểu chọn đáp án

- Nội dung giáo dục: Kiến thức chung về sức khỏe sinh sản

- Phương pháp - phương tiện:

 Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình.


 Phương tiện: mic, loa, quà.
- Sản phẩm hoạt động: Nhận thức của học sinh về sức khỏe sinh sản
- Cách thức tiến hành :
+ Bước 1: GV đọc câu hỏi HS lắng nghe và trả lời
Câu 1. Sức khỏe sinh sản là gì? câu hỏi
A. Sức khỏe sinh sản là trạng thái
khỏe mạnh về thể chất và không
thoải mái về tinh thần
B. Sức khỏe sinh sản là trạng thái
Hoạt động của giáo viên Hoạt động HS

khỏe mạnh về tinh thần


C. Sức khỏe sinh sản là trạng thái
khỏe mạnh về thể chất, tinh
thần và sự hòa hợp xã hội
D. A, B, C đều sai
Câu 2. Tìm hiểu sức khỏe sinh sản vị thành
niên là vấn đề tế nhị nên khi tìm hiểu chúng
ta không nên mang ra ban luận trước công
chúng.
A. Đúng
B. Sai
Câu 3. Chăm sóc sức khỏe sinh sản sẽ đem
lại lợi ích gì cho các em?
A. Hiểu biết và cho các em kiến
thức có liên quan đến chăm sóc
sức khỏe sinh sản
B. Giúp các em có niềm tin chủ
động để thực hiện những hành
động đúng đắn có lợi ích cho sức
khỏe thể chất và tinh thần
C. Phát hiện và điều trị sớm (nếu có
thể) một số bệnh tật có thể ảnh
hưởng đến vấn đề tình dục,
mang thai, sinh đẻ về sau.
D. A, B,C đều đúng.
Câu 4. Đường dây nóng có thể tư vấn sức
khỏe sinh sản cho vị thành niên
Hoạt động của giáo viên Hoạt động HS

A. 1080
B. 108
C. 1800
D. 1008
Câu 5. Đâu là độ tuổi kết hôn đúng quy
định của pháp luật
A. Nam đủ 18, nữ đủ 16
B. Nam đủ 22, nữ đủ 20
C. Nam đủ 20, nữ đủ 18
D. Nam đủ 16, nữ đủ 18
Câu 6. Tỷ lệ nạo phá thai ở học sinh và sinh
viên năm 2021
A. 60-70%
B. 20-30%
C. 50-60%
D. 30-40%
+ Bước 2: Qua mỗi câu hỏi GV kết luận và
giải thích về các vấn đề
Kết luận sau hoạt động: Kính thưa quý
thầy cô và các em học sinh rất thân mến,
qua hoạt động vừa rồi chúng ta đã biết một
số kiến thức liên qua đến sức khỏe sinh sản
Hoạt động 3: Cảnh báo nguy hiểm(15 phút)

- Mục tiêu/yêu cầu cần đạt:

+ Học sinh có thể kể tên được một số hậu quả khi quan hệ tình dục không lành
mạnh
Hoạt động của giáo viên Hoạt động HS

+ Học sinh trình bày được một số hậu quả khi thiếu hiểu biết về sức khỏe sinh
sản

+ Học sinh có thái độ đúng đắn, tích cực trong quá trình truyền tải kiến thức

- Nội dung giáo dục: Hậu quả quan hệ tình dục không lành mạnh

- Phương pháp - phương tiện

 Phương pháp: Thuyết trình


 Phương tiện: Âm thanh, loa, mic
- Cách thức tiến hành

+ Bước 1: GV yêu cầu học sinh nêu lên một HS lắng nghe và trả lời
số hậu quả khi quan hệ tình dục không lành
mạnh

+ Bước 2: GV tổng hợp và phân tích ý kiến


của học sinh

+ Bước 3: GV trình bày hậu quả của việc


quan hệ tình dục không lành mạnh

– Dễ bị sẩy thai, đẻ non, nhiễm độc thai,


làm tăng nguy cơ tử vong mẹ.

– Do khung chậu phát triển chưa đầy đủ


nên khi sanh dễ phải can thiệp bằng thủ
thuật hoặc phẫu thuật.

– Làm mẹ quá trẻ, cơ thể phát triển chưa


đầy đủ dễ dẫn đến thiếu máu, thai kém phát
triển, dễ bị chết lưu.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động HS

– Tỉ lệ trẻ sinh ra thiếu cân, trẻ suy dinh


dưỡng, trẻ mắc bệnh và tử vong cao hơn
nhiều so với các bà mẹ sinh con ở tuổi
trưởng thành.

– Bỏ học giữa chừng, ảnh hưởng tới tương


lai.

– Làm mẹ sớm dễ bị căng thẳng, lo lắng,


khủng hoảng tâm lý, tổn thương tình cảm,
dễ chán nản, cảm thấy cách biệt với gia
đình và bạn bè.

– Bị người kia bỏ rơi hoặc phải cưới gấp


với người mà bạn không muốn có cam kết
cuộc sống với người đó.

– Bản thân và gia đình phải gánh chịu


những định kiến của xã hội.

– Gánh nặng về kinh tế khi nuôi con.

– Góp phần làm tăng chi phí xã hội, tăng


dân số.

– Phá thai có thể đưa đến các tai biến:


choáng, chảy máu, nhiễm trùng, thủng tử
cung, vô sinh …

- Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình


dục (giang mai, lậu, sùi mào gà, mụn rộp
sinh dục) và HIV/AIDS.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động HS

Kết luận sau hoạt động:

Hoạt động 4: Yêu thương bản thân ( 10 phút)

- Mục tiêu/yêu cầu cần đạt:

+ Học sinh liệt kê được một số biện pháp chăm sóc sức khỏe sinh sản

+ Học sinh giải thích được vì sao cần phải chăm sóc sức khỏe sinh sản

+ Học sinh trình bày được một số biện pháp tránh thai an toàn.

+ Học sinh có thái độ học tập tích cực

- Phương pháp - phương tiện

 Phương pháp: thuyết trình nêu vấn đề


 Phương tiện: loa, mic,
- Nội dung hoạt động: biện pháp chăm sóc sức khỏe sinh sản

- Cách thức tiến hành:

+ Bước 1: GV đặt câu hỏi: “ Em thường + HS lắng nghe


làm gì để chăm sóc sức khỏe sinh sản cho và trả lời
bản thân?”.
+ Bước 2: GV gợi ý cho học sinh trả lời
- Nghỉ ngơi như thế nào?
- Chế độ dinh dưỡng ra sao?
Tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản từ
đâu?
.....
+ Bước 3: GV kết luận dựa trên cơ sở các
câu trả lời của học sinh.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động HS

1. 1. Rèn luyện về kỹ năng sống:

– Chủ động tìm hiểu kiến thức về giới tính,


sức khỏe sinh sản vị thành niên từ cha mẹ,
thầy cô, anh chị, người thân và bạn bè.

– Cần tâm sự về những lo lắng, băn khoăn,


thắc mắc với người thân trong gia đình,
thầy cô, bạn bè, người có uy tín, kiến thức
và có trách niệm.

– Có thời gian biểu học tập, nghỉ ngơi, giải


trí và tập luyện thể dục thể thao cho phù
hợp và điều độ.

– Phân biệt rõ ràng giữa tình yêu và tình


bạn khác giới trong sáng, giúp đỡ nhau
cùng tiến bộ.

Chăm sóc sức khỏe sinh sản, vệ sinh cá


nhân, vệ sinh bộ phận sinh dục:

– Nữ:

+ Phải biết cách thực hiện vệ sinh kinh


nguyệt (thay băng vệ sinh thường xuyên
trong thời gian hành kinh).

+ Đến 15-16 tuổi mà không có kinh nguyệt


thì phải đi khám.

+ Uống viên sắt: kể từ khi bắt đầu có kinh


nguyệt, mỗi tuần uống 01 viên, liên tục 16
Hoạt động của giáo viên Hoạt động HS

tuần trong 01 năm (16 viên/năm) để phòng


tránh thiếu máu do thiếu sắt.

– Nam:

+ Phải biết phát hiện những bất thường về


cơ quan sinh dục của mình để đi khám bệnh
kịp thời như: hẹp bao quy đầu, tinh hoàn
ẩn, vị trí bất thường của lỗ tiểu.

+ Không mặc quần lót quá bó sát, chật hẹp

3. Tránh xa những hình ảnh, sách báo,


phim ảnh, trang web khiêu dâm, đồi trụy;
tránh xa rượu, thuốc lá, ma túy.

4. Không nên quan hệ tình dục (QHTD)


trước tuổi trưởng thành

5. Nếu QHTD, phải thực hiện tình dục an


toàn:

– Sống chung thủy với 01 bạn tình.

– Sử dụng bao cao su đúng cách mỗi khi


QHTD để vừa tránh mang thai ngoài ý
muốn, vừa tránh các BLQĐTD và
HIV/AIDS.

 Kết luận sau hoạt động


Hoạt động 5: Tổng kết (5 phút)

- Mục tiêu/yêu cầu cần đạt: Học sinh rút lại bài học cho riêng mình
Hoạt động của giáo viên Hoạt động HS

- Nội dung giáo dục:

- Phương pháp - phương tiện

 Phương pháp: Vấn đáp


 Phương tiện: loa, mic
- Cách thức tiến hành:

+ Bước 1: GV đặt câu hỏi cho học sinh về 3 Lắng nghe và trả lời câu
điều mà em biết được sau chuyên đề , 2 hỏi
điều mà em ngạc nhiên khi tham gia ngày
hôm nay.

Bước 2: GV tổng kết lại các nội dung

You might also like