You are on page 1of 30

Learning How to Learn - Week 1

Loạt bài này mình sẽ chia sẻ những gì mình đã học được từ khoá học Learning How to Learn
của Coursera.

1. Focused mode và diffuse mode - Chế độ tập trung và Chế độ phân tán 

Các nhà nghiên cứu đã tìm ra rằng con người chúng ta có hai chế độ suy nghĩ khác nhau, là
focused và diffuse. Chế độ focused thì có lẽ ai cũng quen thuộc với nó. Đó là khi chúng ta tập
trung tối đa vào một vấn đề nào đó mà chúng ta muốn giải quyết hoặc một cái gì mới mà
chúng ta muốn học. Nhưng còn chế độ diffuse thì có lẽ không phải ai cũng biết. Đó là khi
chúng ta nghỉ ngơi thư giãn thì não vẫn tiếp tục hoạt động, suy nghĩ về những vấn đề mà
chúng ta đã từng tập trung tối đa vào nó khi ta ở chế độ focused. Các bạn học ngành máy tính
và các ngành khoa học khác có lẽ đã bắt đầu cảm thấy quen thuộc. Đối với dân máy tính, khi
bạn tiếp cận và tìm cách giải quyết vấn đề, bạn ngồi lì hằng giờ trước máy tính, code tới code
lui, tìm giải thuật tối ưu cho bài toán, thì bạn đang ở chế độ focused. Và sau đó, nửa đêm bạn
giật mình thức dậy vì bạn tìm thấy lời giải. Trong giấc mơ. Dân máy tính có lẽ ai cũng đã trải
nghiệm cảm giác này. Khi bạn ngủ, não bạn vẫn tiếp tục hoạt động ở chế độ diffuse, nó tiếp
tục phân tích tiếp những suy nghĩ của bạn khi bạn ở chế độ focused. Khi ở chế độ focused,
chúng ta nghĩ sâu. Còn khi ở chế độ diffuse, chúng ta ở nghĩ rộng. Giống như một cái đèn pin
có 2 chế độ chiếu sáng vậy. Ở chế độ focused, ánh đèn sáng nhất và tập trung ở một chỗ. Còn
ở chế độ diffuse, ánh đèn không sáng lắm nhưng mà nó chiếu rộng hơn. Như các bạn có thế
thấy, phép so sánh và ẩn dụ đóng vai trò quan trọng trong việc học điều gì đó mới. Để tận
dụng được hai chế độ này, bạn chỉ cần thật tập trung ở chế độ focused, và thật thư giãn ở chế
độ diffuse. Để có thể tập trung, bạn có thể xem qua một công cụ tên là Pomodoro, được phát
minh bởi Francesco Cirillo. Phương pháp này rất đơn giản, bạn chỉnh đồng hồ đếm 25 phút,
tắt hết mọi tác nhân bên ngoài, rồi tập trung làm việc, học tập trung 25 phút đó. Thật sự tập
trung. Khi hết 25 phút, bạn thư giãn, tự thưởng cho mình trong 5 phút. Sau đó lại tiếp tục tập
trung 25 phút tiếp theo. Các bạn sử dụng Google Chrome có thể cài đặt Pomodoro Timer tại
đây.

 2. Procrastination - Sự trì hoãn

Bất kì ai trong chúng ta cũng có vấn đề với sự trì hoãn. Chúng ta lên kế hoạch chạy bộ, thức
dậy sớm, học tiếng Anh, nhưng cuối cùng lại không thực hiện được. Tất cả đều có lý do của
nó. Khi bạn nghĩ đến việc làm gì đó hơi khó khăn một chút, ví dụ dậy sớm chạy bộ khi trời
lạnh như mấy hôm gần đây, thì đồng thời bạn đã kích thích vùng não điều khiển cảm xúc liên
quan đến những sự đau khổ, khó chịu. Và não của bạn một cách tự nhiên sẽ tìm cách chấm
dứt kích thích đó bằng cách hướng suy nghĩ của bạn đến một cái khác dễ chịu hơn, như là đắp
chăn và nằm ngủ tiếp. Nhưng thực tế đã chứng minh rằng, chỉ một thời gian ngắn sau khi bạn
thực hiện cái hoạt động tưởng chừng như đau khổ kia, thì cảm giác khó chịu sẽ biến mất. Khi
bạn lết khỏi chăn, xỏ giày vào và chạy khoảng 5 phút thì bạn sẽ không còn cảm giác muốn
đắp chăn ngủ nữa, bạn chỉ muốn chạy tiếp và chạy tiếp, điều khó khăn nhất là bạn có lết ra
khỏi giường được hay không thôi. Điều này cũng tương tự khi bạn gặp một bài viết bằng
tiếng Anh dài ngoằng. Bạn biết là bạn sẽ mất một khoảng thời gian để đọc hết, và cả một chút
sức lực để hiểu bài viết nếu đó là một bài viết hơi phức tạp. Khi đó, não bạn sẽ hướng bạn
qua một suy nghĩ khác, là làm việc khác đỡ hại não hơn như là xem video trên youtube, hay
đọc tóm tắt bài viết ở mục tl;dr. Nhưng nếu bạn chịu khó đọc một đoạn của bài viết, khi bạn
hiểu được một phần nội dung, cảm được một phần ý nghĩa của bài, thì lúc đó bạn không còn
cảm thấy “sợ mệt” nữa, bạn chỉ muốn đọc hết bài viết vì bạn đã thực sự hứng thú với nó. 

Vậy tại sao não bạn lại hướng bạn qua những hành động dễ chịu hơn, một cách hoàn toàn tự
nhiên? 

Vì nó được thiết kế để hoạt động theo cách như vậy.

Hãy tượng tượng bạn là một con hươu nhỏ ở giữa khu rừng. 

- Khi bạn khát nước, bạn chạy ra suối uống nước.

- Khi bạn đói, bạn đi kiếm cỏ hoặc lá cây để ăn.

- Khi gặp hổ, bạn chạy.

Tất cả những quyết định của bạn, có ẢNH HƯỞNG NGAY LẬP TỨC đến cuộc sống của
bạn. Khi đó, bạn - con hươu bé nhỏ, đang sống trong môi trường mà các nhà khoa học gọi là
Immediate Return Environment. Bởi vì mọi hành động, mọi quyết định của bạn có ảnh hưởng
ngay lập tức đến cuộc sống của bạn.

Bây giờ quay trở lại hiện thực, bạn là một thanh niên bình thường khoẻ mạnh ở thế kỉ 21. Ở
xã hội hiện nay, những hành động và quyết định của bạn KHÔNG MANG LẠI LỢI ÍCH
NGAY LẬP TỨC như con hươu ở khu rừng kia. 

- Nếu mỗi ngày bạn học thêm 5 từ tiếng anh mới, thì khoảng 1 tháng sau bạn mới cảm nhận
được sự tiến bộ.

- Sáng mai bạn bắt đầu vô phòng gym và ăn uống điều độ thì 3 tháng sau bạn mới thấy sự
thay đổi ở cơ thể mình.

- Bây giờ bạn để dành tiền tiết kiệm, thì 30 năm nữa lúc về hưu bạn sẽ có tiền dưỡng già.  

Đây chính là vấn đề.

Chúng ta đang sống trong môi trường được gọi là Delayed Return Enviroment. Và não của
chúng ta không được thiết kế để hoạt động trong môi trường này. Não của chúng ta hiện tại
được tiến hoá từ môi trường Immediate Return. Cụ thể, phần neocortex, phần não phát triển
nhất của chúng ta, chịu trách nhiệm về những tác vụ phức tạp như ngôn ngữ và khoa học, hầu
như chả khác éo gì não của người tinh khôn cách đây 200,000 năm trước. Nhưng xã hội của
chúng ta hiện tại chỉ mới chuyển qua môi trường Delayed Return khoảng 500 năm trở lại đây.
Vâng, 500 năm trở lại đây, mọi thứ thay đổi chóng mặt, nào là xe hơi, máy bay, TV, máy vi
tính, Internet và Justin Bieber. Có quá nhiều thứ có thể phát triển trong vòng vài trăm năm,
nhưng ở góc độ tiến hoá, con số vài trăm năm hầu như không có ý nghĩa gì. Não của chúng ta
trải qua hàng trăm nghìn năm tiến hoá để hoạt động trong môi trường Immediate Return, và
đột nhiên ta chuyển sang môi trường Delayed Return, tất nhiên là nó không đỡ nổi. Vì nó
được thiết kế để đưa ra những quyết định mang lại lợi ích ngay lập tức. Khi chúng ta muốn
dậy sớm để chạy bộ buổi sáng, thì anh bạn não không thấy được lợi ích của việc này, vì nó
chỉ có thể cảm nhận sức khoẻ của bạn tăng lên, dẻo dai hơn sau 1 tháng nữa. Nên nó hướng
bạn đến quyết định và nó có thể cảm nhận lợi ích mang lại ngay lập tức, đó là trùm mền ngủ.
Thật thoải mái và sung sướng.  Tương tự, một buổi tối nọ, bạn rãnh rỗi và muốn tìm việc gì
đó để làm. Bạn nghĩ đến việc đọc sách và xem phim. 96,69% bạn sẽ cắm mặt vào laptop xem
phim tới 2h sáng. Vì đọc đọc sách và xem phim, tuy là đọc sách sẽ mang lại cho bạn tri thức
và có ích hơn về lâu dài nhưng nó lại hại não hơn rất nhiều so với xem phim. Về mặt lý trí,
chúng ta vẫn biết là điều gì tốt, điều gì nên làm. Ai cũng có những đêm trằn trọc dặn lòng là
mai dậy sớm, ai cũng có những kế hoạch cho tương lai của mình, thậm chí chi tiết rồi cuối
cùng không làm được. Có sinh viên nào mà không ý thức được tiếng Anh quan trọng như thế
nào, nhưng cuối cùng chỉ có vài bạn chinh phục được nó khi tốt nghiệp.

 3. Anxiety - Sự lo âu 

Nói thêm một chút về những nỗi lo âu mà môi trường Delayed Return mang lại cho chúng ta.
Những sự lo âu trầm uất mà chúng ta phải nhận trong xã hội hiện nay là do sự không tương
thích môi trường của bộ não mang lại. Vài nghìn năm trước, khi còn sống trong môi trường
Immediate Return, thì cảm xúc lo âu đóng vai trò quan trọng khi ta phải đối mặt với những
khó khăn.

- Khi bạn khát nước, bạn lo lắng giờ mà không có nước uống thì bạn sẽ chết, điều đó thúc đẩy
bạn đi kiếm nước uống. Sau khi bạn uống nước, nỗi lo lắng mất đi. 

- Khi bạn đói, bạn lo lắng giờ mà không có đồ ăn thì bạn sẽ chết, điều đó thúc đẩy bạn đi
kiếm cỏ hoặc lá cây. Sau khi bạn ăn no, nỗi lo lắng mất đi. 

- Khi gặp hổ, bạn sợ là nó sẽ nhai đầu bạn, điều đó thúc đẩy bạn chạy trối chết để thoát thân.
Sau khi bạn chạy thoát, nỗi lo lắng mất đi.

Đó là cách bộ não được tiến hoá để tận dụng nỗi lo âu. Nỗi lo đóng vai trò quan trọng, giúp ta
đưa ra quyết định, bảo vệ ta khi ta sống trong môi trường Immediate Return. Nó giúp ta giải
quyết những vấn đề tức thì, ngắn hạn. Và khi đó, ta cũng không phải chịu đựng nỗi lo âu kéo
dài như hiện nay. Các nhà khoa học đã nhận ra rằng động vật hoang dã hiếm khi phải chịu
đựng nỗi lo dài hạn. Khi con hươu uống nước, ăn no, chạy thoát, nỗi lo lắng mất đi. Nó chỉ lo
âu trong một khoảng thời gian ngắn, và nỗi lo ấy biến mất ngay khi mối hiểm hoạ đi qua.
Nhưng xã hội của chúng ta hiện tại, ở môi trường Delayed Return, chúng ta phải đối mặt với
những vấn đề khác hoàn toàn.
- Sẽ ra sao nếu năm nay mình thi rớt Đại học? 

- Không biết mình có để dành đủ tiền mua nhà trong 2 năm nữa hay không? 

- Không biết mình có được tăng lương ở đợt review tới hay không? 

- Không biết mối tình này rồi sẽ đi đến đâu? 

Chúng ta luôn lo lắng về những vấn đề tương tự. Nhưng. Những vấn đề đó. Những vấn đề ở
môi trường Delayed Return. Hầu như không thể giải quyết được bằng những hành động của
bạn ở hiện tại.

Một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến nỗi lo âu đó là sự không chắc chắn của xã hội
chúng ta. 

- Bạn học hành chăm chỉ không có nghĩa là chắc chắn bạn sẽ đậu Đại học. 

- Bạn làm việc chăm chỉ không đảm bảo là bạn được tăng lương. 

- Mà dù bạn có được tăng lương cũng chưa chắc bạn đã đủ tiền mua nhà. 

- Cuối cùng thì bạn gái của bạn cũng có thể bỏ bạn dù cái nhà của bạn có bự đến đâu. 

Xã hội quanh ta bao trùm bởi sự không chắc chắn, bất ổn và vô định.

Vậy giải quyết vấn đề này như thế nào?

3.1 Measurement - Đo lường 

Điều đầu tiên bạn có thể làm là đo lường, ước tính những gì bạn có thể đạt được. Bạn không
biết là bạn có đậu Đại học hay không, nhưng bạn có thể biết được lượng kiến thức mà bạn thu
nhận, ước tính được số điểm thi mà bạn có thể vươn tới. Bạn không biết là bạn có đủ tiền
mua nhà không, nhưng bạn có thể tính được là mỗi tháng bạn để dành được bao nhiêu, sau 2
năm bạn sẽ để dành được bao nhiêu. Bạn không biết được tương lai của bạn và bạn gái của
bạn sẽ như thế nào, nhưng bạn có thể cảm nhận được tình cảm của cả hai, biết được hai bạn
đang ở đâu. Sự đo lường này giúp những sự không-chắc-chắn trở nên bớt không-chắc-chắn.
Bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về vị trí của bạn ở hiện tại, về cả những vấn đề trong tương lai. 

3.2 Shift your worry - Chuyển hướng nỗi lo

Bây giờ bạn đã hiểu cách bộ não của bạn hoạt động, hãy tìm cách sao cho vừa đạt được mục
đích của mình vừa làm thoả mãn anh bạn não của chúng ta. Đơn giản là bạn chuyển nỗi lo âu
trong dài hạn về những hành động hằng ngày mà có thể giải quyết nỗi lo dài hạn đó và tập
trung vào nó. Mặt khác, não nó thích làm những việc mà mang lại lợi ích tức thời, nên ta sẽ
làm những việc mà vừa làm cho nó sướng, vừa giúp đạt được mục tiêu trong dài hạn của
chúng ta. Thay vì lo lắng về sức khoẻ của bạn khi về già, hãy tập trung vào việc rèn luyện sức
khoẻ mỗi ngày. Nếu bạn cảm thấy lười đi đến phòng gym, hãy đăng kí tập gym 1 năm, đóng
vô 10 triệu. Khi đó, giữa cảm giác xót tiền và cảm giác lười tập gym, thì não nó sẽ thấy đi tập
gym sướng hơn là ngồi nhà và cảm thấy xót tiền. Nếu bạn có thể tìm động lực khác tốt hơn,
như đến phòng gym để ngắm mấy em xinh tươi thì quá tốt. Khi bạn đã quen với gym và cảm
nhận được niềm vui khi đến phòng gym thì não sẽ hoạt động một cách tự nhiên, lúc đó không
được tập gym lại trở thành điều khó chịu. Cách này giúp bạn vừa làm hài lòng bộ não, vừa có
thể đạt được mục tiêu dài hạn là sức khoẻ tăng lên. Thay vì lo lắng không biết là có để dành
đủ tiền hay không thì hãy tiết kiệm từng ngày. Thay vì lo lắng chuyện tình cảm thì hãy dành
từng giây phút để yêu thương nhau. 

Tóm lại là đừng lo lắng nữa, hãy bắt tay vào hành động. Đều đặn, điều độ và tập trung.

4. Practice makes permanent - Tập luyện sẽ hoàn thiện 

Khi học một điều gì đó mới, chúng ta đều nhận thấy những chủ đề càng trừu tượng thì càng
khó để tiếp thu. Ví dụ như học toán và khoa học khó tiếp thu hơn nhiều so với học những
môn học khác. Ví dụ như khi bạn học từ vựng mới, từ bike (xe đạp) sẽ dễ nhớ hơn nhiều so
với từ idiosyncratic (tính riêng biệt). Bởi vì bạn có thể liên tưởng đến hình ảnh chiếc xe để
nhớ bike là gì. Nhưng bạn lại khó có thể liên tưởng đến một cái gì đó cụ thể để liên kết với từ
idiosyncratic. Tương tự với toán, bạn cũng khó có thể liên tưởng cái gì liên quan đến đạo
hàm, tích phân. Bạn có thể thắc mắc tại sao những vấn đề trừu tượng như tình yêu, hi vọng,
đam mê... thì chúng ta lại có thể hiểu được dễ dàng. Bởi vì những chủ đề đó liên quan đến
cảm xúc, mà cảm xúc thì ta có thể cảm nhận được. Thậm chí, nó còn mạnh hơn cả những
thực thể thật. 

Điều đó có nghĩa là để học một cái gì đó mới, cái gì đó khó để ta có thể hiểu và liên tưởng
đến những chủ đề khác, ta cần phải luyện tập thật nhiều. 

Và luyện tập đúng.

Ở đây chúng ta đang nói đến vấn đề mà bạn không thể liên hệ đến những kiến thức mà bạn đã
biết. Vì có rất nhiều bạn có kiến thức sâu rộng và thông minh, thì, các bạn đó có thể liên kết
những điều phức tạp với những kiến thức mà bạn đó đã có, để hiểu điều phức tạp ấy một cách
dễ dàng. Nếu bạn thông minh và hiểu biết thì mọi thứ sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Ví dụ như
khi bạn học lập trình, nếu bạn thông minh và có nền tảng toán học vững chắc, thì bạn sẽ học
nhanh hơn. Vì bạn có thể liên hệ giữa lập trình với toán. Ở công ty mình, mấy anh thậm chí
còn có thể liên kết giữa ngồi thiền và nghệ thuật coding.

Quay trở lại với việc tập luyện để thấm nhuần những khái niệm và kiến thức hoàn toàn mới.
Khi bạn học một kiến thức mới, các neuron thần kinh tạo ra những liên kết để ghi nhớ kiến
thức đó. Bạn càng tập luyện nhiều, suy nghĩ nhiều thì liên kết đó càng mạnh và chặt chẽ. Ví
dụ lần đầu tiên bạn đọc một bài viết về Reactjs, thì các liên kết đã hình thành nhưng rất yếu.
Sau đó bạn làm tutorial, các liên kết dần dần chặt chẽ hơn. Rồi sau đó bạn thử build một cái
app từ đầu, thì các liên kết sẽ trở nên thật sự mạnh mẽ và chặt chẽ. Và khi đó, bạn đã nắm
vững những ý tưởng cơ bản của Reactjs. 

Một điều quan trọng không kém là bạn phải luyện tập đúng cách. Vì khi bạn học không đúng
phương pháp, hoặc phương pháp không phù hợp với bạn, thì bạn đang lãng phí thời gian của
bản thân mình, và có thế bị tẩu hoả nhập ma. Vậy nên hãy tìm một người thầy giỏi và đáng
tin cậy. Và tìm một phương pháp học hiệu quả với bản thân bạn. Thà là chậm nhưng chắc.
Một liên kết chưa mạnh về một kiến thức đúng, còn hơn là một liên kết mạnh về một kiến
thức sai. Khi đã tìm được phương pháp, tìm được sư phụ, thì hãy chăm chỉ tập luyện đến khi
đủ 10,000 giờ.

Hãy cứ tập luyện, rồi bạn sẽ hoàn thiện. 

5. Working memory và long term memory 

Có nhiều cách để phân loại bộ nhớ của chúng ta. Nhưng trong khuôn khổ khoá học này, ta sẽ
nói về hai phần chính đó là working memory và long term memory. 

Working memory là vùng nhớ xử lý thông tin mà bạn đang xử lý ngay tại thời điểm này. Khi
bạn đang đọc những dòng này, thì nội dung mà bạn đang đọc đang được xử lý ở working
memory. Vùng nhớ này tất nhiên có liên kết với những vùng nhớ khác, để bạn có thể truy cập
thông tin ở những vùng nhớ đó. Working memory có kích thước giới hạn, nó chỉ lưu trữ được
khoảng 4 chuỗi thông tin ( 4 chunks of information). Nó giống như một cái bảng đen có kích
thước nhỏ, được kẻ ra thành 4 hàng. Nhưng cái bảng này cùi bắp ở chỗ nó sẽ tự động xoá sau
một khoảng thời gian rất ngắn. Khi bạn đọc đến đây, thì chắc chắn bạn sẽ không nhớ dòng
đầu tiên của phần 4. Practice makes permanent là gì. Vì nó đã bị xoá khỏi cái bảng đen mất
rồi. Một ví dụ khác là khi ai đó đọc số điện thoại cho bạn, mà bạn lại không có gì để ghi lại,
thì bạn thường lẩm bẩm nó cho khỏi quên trong khi đi tìm giấy để ghi xuống. Mặt khác,
working memory có kích thước giới hạn, nên ta phải tận dụng tối đa nó trong quá trình ta tập
trung. Bạn có hay phải nhắm mắt lại khi tập trung suy nghĩ để ngăn không cho những thông
tin khác chiếm chỗ trong working memory, để bạn có thể suy nghĩ tập trung hơn?

Long term memory thì giống như một cái nhà kho, một cái nhà kho có kích thước rất lớn,
chứa từa lưa mọi thứ trong đó. Có nhiều loại long term memory khác nhau nằm ở những vị trí
khác nhau trong não chúng ta. Nghiên cứu chỉ ra rằng khi bạn muốn cho một kiến thức nào
đó từ working memory vào trong long term memory để truy xuất nó sau này. Thì bạn phải lôi
kiến thức đó ra xài vài lần để những lần sau khi cần nó, bạn biết nó ở chỗ nào trong cái nhà
kho khổng lồ kia. Khi bạn đọc một bài viết bằng tiếng Anh, bạn gặp từ mà bạn không hiểu.
Bạn google translate, khi đó từ mà bạn dịch sẽ được xử lý ở working memory. Khi bạn đọc
tiếp, từ đó bị xoá, và chưa bao giờ được cho vào long term memory. Lần sau khi gặp lại từ
đó, bạn không có ấn tượng gì, và bạn lại google translate. Nếu bạn ghi từ đó lại và học nó, thì
nó đã được lưu trong long term memory. Nhưng nếu bạn không ôn lại từ đó mà chỉ học qua
loa và cũng không gặp lại từ đó trong một thời gian dài, thì lần sau gặp lại từ đó, bạn sẽ nhớ
là bạn đã gặp rồi, nhưng không nhớ nghĩa của nó là gì. Vì kiến thức đó vẫn nằm trong long
term memory, chỉ là bạn không biết nó ở chỗ nào để truy xuất nó thôi. Giống như bạn biết là
vật dụng gì đó có ở trong nhà, nhưng không nhớ là nó ở đâu. Vậy điều bạn cần làm là lâu lâu
lôi nó ra xài, bạn sẽ nhớ nó đang ở ví trí nào. Để cho một kiến thức vào long term memory có
một phương pháp gọi là spaced repetition. Nó cũng chỉ là lặp lại những kiến thức đã học,
nhưng mà chia thời gian ra để học. Thay vì lặp đi lặp lại một từ 20 lần trong một đêm, thì bạn
hãy lặp đi lặp lại cũng 20 lần, nhưng trong 1 tuần. Nó giống như xây một bức tường, phải đợi
lớp gạch bên dưới khô trước khi xây tiếp lớp gạch bên trên. Phần mềm flash card Anki sử
dụng chính xác phương pháp này. Nó chia thời gian ra, nhắc bạn ghi nhớ những từ mà bạn
chuẩn bị quên. Các bạn xài Android có thể download Anki tại đây.

Túm lại, working memory giống như RAM, xử lý thông tin tức thời. Còn long term memory
giống như hard disk, chứa thông tin lưu trữ và sử dụng sau này. Nhưng để lưu thông tin vô
long term memory và xài được nó sau này thì cần phải tốn nhiều công sức. Để nhớ một điều
gì đó lâu dài, bạn cần phải lôi nó ra đọc lại, suy nghĩ, nghiền ngẫm, lâu lâu lôi ra xài, nếu
không khả năng cao là bạn sẽ quên. Hồi đó học toán lý hoá quá trời giờ có nhớ được bao
nhiêu. Thậm chí có mấy bạn sang Mẽo vài năm đã quên những từ để diễn đạt trong tiếng Việt
cơ mà.

6. The important of sleep - Sự quan trọng của giấc ngủ

Bạn có biết rằng khi bạn thức, cơ thể bạn tiết ra độc tố trong não? Vậy bằng cách nào mà não
có thể thanh lọc được những độc tố này? Nghiên cứu chỉ ra rằng khi ta ngủ, các tế bào não
của ta co lại, tạo ra khoảng trống giữa các tế bào. Chất lỏng có thể chạy qua những khoảng
trống này và cuốn trôi những độc tố, giúp thanh lọc bộ não. Cho nên bạn nào nghĩ rằng ngủ là
lãng phí thời gian thì nên suy nghĩ lại. Thực ra ngủ là cách não giữ cho nó được sạch sẽ và
khoẻ mạnh. Không những vậy, khi bạn ngủ não tiếp tục hoạt động ở chế độ diffuse. Ngủ là
lúc não tổng hợp thông tin mà bạn thu nhận được khi bạn thức. Khi đó, não sẽ lọc bỏ những
thông tin không quan trọng và đồng thời củng cố những thông tin mà bạn muốn học, muốn
nhớ sau này. Khi đó, các liên kết giữa các neuron thần kinh sẽ trở nên chặt chẽ và chắc chắn
hơn. Tất nhiên quá trình này chỉ có hiệu quả khi bạn thực sự tập trung ở chế độ focused trước
đó. 

Cho nên dù thế nào đi nữa, hãy ngủ đủ. Và ngủ sâu.

7. Tổng kết

Não có 2 chế độ hoạt động: focused và diffuse. Bạn cần phải thực sự tập trung và sau đó thực
sự thư giãn để tận dụng hai chế độ này. Muốn tập trung, xài Pomodoro.

Dừng lo lắng và bắt tay vào hành động. Điều đặn, điều độ và tập trung.

Hãy cứ tập luyện, rồi bạn sẽ hoàn thiện. 

Có thể chia trí nhớ thành working memory và long term memory. Working memory giống
như RAM, xử lý thông tin tức thời. Còn long term memory giống như hard disk, chứa thông
tin lưu trữ và sử dụng sau này. Nhưng để lưu thông tin vô long term memory và xài được nó
sau này thì cần phải tốn nhiều công sức. Để nhớ một điều gì đó lâu dài, bạn cần phải lôi nó ra
đọc lại, suy nghĩ, nghiền ngẫm, lâu lâu lôi ra xài, nếu không khả năng cao là bạn sẽ quên. Xài
phương pháp Spaced Repetition nếu bạn muốn ôn luyện hiệu quả.

Cuối cùng, dù thế nào đi nữa, hãy ngủ đủ. Và ngủ sâu.

Learning How to Learn - Week 2 - Part 1

1. Chuỗi thông tin - Chunk

Chuỗi thông tin (chunk) là những thông tin được liên kết với nhau một cách có ý nghĩa mà
bạn có thể sử dụng chúng trong tương lai. Khi bạn học một điều gì đó mới, khi bạn chưa hiểu
được cái mà bạn đang học, bạn sẽ thấy rất khó để nhớ, cũng như rất khó để vận dụng nó. Khi
đó, bạn cần phải thật tập trung để có thể hiểu và xâu chuỗi những gì bạn đang học lại với
nhau, liên kết những kiến thức bạn vừa học với những kiến thức bạn đã sẵn có để tạo thành
một bức tranh lớn bao hàm toàn cảnh. Tương tự như bạn đang chơi trò chơi ghép hình, khi
bạn chưa hiểu vấn đề, nó giống như một mảnh ghép có hình dạng bất định không thể ghép
chung với bất kì mảnh ghép nào khác. Còn khi bạn đã hiểu nó, thì nó có thể ghép dễ dàng với
những mảnh ghép khác thành một bức hình hoàn chỉnh. Và liên kết giữa các mảnh ghép của
bức hình sẽ rất chắc chắn. Khi bạn cố nhớ một kiến thức mới mà bạn không hiểu gì về nó,
còn gọi là học vẹt, thì nó giống như bạn cố ghép một mảnh ghép với những mảnh ghép khác
khi nó hoàn toàn không tương thích. Và rõ ràng liên kết đó sẽ không thể nào chắc chắn được.
Bạn sẽ mau chóng quên nó, cũng như không thể vận dụng nó sau này. 

Bất kể bạn có học môn học hay chủ đề nào đi chăng nữa, thì đầu tiên bạn cũng sẽ phải xâu
chuỗi các thông tin mà bạn học. Ban đầu là những chuỗi nhỏ, những chuỗi nhỏ liên kết với
nhau tạo thành chuỗi to hơn, chuỗi to hơn liên kết với nhau tạo thành chuỗi to hơn nữa. Bạn
có nhớ ngày trước khi học phổ thông, chúng ta thường phải học thuộc lòng các bài thơ rất dài.
Cách học thuộc phổ biến nhất là bạn học từng khổ thơ một, sau đó xâu chuỗi lại với nhau
thành nguyên bài thơ. Khi học từng khổ thơ, bạn lại học từng câu thơ. Sau khi thuộc câu đầu
tiên, bạn học tiếp câu thứ hai. Sau khi thuộc câu thứ hai, bạn đọc lại cả hai câu trước khi học
câu thứ ba. Sau khi thuộc câu thứ ba bạn đọc lại cả ba câu, cứ thể tiếp tục tương tự cho từng
khổ thơ. Khi đó, bạn đang xâu chuỗi các thông tin lại với nhau. Từng câu thơ sẽ tạo thành
khổ thơ, từng khổ thơ sẽ tạo thành cả bài thơ, như bức hình trong trò chơi ghép hình khi nãy.
Nhưng. Xâu chuỗi thông tin lại với nhau bằng cách nào?

2. Cách xâu chuỗi thông tin - How to form a chunk?

Đầu tiên bạn phải có một cái nhìn tổng quan về cái mà bạn đang muốn học. Khi bạn học một
bài thơ dài, thì trước khi học từng khổ thơ, bạn nên đọc qua bài thơ đó một lần. Cũng như
trước khi bắt tay vào ghép hình, thì bạn nên xem qua một lượt từng mảnh ghép, để có cái nhìn
sơ bộ về sự kết nối, cũng như đặc điểm, vị trí tương đối của từng mảnh ghép. Hồi phổ thông
khi ta học toán, sau mỗi định lý, công thức ta học, thường có các ví dụ đưa ra từng bước vận
dụng các định lý và công thức đó để tìm ra đáp án. Các ví dụ này giúp ta có cái nhìn tổng
quan về cách thức, các bước vận dụng kiến thức ta vừa học trước khi ta thực sự bắt tay vào sử
dụng chúng. Vấn đề của việc các ví dụ này là nó làm cho ta chỉ chú ý vào từng bước của lời
giải mà không suy nghĩ về sự liên kết của các bước với nhau. Chúng ta thường không quan
tâm tại sao bước này lại phải làm sau bước kia, mà chỉ tìm cách thay số vô để ra đáp án. Khi
một ai đó đưa cho bạn một cái bản đồ và chỉ cho bạn cách tìm đường từ A đến B, thì cái bạn
cần học không phải là con đường từ A đến B, mà bạn phải học cách sao cho bạn có thể tìm
đường từ B đến C hoặc bất cứ địa điểm nào mà bạn muốn. Hay nói cách khác, bạn phải học
cách sử dụng bản đồ. Khi đó bạn thậm chí còn có thể tìm được con đường từ A đến B nhanh
hơn và đẹp hơn.

Bạn phải nắm được một cách sơ bộ bức tranh trước khi đi vào từng chi tiết của bức tranh.

Chuỗi thông tin thực chất là một chuỗi neuron thần kinh liên kết với nhau và được kích hoạt
đồng thời giúp cho suy nghĩ, hành động của bạn trở nên trơn tru hơn. Khái niệm này áp dụng
cho cả các môn trí tuệ và các môn thể chất. Khi bạn học đá bóng chẳng hạn, bạn cũng cần
phải xâu chuỗi các thông tin. Đầu tiên bạn cần tập chặn bóng. Sau đó bạn tập bứt tốc. Sau đó
bạn tập rê bóng qua người. Cuối cùng bạn tập sút bóng. Tiếp theo sẽ có các bài tập kết hợp
các động tác này lại với nhau như: bứt tốc + qua người, qua người + sút bóng, chặn bóng +
sút bóng, rồi sau đó là chặn bóng -> qua người -> bứt tốc -> sút bóng. Đó là cách mà bạn
đang xâu chuỗi các thông tin lại, giúp cho các hành động của bạn trơn tru hơn. Khi bạn có thể
thực hiện và phối hợp những động tác một cách thuần thục như bản năng, phản xạ thì chuỗi
thông tin đã được hình thành và liên kết chặt chẽ với nhau. Đến đây chắc bạn đã nhận ra điểu
bạn cần làm để hình thành các chuỗi thông tin rồi. Đó chính là tập luyện.

Các chuỗi neuron thần kinh liên kết chặt chẽ với nhau thông qua tập luyện. 

Và bạn cần phải thật sự tập trung. Khi bạn vừa học bài vừa check tin nhắn, lâu lâu lướt
facebook thì chắc chắn các thông tin không thể liên kết chặt chẽ bằng khi bạn tập trung toàn
lực. Và quan trọng nhất là các thông tin chỉ có thể liên kết, xâu chuỗi với nhau, khi và chỉ khi
bạn thực sự hiểu nó. Bạn không thể liên kết những thông tin mà bạn không hiểu, giống như
bạn không thể ghép những mảnh ghép không tương thích với nhau. Nếu có liên kết được đi
chăng nữa, thì những thông tin đó cũng là thông tin rác mà bạn không thể vận dụng. Cho nên
khi bạn học điều gì đó mới, hãy nắm vững những kiến thức cơ bản, nền tảng nhất. Nó sẽ giúp
bạn vững vàng hơn khi bạn tiếp cận những kiến thức cao cấp hơn, vì nó giúp bạn hiểu và xâu
chuỗi những thông tin lại với nhau. Khi bạn tập trung vào vấn đề, thì chế độ diffuse sau đó sẽ
giúp bạn tiếp tục tiếp cận vấn đề và kết hợp với những phương pháp khác nữa, rồi bạn sẽ hiểu
được nó. 

Một điểm quan trọng nữa là bạn cần phải phân biệt rõ giữa hiểu cách vấn đề được giải quyết
và biết cách giải quyết vấn đề. Bạn đọc lời giải của bài toán và bạn hiểu, không có nghĩa là
bạn có thể vận dụng nó để giải bài toán khác. Điều này không giúp bạn xâu chuỗi thông tin.
Vì khi đó bạn vẫn chưa thực sự hiểu rõ ngọn nguồn của vấn đề. Nó giống như bạn đọc code
của người khác. Và bạn hiểu. Khi đó bạn nghĩ rằng cũng có thể code được. Nhưng thực tế
không phải vậy. Cho nên bạn không nên lầm tưởng rằng một khoảnh khắc 'Aha' là một sự
thấu hiểu vững chắc. Bạn cần phải tập luyện, bạn cần phải giải nhiều bài toán khác, code
nhiều hơn nữa để có được sự liên kết neuron và sự thấu hiểu vững chắc. Bạn sẽ nhận ra bạn
chỉ thực sự thấu hiểu vấn đề khi bạn thực sự bắt tay vào chơi với nó, giải quyết nó. Biết cách
đánh đàn không có nghĩa là bạn có thể đàn, hiểu từng bước điều chỉnh ống kính, tiêu cự
không có nghĩa là bạn có thể chụp ảnh. Khi bạn đã hiểu được vấn đề, thì tiếp theo bạn cần
phải biết khi nào vận dụng nó, và khi nào không. Bạn liên kết kiến thức vừa học với những
kiến thức bạn đã có. Khi đó, kiến thức bạn vừa mới học lại trở thành một mảnh ghép nhỏ
trong một bức hình lớn hơn, và bạn phải biết nơi để ghép nó vào. 

Mục tiêu cuối cùng khi bạn học một điều gì đó mới là bạn phải biết cách để vận dụng nó.

3. Đừng ảo tưởng về khả năng của bạn - Illusions of Competence 

Một trong những cách phổ biến nhất khi học một môn học mới là đọc qua lecture notes và
làm bài tập. Nhưng đọc như thế nào mới quan trọng. Sau khi đọc xong, bạn có chắc là bạn
nắm được toàn bộ nội dung bài đọc? Hay bạn chỉ đọc qua loa rồi sau đó làm bài tập, vừa làm
vừa mở slides ra xem? Nếu bạn muốn thực sự đọc hiểu tài liệu, thì có một cách bạn có thể áp
dụng. Đó là sau mỗi chương bạn vừa đọc xong, bạn đóng slides lại, cố nhớ và tóm tắt những
ý chính của chương đó. Nếu bạn không nắm hết, không sao cả, bạn có thể mở slides ra và
xem lại. Điểm mấu chốt là khi bạn tập trung để tóm tắt nội dung của bài đọc, thì khi đó các
liên kết giữa các neuron trở nên chặt chẽ hơn. Nếu bạn cảm thấy nhắm mắt và nhớ lại là quá
khó thì có một cách dễ hơn. Đó là lấy giấy ra ghi lại. Liệt kê trên giấy viết sẽ dễ hơn rất
nhiều. Kết hợp với các phương pháp khác như vẽ bản đồ tư duy, việc học của bạn sẽ trở nên
hiệu quả hơn. Nhưng phải lưu ý, là bạn phải thực sự hiểu từng ý nhỏ nhất, cơ bản nhất trước
khi liên hệ chúng lại với nhau. Liên kết những điều mà bạn không hiểu sẽ không có hiệu quả
khi bạn học nâng cao lên. Giống như bạn học sút phạt khi bạn chuyền bóng chưa vững vậy. 

Một vấn đề khác là như đã nói ở trên, chúng ta thường làm bài tập với tài liệu mở bên cạnh.
Khi đó tất nhiên việc tìm ra lời giải sẽ dễ dàng hơn. Nhưng ta lại tự lừa dối bản thân rằng
mình thực sự hiểu bài và có thể tự tìm ra lời giải. Đến khi vào phòng thi và không có tài liệu
bên cạnh ta mới nhận ra là mình chỉ nhờ vào tài liệu mà thôi. Hoặc là khi ta nhìn vào code
của người khác, hiểu nó và tự dối lòng rằng mình cũng có thể viết được, nhưng khi bắt tay
vào code thì ta mới nhận ra nó không đơn giản như mình nghĩ.

Một ví dụ khác là ta lạm dụng bút dạ quang quá nhiều. Khi ta đọc sách, ta thường đánh dấu
những ý chính bằng bút dạ quang. Sau khi đánh dấu xong, ta mặc định cho rằng mình đã tìm
ra những ý đó, nên chắc mình đã hiểu nó, và sẽ nhớ nó. Nhưng nếu ta không học lại, không tự
tóm tắt sau đó, ta sẽ quên. Mặt khác, bạn chỉ nên đánh dấu những gì thực sự quan trọng. Nên
cẩn thận, khi bạn đánh dấu bất kì một ý nào, hãy suy nghĩ thật kĩ về nó. Tại sao ý này cần
phải đánh dấu lại? Nó có thực sự quan trọng hay không? Nếu có thì quan trọng như thế nào?

Một điều thú vị nữa là khi bạn đá bóng ở sân lạ (sân khách) thì bạn sẽ cảm thấy nó không
quen, hoặc khi đánh bida ở một bàn trong thời gian dài rồi chuyển qua bàn khác, bạn cũng sẽ
cảm thấy lạ bàn. Khi bạn thay đổi tập luyện ở nhiều sân bóng khác nhau, nhiều bàn bida khác
nhau, thì các kĩ năng của bạn sẽ trở nên hoàn thiện hơn, bất kể môi trường xung quanh. Khi
bạn chỉ học ở một nơi nhất định, một môi trường nhất định thì khi vào phòng thi ở một nơi có
môi trường khác hoàn toàn, bạn cũng sẽ thấy không quen, thậm chí bị khớp (mấy bạn sắp thi
Đại học nên để ý điều này). Cho nên nếu có thể, lâu lâu hãy thay đổi nơi học, đó có thể là một
quán cà phê hay trà sữa, công viên hay qua nhà bạn học nhóm. Điều này giúp tâm lý của bạn
vững vàng để bạn có thể vận dụng kiến thức mà bạn học một cách hiệu quả bất chấp điều
kiện bên ngoài. 

Cuối cùng,  nhắc lại một lần nữa là một khoảnh khắc 'Aha' không phải là sự thấu hiểu vững
chắc. Một cách để chắc chắn rằng bạn có thực sự hiểu bài hay không, đó là thi thử, làm trước
bài kiểm tra. Hãy tìm những đề thi mẫu, đóng hết các tài liệu, bấm giờ và làm bài một cách
nghiêm túc. Khi không có slides mở ra bên cạnh, bạn có tự tìm ra lời giải? Nếu có, thì chúc
mừng bạn. Còn nếu bạn làm sai, cũng chúc mừng bạn luôn. Điều đó chứng tỏ, một là bạn
chưa thực sự hiểu và vận dụng được kiến thức bạn học. Hãy học lại một cách nghiêm túc. Hai
là bạn nghĩ bạn hiểu, nhưng bạn hiểu sai, và đáp án của bạn sai. Không sao. Đây là một điều
tốt. Hãy kiểm tra lại và bạn có thể chắn chắn là. Bạn sẽ không bao giờ làm sai những câu này
một lần nữa. Những kiến thức đó sẽ in sâu trong trí nhớ của bạn. Vậy nên, làm sai không có
gì đáng sợ cả. 

Hãy chú ý quá trình học của bạn, đừng ảo tưởng. Và đừng sợ sai.

Learning How to Learn - Week 2 - Part 2

1. Động lực đến từ đâu?

Khi bạn học môn mà mình thích, thời gian trôi nhanh vèo vèo, còn khi bạn học môn mà bạn
không thích, thời gian dài như thế kỉ. Bạn có thể bỏ hàng ngày, hàng đêm để xem những
video, những bài hướng dẫn chỉnh bố cục, lấy nét mà không thấy mệt mỏi nếu bạn mê nhiếp
ảnh. Nhưng bạn không thể nào nuốt nổi một chữ nào khi học Đường lối ĐCS hay Tư tưởng
HCM. Tại sao lại như vậy? Não của chúng ta có một hệ thống các chất neuromodulator, tạm
dịch là tác nhân điều biến thần kinh. Hệ thống này không chỉ lưu giữ thông tin về các trải
nghiệm của chúng ta, mà còn chứa thông tin về giá trị và vai trò của những trải nghiệm đó.
Hệ thống điều biến thần kinh này bao gồm những chất hoá học có ảnh hưởng đến cách các
neuron thần kinh tương tác với nhau. Trong bài viết này ta sẽ nói về 3 chất đó là:
acetylcholine, serotonin và dopamine.

Acetylcholine giúp bạn tập trung. Nó giúp những thông tin ở working memory được lưu vào
trong long term memory. Bạn có thể tiết ra nhiều acetylcholine thì khả năng tập trung của bạn
càng cao.

Serotonin điều khiển cảm xúc và ảnh hưởng đến cuộc sống xã hội của bạn. Cảm xúc đóng vai
trò không nhỏ trong quá trình bạn học. 
Dopamine có chức năng kiểm soát phần não điều khiển sự dễ chịu và sự tưởng thưởng. Nói
cách khác, dopamine giúp bạn nhìn thấy được những lợi ích mang lại trong tương lai khi bạn
thực hiện một hành động và thúc đẩy bạn thực hiện hành động ấy. Dopamine chính là chất
tạo ra động lực. Khi còn bé, mẹ bạn hứa với bạn nếu bạn được điểm 10 sẽ mua cho bạn đồ
chơi mới. Đó là khi những neuron thần kinh sản xuất dopamine bị kích thích. Dopamine thúc
đẩy bạn học tập chăm chỉ hơn bởi vì nó đã thấy được phần thưởng sau đó. Phương pháp sử
dụng Pomodoro cũng có liên quan đến dopamine. Khi bạn tập trung 25 phút và sau đó tự
thưởng cho mình 5 phút, dopamine thúc đẩy bạn tập trung tối đa trong 25 phút vì nó đã thấy
được phần thưởng trong 5 phút. Tóm lại, khi não bạn tiết ra nhiều dopamine, thì bạn sẽ làm
việc, học tập một cách hoàn toàn tự nguyện mà không thấy bất kì sự khó chịu nào. Vậy làm
sao để có nhiều dopamine? Rất tiếc là không có cách nào dễ dàng để làm được chuyện đó.
Dopamine được tiết ra khi bạn nhận phần thưởng lần đầu tiên, hoặc là phần thưởng đến bất
ngờ. Khi bạn nhận tiền lương lần đầu tiên, hay nhận một lời khen, một món quà bất ngờ, là
lúc dopamine được tiết ra nhiều nhất. Và tác động của nó sẽ giảm dần trong các lần sau vì cơ
thể của bạn sẽ quen dần. Nếu mẹ bạn cứ thưởng cho bạn một món đồ chơi như nhau trong
một thời gian dài, động lực của bạn sẽ giảm. Các nhà lãnh đạo giỏi thường hay dành tặng
những lời khen, những món quà, những phần thưởng bất ngờ để khích lệ nhân viên của mình.
Những lời khen, những phần thưởng đó giúp nhân viên có thêm dopamine, tức là có thêm
động lực để làm việc. Bây giờ bạn hãy nghĩ lại xem, khoảng thời gian mà bạn làm việc, học
tập điên cuồng, một cách hoàn toàn tự giác, là khi nào? Hoặc lần gần nhất bạn làm một việc
tưởng chừng như vô lý, một việc mà bạn đã từng nghĩ là mình sẽ chẳng bao giờ làm, là khi
nào? Và tại sao bạn lại có động lực để làm những việc đó? Một thằng con trai trước giờ
không biết lo nghĩ gì, bỗng nhiên trở nên chăm làm chăm học, là vì đâu? Một cô gái trước giờ
chỉ biết ăn rồi làm biếng, nay bỗng nhiên mua sách về học nấu ăn, là vì đâu? 

Đúng rồi đó, lúc dopamine được tạo ra nhiều nhất, lúc bạn có động lực to lớn nhất. Là khi
bạn yêu.

2. Lợi ích của việc đọc sách

Những người thành công có thói quen đọc sách để có thêm nhiều kiến thức ở nhiều lĩnh vực
khác nhau. Và họ học không ngừng để hiểu sâu hơn những kiến thức mà họ đã biết. Điều
đáng lưu ý là họ học càng nhiều, họ biết càng nhiều, thì họ học điều mới càng dễ dàng hơn.
Khi bạn học một điều gì đó mới, thì có một phương pháp gọi là 'liên tưởng, liên hệ' với những
kiến thức mà bạn đã có. Vậy nên những kiến thức mà bạn đã có càng nhiều, thì sự liên tưởng
càng trở nên dễ dàng. Khi bạn tìm cách để giải quyết một vấn đề, có hai hướng tiếp cận
chính. Thứ nhất là đi từng bước tuần tự một cách logic để tìm ra lời giải. Hướng này đòi hỏi
bạn phải tập trung ở từng bước, nó sẽ đưa ra những thông tin, những gợi ý để bạn đi bước tiếp
theo. Hướng thứ hai là dựa vào cảm giác. Ở hướng tiếp cận này, ta thường tìm ra đáp án khi
đang ở chế độ diffuse. Bởi vì để thấu hiểu những vấn đề thuộc những chủ đề hoàn toàn mới,
bạn không thể tư duy logic bởi vì bạn không đủ kiến thức để suy luận. Khi đó, bạn phải cần
một chút sáng tạo, một chút suy nghĩ mông lung tung để liên tưởng đến những kiến thức đã
có. Archimedes không tìm ra lực đẩy trong vòng thí nghiệm, mà là trong bồn tắm. Khi bạn ở
chế độ diffuse, não của bạn sẽ liên kết những kiến thức này lại với nhau và những khoảnh
khắc 'Eureka' sẽ xuất hiện. Tất nhiên là không phải lúc nào nó cũng xuất hiện. Nhưng kiến
thức của bạn càng nhiều thì chắc chắn bạn sẽ học nhanh hơn. 

3. Overlearning, Einstellung, and Interleaving – Học thừa, đi vào lối mòn, học xen kẽ

Khi bạn học một điều gì đó mới, đầu tiên bạn sẽ cảm thấy khó khăn, nhưng sau khi qua giai
đoạn khó khăn, bạn sẽ dần trở nên thành thục, và khi bạn thành thục, bạn sẽ có cảm giác thích
thú, cảm giác chinh phục đc thử thách mới, và cảm giác ấy thúc đẩy bạn tập luyện nhiều hơn.
Đó là overlearning, là tiếp tục tập luyện những điều mà bạn đã thành thục. 

Overlearning có mặt tốt và cũng có mặt không tốt. Những nhà hùng biện tập luyện nói trước
gương bài nói của họ rất nhiều lần, đến khi nó trở thành một điều gì đó bản năng, tự nhiên.
Điều đó giúp họ có thể xử lý trong những tình huống bất ngờ, những khi hồi hộp hay căng
thẳng, họ vẫn có thể hoàn thành trọn vẹn bài nói của mình. Hoặc trong bóng đá, tập luyện sút
bóng, hay chuyền bóng thật nhiều lần để khi thi đấu trong một trận cầu đinh dưới ánh mắt của
hàng triệu cổ động viên, bạn không bị khớp. Thực tế là các cầu thủ đá bóng từ nhỏ tới lớn, tập
đá biết bao nhiêu quả 11m, nhưng khi đá luân lưu vẫn đá lên trời như thường, nên trong
trường hợp này overlearning càng nhiều càng tốt. Mấy thanh niên mới biết khui bia bằng chai
lần nào đi nhậu cũng khui bia đầy bàn. Nhưng khi đã khui bia bằng chai thành thục, thì cứ
tiếp tục khui nhiều hơn nữa không giúp bạn trở nên thành thục hơn. Đó là mặt không tốt của
overlearning. Lẽ ra khi đã khui bằng chai thành thục, bạn nên chuyển qua khui bằng cái gì đó
khó hơn như bằng đũa hay bằng bật lửa. 

Overlearning giúp những liên kết giữa các neuron thần kinh trở nên chặt chẽ hơn. Nhưng mặt
khác, nó giống như khi bạn biết đóng đinh, và bạn nghĩ rằng bạn là thợ mộc. Overlearning
gây ra sự lầm tưởng trong bạn. Vì khi bạn nắm được một phần của bài học, và bạn thấy nó dễ
dàng (có thể vì đó là phần dễ nhất hoặc vì bạn đã học đi học lại nó rất nhiều lần, hoặc cả hai),
bạn sẽ cho rằng môn học đó đơn giản, và bạn lầm tưởng rằng bạn cũng sẽ hiểu những phần
khác như vậy. Bạn tâng bóng được vài trăm cái và nghĩ rằng bạn là cầu thủ siêu sao, rằng
những gì trên sân cỏ cũng sẽ đơn giản như tâng bóng? Trong khi tâng bóng là một trong
những động tác đơn giản nhất. Để thực sự thấu hiểu một chủ đề mới, có một kĩ thuật gọi là
deliberate practice. Kĩ thuật này đòi hỏi bạn phải luôn luôn hướng đến những thứ khó hơn.
Khi bạn biết tâng bóng, tiếp theo hãy tập luyện chuyền bóng, sút bóng cho chính xác. Khi bạn
giải được những bài toán cơ bản, hãy tìm và giải những bài toán nâng cao chứ đừng làm đi
làm lại những bài đơn giản rồi tự khen là mình thông minh. Deliberate practice chính là điểm
khác biệt giữa học sinh giỏi và học sinh xuất sắc. Hồi đó khi mình luyện thi đại học môn
Toán, thầy có đề ra chiến thuật rõ ràng. Phải lấy trọn điểm câu đồ thị hàm số, phương trình
lượng giác và hình học không gian, bỏ câu bất đẳng thức và bất phương trình. Lúc đó mình
overlearning phần đồ thị hàm số và phương trình. Mình bỏ luôn không deliberate practice
phần bất đẳng thức. Bạn có thể thấy, học sinh xuất sắc là học sinh giải được bất phương trình,
đó là câu phân loại và bạn phải chinh phục nó để đạt được điểm 10. 

Overlearning dẫn đến một khái niệm mới tên là Einstellung.


Nếu bạn làm nghề tiều phu, thì khi giết gà, điều đầu tiên bạn nghĩ đến là lấy rìu chặt ngang cổ
con gà. Einstellung là hiện tượng khi hướng tiếp cận vấn đề của bạn đi theo những lối mòn
sẵn có, những lối mòn hình thành từ quá trình overlearning, có thể ngăn chặn những hướng
giải quyết khác đơn giản và hiệu quả hơn. Các câu hỏi phỏng vấn ở những công ty lớn thường
đánh vào hiện tượng này. Học sinh mà học tủ, học vẹt theo kiểu không tư duy, khi đi thi gặp
đề thi ra khác với đề mình làm ở nhà là bí ngay không biết giải. Bạn phải giải phóng bộ não
của mình khỏi những suy nghĩ theo lối mòn, để không trở bên bảo thủ. 

Nhắc lại một lần nữa là khi học một chủ đề mới, việc thấu hiểu những khái niệm cơ bản vô
cùng quan trọng. Bạn không thể cứ nhảy xuống hồ chơi bóng nước khi chưa biết bơi. Đó là tự
sát. Và mục tiêu cuối cùng khi  học một điều gì đó mới, là phải biết vận dụng chúng vào cuộc
sống của bạn. Có một kĩ thuật giúp bạn đạt được điều này, đồng thời tránh khỏi Einstellung
tên là Interleaving. 

Khi bắt đầu học một ngôn ngữ lập trình mới, hay một nhạc cụ mới, cách tiếp cận thông
thường là đọc bài giảng, làm bài tập, và chuyển sang chương tiếp theo sau khi đã đạt đến một
mức độ thuần thục chấp nhận được. Đó gọi là Block practicing. Bạn tập trung vào một kĩ
năng, lặp đi lặp lại cho đến khi thuần thục, sau đó chuyển sang kĩ năng khác và cứ tiếp tục
như vậy. Interleaving thì ngược lại, ở kĩ thuật này bạn tập luyện nhiều kĩ năng cùng lúc chứ
không phải chỉ một kĩ năng. Khi bạn muốn học 3 kĩ năng A, B, C. Thì với kĩ thuật Block
praticing, quá trình học của bạn sẽ là AAA-BBB-CCC, khi bạn thuần thục kĩ năng A, bạn
chuyển qua kĩ năng B, sau đó là C. Còn với Interleaving, quá trình học sẽ là ABC-ABC-ABC
hoặc thậm chí ngẫu nhiên với ACB-CAB-ABC. Điểm khác biệt ở đây là bạn không được tập
luyện một kĩ năng liên tục trong hai lần tập luyện liên tiếp. 

Các nhà nghiên cứu đã làm thí nghiệm một thí nghiệm như sau: Chia học sinh ra làm hai
nhóm là Blockers: sử dụng Block praticing và nhóm Mixers: sử dụng Interleaving để học
cách tính thể tích hình chóp, hình tứ diện, hình lăng trụ và hình cầu. Nhóm Mixers được cung
cấp cả 4 bài giảng và 16 bài tập được trộn lẫn sao cho mỗi nhóm 4 bài tập đều chứa đủ 4 loại
hình. Nhóm Blockers được cung cấp 1 bài giảng và 4 bài tập liên quan đến bài giảng đó, ví dụ
bài giảng về hình cầu và 4 bài tập về tính thể tích hình cầu. Sau đó tiếp tục qua bài giảng khác
và làm 4 bài tập về bài giảng đó. Mỗi tuần có hai buổi làm bài tập và một bài kiểm tra. Kết
quả là trong quá trình làm bài tập, nhóm Blockers làm đúng nhiều hơn ~29% so với nhóm
Mixers, nhưng trong bài kiểm tra thì nhóm Mixers làm đúng nhiều hơn đến ~43%.

Hiện vẫn chưa có cách giải thích chính xác tại sao Interleaving lại hiệu quả đến vậy nhưng
hai giả thuyết phổ biến nhất là:

Breaking in a Path (aka retrieval-practice hypothesis)

Khi bạn tập luyện một kĩ năng, não bạn cần phải load những kiến thức về kĩ năng đó từ long
term memory lên working memory. Với kĩ thuật Block practicing, não chỉ load những kiến
thức đó vào lần đầu tiên, và bỏ qua bước này vào những lần sau. Còn với kĩ thuật
Interleaving, mỗi lần tập luyện, não phải load những kiến thức mới hoàn toàn. Và mỗi lần
load như vậy, não nó sẽ nhớ phần kiến thức đó ở vị trí nào trong long term memory, và sẽ
nhanh chóng truy xuất kiến thức đó sau này. Hãy tưởng tượng bạn đang ở một thành phố xa
lạ, và bạn không biết đường đi. Block praticing giống như bạn chỉ đi qua con đường một lần.
Còn Interleaving giống như bạn đi tới đi lui con đường đó nhiều lần (breaking in a path). Lần
sau gặp lại con đường đó, bạn sẽ cảm thấy thân thuộc. 

Stop and Go Traffic (aka discriminative-contrast hypothesis)

Một giả thuyết khác để giải thích sự hiệu quả của Interleaving đó là khi bạn học những kiến
thức khác nhau, não của bạn sẽ phân biệt, sẽ nhận ra được sự khác nhau giữa những kiến thức
đó. Còn khi bạn làm bài tập về chỉ một chủ đề, não bạn sẽ có xu hướng đoán biết được cái gì
sẽ xảy ra tiếp theo, nên mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng. Interleaving giúp bạn nhận ra mỗi kiến
thức bạn học thích hợp sử dụng trong ngữ cảnh nào, giúp bạn có một sự thấu hiểu sâu sắc
hơn. Block practicing giống như bạn lái ô tô đi theo một con đường thẳng, cứ đạp ga và đạp
ga. Còn với Interleaving, bạn phải dừng xe, ôm cua, trả số, lui xe. Việc liên tục dừng xe rồi
chạy tiếp (stop and go) đòi hỏi bạn phải tập trung, từ đó bạn nhận ra được sự khác nhau của
các kĩ năng, khi nào vận dụng kĩ năng nào. Interleaving sẽ khó khăn thời gian đầu và có vẻ
đau khổ trong ngắn hạn, nhưng sẽ rất hiệu quả trong dài hạn. 

4. The Law of Serendipity.

Phần này chủ yếu để động viên các bạn cố gắng và tin tưởng vào sự cố gắng của mình. Cuộc
sống này không công bằng. Mỗi chúng ta sinh ra có những điểm mạnh yếu và chỉ số thông
minh khác nhau. Lẽ ra mỗi đứa trẻ sinh ra phải giống nhau, rồi khi lớn lên, đứa nào ngoan
ngoãn và chăm chỉ hơn sẽ thông minh hơn mới đúng. Nhưng rất tiếc có những người may
mắn thông minh nhanh nhạy hơn những người khác. Và tất nhiên, may mắn không phải là
điều gì đó đáng để tự hào. Nếu bây giờ trường đại học danh tiếng Stanford mỗi năm trao 10
suất học bổng bằng cách quay xổ số để chọn ngẫu nhiên 10 sinh viên trên toàn thế giới, và
bạn may mắn được chọn. Thì khi đó, bạn - một sinh viên danh dự đạt học bổng Stanford, có
cảm thấy tự hào? Tương tự, thông minh không phải là điều đáng để tự hào. Mà sự cố gắng
mới là điều đáng tự hào. Nếu bạn nghĩ rằng một người với chỉ số IQ bình thường không thể
thành công, hãy xem Forrest Gump. Hãy luôn cố gắng. Và hãy tự hào vì sự cố gắng ấy. Vì
nàng tiên may mắn luôn chọn người cố gắng hơn. 

5. Tổng kết

Acetylcholine giúp bạn tập trung. Serotonin làm cho tâm trạng bạn tốt hơn. Còn dopamine
giúp bạn có thêm động lực và tràn đầy năng lượng.

Bạn đọc sách càng nhiều, bạn biết càng nhiều, bạn học càng nhanh.

Einstellung là khi những suy nghĩ theo lối mòn ngăn chặn những suy nghĩ mới sáng tạo hơn
khi bạn tiếp cận một vấn đề. 
Overlearning có mặt tốt và không tốt, bạn phải biết vận dụng kĩ thuật này một cách phù hợp
để tránh Einstellung. Và Kết hợp với Interleaving để có hiệu quả học tập tốt nhất.

Cuối cùng là The Law of Serendipity. Hãy luôn cố gắng, vì nàng tiên may mắn luôn chọn
người cố gắng hơn.

Learning How to Learn - Week 3 - Part 1: Procrastination

1. Sự trì hoãn - Procrastination

Tại sao chúng ta lại có xu hướng trì hoãn? Bởi vì bộ não luôn chọn lựa phương án dễ chịu
hơn trong ngắn hạn. Và mọi thứ luôn luôn khó khăn khi ta bắt đầu. Ngày đầu tiên chạy bộ để
chuẩn bị cho giải chạy 21km sắp tới, ngày đầu tiên tự học ngữ pháp cho kì thi IELTS vào
cuối năm nay, ngày đầu tiên đến phòng gym để có được sáu múi trong ba tháng nữa, tất cả
những ngày đầu tiên đều rất khó khăn. Và não sẽ nói nhỏ với chúng ta là: "Chơi nốt hôm nay
thôi, để mai rồi làm". Và cứ thế kéo dài hết ngày này qua tháng nọ.

Ảnh của thằng em, không biết nó lấy ở đâu hay tự chế.

Sự trì hoãn làm mọi thứ trong cuộc đời ta trở nên tồi tệ. Gần đến ngày chạy giải và bạn vẫn
chưa bắt đầu tập luyện, bạn biết là bạn sẽ không thể hoàn thành cuộc đua, bạn bỏ giải, hứa
với lòng sẽ tập luyện nghiêm túc trong năm tới. Gần đến ngày thi mà bạn vẫn chưa bắt đầu ôn
thi, bạn biết là bạn sẽ không hoàn thành tốt bài thi, bạn bỏ thi, lại hứa với lòng sang năm sẽ
cố gắng hơn. Tương tự, cái bụng mỡ của bạn đành phải bỏ qua cho bạn khi bạn nói sẽ cho nó
sáu múi vào năm sau. Rồi lại năm sau. Rất nhiều dự định và mục tiêu của bạn không hoàn
thành. Bạn dậm chân tại chỗ. Điều khó chịu nhất đó chính là bạn biết bản thân mình đang có
vấn đề nhưng lại không thể giải quyết được. Bạn tiếc nuối khoảng thời gian lãng phí trong
quá khứ và tự nhủ sẽ cố gắng hơn trong tương lai nhưng vòng lặp đó cứ quay trở lại.

Để có một cuộc sống tốt hơn, ta phải học cách vượt qua sự trì hoãn. Cách đầu tiên là tạo một
môi trường không cho nó có cơ hội xuất hiện.

Sự trì hoãn có nhiều điểm tương đồng với sự nghiện. Bạn nghiện một thứ gì đó bởi vì cảm
giác khoan khoái nó mang lại lúc ban đầu, rồi sau đó không dứt ra được. Bạn biết là bạn đang
nghiện. Bạn đau khổ vì chuyện đó. Bạn hứa là sẽ chơi nốt lần này thôi rồi bỏ. Nhưng bạn
không bỏ được vì nó đòi hỏi quá nhiều ý chí. Bỏ game, bỏ thuốc lá, bỏ porn, bỏ rượu đơn
giản hơn bỏ ma tuý rất nhiều, nhưng cũng đã đòi hỏi rất nhiều ý chí. Mà ý chí thì có giới hạn.
Vậy để cai nghiện bạn cần phải làm gì? Bạn cần một môi trường để bạn không có cơ hội để
"chơi nốt lần cuối" nữa. Trại cai nghiện ra đời với mục đích tạo ra một môi trường như vậy.
Và nếu không muốn vào trại cai nghiện, bạn phải tạo ra một môi trường như vậy cho mình.

Nếu bạn không tự tập chạy một mình được, hãy tham gia một CLB chạy, tuân thủ nội quy
CLB và tập chạy điều độ với mọi người. Nếu không tự tập gym một mình được, hãy tìm một
PT và tuân thủ giáo án của PT. Nếu không tự học một mình được, hãy đăng kí một khoá học
ở trung tâm anh ngữ (nếu được thì càng mắc càng tốt) và đi học đầy đủ.

Tự chủ động làm một việc gì đó khó hơn rất nhiều so với làm việc mà người khác giao cho.
Người thành công làm được những việc khó.

Vì một lý do gì đó, có thể là vì bạn không có điều kiện để "mua" một cái môi trường như ở
trên, hoặc có thể bạn muốn làm việc khó, bạn muốn tự tạo ra môi trường cho chính mình. Lúc
đó, bạn phải hình thành cho mình một thứ gọi là thói quen.

2. Thói quen - Habit

Sự khác biệt giữa nam sinh và nữ sinh trong kí túc xá là gì? Đó là nữ sinh ăn mì xong rồi rửa
bát, còn nam sinh thì rửa bát xong mới ăn mì.

Thói quen nghe đơn giản nhưng là một thứ rất khó hình thành nếu không có sự quyết tâm bền
bỉ. Có bạn sáng ngủ dậy gấp chăn, đánh răng rồi tập thể dục, như kiểu đó là một cái gì đó
hiển nhiên. Có bạn sáng ngủ dậy không tập thể dục, không gấp chăn và cũng méo đánh răng
luôn, cũng xem như đó là chuyện bình thường. Cả hai đều là thói quen, nhưng chỉ có một cái
là thói quen tốt. Hình thành một thói quen tốt là làm cho một việc tốt (và thường khó thực
hiện) trở nên hiển nhiên trong cuộc sống của bạn. Như kiểu mỗi ngày uống 2 lít nước, đọc 5
trang sách và chạy 5km là chuyện hiển nhiên. Không uống đủ, không đọc đủ và không chạy
đủ bạn sẽ thấy khó chịu.

Sách nói về "Sức mạnh của thói quen" nhiều lắm. Mình thì chưa đọc quyển nào. Nhưng trong
khoá học này, sự hình thành của thói quen gồm 4 yếu tố:

The cue

Thor đang định lấy sách vở ra học tiếng Anh thì anh ấy nhận được một tin nhắn messenger,
trong đó share một video trên youtube về BTS. Thor mở lên xem và một đêm của anh ấy đi
tong. Lúc này cái tin nhắn đó chính là the cue. Nó là cái làm Thor xao nhãng khỏi công việc
chính và đắm chìm trong đó không thoát ra được.

Hulk chuẩn bị mở netflix lên xem Money Heist season mới nhất thì anh ấy nhìn lên lịch treo
tường và thấy ngày thi IELTS chỉ còn 3 tháng nữa. Thay vì xem phim, Hulk lấy sách vở ra
học bài. Lúc này cái lịch treo tường với ngày thi IELTS được khoanh tròn chính là the cue.
Nó giúp Hulk tập trung làm việc quan trọng hơn đó là học bài thay vì xem phim.

The cue không tốt hay xấu, nó chỉ là một sự vật, sự việc nào đó xảy ra làm ảnh hưởng đến
bạn. Ảnh hưởng tốt hay xấu phụ thuộc vào việc bạn phản ứng với nó như thế nào.

The routine
The routine là hành động của bạn khi the cue xuất hiện. Ở ví dụ trên, message chính là the
cue và hành động mở message và youtube ra xem cả đêm của Thor chính là the routine. Cái
lịch treo tường chính là the cue và hành động lấy sách vở ra học bài của Hulk chính là the
routine.

Thói quen đc hình thành thông qua the routine. Nếu tình trạng trong 2 ví dụ trên kéo dài, Thor
sẽ có thói quen check tin nhắn và xem youtube còn Hulk có thói quen học bài mỗi đêm. Thói
quen tốt hay xấu quyết định qua việc the routine của bạn đối với the cue như thế nào. Và đây
là lúc cần vận dụng sức mạnh ý chí.

The reward

Để duy trì một thói quen thì cần phải có phần thưởng - the reward. Sự trì hoãn là một thói
quen dễ hình thành vì phần thưởng đến quá nhanh. Xem youtube cười cả đêm tất nhiên là
sướng hơn rất nhiều so với căng não học tiếnh Anh rồi. Và đến ngày thứ 3, thứ 4 gì đó, khi ý
chí của Hulk đã cạn dần, và não cứ kêu gào hãy cho em xem phim thì khả năng cao là anh ấy
sẽ gục ngã. Vậy phải làm sao đây? Câu trả lời là hãy tìm một phần thưởng không thua kém gì
xem phim nhưng không ảnh hưởng đến việc học. Đó có thể là sau 3 buổi học liên tục sẽ là
một bữa ăn ngon với món ăn mà Hulk thích nhất. Nhưng không nên sau 3 buổi học là 1 tập
phim, vì có thể sẽ không có 3 buổi học nào nữa.

The belief

Cuối cùng là niềm tin - the belief. Mình hiểu là đối với nhiều bạn, chuyện dậy sớm lúc 6h
sáng và chạy 5km là một câu chuyện đầy yếu tố cổ tích và thần thoại. Nhưng bạn phải tin là
bạn có thể làm được bạn mới có quyết tâm và ý chí để thực hiện nó. Khi bạn có thể làm được
việc mà bạn nghĩ là cực khó, sự tự tin của bạn sẽ tăng lên rất nhiều. Lần sau khi bạn gặp khó
khăn, bạn sẽ nhớ về những gian khổ mà bạn đã vượt qua được trước đây và thấy nó chẳng là
gì hết. Nếu trước giờ bạn chưa có lần vượt qua khó khăn thử thách nào đáng nhớ, đây là lúc
để bắt đầu.

Thói quen cũng có nhiều cấp độ. Ngủ dậy gấp chăn, ăn xong rửa bát là cấp độ dễ. Mỗi tuần
viết một bài blog là cấp độ khó. Hãy bắt đầu với những thói quen dễ trước, sau đó mới đến
thói quen khó vì thói quen khó cần nhiều ý chí hơn. Hãy tạo cho bạn một môi trường mà
những cái the cue cho những thói quen xấu không thế xuất hiện. Tắt internet, tắt laptop vào
buổi tối khi bạn muốn tập trung học bài. Chuẩn bị quần áo chạy bộ và ngủ sớm vào đêm hôm
trước nếu bạn muốn chạy bộ vào sáng hôm sau. Hãy tự thưởng cho mình những món quà sau
những ngày làm việc và học tập vất vả. Hãy thay đổi và có niềm tin hơn vào bản thân mình.
Và trên hết là không nên quá vội vàng, chuyện gì cũng phải từ từ, đều đặn, điều độ và tập
trung.

Focus on process, not outcome


Có một câu chuyện mà mình đọc ở đâu đó lâu lắm rồi. Đó là ở một công ty nọ có một anh
làm telesale. Telesale là bán hàng qua qua điện thoại. Khi bạn làm sale, hiệu quả công việc
của bạn được tính bằng doanh số mà bạn bán được. Anh chàng này luôn bị áp lực mỗi ngày
mỗi tuần phải bán được bao nhiêu sản phẩm. Cứ mỗi vài giờ anh ấy lại đếm xem hôm nay
mình đã bán được bao nhiêu và những con số lại làm anh thấy thất vọng thêm. Sự thất vọng
hiện rõ trong giọng nói của anh ấy khi nói chuyện với khách hàng, càng làm cho số hàng bán
được càng thêm suy giảm.

Một ngày nọ anh ấy quyết định thay đổi cách làm việc. Anh ấy mang lên công ty một cái lọ
và cho những hòn sỏi nhỏ vào đầy lọ. Với mỗi hòn sỏi, anh ấy gọi cho một khách hàng.
Không quan tâm đến việc đã bán được bao nhiêu sản phẩm, không quan tâm đến việc đã gọi
được cho bao nhiêu khách hàng, anh ấy chỉ quan tâm đến những hòn sỏi. Khi một hòn sỏi
mới được lấy ra, anh ấy quên ngay khách hàng cũ và dồn hết tâm huyết và đam mê vào vị
khách hàng mới, cứ tiếp tục như vậy cho đến hết ngày. Từ ngày áp dụng phương pháp mới,
anh ấy như đắm chìm vào trong công việc. Anh ấy nhận ra được những ưu khuyết điểm của
bản thân và cải thiện được giọng nói, cách nói và phương pháp bán hàng. Từ đó doanh số bán
hàng của anh ấy tăng lên nhiều lần và anh ấy cảm thấy yêu công việc của mình hơn.

Bài học từ câu chuyện đó chính là "Focus on process, not outcome". Tất nhiên việc đặt ra
mục tiêu cũng rất quan trọng, nhưng khi bạn đã tập trung làm việc, bạn nên tập trung vào
công việc hơn là kết quả của công việc. Thay vì nghĩ hôm nay mình sẽ học 10 từ mới, thì bạn
nên nghĩ mình sẽ tập trung trí lực trọn 1 giờ để học từ mới. Thay vì nghĩ là hôm nay mình sẽ
chạy 10km, thì bạn nên nghĩ là mình sẽ tập trung từng bước chạy, từng hơi thở trong vòng 1
giờ. Kết quả có thể bạn sẽ chỉ học được 8 từ hoặc chạy được 8km, nhưng bạn sẽ hoàn toàn
đắm chìm trong công việc mà bạn đang làm, bạn sẽ không bị mệt mỏi khi cứ phải nghĩ về kết
quả của nó. Và biết đâu được, kết quả bạn đạt được sau đó còn hơn cả bạn mong đợi thì sao.

Don't break the chain

Thói quen hình thành rất khó nhưng đánh mất thì rất dễ. Một trong những cách hiệu quả nhất
để duy trì thói quen là "Don't break the chain" của diễn viên Jerry Seinfeld. Bạn sẽ cần một
cái bảng, một tờ giấy hoặc một phần mềm trên điện thoại di động gì đó để lưu lại thói quen,
gọi là habit tracker. Cứ mỗi ngày bạn hoàn thành thói quen, bạn sẽ đánh dấu vào habit
tracker. Theo thời gian, habit tracker của bạn sẽ là chuỗi (chain) những đánh dấu và nhiệm vụ
của bạn là giữ cho chuỗi này kéo dài, không được đứt quãng ngày nào.

Đây là habit tracker của mình, vỡ kế hoạch từ trong trứng nước.

Để không break the chain thì tốt nhất bạn phải có một kế hoạch cụ thể về những việc hằng
ngày bạn sẽ làm. Bạn có thể lên kế hoặc theo tháng, rồi chia nhỏ ra theo tuần, rồi theo ngày.
Mục đích là ở bất kì thời điểm nào bạn cũng sẽ biết là mình cần phải làm gì. Bạn sẽ không rơi
vào trạng thái "không biết làm gì" để rổi mở youtube, facebook, netflix lên rồi chết chìm
trong đó. Mình không nói là các bạn không được xem youtube, netflix hay lướt facebook.
Các bạn có thể lên kế hoạch và dành thời gian cho những hoạt động này. Điểm khác biệt là
khi bạn lướt facebook, bạn hoàn toàn ý thức được rằng đây là việc mình đã lên kế hoạch
trước, mình sẽ lướt trong bao nhiêu phút, sau đó mình sẽ làm gì. Bạn làm chủ được thời gian,
công việc của bạn chứ không phải lướt facebook trong vô thức và mất thời gian vô ích cho
nó.

Việc lập kế hoạch cũng phải tập trung và hợp lý. Vì bạn không thể hoàn thành quá nhiều việc
trong cùng một ngày. Ví dụ bạn không thể học tiếng anh đến 1h và thức dậy lúc 6h sáng ngày
hôm sau để chạy bộ được. Bạn phải biết thứ tự ưu tiên của từng công việc. Phải thực tế, chú ý
đến sức khoẻ và chọn những việc quan trọng nhất để làm.

3. Tổng kết

We are what we repeatedly do. Excellence, then, is not an act, but a habit.

― WILL DURANT

Trì hoãn là thói quen xấu, ta cần hình thành thói quen tốt để chống lại sự trì hoãn.

Thói quen được hình thành thông qua the routine - phản ứng của ta đối với the cue, và duy trì
dựa vào the reward, khi ta có the belief rằng ta có thể thực hiện được nó.

Khi gặp khó khăn, hãy tập trung vào quá trình thay vì kết quả. Lên kế hoạch cụ thể và cố
gắng duy trì nó để don't break the chain.

Để thành công trong cuộc sống thì việc chống lại sự trì hoãn cũng như hình thành thói quen
tốt đóng vai trò cực kì quan trọng. Mình biết đến khoá học "Learning how to learn" cách đây
hơn 3 năm, biết về thói quen, biết về sự trì hoãn. Nhưng mình đã thất bại trong việc chống lại
nó. Bằng chứng rõ ràng nhất đó là việc trì hoãn phần còn lại của series này đến tận bây giờ.
Mình cũng không hình thành được thói quen tốt nào để giúp mình có thể thăng tiến trong sự
nghiệp. Sự nghiệp mình bây giờ không khác gì nhiều so với cách đây 3 năm cả. Nếu các bạn
muốn thay đổi cuộc sống theo hướng tích cực, hãy tìm cách hình thành những thói quen tốt
để chống lại sự trì hoãn ngay từ hôm nay.

Learning How to Learn - Week 3 - Part 2: Memory

1. Hiểu thêm về memory - Trí nhớ

a. Hồi hải mã

Những bạn hay uống rượu bia chắc đã ít nhất một lần trải nghiệm cảm giác này. Cảm giác
mất trí nhớ về cuộc nhậu hôm trước. Bị nhẹ thì khi có người nhắc lại sẽ nhớ ra, bị nặng thì
không nhớ chút gì luôn. Nguyên nhân là do vùng hồi hải mã (hippocampus) của bạn đã bị
rượu bia làm ảnh hưởng.
Hồi hải mã là bộ phận nằm ở hai bên bán cầu não. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc
lưu giữ kí ức. Tất cả những bệnh liên quan đến suy giảm trí nhớ đều do tổn thương hồi hải
mã. Khi bạn "nhậu", cồn có trong rượu bia sẽ làm nhiễu cơ quan thụ cảm trong hồi hải mã,
hoặc tệ hơn làm cho cơ quan này ngưng hoạt động. Đó là lý do bạn chỉ nhớ mang máng hoặc
thậm chí không nhớ gì (blackout) sau khi bạn say.

Trong phim Memento và The Bourne Identity, các nhân vật trong phim bị tổn thương vùng
hồi hải mã, dẫn đến việc họ bị mất kí ức trong quá khứ hoặc không thể lưu trữ thông tin mới.
Điểm thú vị là hồi hải mã chỉ ảnh hưởng đến việc lưu trữ thông tin chứ không ảnh hưởng đến
kĩ năng cũ hay việc học một kĩ năng mới. Trong phim The Bourne Identity, Jason có thể thực
hiện những kĩ năng được huấn luyện trước đó một cách thành thục. Anh ấy chỉ không nhớ
được là mình được huấn luyện khi nào, ở đâu và với ai.

b. Não ghi nhớ hình ảnh tốt hơn những dạng thông tin khác

Bạn có nhớ những lần bạn có cảm giác ngờ ngợ kiểu "hình như mình đi qua chỗ này rồi",
"con đường này quen quen" không? Đó là do bộ não có khả năng ghi nhớ hình ảnh và không
gian rất tốt. Ngày xưa tổ tiên của chúng ta phải đi rất xa để săn bắn và hái lượm nên họ phải
tìm cách nhớ đường để trở về nhà. Họ phải ghi nhớ và chỉ cho nhau loại hoa quả nào ăn được,
con thú nào nguy hiểm. Họ giao tiếp và trao đổi thông tin thông qua hình ảnh. Dù đã trải qua
hàng nghìn năm tiến hoá nhưng chúng ta vẫn còn giữ khả năng này cho đến hôm nay.

Dù vậy chúng ta chỉ giỏi ghi nhớ những điều khái quát chung chung chứ không phải những
điều chi tiết. Ta chỉ cần đi sơ một vòng là có thể nhớ hết vị trí các phòng và kết cấu một ngôi
nhà ta vừa mới đến, nhưng không thể nhớ rõ những chi tiết nhỏ trong ngôi nhà đó. Muốn ghi
nhớ những chi tiết nhỏ ta phải tập luyện để đưa nó từ short-term memory vào long-term
memory.

2. Các phương pháp ghi nhớ

Có nhiều phương pháp ghi nhớ, điểm mấu chốt là bạn phải kết nối những kiến thức mới với
những kiến thức mà bạn đang có.

a. Liên kết những con số với sự kiện

Để ghi nhớ những con số, ta có thể liên kết chúng với những sự kiện mà bạn luôn nhớ như
ngày sinh nhật chẳng hạn. Đây là cách chúng ta học lịch sử thời phổ thông.

b. Memory palace (Cung điện kí ức)

Vì não ghi nhớ thông tin về hình ảnh hiệu quả nhất nên phương pháp này liên kết kiến thức
mới với hình ảnh. Bạn sử dụng một không gian mà bạn cực kì thân thuộc, ví dụ căn phòng
của bạn, để liên kết những điều bạn cần ghi nhớ. Bạn có thể xem thêm ở video này. Cách này
rất hữu ích khi bạn muốn ghi nhớ một danh sách dài.
c. Giải thích cho người khác, thuyết trình, viết ghi chú/blog. (Feynman Technique)

Buộc bạn suy nghĩ sâu hơn về chủ đề bạn muốn trình bày, từ đó những liên kết sẽ trở nên
chặt chẽ hơn. Phương pháp này giúp bạn thực sự hiểu chủ đề bạn đang học một cách sâu sắc.
Một khi bạn hiểu, bạn sẽ không bao giờ quên.

d. Spaced-repetition

Đây là phương pháp mình nghĩ là quan trọng nhất. Thay vì học liên tục trong một ngày 10
tiếng, thì hãy chia ra học trong một tháng, với chỉ 20 phút một ngày.

Bạn có nhớ là khi bạn dồn hết nội công để ôn thi trong 2 ngày cuối, thì hầu như bạn không
nhớ gì về kiến thức của môn học sau khi thi xong không? Đó là do phần kiến thức đó chưa
được củng cố trong long-term memory của bạn, những liên kết còn đang rất rời rạc và sẽ bị
mờ dần sau kì thi, khi mà bạn không còn quan tâm đến nó nữa.

Khi bạn sử dụng lại một kiến thức từ long-term memory, thì kiến thức này sẽ được củng cố
lại (reconsolidate). Bạn sẽ hiểu nó rõ thêm một chút hoặc có một góc nhìn khác về nó. Dù thế
nào thì mảnh kiến thức này cũng sẽ được nâng cấp lên so với bản trước đó. Nó giống như bạn
đọc lại một quyển sách vậy, bạn sẽ hiểu quyển sách đó hơn và nội dung quyển sách sẽ in sâu
trong tâm trí bạn hơn. Nhưng điều này không thể xảy ra nếu bạn đọc lại quyển sách đó chỉ
sau một tuần. Não bạn cần thời gian để cảm thụ, đồng thời tiếp thu những kiến thức mới.
Chúng giúp bạn có một vòng lặp liên kết với nhau chặt chẽ: Kiến thức cũ giúp học kiến thức
mới dễ hơn, kiến thức mới giúp bạn củng cố và hiểu sâu kiến thức cũ hơn.

Vòng lặp kiến thức

3. Tổng kết

Sử dụng spaced-repetition là cách tốt nhất để củng cố kiến thức. Hãy kết hợp nó với những
phương pháp khác, đồng thời dành thời gian nghỉ ngơi và nghĩ sâu.

Phần hippocampus đọc cho vui thôi. Hãy uống rượu bia có trách nhiệm nha mấy bạn.

Learning How to Learn - Week 4


1. Sự quan trọng của thể dục thể thao
Trước đây, chúng ta lầm tưởng rằng neuron thần kinh là một tập cố định không thay đổi.
Nhưng hoá ra ở một số bộ phận trong não, neuron thần kinh có thể được sinh ra mỗi ngày. Và
hồi hải mã (hippocampus) là một trong những bộ phận đó. Những neuron thần kinh mới giúp
ta học tập và tiếp thu kiến thức. Nhưng chúng sẽ chết nếu không được sử dụng. Vậy nên ta
phải học, học nữa, học mãi.
Trước khi đi ngủ, bạn có thể tổng kết một ngày của bạn, ghi lại những gì mà bạn đã học được
dù lớn hay nhỏ. Thói quen này giúp những thông tin mới được tổng hợp. Khi được bạn viết
ra, thì những thông tin đó lại thêm một lần được củng cố. Tất nhiên, có những ngày bạn sẽ
gần như không học được điều gì mới cả. Mà không học thì những neuron thần kinh mới sẽ
chết. Vậy làm sao để giữ lại những neuron mới kia? Có một cách, đó là tập thể dục hoặc chơi
thể thao.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra một sự thật thú vị là thể dục thể thao có thể giúp những
neuron thần kinh mới sống sót. Nếu bạn đang chơi một môn thể thao nào đó thì quá tốt, hãy
cứ duy trì đều đặn. Còn nếu không, hãy tìm một môn mà bạn thấy phù hợp để bắt đầu. Đơn
giản nhất mình nghĩ là chạy bộ, ai cũng có thể tập được mà tác dụng thì rất nhiều. Mặt khác,
thể dục thể thao giúp cơ thể bạn khoẻ mạnh và trao đổi chất tốt hơn. Nói cách khác, nó tốt
hơn tất cả thực phẩm và thuốc bổ não trên thị trường. Vậy nên hãy dành thời gian tập thể dục
mỗi ngày!
2. Ẩn dụ và so sánh
Khi chúng ta hiểu một điều gì đó, ta sẽ không bao giờ quên. Ta học bằng cách tiếp nhận một
lượng lớn thông tin, sau đó ta chắt lọc và liên kết những thông tin này lại, đến khi ta hiểu
được sự hợp lý của chúng. Ta không học điều mới vì có ai đó nói với ta rằng nó là như vậy.
Ta phải tự mình hiểu nó và giải thích được nó. Vậy làm sao để hiểu được những kiến thức
phức tạp? Hãy sử dụng phép ẩn dụ và so sánh.

Thực hành điều này rất đơn giản: Hãy tìm cách giải thích điều mà bạn đang học cho người
khác hiểu. Nhưng đơn giản không có nghĩa là dễ dàng. Hãy cố gắng so sánh và liên kết với
những kiến thức mà bạn đang có để diễn đạt một khái niệm mới. Không có phép ẩn dụ hay so
sánh nào là hoàn hảo. Chỉ cần diễn đạt được ý chính và giúp người khác hiểu được phần
trọng tâm của khái niệm đó là bạn đã rất thành công.

Những thứ xung quanh ta luôn có một sự tương đồng với nhau ở một khía cạnh nào đó. Chỉ
cần ta thay đổi góc nhìn một chút, ta có thể nhận ra sự tương đồng ấy để hiểu chúng tốt hơn.
3. Sự kiên trì
Đã có rất nhiều câu chuyện về những bậc vĩ nhân nói rằng họ thành công không phải vì họ có
trí lực siêu phàm mà là do sự kiên trì cố gắng. Rằng họ cũng chỉ là những người bình thường,
có người còn học rất tệ ở trường hoặc thậm chí bị cho là không có năng lực học tập.

Mình không chắc những câu chuyện này có thật hay được viết ra để truyền cảm hứng. Tất
nhiên tài năng bẩm sinh là một lợi thế rất lớn nhưng khoá học này nói rằng nếu chúng ta kiên
trì cố gắng, ta vẫn có thể thành công và sánh ngang với các thiên tài. Mình nghĩ thiên tài hay
không thì cũng phải cố gắng cả thôi. Ai muốn thành công cũng phải trả một cái giá. Cái giá
đó bằng tổng của tài năng và cố gắng. Nếu ta không có nhiều tài năng thiên bẩm thì ta sẽ cố
gắng kiên trì để bù lại. Có thể nhiều bạn sẽ không đồng ý nhưng mình nghĩ Lionel Messi và
Cristiano Ronaldo là một ví dụ tốt trong trường hợp này.

Nếu không sinh ra là Messi thì hãy cố gắng để trở thành Ronaldo.
4. Các phương pháp học tập
Chém gió lý thuyết vậy đủ rồi, giờ mình sẽ nói về những phương pháp học tập mà các bạn có
thể áp dụng trong thực tế.
4.1. Học nhóm
Học nhóm sẽ giúp bạn:

- Tiết kiệm thời gian

Giả sử một học kì bạn học 5 môn chính. Nhóm của bạn có 5 người. Bạn có thể chia ra mỗi
người tập trung học một môn, sau đó giảng lại cho những bạn khác trong nhóm. Giả sử bạn
học một môn, bạn vẫn có thể chia môn đó ra thành 5 phần, mỗi bạn học một phần rồi giảng
lại cho những bạn khác. Kiểu gì cũng sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian.

- Hiểu bài hơn

Những cuộc tranh luận và brainstorming với các thành viên khác trong nhóm giúp bạn có
thêm những góc nhìn khác. Khi học một mình, bạn sẽ có xu hướng KHÔNG muốn đào sâu
cặn kẽ vấn đề mà chỉ học đến mức vừa đủ. Nhưng khi có người đặt câu hỏi cho bạn, bạn buộc
phải nghiên cứu sâu hơn để trả lời. Mặt khác, bạn thường không biết được là bạn sai ở đâu
nếu bạn học một mình vì không có ai chỉ ra điểm sai đó cho bạn. Đặc biệt, giảng bài cho
người khác hiểu là một việc khó. Làm được điều đó chắc chắn giúp bạn hiểu sâu hơn.

- Vui hơn

Nhưng bạn phải biết cách học nhóm hiệu quả.


a. Chọn nhóm:
Bạn cần những người bạn học nghiêm túc.

Các bạn sinh viên chắc ai cũng hiểu cảm giác chia nhóm làm bài tập, đồ án các kiểu xong một
bạn phải gánh hết 😂. Bạn học 5 môn và phải gánh cả 5 môn cho 5 nhóm thì đúng là rất mệt.
Và không công bằng.

Nếu việc chia nhóm là ngẫu nhiên, bạn phải phân công nhiệm vụ rõ ràng ngay từ đầu. Nếu có
thành viên nào không tham gia nghiêm túc, bạn phải nói rõ với bạn đó và báo cáo với giáo
viên khi cần thiết để kết quả đánh giá được công bằng.

Nhưng thường thì bạn nào cũng sẽ có một nhóm bạn riêng, khác với nhóm được phân công ở
trên và việc học nhóm thường sẽ diễn ra với nhóm thứ hai này. Lời khuyên của mình khi học
với nhóm này là:

Nếu bạn thấy việc học nhóm không hiệu quả, hãy tìm một nhóm khác.

Mình không nói là bạn nghỉ chơi với nhóm này, nhưng bạn phải phân biệt rõ đâu là bạn học,
đâu là bạn chơi. Nếu trong các buổi học bạn chỉ thấy tụi nó toàn ăn uống, nói chuyện phiếm
xàm xàm, chơi game... thì rõ ràng việc học không hiệu quả. Và thường thì việc phân chia
công việc trong nhóm này cũng chẳng đến đâu. Bạn phải tìm một nhóm khác, một nhóm có
những người nghiêm túc mà bạn có thể học từ họ.

Nếu bạn vẫn muốn nhóm bạn chơi và nhóm bạn học là một thì chúc bạn may mắn. Đây là
một việc khó. Nhưng nếu bạn tìm được một nhóm như vậy thì nó sẽ là một điều hết sức tuyệt
vời, trong việc học và cả sau này nữa. Trường hợp tệ nhất, bạn muốn học tập và tiến lên phía
trước còn nhóm của bạn vẫn dậm chân tại chỗ, thì bạn nghỉ chơi với nhóm đó luôn cũng
không sao cả.
b. Có nhóm rồi thì làm việc với nhau ra sao.
Đây là kĩ năng khó mà mình vẫn đang học mỗi ngày. Hồi sinh viên mình cũng hay nghĩ kiểu:
"Làm chung với tụi nó khó quá thôi mình tự làm cho rồi". Suy nghĩ như vậy là hoàn toàn sai.
Vì trên đời này không có cái gì to lớn mà bạn có thể tự làm một mình cả. Đây là kĩ năng cần
thiết bạn cần phải có để đi làm sau này. Bạn phải làm việc chung với người khác. Muốn hợp
tác vui vẻ thì mình có vài ý sau:

- Kế hoạch rõ ràng

Mỗi tuần gặp nhau học mấy buổi, vào thời gian nào, trong bao lâu. Trước mỗi buổi học cần
phải chuẩn bị những gì, cần phải đọc trước những tài liệu nào... Nhóm nên có một kế hoạch
từ trước và đảm bảo những thành viên đều theo sát kế hoạch này để không làm mất thời gian
của nhau.

- Chia việc công bằng

Công bằng ở đây không chỉ đơn giản là khối lượng công việc bằng nhau để không có ai phải
vất vả hơn, mà còn phải chia sao để mọi người đều vui như nhau. Ví dụ có 5 môn học nhưng
trong đó có 2 môn hay và 3 môn chán, thì tất nhiên ai cũng muốn học môn hay. Vậy cách
chia cũng phải khác chút chứ không phải mỗi người một môn. Hoặc có thể có một bạn nào đó
bận việc gia đình thì mấy đứa còn lại gánh cho nó chút, qua kì sau nó sẽ gánh lại. Nói chung
là các bạn phải nói chuyện rõ ràng với nhau, dẫn đến ý thứ ba, đó là.

- Giao tiếp hiệu quả

Có gì thì nói ra cho mấy đứa kia biết. Đơn giản vậy thôi. Bạn thấy có chỗ nào không công
bằng: Nói. Bạn thấy có thành viên cần được giúp đỡ: Nói. Bạn thấy chính bạn cần giúp đỡ:
Nói. Nói như thế nào là một vấn đề khác. Nhưng bạn cứ nói ra đi. Nói đúng, nói sai, nói hay,
nói dở thế nào từ từ bạn sẽ học được.

Giao tiếp là một nghệ thuật. Giao tiếp tốt sẽ giúp mọi thứ trong cuộc sống của bạn trở nên dễ
dàng hơn.
c. The law of 33%
Tốt nhất bạn nên có 3 nhóm bạn, và chia 1/3 thời gian của bạn cho 3 nhóm này.
- Nhóm thứ nhất là những người giỏi hơn bạn: Bạn sẽ học được họ những điều hay, được
truyền cảm hứng từ họ và có thể bạn sẽ tìm được một hình mẫu để bạn hướng tới.

- Nhóm thứ hai là những người ngang trình với bạn: Vì nhóm thứ nhất sẽ không có nhiều
thời gian cho bạn, vì họ sẽ ưu tiên dành thời gian cho nhóm thứ nhất của họ, nên thời gian
của bạn sẽ dành cho nhóm thứ hai này. Đây là nhóm sẽ phát triển cùng với bạn.

- Và cuối cùng là nhóm thứ ba: Nhận vào thì phải cho đi, nhóm này là nhóm những người
yếu hơn bạn. Bạn sẽ giúp nhóm này phát triển. Bạn sẽ là nhóm thứ nhất của họ. Khi giúp họ
cũng là lúc bạn phát triển nên cũng không hẳn là bạn đang hoàn toàn cho đi. Hạ thấp cái tôi
xuống, đôi khi bạn sẽ học được những bài học giá trị từ nhóm này.

Một điểm quan trọng là 3 nhóm này thường sẽ thay đổi theo thời gian. Bạn sẽ dần phát triển
nên nhóm thứ nhất sẽ trở thành nhóm thứ hai, nhóm thứ hai trở thành nhóm thứ ba. Và bạn sẽ
phải tìm một nhóm thứ nhất khác. Tất nhiên trừ trường hợp cả ba nhóm này cũng phát triển
nhanh như bạn. Nhưng thực tế điều này thường không xảy ra.
4.2 Test Checklist
Thi cử không chỉ để đánh giá kết quả, nó còn để tăng hiệu quả của việc học tập. Hãy tưởng
tượng việc đi học mà không có thi cử thì bạn sẽ bỏ được bao nhiêu thời gian và công sức cho
nó. Mấu chốt ở đây chính là sự tập trung. Khi bạn đi thi, bạn tập trung hoàn toàn trí lực trong
khoảng thời gian từ 45p đến 180p. Nếu bạn có thể tập trung như vậy để học tập mỗi ngày thì
chắc chắn bạn sẽ làm được rất nhiều điều lớn lao. Chắc chắn luôn.

Những kiến thức sinh viên đại học có được từ những môn học hầu hết đến từ tuần cuối cùng
trước khi thi. Đến đây thì ai cũng hiểu là những buổi ôn thi xuyên đêm hoàn toàn không hiệu
quả. Bạn không thể đợi nước đến đầu mới bắt đầu bơi trong đống sách vở và đề thi được. Dù
bạn có vượt qua được kì thi, thì những kiến thức cũng không đọng lại sâu trong đầu bạn. Sinh
viên giỏi không ôn thi trong hoảng loạn như vậy. Họ đi thi rất thoải mái vì họ đã sẵn sàng cho
việc đó rồi. Vậy làm sao để sẵn sàng.

Trước khi máy bay cất cánh, cả tổ bay phải hoàn thành tất cả các nhiệm vụ trong một danh
sách để đảm bảo an toàn bay (aviation checklist). Việc này được thực hiện cực kì cẩn thận
và nghiêm ngặt vì nó ảnh hưởng đến an toàn của tất cả hành khách trên chuyến bay đó. Hoặc
trước khi thực hiện một ca phẫu thuật, các bác sĩ cũng phải kiểm tra và hoàn thành tất cả
những khâu chuẩn bị quan trọng. Chỉ khi đó, họ mới thực sự sẵn sàng.

Thi cử cũng vậy, nó là một việc quan trọng và có thể ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của bạn.
Vậy nên trước khi đi thi, bạn cũng có một danh sách những nhiệm vụ mà bạn phải hoàn thành
để có thể sẵn sàng. Dưới đây là test checklist của bạn, hãy hoàn thành nó trước mỗi kì thi như
cách phi công và bác sĩ hoàn thành checklist của họ.

- Did you make a serious effort to understand the text? If you had a study guide, did you go
through it?

- Did you attempt to outline every homework problem solution?

- Did you understand all your homework problems’ solutions? If not, did you ask for
explanations?

- Did you work with classmates on homework problems? checked your solutions?

- Did you consult your instructor/teacher when you had a problem with something?

- Did you sleep well the night before the test?


4.3 Mẹo khi đi thi
a. Hard Start - Jump to easy
Thầy cô luôn dặn khi vô phòng thi luôn làm câu dễ trước và câu khó sau. Mục đích cuối cùng
là giành được điểm số cao nhất có thể. Nếu bạn chỉ muốn ăn chắc mặc bền, làm bài được 8
điểm là đủ rồi thì đó là một hướng tập cận hợp lý. Nhưng nếu bạn muốn mình phải đạt được
10 điểm, thì hướng tiếp cận đúng là làm câu khó trước. Nhưng bạn chỉ dành cho nó một
khoảng thời gian ngắn thôi, sau đó chuyển sang làm câu dễ. Trong một ngày đẹp trời, đầu óc
minh mẫn cộng thêm chút may mắn, bạn làm được câu khó kia thì bài thi coi như xong. Bạn
chỉ cần cẩn thận đừng bất cẩn để mất điểm ở những câu dễ nữa là bạn có 10 điểm. Thực tế thì
những bạn đạt 9,5 thường mất điểm ở những câu dễ.
Nhưng khả năng cao là bạn sẽ không làm được câu khó và sẽ phải chuyển sang câu dễ. Lúc
này chế độ diffuse sẽ tiếp tục hoạt động. Một lúc sau quay lại câu khó bạn sẽ có một góc nhìn
khác rõ ràng hơn và khả năng cao là bạn sẽ giải được nó. Hãy nhớ lại cảm giác lời giải bật ra
trong đầu bạn khi bạn vừa bước ra khỏi phòng thi, trong khi lúc làm bài thì nghĩ mãi không
ra. Não sẽ tiếp tục tìm ra lời giải ngay cả khi bạn không nghĩ đến nó. Các bạn làm software
cũng nên để ý chỗ này.
b. Đối phó với căng thẳng
Cảm giác căng thẳng khi đi thi là hoàn toàn bình thường. Đặc biệt là những kì thi lớn như thi
Đại học. Càng lo sợ và áp lực thì bạn sẽ càng chuẩn bị kĩ càng hơn. Nếu thất bại cũng không
sao thì chăm chỉ học hành để làm gì, đúng không? Vấn đề là bạn phải biến nỗi lo lắng thành
sức mạnh (Nghe sách vở vkl). Đại loại là bạn phải biết tự động viên và kiểm soát cảm xúc
của bản thân. Suy nghĩ tích cực, đừng nghĩ

"Chắc mình thi trượt mất, lo quá. Ba mẹ thâỳ cô sẽ giết mình"

Mà hãy nghĩ

"Học hành bữa giờ cực khổ rồi, mình sẽ chứng minh cho mọi người thấy là mình làm được.
Mà nếu xui không làm được thì cũng không sao. Mình sẽ cố gắng hết sức"

Kiểu kiểu vậy. Trước ngày thi thì nên thư giãn nghỉ ngơi để đầu óc được thoải mái. Nếu vô
phòng thi thấy căng thẳng quá thì có thể hít thở đều. Mình nghĩ những tips này chỉ áp dụng
cho những bạn thi Đại học, vì sau khi Đại học rồi chẳng có kì thi nào là đáng sợ nữa cả.
5. Tổng kết
- Muốn học giỏi thì hãy chăm thể dục thể thao.

- Hãy sử dụng phương pháp ẩn dụ và so sánh để hiểu kiến thức mới nhanh hơn. (Một cách
diễn giải khác của Feynman technique)

- Nếu không sinh ra là Messi thì hãy cố gắng để trở thành Ronaldo.

- Tìm một nhóm để học cùng nhau, nếu chơi được cùng nhau nữa thì càng tốt.

- Chuẩn bị kĩ trước khi thi và bình tĩnh tự tin trong khi khi.
Vậy là cuối cùng mình cũng kết thúc cái series này. Mình đã định không viết tiếp vì mình
thấy những thông tin này nó không mang lại nhiều giá trị lắm. Nhưng khi đọc comment thì
mình thấy nó có thể có ích cho những bạn nào cần. Với lại đã bắt đầu thì nên kết thúc. Sau
này có gì hay hay thì mình sẽ dành thời gian viết lại để chia sẻ với các bạn.

You might also like