You are on page 1of 24

DUY BIỂU HỌC ỨNG DỤNG

Ghi lại theo Bài giảng của Thầy Chân Từ Thông

Bài giảng 01 - Joyful House, Đà Lạt, sáng Thứ 7 ngày 31/10/2020

Kính thưa đại chúng, như chúng ta mong muốn thì hôm nay ngày 31/10/2020, tại Thiền đường
Joyful House, chúng ta đã có duyên được ngồi lại để trao đổi, học hỏi với về Tâm học Bát nhã. Tây
phương thì có môn tâm lý học, là một lĩnh vực của triết học. Khoa học cũng được sinh ra từ Triết
học. Cao hơn một bước nữa thì có phân tâm học. Tuy nhiên, cả phân tâm học hiện đại của Freud
vẫn chưa phát triển được bằng Tâm học Bát nhã. Có nhiều vấn đề được Tâm học Bát nhã diễn giải
sâu sắc hơn.
Tâm học Bát nhã ngày xưa gọi là Duy thức. Đây là môn học rất thâm sâu, đã được hệ thống hoá chi
tiết và biên soạn thành bộ luận rất lớn, sau khi Phật nhập Niết Bàn khoảng 200 năm. Cho đến bây
giờ các Thầy và các Sư cô trong giới xuất gia cũng có nhiều người chưa được học bộ luận đó chứ
chưa nói đến hàng cư sĩ tại gia. Trong đó có bộ luận A Tì Đạt Ma Câu Xá Luận được trước tác bởi
Ngài Thế Thân, dịch và chú giải bởi Ngài Tuệ Sĩ. Đây là bộ luận quý giá nhất trong kho tàng Phật
học, là nền tảng của tâm học Phật giáo nói về sự vận hành của tâm. Sau này Sư Ông Làng Mai
không gọi môn này là Duy thức mà gọi là Duy biểu.

Tâm, Ý, và Thức

Trong đời sống hàng ngày, chúng ta thường khó phân biệt được ý nghĩa rõ ràng của các khái niệm
Tâm, Ý và Thức. Khi học Phật pháp, ta thường nghe câu “tâm làm chủ”, “tâm tạo tác” , tuy nhiên
chưa chắc đã hiểu rõ về nó. Muốn làm chủ được tâm cần phải hiểu sâu sắc về tâm và cách nó vận
hành như thế nào.
Trong 4 lãnh vực quán niệm thì đầu tiên là quán niệm về thân, sau đó là quán niệm về cảm thọ
(cảm giác), tiếp đến là quán niệm về tâm hành, và cuối cùng là quán về pháp tức là đối tượng của
tâm. Mức độ tinh tế của các sự quán niệm đó là tăng đần.

Quán niệm về thân, tức ý thức được sự hiện diện của thân trong giây phút hiện tại. An trụ được
từng phút giây hiện tại, là nắm bắt được những gì mình đang tiếp xúc. Ví dụ đang rửa bát, xoay cái
bát mình biết rằng đang xoay bát, biết mình đang rửa bát, đó là đang quán niệm về thân. Nếu mình
chưa thể quán niệm về thân, tức chưa an trú được trong từng cử chỉ hành động của mình thì đừng
mơ rằng mình nắm bắt được tâm. Nếu như chưa ý thức được rõ ràng các hành động đơn giản mình
đang làm như miệng nhai, chân bước thì đối với tâm vô hình, vô tướng, vô thanh, vô vị làm sao
nắm bắt được. Việc này không dễ, cho nên cần phải cẩn trọng đi từ bước bắt đầu đó là quán thân.
Cho nên Thầy Làng Mai dạy rất căn bản, bước đầu tiên là tập thở vào - thở ra, “Thở vào khoẻ - Thở
ra nhẹ”, nếu làm tốt điều này thì việc gì cũng làm được dễ dàng.
Quán thân là cơ hội để tiếp cận tâm. Tuy nhiên quán thân chưa thể mang lại sự giải thoát. Đây mới
chỉ là điều kiện cần, chưa phải là điều kiện đủ. Có tự do, hạnh phúc hay giải thoát là ở nơi tâm, vì
tâm làm chủ và tạo tác. Quán thân chỉ là cơ hội để tiếp cận tâm.
Quán thọ là để tiếp cận gần nữa với, bởi do thọ cũng là một loại tâm: tâm hành “Thọ”. Tâm hành là
một loại hiện tượng tâm lý. Các tâm hành có mặt và chi phối rất nhiều trong đời sống hàng ngày. Ví

1
dụ như khi nghe những lời khen hay chê, ngay lập tức chúng ta sẽ khởi lên cảm giác dễ chịu hay
khó chịu, từ đó dẫn đến sắc mặt tươi vui hay buồn, điều này rất dễ nhận biết.
Trường hợp một người bị hôn mê, ngày xưa gọi là chết giả, thường được sơ cứu bằng sự kích thích
cảm giác để người đó nhanh chóng thoát ra hỏi trạng thái này. Người bị hôn mê thì các giác quan sẽ
tạm thời bị đóng (5 giác quan nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân tạm thời ngưng hoạt động), như mắt vẫn mở
nhưng không thấy, nói không nghe, không có vị giác..., không có phản ứng gì khi tiếp xúc với các
đối tượng bên ngoài nhưng vẫn còn sống. Người đang ngủ sâu thì cả 5 giác quan cũng tạm ngưng
hoạt động nhưng khi bị bỏ muối vào miệng thì có thể vẫ biết mặn. Để duy trì sự sống trong khi hôn
mê mất ý thức cũng như trong lúc ngủ sâu khi các giác quan tạm ngưng hoạt động, đó là nhờ có sự
hoạt động liên tục của Ý (Manas), còn gọi là thức thứ 7 (Mat na thức).
Thức thứ 7 (tức Manas) là bản năng sinh tồn, có khuynh hướng ưa thích những gì mang đến khoái
lạc và né tránh những gì có khả năng mang đến khổ đau. Đặc điểm của Manas là luôn luôn phản
ứng nhanh với thực tại một cách máy móc mà không biết dành năng lượng để đối diện với hoàn
cảnh thực tế, bởi hoàn cảnh thực tế luôn luôn biến chuyển phức tạp và nguy hiểm. Từ cái đã biết,
đã có dữ liệu và thông tin, manas sẽ lập trình sẵn phương cách đối phó nên dễ dàng phản ứng nhanh
đối với những tình huống tương tự. Cái dỡ của manas là ở chỗ này, cứ thấy đau hay khó chịu là
tránh - đó là bản năng sinh tồn, nó không biết có những cái đau có nhiều khi lại là cần thiết, ví dụ
như chích thuốc. Nếu người có khuynh hướng đó mạnh sẽ khiến những cái gì làm mình đau sẽ trở
thành nỗi ám ảnh. Giống như biết kim chích sẽ đau nên luôn sợ và né tránh. Tuy nhiên nếu người
có ý thức mạnh hơn thì ý thức sẽ soi sáng manas, giúp giảm bớt nỗi ám ảnh đó lại.
Ngoài thức thứ 7, còn có thức thứ 8 gọi là Tàng thức, tức Tâm của mình, là Căn của thức thứ 7 (Ý
căn). Tu là dùng thức thứ 8 (Tàng thức / Ý căn) nhưng sử dụng hành trang là thức thứ 6 (Ý thức) để
soi sáng và chuyển hoá bản năng của thức thứ 7 là Mạt na thức.
Tàng thức còn gọi là A lại da thức, bản thân nó là vừa là kho chứa vừa là các hạt giống được chứa
trong nó. Tàng thức là vô ký (không thiện cũng không ác), nên được gọi là “nhân chi sơ, tánh vô
ký, phi thiện ác, danh tàng thức”. Đây là câu mở đầu của môn tâm học Phật giáo và cũng là định
nghĩa đơn giản nhất về Tàng. Tàng có chức năng cất chứa và bảo tồn. Khả năng cất giữ và bảo tồn
của nó tuỳ thuộc vào khả năng huân tập, tức khả năng lập đi lập lại của nó.
Tam tự kinh của Mạnh Tử có câu mở đầu “ Nhân chi sơ, tánh bổn thiện”, nghĩa là bản tính của con
người ngay từ lúc mới sinh ra vốn đã là thiện. Với đạo Bụt thì khác: “Nhân chi sơ, tánh vố ký” và
còn giải thích thêm nữa là “phi thiện ác, danh tàng thức”. Chữ sơ ở đây là có từ vô thỉ chứ không
phải là từ lúc em bé mới sinh ra.
Tích tập danh tâm: Ví dụ có người mẹ mà bản tính trước đây không thích đồ ngọt nhưng từ khi có
thai nhi lại thích ăn chè. Lại có những thai nhi thánh thiện khiến người mẹ từ khi mang thai không
ăn được đồ mặn mà phải chuyển sang ăn chay; nhưng cũng có những thai nhi lại khiến người mẹ
trở nên thèm hút thuốc, uống bia ... Điều này được giải thích là sự tuỳ thuộc vào tiên thiên và hậu
thiên của tâm. Quá trình này đã được kết tập từ lâu đời cho nên Tâm còn có một định nghĩa khác là
“Tích tập danh tâm”. Tâm có khả năng tích tập, sắp xếp, và học hỏi. Tâm hay Tàng thức giống như
big data, là kho dữ liệu cực kỳ lớn, có khả năng tích trữ và sắp xếp theo từng thể loại. Khả năng học
hỏi, sắp xếp tốt hay xấu là tuỳ thuộc vào khả năng “định” của mỗi người. Cho nên ngủ là cơ hội để
cho tâm sắp xếp lại kho lưu trữ. Trạng thái nghỉ ngơi hay giấc ngủ sâu giúp kho dữ liệu được xếp
gọn, định sẽ tăng và huệ sẽ khai mở. Còn nếu ngủ trong trạng thái lo âu, sợ hãi sẽ sinh ra những cơn
ác mộng do hệ thần kinh không được nghỉ ngơi. Đây là do tác động của Manas. Lúc này cần có tác

2
động của Ý thức để tâm dừng lại, từ đó Tàng thức mới sắp xếp được. Định là trạng thái tâm được
nghỉ ngơi để sắp xếp lại dữ liệu. Nếu giữ được chánh niệm, dẫn đến tâm định, tâm nghỉ ngơi sẽ
giúp việc sắp xếp được tốt hơn.
Thiền buông thư, thả lỏng cơ thể, chú ý đến hơi thở, tuy có 5 phút, cũng là có thể giúp mình dừng
lại, thân tâm nghỉ ngơi, thư giản. Sự thực tập siêng năng đều đặn dù ít thời gian nhưng liên tục sẽ
mang đến sự kết nối, đem lại lợi lạc vô cùng to lớn và ngay tức thời. Có thể thời gian đầu chưa
quen, kết quả chưa thấy rõ nhưng theo thời gian sẽ mang đến hiệu quả tích cực. Do đó công phu rất
là quan trọng, việc luyện tập mỗi ngày, tuy chỉ 5 phút nhưng không gián đoạn thì sẽ tạo được sự kết
nối. Còn nếu thời gian thiền có ngày ngồi thật lâu, có ngày không có, bị ngắt quảng sẽ không mang
lại kết quả tốt được. Vì thế nên cố gắng chuyên cần việc thực tập thiển định.
Bản chất của Tàng thức không thiện cũng không ác cho nên nó cất giữ tất cả tri thức, tốt hoặc xấu
tại mỗi thời điểm. Tuy nhiên việc cất chứa những điều tốt hoặc không tốt là do ý thức của mình
quyết định. Để đánh giá nền văn minh của xã hội loài người, ngày xưa người ta thường dựa trên “trí
thông minh” nhưng ngày nay lại cho “trí tuệ cảm xúc” mới là cái quyết định. Trí tuệ cảm xúc mới
làm cho con người hạnh phúc. Con người hạnh phúc là con người cảm nhận được giá trị của kiếp
nhân sinh. Có những người tự tử vì bị bế tắt trong cuộc sống, không thấy được hạnh phúc trong
cuộc đời. Những người bất hạnh đó đâu phải là họ không thông minh, thậm chí là những người cực
kỳ thông minh.
Người ta đi tìm gốc rễ đi đến nền văn minh hiện nay và thấy rằng nó bắt đầu từ khi loài người có ý
thức. Tất cả những giá trị văn hoá của loài người bây giờ đều là sản phẩm của ý thức và sản phẩm
của ý thức đó, chính nó là cái tạo ra giá trị tốt hay không tốt, xấu hay không xấu, hay ho hay dỡ tệ.
Các cặp phạm trù này đều do ý thức, có nghĩa do mình tự tạo ra giá trị đó, tạo ra thành bản chất của
vấn đề. Ví dụ nhìn lại lịch sử của thời trang, có những mốt áo quần có thời rất là đẹp, là thời thượng
nhưng tại một thời điểm khác lại trở nên kỳ dị trong mắt mọi người. Giá trị đó là do ý thức của
mình tạo ra. Ý thức đó không phải do một người mà do ý thức của cộng đồng. Cái giá trị đẹp hay
không đẹp là do mình. Từ một người cho là đẹp, hai người cho là đẹp và nhiều người hơn nữa sẽ
trở thành ý thức cộng đồng, từ đó sẽ trở thành văn hoá. Cho nên có định nghĩa “văn hoá là cái còn
lại, được cộng đồng chấp nhận”.
Ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng là hai cái tương tác nhau. Có khi ban đầu một cá nhân chưa
thấy cái đó đẹp nhưng nếu điều này được lặp lại nhiều lần và nhân rộng ra thì ý thức cộng đồng sẽ
xuất hiện trong tâm thức và mình sẽ bắt đầu chấp nhận được nó. Khi đã chấp nhận được nó thì
mình lại quay ra bảo vệ nó, khiến những người khác lại không thấy đó là kỳ dị mà cũng chấp nhận
nó. Như vậy ý thức này đã được đi vào cộng đồng và trở thành văn hoá cho một giai đoạn nhất định
của cuộc sống con người.
Từ ý thức cộng đồng sẽ đưa tới tâm thức cộng đồng. Tâm thức cộng đồng này nó học cái chung và
riêng, tàng thức của mình cũng vậy, có cái chung mà cũng có cái riêng. Có những dữ liệu thuộc về
dữ liệu chung của loài người nhưng cũng có dữ liệu chỉ riêng mình hoặc gia đình dòng họ mình có.
Những liệu mang tính cách gia đình này lại trở thành gen di truyền riêng có của dòng tộc. Khi nói
về nghiệp thì các dữ liệu chung này là cộng nghiệp, còn các dữ liệu riêng là biệt nghiệp. Cái sướng,
khổ hay hạnh phúc của mình tuỳ thuộc rất nhiều vào các dữ liệu chung và riêng này. Ví dụ khi chấp
nhận một sự việc nào đó thì mình sẽ không khó chịu về nó, còn nếu không chấp nhận được mình sẽ
vẫn còn cảm giác khó chịu. Đó chính là cái khổ của mình.

3
Vậy khổ là gì? Khổ trước hết là cảm giác khó chịu, cảm giác rất đơn sơ có thể xuất hiện trong tích
tắc và sau đó biến mất nhưng cũng có những nỗi khổ đau kéo dài qua từng tháng, từng năm. Dù
xuất hiện mau hay lâu, những nỗi khổ này đều bắt đầu từ cảm giác khó chịu gây ra khổ thọ và khổ
đế. Thật ra khổ thọ cũng là khổ đế. Khổ đế là thực sự khổ, vô cùng khổ và ai ai cũng khổ về vấn đề
đó, ví dụ như khổ và khó chịu vì bệnh. Tuy nhiên có người cảm thấy khó chịu ít, có người cảm thấy
nhiều. Có người đau có chút xíu nhưng la lối như không thể chịu nổi. Tuy nhiên cũng có người như
Tào Tháo khi bị Hoa Đà nạo tới xương vẫn điềm nhiên ngồi đánh cờ. Cái đó là do khả năng định
thấp hay cao của mỗi người. Khả năng định cao qua ý thức biết được rằng cái đau này là cần thiết,
thì chức năng của tự động hoá sẽ bớt gây ảnh hưởng, cơn đau dường như sẽ giảm. Khi khả năng
định lớn sẽ an trú tâm mình được vào đối tượng khác thì Manas không còn chi phối nữa. Cho nên
tu là tu cái Manas. Sư Ông Làng Mai có bài thơ, có thể gọi là bài thơ giác ngộ “Tiếng gầm sư tử
lớn” là tâm huyết của quá trình quán chiếu và nhận thức về Manas. Trong đó chữ Manas được lặp
đi lặp lại rất nhiều lần. Nẻo về của Ý, chữ ý ở đây phải được hiểu là Manas, manas đi hướng nào thì
mình bị hút chết theo hướng đó. “Nẻo về của Ý” là tập truyện kể về những câu chuyện đời thường
mua đất và lập Phương Bối Am, chuyện tổ chức làm thiện nguyện thể cải thiện đời sống giáo dục
và y tế cho bà con. Nhưng bên cạnh câu chuyện đó là câu chuyện quán chiếu về tâm. Khi đọc Nẽo
về của Ý, nếu mình chưa đủ khả năng tiếp nhận về ý nghĩa của tâm thì rất dễ bỏ lướt qua. Tuy
nhiên nếu có học, có tu, thẩm định về tâm của mình thì đến đoạn đó mình nên dừng lại, đọc kỹ.
(đoạn nói về Nẻo về của ý bên ngoài thiền đường mưa lớn quá nên không nghe rõ, chưa ghi đủ)

4
Bài giảng 02 - Joyful House, Đà Lạt, chiều Thứ 7 ngày 31/10/2020

Tàng thức được ví như đại dương, các con sông đều đổ về đó và không bao giờ đầy. Tàng thức hay
tâm của mình là vô cùng, cũng được ví như đất – đất tâm, là tâm địa, có khả năng học hỏi và tích
trử. Chính khả năng tích trử đó cho phép nó có khả năng giữ gìn hạt giống. Hạt giống là cách nói để
chỉ nguồn thông tin mà mình đã được kết tập vào hay đã được trao truyền, nguồn thông tin mà
mình bị ảnh hưởng.
Tâm giống như một kho chứa không bao giờ đầy, có khả năng giữ gìn hạt giống. Hạt giống nào
dùng nhiều sẽ được nổi lên bề mặt, những hạt giống ít dùng sẽ chìm sâu và ít làm ảnh hưởng. Theo
nguyên tắt Tâm học của Bụt thì trong mỗi con người của chúng ta đều có sẵn tất cả các loại hạt
giống: hạt giống Bụt, hạt giống từ bi, hỷ xả, tha thứ, bao dung, giận hờn, đố kỵ, ... Tất cả các loại
hạt giống đó ai ai cũng đều có nhưng có người ít, có người nhiều loại này hay loại khác. Ví dụ có
người có tâm bao dung rộng lớn nhưng cũng có người không bao giờ tha thứ cho ai dù là lỗi lầm rất
nhỏ cũng luôn ghim ở trong lòng. Có những hạt giống có nhưng rất nhỏ và không bao giờ biểu hiện
ra. Ví dụ trong cái ly có nước, khát mình có thể uống nhưng trong cốc nến có một nửa là nến bên
dưới, bên trên là nước dưới dạng hơi nước trong không khí, mình có thể uống nhưng không có tác
dụng thực tế trong trường hợp làm cho mình đỡ khát. Tuy nhiên nó lại có tác dụng trong trường
hợp khác nếu như việc bốc hơi mạnh hơn một chút sẽ có tác dụng làm cho áo quần phơi mau khô.
Việc có tác dụng thực tế hay không là tuỳ vào trạng thái tồn tại của nó. Cũng có khi nước nhưng ở
dạng đông đá, hoặc ở dạng tuyết đều là nước, là H2O, nhưng có dạng mình uống hoặc ăn được
nhưng cũng có thể không. Nhiều loại nước lại ở dạng khác như máu, nước nhờn ở các khớp xương
..., tuỳ theo mức biểu hiện sẽ có tác dụng khác nhau đối với tuỳ trường hợp. Tàng thức của mình
cũng vậy, chứa đủ các loại hạt giống từ tích cực đến tiêu cực. Có thể gọi chúng là hạt giống hay là
nguồn năng lượng tiềm tàng hoặc nguồn năng lượng chưa biểu hiện. Tu là nhận diện những hạt
giống trong tàng dưới dạng năng lượng tiêu cực hay tích cực và điều chỉnh hạn chế hay kích hoạt
nó, tạo điều kiện cho nó biểu hiện. Bằng cách tiếp thức ăn để nuôi dưỡng những nguồn năng lượng
tích cực đó. Đối với nguồn năng lượng không tích cực cần tìm cách cắt bớt thức ăn của nó để cho
nó khỏi phát tác. Bụt có một định nghĩa tuyệt vời là “không có cái gì có thể tồn tại nếu thiếu thức
ăn”. Tất cả nếu muốn tồn tại đều cần thức ăn nên mình cần nhận diện đâu là thức ăn. Điều này cần
có sự tu tập quán chiếu nhìn sâu. Ví dụ với con mắt cần phải biết thức ăn của nó là cái gì. Có những
phim khoa học nghiên cứu về loài cá sống trong những sông ngầm không có ánh sáng, mắt bị thoái
hoá, nhưng nó vẫn tồn tại. Trong khi ánh sáng lại là một loại thức ăn quan trọng của mắt mình.
Trong các căn: nhãn, nhĩ , tỷ, thiệt, thân của mình thì tại sao nhãn căn lại đứng đầu? Bởi do so với
các giác quan khác, nhãn căn là cơ quan cần điều kiện nhiều nhất để hoạt động. Nó cần đến 7 điều
kiện, trong đó ánh sáng là điều kiện cơ bản và điều kiện thứ hai là khoảng cách. Để nhận ra được
cái gì là thức ăn của từng loại là cả một quá trình quán chiếu quan sát. Quán chiếu để biết được
thức ăn cần thiết của từng loại, đó là chánh kiến. Một trong những đối tượng tô bồi chánh kiến đó là
thức ăn. Chánh kiến có từ trí tuệ, là tuệ giác mang đến bình an, hạnh phúc và giải thoát. Nếu không
có trí tuệ thì tâm sẽ giải quyết vấn đề theo lập trình sẵn của manas.
Vì sao trí tuệ cảm xúc đưa tới hạnh phúc, loài người sở dĩ văn minh ngày càng cao bởi do sự tiến bộ
được tiếp nối liên tục qua nhiều thế hệ thông qua từng con người. Cá thể thực hiện sự tiến bộ đó và
trao truyền cho thế hệ tiếp nối của mình. Sự tiếp nối này thông qua nhiều hình thức như tư tưởng,
ngôn ngữ và gen di truyền thông qua sự tiến hoá. Con người muốn sinh tồn cần phải tiếp nối và tìm
cách vượt qua các ngưỡng thử thách. Người xưa khi đi săn gặp thú dữ phải tìm cách làm sao thoát
khỏi sự nguy hiểm đó, đó sự tiến hoá. Sự tiến hoá càng nhiều thì đời sống của cá thể đó càng được
5
cải thiện. Trong đời sống luôn cần sự tiến hoá tích cực bởi do manas tuy lập trình tự động nhưng
luôn cần kinh nghiệm mới. Do thực tế cuộc sống không ngừng biến chuyển do đó nếu không biết
học tập để nâng cao kỹ năng sống, con người sẽ dễ rơi vào vòng nguy hiểm.
Trí tuệ cảm xúc khi đối diện đối tượng mới sẽ luôn có cảm xúc mới. Ví dụ khi nhìn bông hoa vừa
mới hé nụ, dễ tạo cho mình cảm xúc và có mặt với nó tại giây phút đó. Cái hay của hiện thực là bất
cứ lúc nào mình có mặt với nó sẽ luôn tạo được cảm xúc mới. Đó là tác dụng của ý thức. Những
kinh nghiệm này được học bởi từ những bậc giác ngộ, nếu mình có niềm tin và thực hiện theo sẽ
tạo ra được kinh nghiệm mới. Chính cảm xúc này sẽ tạo ra tri giác, trở thành năng lượng tiềm tàng.
Chính cảm xúc sinh ra cảm thọ và từ cảm giác này sẽ sản sinh ra hạt giống và được cất giữ. Đó là
quá trình tiếp nối của xúc, tác ý, thọ, tưởng và tư. Đây là 5 tâm sở biến hành. Đầu tiên là chú ý đến
đối tượng, nảy sinh cảm xúc. Cảm xúc này sẽ gởi thông tin về cho big data. Có cảm xúc mới sinh ra
trí tuệ cảm xúc, trí tuệ cảm xúc chính là tư. Tư chính là tác dụng cụ thể của manas. Tư là tư tưởng,
ý chí, tính toán, cân nhắc. Khi một thông tin được xác lập thì manas sẽ tính toán lợi hại, sinh cảm
giác dễ chịu hay khó chịu, từ đó sẽ bị hút về hướng dễ chịu hay tìm cách né tránh. Chính cảm thọ
này phát sinh ra tư, tuy nhiên đó chỉ là cách tính toán nhất thời của manas.
Riêng tàng thức không biết tính toán điều này, nó chỉ biết nhận khi có dữ liệu mới gởi vào. Tuy
nhiên nếu tính toán thiệt hơn trước khi nhận cũng dễ sinh ra thiệt thòi cho mình. Bởi do có những
thông tin mới gởi vào tưởng như là không có lợi nhưng theo thời gian có thể trở thành vô cùng hữu
ích. Những cái manas tính toán chỉ là nhất thời. Lợi hay hại, phước hay hoạ chỉ có giá trị tạm thời,
đường ranh giữa nó giống như sợi chỉ mong manh và đó cũng là lằn ranh giữa đạo đức và vô đạo
đức. Ví dụ người được trúng số chưa chắc là lợi. Cần sống tỉnh giác tiếp nhận và xử lý tốt hiện tại,
không so đo và không để cho manas dẫn dắt. Ý thức, theo nguyên lý duyên khởi là cần sống với nó
và hết lòng với nó, không quá hồ hởi hoặc cũng không quá thất vọng khi cảm thấy lợi hay bất lợi.
Quá hồ hởi không phải là điều tốt, khi gặp trắc trở sẽ bị hụt hẩng; sầu khổ quá thì cũng không có
năng lượng để sống tiếp. Cũng không nên chờ tiếp nhận những cái xa vời. Các cái thực tại luôn có
mặt và nối tiếp nhau.
Khả năng tiếp nhận, giữ gìn của tàng thức và các hạt giống khi được đưa vào tàng thức sẽ tương tác
với nhau. Nguồn năng lượng tiềm tàng đó không phải ở lì một khối mà tương tác với nhau. Giống
như người nông dân khi trữ hạt giống nếu để chung với nhau, hạt này có thể làm cho hạt khác mau
hỏng hoặc thay đổi tính chất của nó khi mang ra trồng. Tất cả các hạt giống này là những chất hữu
cơ nên dễ thay đổi và biến chuyển. Một thông tin mà mình ghi nhận vào tàng thức không phải lả
nằm chết ở đó. Nhờ tính hữu cơ này mà mình có thể chuyển hoá được hạt giống. Nếu hạt giống
không có tính hữu cơ thì muôn đời cũng không chuyển hoá, như tham, sân, si chẳng hạn. Cái gì tới
thì xử lý nó chứ không nên xử lý bằng cái vốn quá khứ của mình. Nếu chỉ xử lý thực tại bằng
những thông tin của quá khứ ví dụ như phân chó thì phải được loại bỏ chứ không biết vun vào gốc
bón cho cây hoa hồng. Thông tin quá khứ có giá trị nhất định của nó nhưng không phải lúc nào
cũng có giá trị. Như vậy một thông tin mình ghi nhận được không phải nằm chết ở đó mà nó là hạt
giống hữu cơ có cơ may chuyển hoá đó. Từ các hạt giống xấu có năng lượng tiêu cực đều có thể
chuyển hoá nó thành năng lượng tích cực.
Cần nhận thức thực tại bằng nhiều phương diện khác nhau, chứ không một cách quán tính xử lý
hiện tại bằng thông tin đã có, theo cách hành xử của manas. Đối với manas những thông tin nào
không mang lại lợi ích cho nó đều bị nó né tránh. Cách xử lý vơ đũa cả nắm là cách xử lý bằng
thông tin tập quán trong quá khứ từ đó dễ dẫn đến hành xử sai lầm của manas.

6
Ý thức phải nhìn thực tại bằng nhiều phương diện khác nhau. Một thực tại có bao nhiêu phương
diện, mình không đếm được. Cái này gọi là trùng trùng duyên khởi. Nếu không biết hết được làm
sao mình xử lý? Khi phương diện nào đưa tới thì mình chỉ nên nhìn đúng mặt đó nhưng vẫn phải
biết phía sau đó còn nhiều mặt khác, cái biết đó phải nhờ vào ý thức. Về duyên khởi, trong nhiều
cách quán có cách quán gọi là quán nhân duyên. Nhìn, nhận thức, tiếp cận thực tại dưới lăng kính
điều kiện hoá thì bất cứ cái gì xảy ra cũng đều có nhân duyên của nó. Mọi hiện tượng được tạo ra
bởi trùng trùng duyên khởi mà tri thức của ta hạn chế không thể hiểu hết được mọi điều kiện. Chỉ
có những điều kiện nào nó biểu hiện ra mình mới nhận diện, ý thức nó được rõ ràng, đồng thời
cũng hiểu rằng ngoài nó ra cũng còn có nhiều phương diện khác. Ví dụ khi ăn một chén chè mình
biết trong nó có đậu, có nước, có đường và có người nấu, có nhiệt lượng. Tuy nhiên có những điều
kiện để hạt đậu có mặt trong chén chè mà mình không thể nhận ra hết được. Ví dụ có hoàn cảnh hai
mẹ con sống bằng nghề ngâm hạt đậu rất kỳ lạ. Tuy mẹ là mẹ, con là con nhưng không là mẹ con.
Con là con lượm nên mẹ không bao giờ đủ can đảm nói ra sự thật vì sợ con bị tổn thương. Những
bàn tay này đưa tới hạt đậu là một trong những nhân duyên để đưa hạt đậu có mặt trong chén chè.
Nhân duyên này mình đâu thể nhìn thấy, cuộc đời có vô vàn nhân duyên như thế mình không thể
nghĩ tới hết được. Làm sao mình biết được trong tàng đang cất giữ bao nhiêu hạt giống và trong đó
có bao nhiêu hạt là tích cực và bao nhiêu là tiêu cực.
Ở phương Tây có thuật thôi miên để tìm hiểu một số điều ẩn chứa trong tiềm thức. Đó là phương
thức tiếp cận với những hạt giống này theo cách làm cho ý thức của người được thôi miên tạm ngủ
yên, sau đó bằng cách đặt câu hỏi hay bằng phương cách nào đó khơi dậy những gì chất chứa ở
trong lòng, trong chiều sâu của tàng thức để người đó nói ra những những thông tin ẩn chứa trong
tiềm thức và ghi nhận lại. Khi ý thức của người được thôi miên tiếp nhận các thông tin này, họ sẽ
hiểu được nguyên nhân cách hành xử của mình trong hiện tại. Có những thần đồng nổi tiếng quá
sớm dễ dẫn đến cái tôi tăng trưởng. Manas sẽ dẫn tâm đi về hướng đó, nhầm tưởng giá trị cuộc đời
nằm trong ánh hào quang, cuối cùng bị mắc kẹt vào trong đó và trở thành nỗi ám ảnh. Nhờ thôi
miên mà người đó mới hiểu được nguyên nhân sâu xa đã dẫn cuộc đời mình đến đường hầm không
lối thoát.
Có một người nghệ sĩ nổi tiếng sau khi được thôi miên nhớ lại thời quá khứ, lúc 8 tuổi được anh
trai đưa đi biểu diễn trước đám đông và đã nhận được tung hô nhiệt liệt của khán giả. Người này
lần đầu tiên được ca tụng ngỡ rằng giá trị của sự tung hô đó là cái tôi của mình, từ đó lao vào tìm
kiếm sự tôn vinh, sự công nhận tài năng để thoả mãn cái tôi đó. Cái suy nghĩ này là năng lượng của
ý chí, của tư nghiệp thực. Manas thích những cảm giác đó nên thúc người nghệ sĩ lao mình về
hướng đó. Tuy nhiên lao mãi đến khi mệt mỏi mà vẫn chưa thấy được ánh sáng ở cuối đường hầm.
Người này do không hiểu rõ được ý nghĩa thực của cuộc sống của mình nên đã rơi vào khổ đau.
Thôi miên đã giúp người đó đã hiểu được nỗi ám ảnh đeo bám mình suốt cả đời. Nhờ hiểu rằng giá
trị đích thực của cuộc đời không phải ánh hào quang của sự nổi tiếng nên người này có cơ may
thoát khỏi nỗi ám ảnh đó.
Hạnh phúc hay khổ đau phụ thuộc vào văn hoá. Văn hoá là vốn liếng gia tài của gia đình, làng xóm
và môi trường. Chúng là những hạt giống được gieo và trao truyền từ gen gia đình, môi trường, xã
hội từ nhiều đời. Những thói quen hoặc sự ham thích được trao truyền từ quá khứ thường có sức
hút rất mạnh lôi mình đi về hướng đó.
Tu là nhận diện những hạt giống trong Tàng dưới dạng năng lượng tiêu cực hay tích cực và điều
chỉnh hạn chế hay kích hoạt nó, tạo điều kiện cho nó biểu hiện. Bằng cách tiếp thức ăn để nuôi
dưỡng những nguồn năng lượng tích cực đó. Đối với nguồn năng lượng không tích cực cần tìm
7
cách cắt bớt thức ăn của nó để cho nó khỏi phát tác. Bụt có một định nghĩa tuyệt vời là “không có
cái gì có thể tồn tại nếu thiếu thức ăn”. Tất cả nếu muốn tồn tại đều cần thức ăn nên mình cần nhận
diện đâu là thức ăn. Điều này cần có sự tu tập quán chiếu nhìn sâu. Ví dụ với con mắt cần phải biết
thức ăn của nó là cái gì. Có những phim khoa học nghiên cứu về loài cá sống trong những sông
ngầm không có ánh sáng, mắt bị thoái hoá, nhưng nó vẫn tồn tại. Trong khi ánh sáng lại là một loại
thức ăn quan trọng của mắt mình. Trong các căn Nhãn, Nhĩ , Tỷ, Thiệt, Thân của mình thì tại sao
Nhãn căn lại đứng đầu? Bởi do so với các giác quan khác, nhãn căn là cơ quan cần nhiều điều kiện
nhất để hoạt động. Nó cần đến 7 điều kiện, trong đó ánh sáng là điều kiện cơ bản và điều kiện thứ
hai là khoảng cách. Để nhận ra được cái gì là thức ăn của từng loại là cả một quá trình quán chiếu
quan sát. Quán chiếu để biết được thức ăn cần thiết của từng loại, đó là Chánh kiến. Một trong
những đối tượng tô bồi chánh kiến đó là thức ăn. Chánh kiến có từ tuệ giác, là trí tuệ mang đến
bình an, hạnh phúc và giải thoát. Nếu không có trí tuệ thì tâm sẽ giải quyết vấn đề theo lập trình sẵn
của Manas.
Vì sao trí tuệ cảm xúc đưa tới hạnh phúc, loài người sở dĩ văn minh ngày càng cao bởi do sự tiến bộ
được tiếp nối liên tục qua nhiều thế hệ thông qua từng con người. Cá thể thực hiện sự tiến bộ đó và
trao truyền cho thế hệ tiếp nối của mình. Sự tiếp nối này thông qua nhiều hình thức như tư tưởng,
ngôn ngữ và gen di truyền thông qua sự tiến hoá. Con người muốn sinh tồn cần phải tiếp nối và tìm
cách vượt qua các ngưỡng thử thách. Người xưa khi đi săn gặp thú dữ phải tìm cách làm sao thoát
khỏi sự nguy hiểm đó, đó sự tiến hoá. Sự tiến hoá càng nhiều thì đời sống của cá thể đó càng được
cải thiện. Trong đời sống luôn cần sự tiến hoá tích cực bởi do Manas tuy lập trình tự động nhưng
luôn cần kinh nghiệm mới. Thực tế cuộc sống không ngừng biến chuyển, do đó nếu không biết học
tập để nâng cao kỹ năng sống, con người sẽ dễ rơi vào vòng nguy hiểm. Trí tuệ cảm xúc khi đối
diện đối tượng mới sẽ luôn có cảm xúc mới. Ví dụ khi nhìn bông hoa vừa mới hé nụ, dễ tạo cho
mình cảm xúc và có mặt với nó tại giây phút đó. Cái hay của hiện thực là bất cứ lúc nào mình có
mặt với nó sẽ luôn tạo được cảm xúc mới. Đó là tác dụng của ý thức. Những kinh nghiệm này được
học bởi từ những bậc giác ngộ, nếu mình có niềm tin và thực hiện theo sẽ tạo ra được kinh nghiệm
mới. Chính cảm xúc này sẽ tạo ra tri giác, trở thành năng lượng tiềm tàng. Chính cảm xúc sinh ra
cảm thọ và từ cảm giác này sẽ sản sinh ra hạt giống và được cất giữ. Đó là quá trình tiếp nối của
Xúc, Tác ý, Thọ, Tưởng, và Tư. Đây là 5 tâm sở biến hành. Đầu tiên là chú ý đến đối tượng, nảy
sinh cảm xúc. Cảm xúc này sẽ gởi thông tin về cho big data. Có cảm xúc mới sinh ra trí tuệ cảm
xúc, trí tuệ cảm xúc chính là tư. Tư chính là tác dụng cụ thể của Manas. Tư là tư lượng, tính toán,
cân nhắc. Khi một thông tin được xác lập thì Manas sẽ tính toán lợi hại, sinh cảm giác dễ chịu hay
khó chịu, từ đó sẽ bị hút về hướng dễ chịu hay tìm cách né tránh. Chính cảm thọ này phát sinh ra
tư, tuy nhiên đó chỉ là cách tính toán nhất thời của Manas.
Riêng tàng thức không biết tính toán điều này, nó chỉ biết nhận khi có dữ liệu mới gởi vào. Tuy
nhiên nếu tính toán thiệt hơn trước khi nhận cũng dễ sinh ra thiệt thòi cho mình. Bởi do có những
thông tin mới gởi vào tưởng như là không có lợi nhưng theo thời gian có thể trở thành vô cùng hữu
ích. Những cái Manas tính toán chỉ là nhất thời. Lợi hay hại, phước hay hoạ chỉ có giá trị tạm thời,
đường ranh giữa nó giống như sợi chỉ mong manh và đó cũng là lằn ranh giữa đạo đức và vô đạo
đức. Ví dụ người được trúng số chưa chắc là lợi. Cần sống tỉnh giác tiếp nhận và xử lý tốt hiện tại,
không so đo và không để cho Manas dẫn dắt. Ý thức, theo nguyên lý duyên khởi là cần sống với nó
và hết lòng với nó, không quá hồ hởi hoặc cũng không quá thất vọng khi cảm thấy lợi hay bất lợi.
Quá hồ hởi không phải là điều tốt, khi gặp trắc trở sẽ bị hụt hẫng; sầu khổ quá thì cũng không có
năng lượng để sống tiếp. Cũng không nên chờ tiếp nhận những cái xa vời. Các cái thực tại luôn có
mặt và nối tiếp nhau.
8
Khả năng tiếp nhận, giữ gìn của tàng thức và các hạt giống khi được đưa vào tàng thức sẽ tương tác
với nhau. Nguồn năng lượng tiềm tàng đó không phải ở lì một khối mà tương tác với nhau. Giống
như người nông dân khi trữ hạt giống nếu để chung với nhau, hạt này có thể làm cho hạt khác mau
hỏng hoặc thay đổi tính chất của nó khi mang ra trồng. Tất cả các hạt giống này là những chất hữu
cơ nên dễ thay đổi và biến chuyển. Một thông tin mà mình ghi nhận vào tàng thức không phải lả
nằm chết ở đó. Nhờ tính hữu cơ này mà mình có thể chuyển hoá được hạt giống. Nếu hạt giống
không có tính hữu cơ thì muôn đời cũng không chuyển hoá, như tham, sân, si chẳng hạn. Cái gì tới
thì xử lý nó chứ không nên xử lý bằng cái vốn quá khứ của mình. Nếu chỉ xử lý thực tại bằng
những thông tin của quá khứ, ví dụ như phân thì phải được loại bỏ chứ không biết vun vào gốc bón
cho cây hoa hồng. Thông tin quá khứ có giá trị nhất định của nó nhưng không phải lúc nào cũng có
giá trị. Như vậy một thông tin mình ghi nhận được không phải nằm chết ở đó mà nó là hạt giống
hữu cơ có cơ may chuyển hoá. Các hạt giống xấu có năng lượng tiêu cực cũng đều có thể chuyển
hoá nó trở thành năng lượng tích cực.
Cần nhận thức thực tại bằng nhiều phương diện khác nhau, chứ không phải một cách quán tính xử
lý hiện tại bằng thông tin đã có, theo cách hành xử tự động của Manas. Đối với Manas những thông
tin nào không mang lại lợi ích cho nó đều bị nó né tránh. Cách xử lý vơ đũa cả nắm là cách xử lý
bằng thông tin tập quán trong quá khứ, từ đó dễ dẫn đến hành xử sai lầm của manas.
Ý thức phải nhìn thực tại bằng nhiều phương diện khác nhau. Một thực tại có bao nhiêu phương
diện, mình không đếm được. Cái này gọi là trùng trùng duyên khởi. Nếu không biết hết được làm
sao mình xử lý? Khi phương diện nào đưa tới thì mình chỉ nên nhìn đúng mặt đó nhưng vẫn phải
biết phía sau đó còn nhiều mặt khác, cái biết đó phải nhờ vào ý thức. Về duyên khởi, trong nhiều
cách quán chiếu có cách quán gọi là quán nhân duyên. Nhìn, nhận thức, tiếp cận thực tại dưới lăng
kính điều kiện hoá thì bất cứ cái gì xảy ra cũng đều có nhân duyên của nó. Mọi hiện tượng được tạo
ra bởi trùng trùng duyên khởi mà tri thức của ta hạn chế không thể hiểu hết được mọi điều kiện. Chỉ
có những điều kiện nào nó biểu hiện ra mình mới nhận diện, ý thức nó được rõ ràng, đồng thời
cũng hiểu rằng ngoài nó ra cũng còn có nhiều phương diện khác. Ví dụ khi ăn một chén chè mình
biết trong nó có đậu, có nước, có đường, và có người nấu, có nhiệt lượng. Tuy nhiên có những điều
kiện để hạt đậu có mặt trong chén chè mà mình không thể nhận ra hết được. Ví dụ có hoàn cảnh hai
mẹ con sống bằng nghề ngâm hạt đậu rất kỳ lạ. Tuy mẹ là mẹ, con là con nhưng không là mẹ con.
Con là con lượm nên mẹ không bao giờ đủ can đảm nói ra sự thật vì sợ con bị tổn thương. Những
bàn tay này đưa tới hạt đậu là một trong những nhân duyên để đưa hạt đậu có mặt trong chén chè.
Nhân duyên này mình đâu thể nhìn thấy, cuộc đời có vô vàn nhân duyên như thế mình không thể
nghĩ tới hết được. Làm sao mình biết được trong Tàng đang cất giữ bao nhiêu hạt giống và trong đó
có bao nhiêu hạt là tích cực và bao nhiêu là tiêu cực.
Ở phương Tây có thuật thôi miên để tìm hiểu một số điều ẩn chứa trong tiềm thức. Đó là phương
thức tiếp cận với những hạt giống này theo cách làm cho ý thức của người được thôi miên tạm ngủ
yên, sau đó bằng cách đặt câu hỏi hay bằng phương cách nào đó khơi dậy những gì chất chứa ở
trong lòng, trong chiều sâu của tàng thức để người đó nói ra những những thông tin ẩn chứa trong
tiềm thức và ghi nhận lại. Khi ý thức của người được thôi miên tiếp nhận các thông tin này, họ sẽ
hiểu được nguyên nhân cách hành xử của mình trong hiện tại. Có những thần đồng nổi tiếng quá
sớm dễ dẫn đến cái tôi tăng trưởng. Manas sẽ dẫn tâm đi về hướng đó, nhầm tưởng giá trị cuộc đời
nằm trong ánh hào quang, cuối cùng bị mắc kẹt vào trong đó và trở thành nỗi ám ảnh. Nhờ thôi

9
miên mà người đó mới hiểu được nguyên nhân sâu xa đã dẫn cuộc đời mình đến đường hầm không
lối thoát.
Có một người nghệ sĩ nổi tiếng sau khi được thôi miên nhớ lại thời quá khứ, lúc 8 tuổi được anh
trai đưa đi biểu diễn trước đám đông và đã nhận được tung hô nhiệt liệt của khán giả. Người này
lần đầu tiên được ca tụng ngỡ rằng giá trị của sự tung hô đó là cái tôi của mình, từ đó lao vào tìm
kiếm sự tôn vinh, sự công nhận tài năng để thoả mãn cái tôi đó. Cái suy nghĩ này là năng lượng của
ý chí, của tư nghiệp thực. Manas thích những cảm giác đó nên thúc người nghệ sĩ lao mình về
hướng đó. Tuy nhiên lao mãi đến khi mệt mỏi mà vẫn chưa thấy được ánh sáng ở cuối đường hầm.
Người này do không hiểu rõ được ý nghĩa thực của cuộc sống của mình nên đã rơi vào khổ đau.
Thôi miên đã giúp người đó đã hiểu được nỗi ám ảnh đeo bám mình suốt cả đời. Nhờ hiểu rằng giá
trị đích thực của cuộc đời không phải ánh hào quang của sự nổi tiếng nên người này có cơ may
thoát khỏi nỗi ám ảnh đó.

10
Bài giảng 03 - Joyful House, Đà Lạt, sáng Chủ nhật, ngày 01/11/2020

Từ hiện tượng của Tâm, chúng ta có thể đi tới bản thể của Tâm. Nói về Tâm, về sự nhiệm mầu của
tàng thức và những hạt giống, Tổ đã ví như một người nông dân đi gieo hạt giống vào lúc chập
choạng. Một nắm hạt giống vãi ra sẽ không biết có bao nhiêu hạt giống được gieo sẽ nảy mầm
thành cây. Tàng thức mình cũng vậy, có bao nhiêu hạt giống đi vào, có bao nhiêu hạt sẽ lên và bao
nhiêu hạt không lên, mình không thể nào biết hết.
Như hôm qua đã có chia sẻ là mình có quyền biết là những cái nào ưu việt, sẽ lên bằng năng lượng
của chánh niệm, của sự tỉnh thức. Từ đó sẽ nhận diện được đây là cơn giận sinh ra từ hạt giống sân
giận. Có hạt giống giận nên mới nảy mầm ra cơn giận. Tuy nhiên bình thường khi hành xử theo
quán tính thì mình chỉ biết có cơn giận thôi và nghĩ rằng người kia hay chuyện kia mới làm cho
mình giận và đổ hết tội lỗi cho các đối tượng đó. Mình không biết rằng căn bản của cơn giận này là
đã có sẵn. Nếu không có sẵn hạt giống giận thì làm gì có cơn giận nổi lên được. Thực tế không có
hạt giống thì làm sao sinh ra cây được. Dù hiện nay công nghệ sinh học có tân tiến thế nào đi nữa
thì cũng phải từ các phương pháp như cấy mô, hoặc nuôi cấy từ tế bào gốc, là một hình thức khác
của hạt giống mà sinh ra cây hoặc sinh thể. Các hình thức nhân bản vô tính được nuôi cấy bằng tế
bào gốc cũng là một loại hạt giống.
Không có hạt giống thì không thể có hiện tượng để cho mình tiếp xúc nhận thức. Học về tàng thức
tức là học về cảm nhận để nhận biết bây giờ mình đang có cái giận hay cái tham. Ví dụ khi có
khách đến thương thảo hợp đồng, theo kinh nghiệm vừa mới nhìn mình đã có thể nhận biết đó là
hạt giống ngon. Tuy nhiên mình cần phải cẩn trọng thở vào, thở ra suy xét xem nó có an toàn
không? Có nhiều món ăn ngon nhưng không lành, có thể có móc câu ẩn núp trong đó và nó có thể
làm mình bị tổn thương. Do đó cần có chánh niệm để nhận diện được cái tham. Khi nhận diện được
cái ngon thì cũng phải nhận diện được dấu tích của cái tham. Nếu ý thức được ngay từ đầu rủi ro có
thể xảy ra thì sau đó nếu việc đó xảy ra thật thì ý thức ban đầu đó sẽ làm cho mình ít khổ đau hay
tuyệt vọng. Còn nếu thấy miếng mồi đó quá ngon, đặt hết hy vọng vào đó và nghĩ là ăn chắc, không
thấy được cái tham trong đó thì khi rủi ro xảy tới mình mất hy vọng và đồng thời mất hết khả năng
tự do, bị đánh cắp linh hồn. Cho nên nhận diện bất cứ hiện tượng nào thì cũng nên hướng về việc
nhận diện tâm mình đó là hạt giống gì. Cái này gọi là nhận diện đơn thuần.
Khi cơn giận biểu hiện ra, cần thở vào thở ra vài hơi đừng để suy nghĩ của mình về đối tượng bị
cơn giận kéo mình đi. Cần nhận diện được “À, cơn giận nó đang lên, cơn giận nó đang lên”, cần
nhận diện được như vậy. Khi bắt đầu có ý thức này thì mình có cơ may làm chủ được cảm xúc và
kiềm chế được cơn giận. Có người có khi rất tự tin giữa đám đông nhưng khi rút về lại một góc của
mình thì đôi khi một câu nói của ai đó hoặc của người thương sẽ đánh động những hạt giống tủi
hờn. Ai cũng có góc khuất như vậy ở trong lòng khiến đôi khi phá bỏ sự nghiệp lớn chỉ vì một chút
tủi hởn đó. Mặc dù một chút này tuy nhỏ nhưng chiếm vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần
của mình, xúi giục mình đi đến một quyết định ảnh hưởng lớn đến cuộc sống. Cho nên để xử lý cơn
giận cần có ánh sáng để nhận diện khổ đau. Tiến trình xử lý như sau, quán chiếu rằng đây là cơn
giận tôi đang giận, một lúc sau xem xét cơn giận đang giảm hay đang tăng biên độ. Nó đang tăng
thì mình biết cơn giận nó đang lên cao trào. Một lúc sau, ý thức được cơn giận đang đi xuống, chắc
chắn là như vậy, bởi vì nó không thể lên hoài được. Ta tiếp tục bám vào hơi thở để quán sát cơn
giận, hoặc nếu khó khăn thì ôm lấy bụng của mình để theo dõi hơi thở làm bụng phồng lên và xẹp
xuống. Đây là hình thái giúp mình bám cái tâm vào đó. Chỉ cần nắm bắt được hơi thở là đã thấy
chất lượng của cơn giận thay đổi. Qua mười hơi thở sẽ thấy điều này rõ rệt hơn. Có thể do chưa

11
quen, qua một vài hơi thở tâm có thể lại tán loạn, mình cần tiếp tục quán niệm hơi thở để lấy lại
được năng lượng lúc ban đầu. Năng lượng chánh niệm có khả năng ôm ấp và chuyển hoá năng
lượng của cơn giận, bởi vì năng lượng của cơn giận là năng của manas. Giận là sản phẩm của
manas, giận là do không hợp ý mình, không lảm lợi cho mình. Tu tập là dùng ý thức để thắp sáng
từng ngọn nến của manas. Manas rất máy móc nên cần dùng ý thức để thắp sáng nó, để cho nó nhìn
nhận lại cái này cũng không hẳn là không có lợi. Bây giờ có thể nó không có lợi nhưng về sau có
thể lại khác.
Có anh thợ mộc kể rằng ngày xưa làm nghề kim hoàn, anh đã từng dành dụm vốn liếng hùn cùng
một người khác nhưng bị người này lừa lấy mất vốn và bỏ trốn. Đây là vốn liếng dành khởi nghiệp,
giờ mất hết nên anh mất đi mọi hy vọng, niềm tin trong cuộc sống. Vì không còn kế sinh nhai để
nuôi vợ nuôi con, cho nên anh đã vô cùng đau khổ. Ngày ngày anh lang thang trên khắp các nẻo
đường những mong nếu gặp lại kẻ lừa đảo thì sẽ giết cho hả cơn giận. Tuy nhiên giờ ngẫm lại nếu
như lúc đó gặp được người đó thì có lẽ anh này đã vào tù ngồi. Việc tìm ra được là hên hay xui thì
giờ mới rõ. Qua cơn hoạn nạn, nhờ nỗ lực làm việc, giờ người này cũng đã có cuộc sống hạnh phúc
và đủ đầy. Thường mình khó có thể tính trước được tương lai. Tuy nhiên phản ứng của manas là
phản ứng của bản năng nên vô cùng quyết liệt khi xử lý trong cơn giận, nhưng nếu có ý thức thì sẽ
hiểu được rằng không hẳn như vậy.
Ngẫm lại trong cuộc đời của mỗi một chúng ta đã từng rơi vào nhiều trường hợp như vậy. Trước đó
một thời gian mọi việc không như ý mình muốn nhưng giờ lại thành công. Những điều này nên cần
được ghi nhận lại để cho tâm mình cân bằng lại và hiểu rõ được đó là những sản phẩm của manas
nhằm bảo vệ cái tôi và cái của tôi. Bảo vệ cái tôi là bảo vệ những cảm giác hạnh phúc, vui sướng,
thoải mái và có lợi cho mình. “Cần ngồi vững chãi” là câu nói của thiền sư nhắc nhở mình luôn
vững vàng trong cơn sóng bão của tâm. Tuy nhiên tuy hoàn cảnh không phải lúc nào cũng áp dụng
được mà cần phải vận dụng trí tuệ bởi vì nếu như lũ lụt đang lên, nước đang tới thì phải lo bỏ chạy
chứ đâu thể ngồi yên cho nước cuốn đi.
Khi thực tập chánh niệm thắp sáng ý thức cần nhận diện được từng hạt giống từ những hiện hành
của nó. Hạt giống còn có tên gọi khác là chủng tử. Chủng tử sinh hiện hành nhưng hiện hành cũng
sinh ngược lại chủng tử. Ví dụ như trồng cây cải, nếu không nhỗ ăn sớm mà để ra hoa, kết hạt, hạt
rụng xuống gốc sẽ cho ra cây cải mới, không chỉ một cây mà hàng trăm cây.
Hạt giống giận cũng vậy sẽ sinh hiện hành, biểu hiện thành cơn giận. Chỉ riêng một cơn giận này
khi qua đi sẽ rút về trở thành dạng ẩn tàng. Ví dụ một hồ sen trong nắng hạn sẽ chết hết, nhưng khi
gặp mưa sẽ đâm chồi xanh tốt, nở hoa đẹp. Điều cơ bản là cây sen đã mọc ở hồ nước sẽ không bao
giờ chết, nó chỉ chết cái hiện hành là lá và hoa, còn củ sen thì dù khô cũng không chết, khi có nước
ngó và lá đâm ra, trồi lên sẵn sàng cho lứa hoa khác. Ngoài ra củ sen nằm dưới đất mỗi mùa nếu
được kích thích dẫm đạp cho gãy ra nhiều đoạn, mùa sau sẽ sinh sôi nẫy nở nhiều hơn. Trong cuộc
sống cũng tương tự như vậy, cần có nhu cầu kích hoạt bằng thử thách, mới phát sinh ra kinh
nghiệm mới. Nếu không có kinh nghiệm mới thì mình sẽ dễ rơi vào vòng nguy hiểm bởi do hoàn
cảnh sống luôn luôn thay đổi. Đây là yếu tố căn bản quyết định quá trình tiến hoá của sự sống.
Hạt giống sau khi hiện hành sẽ trở thành hiện tượng tâm lý và hiện tượng tâm lý nào đi nữa thì nó
cũng có lúc kết thúc và trở về trạng thái ngủ. Cho nên những cái giận, tham, hờn, những tâm lý như
vậy cần phải được nhận diện. Ở đây là ta đang nói đến tác dụng của nó khi nó trở thành hiện hành
nhưng không phải hạt giống nào khi trở thành hiện hành nó mới gây tác dụng đến mình. Có những
hạt giống không thấy nó hiện hành nhưng âm thầm chi phối bằng những phiền não trong trạng thái
thuỳ/tuỳ miên ngủ ngầm và đi theo (thuỳ là theo, miên là ngủ). Mình tuy không thấy nó nhưng đang
12
bị nó chi phối. Trong tâm lý học Tây phương gọi đó là những uẩn ức hay còn gọi là những ám ảnh.
Tuy nhiên gọi ám ảnh như vậy là chỉ nói đến hiện tượng nhiều hơn là trong cái thể của nó. Ví dụ có
những người bị bạo hành lúc nhỏ, đã tạo ra những tổn thương trong lòng. Em bé bị bạo hành bởi
cha dượng, nếu là bé gái sẽ gây nổi ám ảnh là tất cả đàn ông đều giống như cha dượng của mình từ
đó sinh hận và sợ đàn ông hoặc sợ những người có vóc dáng hao hao cha dượng của mình. Từ đó
mang tâm lý phòng thủ có khi co rút người lại khi thấy bóng dáng của họ, trở thành tự kỷ, trầm cảm
hoặc hoá điên. Có những món bánh hấp dẫn mình muốn vồ lấy ăn ngay lập tức, đó chính là do thuỳ
miên dẫn dắt. Có những người có địa vị danh vọng cao nhưng vẫn bị tánh tham chi phối bằng
những món lợi nhỏ không đáng mà có khi làm tổn thương danh dự của họ. Nhìn cho sâu sẽ thấy tuỳ
miên nào đã dẫn dắt họ có lòng tham đối với những món như vậy. Có những người có thói ăn cắp
vặt trong khi điều kiện trong nhà không thiếu thứ gì, chỉ thích lấy cắp mang về cho thoả mãn lòng
tham mà không biết làm gì với các vật đã lấy cắp. Phải thấy được cái tuỳ miên này thì mới trị tận
gốc được, nếu không sẽ luôn bị bản năng dẫn dắt. Có những người do hoàn cảnh nhà lúc nhỏ quá
nghèo, đã bị người cùng trang lứa khi dễ, chê bai từ đó sinh lòng khao khát ước muốn cái này, cái
kia để bằng bạn bằng bè từ đó dần hình thành những thói quen lấy cắp. Những tuỳ miên này sẽ đưa
tới những tập khí (thói quen).
Có những tập khí đã trở thành nghiệp chướng nặng nề lâu đời lâu kiếp. Đó là nhìn về khổ đau, nhìn
hạt giống của mình bằng con mắt của nguyên lý duyên khởi. Nếu thấy được như thế mình sẽ đỡ dằn
vặt khi thấy mình đã có những thói hư tật xấu đó. Cái đó có thể có từ tổ tiên chứ không phải của
riêng mình. Những cái này điều là năng lượng của cuộc đời, tuy nhiên tốt xấu là cách mình biết
dùng nó như thế nào cho đúng lúc, đúng nơi. Khi nhìn về hiện tượng bằng con mắt duyên khởi, tuy
chưa thoát khỏi nhưng mình cũng sẽ thấy đỡ khổ hơn. Nếu cái khổ đó là của riêng mình thôi thì
cũng đã giận mình rất nhiều khi đã cố gắng muốn bỏ thói xấu đó đi mà chưa bỏ được. Như vậy
không có nghĩa là mình hoàn toàn bó tay với tập khí của mình. Mỗi người đều có rất nhiều tập khí.
Có những tập khí được hình thành trong nền văn hoá này nhưng cũng có khi là của tổ tiên loài
người hoặc dòng họ. Mình cần nhận diện nó thuộc loại tập khí nào và ở mức độ nào. Ví dụ thói ngủ
trưa là của người Huế, người Sài Gòn không có, nhưng thói này ngày xưa là do người Pháp mang
sang. Nhìn hiện tượng đó bằng con mắt duyên khởi tức là tìm cái điều kiện đã tạo ra tập khí đó. Có
nhiều người cũng tự hào về thói quen ngủ trưa, người Pháp cũng đã rất tự hào về điều này. Trong
nhiều thói quen của người Việt đã có nhiều thói quen của người Pháp, do người Pháp tạo ra. Do
chính sách cai trị hà khắc của họ buộc người Việt phải thích ứng theo, trong đó có cả thói quen ăn
uống và ngủ nghỉ. Nên phải nhìn các yếu tố này bằng con mắt duyên khởi chứ không nên xem đó là
chuyện đương nhiên. Mình sẽ dễ bị bế tắt nếu không hiểu được gốc rể sâu xa của mọi hiện tượng.
Tập khí dù sâu dày bao nhiêu cũng có điều kiện để nó hình thành, nếu nhìn sâu hiểu thấu mình sẽ
dễ có cơ may tháo gỡ hoặc sống chung an lạc với nó. Có những thói quen, những ám ảnh mình
cũng chỉ biết sống hoà bình và an lạc với nó chứ không thể xoá bỏ được nó.
Tại sao lại có thói nghiện cờ bạc? Nghiện bắt đầu từ manas mà ra, do thích cái gì nó sẽ thúc đẩy
mình đi theo hướng đó. Người đánh bạc khi được thắng sẽ có cảm giác vô cùng sướng, thắng tức
thể hiện rằng mình đã làm được, cái tôi được thoả mãn. Thắng thua nhằm qua đó đi tìm giá trị của
cái tôi. Thắng thường mang đến cảm giác sướng nhưng khi thua lại cố tình không muốn ghi nhận.
Lúc đó manas lại thúc dục chơi nữa, chơi nữa sẽ thắng. Từ cảm giác rung động sung sướng khi
thắng và cảm giác thất vọng khi thua sẽ dẫn đến sự kích thích người chơi thêm mạo hiểm để đi tìm
lại cảm giác thắng đã từng có. Tất cả các con nghiện đều bắt đầu từ xung thần kinh rung động đó,
nghiện game, nghiện sex, nghiện cờ bạc cũng vậy. Bất cứ cái nghiện nào cũng bắt đầu từ rung động
thần kinh, sự rung động này bắt đầu từ manas. Tuy nhiên điều hạn chế của nó là không biết đâu là
13
giới hạn của nó. Rất nhiều lần nó giảm thọ chết sớm nhưng mình lại không biết. Nếu biết điều này
sẽ không có nghiện, không có ăn chơi trác táng nhờ đổ hết ý thức vào hướng đó. Cho nên ý thức
cần phải được thắp sáng để cho nó biết và thấy.
Như đã nói, có những nổi ám ảnh mình cũng chỉ biết sống chung an lạc với nó mà không thể nào
xoá một khi mà nó đã hình thành. Nghiện ngồi thiền hay nghiện đi chùa cũng vậy, thích cảm giác
yên bình, không dành giựt đấu tranh. Đó là xung thần kinh mang đến cảm giác lạc thọ cho nên khi
đến không gian đó cảm giác này sẽ biểu hiện và nhiều lần sẽ trở thành một loại tự kỷ ám thị. Cho
nên nguyên tắc của thiền tập là không nên dừng lại ở bất kỳ vị trí nào trên hành trình dù đó là cảm
giác lạc thọ. Bởi vì sự tiến hoá là vô cùng không cho phép mình dừng lại. Sở tu, sở học của con
người là hữu hạn nếu so với đức Thế tôn là bậc chánh đẳng giác, trí tuệ tối thượng, không có giới
hạn. Trí tuệ là khả năng chiến thắng khổ đau, tuỳ theo từng hoàn cảnh biểu hiện ra. Cho nên mới có
câu: “vô biên phiền não đoạn, vô lượng pháp môn tu”. Cho nên mới có hình ảnh đức Địa Tạng “địa
ngục chưa không thì nguyện chưa thành Phật”, “cánh tay Bồ tát chưa từng nghĩ ngơi”.
Thuỳ miên là một trong các hạt giống của phiền não thể hiện dưới dạng thuỳ miên chứ không phải
là một tâm sở khác. Nó là tên gọi chung hay là tên gọi theo đặc tính của tất cả các phiền não, cũng
giống như tàng thức còn có tên gọi là kho chứa. Kho chứa có thể là khả năng chứa hay thứ chứa
trong đó. Năng tàng hay sở tàng thì cũng là tàng, đều là gọi theo đặc tính của nó. Ngoài phiền não
và thuỳ miên còn có tên gọi khác là hoặc (nghiệp hoặc) tuỳ theo nền văn hoá này mà có thể sử dụng
chữ hoặc này để chỉ phiền não. Nếu nói về phiền não thì chỉ khi nào nó hiện hành ra mình mới thấy
nhưng có những cái sai lầm của mình mà mình lại không thấy nó ở đâu hết. Do mình không có khả
năng niệm và định nên không biết bao giờ nó xuất hiện, chỉ đến khi cơn giận nỗi lên đùng đùng
mình mới thấy được.
Hạt giống thì có cả loại tốt lẫn xấu thế nhưng tại sao mình chỉ dùng chữ thuỳ miên để chỉ đến
những hạt giống xấu. Tu mục đích là để chuyển hoá khổ đau nhưng chúng sanh khổ đau lại nhiều
hơn hạnh phúc do đó mình cần chủ yếu chú ý đến khổ đau để mong chuyển hoá nó. Tức cần chú ý
đến đối tượng này, chăm sóc nó để chuyển hoá nó. Cho nên Bụt đã nói Khổ là cái đầu tiên trong Tứ
diệu đế. Tuy nhiên để phù hợp trong xã hội hiện đại, Sư Ông đã nói lại cấu trúc của Tứ Diệu Đế
chứ không cho nói đến chuyện khổ đau trước mà ưu tiên việc nhận diện hạnh phúc trước để nuôi
dưỡng trong hiện tại. Từ đó họ sẽ có cơ may tiến bước trên con đường giải thoát. Với lòng từ bi và
trí tuệ mỗi bậc thầy sẽ có mỗi cách để truyền đạt. Thời của Bụt ngày xưa là ở đỉnh cao của nên văn
minh Ấn Độ, rất nhiều bậc thầy trong giai đoạn đó đang tìm kiếm con đường để xử lý các vấn đề
khổ đau của cuộc đời. Nhưng họ cũng chỉ đạt được đến mức nuôi dưỡng hạnh phúc để lấy lại thăng
bằng và bình an trong cuộc sống. Nếu có an lạc thì mới có cơ may đi vào định. Trái với an lạc, bất
an luôn đẩy mình đi xa niệm và định, do đó an lạc cần có trước. Đó là con đường của Sư Ông để
phù hợp với mong cầu của con người thời đại.
Có người hỏi khi cơn giận nổi lên thì có phải sau đó biến thành chủng tử giận và chủng tử này lại to
hơn do không có cơ hội xoa dịu nó? Việc cơn giận bị lập đi lập lại hàng ngày sẽ trở thành tập khí và
sẽ không kiểm soát được nữa. Những người có tập khí giận thì việc không đáng cũng có khi lại nổi
giận và giận đã trở thành manas, thể hiện quyền lực của mình và nuôi dưỡng nó ngày càng lớn
mạnh theo hướng đó. Điều này không có lợi cho manas mà chỉ làm tổn thương thêm cho cơ thể.
Nếu không còn tiếp xúc với đối tượng làm mình giận thì cái giận có thể giảm bớt không? Có thể,
bởi do đối tượng làm mình giận chính là một loại manas, nếu đối tượng đó không còn trước mặt.
Đối tượng làm mình giận là một loại điều kiện và nếu điều kiện đó vắng mặt thì cơn giận sẽ không
có cơ hội trỗi dậy. Tuy nhiên cũng có khi người lảm mình giận không có mặt thì cơn giận lại được
14
trút lên người khác bởi do năng lượng giận vẫn đang còn. Cho nên muốn có tự do hay giải thoát là
phải nhờ vào ý thức. Trong “Chuyện đời thường” của Nam Cao, ông gởi đến thông điệp này. Triết
học Tây phương cũng đã đặt ra rất nhiều về vấn đề có tự do ý chí hay không? Bản thân mình cũng
vậy nhiều khi không muốn làm một điều gì đó nhưng không cưỡng lại ý muốn cứ phải lao vào. Đối
với Bụt không thể có tự do ý chí vì còn manas, chỉ có ý thức mới là cái có thể kiềm chế manas, nếu
manas không còn thì mình mới mong có tự do ý chí. Mình phải luôn cố gắng phấn đấu để đi về cái
hướng tự do đó nhưng đồng thời cũng phải hiểu rằng không bao giờ có tự do tuyệt đối. Cũng như
không bao giờ có được trí tuệ tối thượng vì trí tuệ tối thượng đối nghịch với khổ đau và phiền não
mà khổ đau và phiền não thì vô cùng thì làm sao có được trí tuệ tối thượng. Mình có thể tìm thấy tự
do tương đối cho riêng mình nhưng khổ đau và phiền não còn liên hệ đến cộng đồng bởi do biệt
nghiệp và cộng nghiệp. Nghiệp của mình phải bao gồm cả hai bởi do sự sống của mình được gắn
liền với môi trường sống từ đó mới dẫn đến y báo và chánh báo. Cho nên mới có câu “Hạnh phúc
chưa từng là hạnh phúc mình tôi”. Mình phải thiết lập tự do và hạnh phúc của mình trước đã, từ đó
chánh niệm được tăng trưởng sau đó mới kết nối với ý thức tuỳ theo mức độ bản lĩnh niệm, định,
tuệ của mình. Bản lĩnh của Thánh Gandhi là cả dân tộc Ấn Độ, còn bản lĩnh của mình chỉ mới bắt
đầu ngay ở chỗ mình đứng, một khi đã vững vàng thì bản năng sinh tồn sẽ kêu gọi ý thức của mình
tiếp bước chứ không được dừng lại.
Cho nên phải ý thức rằng càng tu sẽ càng khổ, nhưng cái khổ này không luỵ khi tâm không sân hận
mà có nền tảng từ lòng từ bi thương xót đối với chúng sanh. Chính điều này sẽ làm cho nhân cách
của mình đi lên. Theo Duy Biểu thì“giá trị của đời người tuỳ thuộc vào phẩm chất những hạt
giống đang nằm trong chiều sâu tâm thức”. Những hạt giống nào làm cho tăng trưởng nhân cách
thì mình thường xuyên tưới tẩm nó, những hạt giống làm cho nhân cách lụn bại thì làm cho nó ngủ
đi. Những hiện tượng vô thường của vật chất mình không thấy, tuy có hiểu nhưng do giá trị cuộc
đời của mình đặt vào nhiều quá nên mình chưa có gạn hết được. Bill Gate sở hữu tài sản kếch xù
nhưng xử dụng hầu hết cho nghiên cứu khoa học phục vụ con người, điều này làm cho nhân cách
của ông tăng lên rất nhiều và giá trị con người của ông vì thế cũng tăng lên tương ứng. Trước mắt ít
nhất là như vậy, tuy nhiên có những góc tối trong việc phục vụ xã hội mà có thể mình chưa biết
được. Do đó lằn ranh giữa đạo đức và không có đạo đức gần như khó phân biệt. Có những việc
khoa học đã nghiên cứu chục năm về trước, tính theo xác suất đến năm đó con người theo tốc độ
sinh sản như vậy là quá nhiều sẽ nảy sinh ra nhiều vấn đề xã hội như thiếu lương thực... Cho nên để
hạn chế điều này họ đã cho một chất vào trong một loại thuốc để khi người phụ nữ dùng trong
trường hợp này và trong một trường hợp khác - khi hai chất này hợp lại với nhau sẽ tạo ra hiện
tượng vô sinh. Nhiều việc tương tự cũng đã xảy ra như vậy là có đạo đức hay không có đạo đức,
khó có thể có câu trả lời chính xác. Có thể trong trường hợp này là có đạo đức nhưng trong trường
hợp khác lại là không. Xét 2 quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima thì là có đạo đức hay không
có. Nếu trên quan điểm của Mỹ là việc này nhằm chấm dứt chiến tranh thì điều này là có lợi bởi vì
nếu quân Mỹ đổ bộ thì phải chết hơn số dân của hai thành phố đó. Nhưng Mỹ thả bom đâu phải chỉ
nhằm mục đích đó, mà còn có mục đích khác là muốn khẳng định quyền lực bá chủ của thế giới
như vậy ý tưởng sau đâu còn trong sáng nữa. Đó là trên quan điểm hậu thế soi xét lại lịch sử. Tử đó
mới thấy rằng có những chuyện mình nghe mình thấy và biết rằng đó là những chuyện đúng ra
không nên làm nhưng trong một số hoàn cảnh người ta buộc phải làm như thế dù biết rằng đó là
thiếu đạo đức. Nếu nhìn bằng con mắt duyên khởi, những việc này luôn có lý do của nó nhưng
mình chỉ có thể có cái nhìn phiến diện về nó.

15
Câu hỏi 1:
Qua bài giảng cho thấy ý thức, là thức thứ 6, có thể nuôi dưỡng thắp sáng bằng niệm, định, tuệ như
vậy bằng cách đó có thể cải tạo, chuyển hoá được manas, và gieo hạt giống thiện lương trong A lại
da không?
Trả lời:
Về phương diện nào đó thì có thể nói như vậy. Tu là sự dùng ý thức để cải tạo manas và cải tạo bản
năng nhưng thật ra không có gì là được cải tạo. Chỉ có thể hướng về việc gieo thêm hạt giống thiện
lành vào. Trong kho chứa vốn đã có đủ thứ, giờ mình dùng quyền lực để cần thứ gì thì mang ra sử
dụng thứ đó. Kiểm soát cái gì thực sự cần dùng thì mới mang về nhà, không để tập khí ru ngủ thoả
mãn thói quen mua sắm vốn có từ xa xưa do bị thiếu thốn, nghèo khổ mà đã trở thành nổi ám ảnh.
Tổ tiên ta xưa từng sống sót sau nhiều trận đói lịch sử, chứng kiến bao nhiêu người chết nên luôn bị
ám ảnh. Chính điều này thúc đẩy mình sinh ra tính ham ăn, sợ đói. Hôm trước mình có nói chữ sơ
của Khổng giáo và chữ sơ của Bụt khác nhau. Chữ sơ của Khổng giáo là chỉ nói trong một đời còn
chữ sơ của Bụt là muốn nói đến bản chất con người sinh ra vốn không thiện không ác. Có thiện ác,
tốt xấu là do mình tuỳ thuộc vào văn hoá, nếp sống xã hội mà có giá trị mang tính tương đối. Sự
công bằng tương đối có giá trị tốt xấu cũng tương đối. Tuy nhiên là người muốn có tự do mình cần
phải luôn biết vươn lên để vượt lên cái giá trị phổ cập đó. Hành tri nghiêm túc 5 giới là việc thực
hành vươn tới giá trị đó. Tuy nhiên quá trình tiến hoá không cho phép ai dừng lại bất cứ lúc nào.
Bụt là người đã đưa nhân cách của mình tới mức cao nhất nhờ vào khả năng tỉnh thức tột bực.

Câu hỏi 2:
Chữ “hoặc” cũng là đồng nghĩa với phiền não, thế thì nó nói lên thuộc tính gì của phiền não?
Trả lời:
“Hoặc” là nói đến thuộc tính sai lầm của phiền não (chính là nghi hoặc).

Bài thơ Tiếng gầm sư tử lớn


(Sư ông Làng Mai)
Mây bay – mây trắng bay
một đóa tường vi nở
bay đó, vốn là mây
nở đó là hoa vậy
tường vi một đóa nở
mây trắng từng cụm bay
không mây thì không bay
không hoa thì không nở
mây là bay
hoa là nở
giả thiết và lập ngôn
hình bóng và khái niệm
đã mở ra trận đồ
điểm là nơi gặp gỡ
của hai đường tìm nhau
đường là điểm di chuyển
tôi dựng cao bằng thấp
tôi xây thấp bằng cao

16
tôi lập trái bằng phải
tôi chia nhiều bằng một.
bàn tay tôi năm ngón
những ngón dài ngón ngắn
là cành cây lá non
tư tưởng tôi sinh trưởng
như hoa nở thành búp
cây sắc thân máu huyết
thịt xương và đờm giãi
tế bào và thần kinh
hình tượng và độc ảnh
thức ăn – và bài tiết
này đây những khớp xương
(mà ngày mai còn lại
không phải là của tôi
không phải là của anh
nhưng ôi tội nghiệp thay –
gây huyễn giác vô thường
khiến em đã đôi khi
khóc thầm cho thân phận)
tư tưởng tôi gửi đi
mười phương sóng giao cảm
em tìm cách chép ghi
ngôn từ tôi nói ra
âm ba dồn dập chuyển
em tìm cách chép ghi
hình ảnh tôi chiếu dọi
miệng tôi nói, mắt cười
em tìm cách chép ghi
ngỡ rằng giữ lại được
chiều theo thời không gian
em tìm lại dấu vết
dấu vết y như thực
tôi chiếu lại khúc phim
những ngón tay em
lấm tấm trên màn bạc
xót thương
xót thương chi
British Museum hôm ấy
người đó nằm khum sấp xuống
nghiêng nghiêng vừng ưu tư
ba nghìn năm trước chúa
ba nghìn năm sau chúa
ô hay nào khác chi?
cát nóng đã giữ lại
như máy ghi âm kia
cát nóng giữ được gì?
(hay chỉ là một tờ
thông điệp đau mầu nhiệm?)
da thịt tôi nóng mềm
máu chảy tươi, êm ả
17
có những hạch tiết tuyến
chưa khô cạn hôm nay
có tinh dịch, nước bọt
có nụ cười rất tươi
có ước muốn, dự tưởng
tôi đã từng ôm lấy
cả cuộc đời trong tay
một chiếc bong bóng đỏ
trong tay em bé quê
vì máu huyết chưa khô
vì tinh dịch chưa cạn
có đã là mầu nhiệm
không cũng là mầu nhiệm
có không đều như nhau
không khác
chỉ ảo tưởng về tôi
tạo cảm giác khổ đau
thịt tôi mềm hôm nay
thần kinh tôi xúc động
nệm giường đời êm ấm
tôi nghe lời rên siết
ôi màu sắc tuyệt trần
bởi vì tôi có mắt
ôi âm thanh vi diệu
vì tôi đang có tai
tuyệt trần và vi diệu
là với mắt với tai
tuyệt trần và vi diệu
là với manas này
có manas là vi diệu
không manas cũng là vi diệu
vi diệu là vi diệu
manas, manas ơi
không vi diệu là không vi diệu
manas, manas ơi
có là có manas
không là không manas
vi diệu là không hay là có
manas là có hay là không
manas ô manas
không manas ô không manas
cả manas cả không manas
đều là manas hết
có không đều là bịa đặt
manas, cho tôi cười !
tôi dẫm chân khóc rống
khi mẹ mất
hôm ấy nắng mai hồng
gió thổi về nửa đêm
một ít nhiều nước mắt

18
thầm lặng chảy thành dòng
những tuyến của nước mắt
còn dư cho mùa đông
mẹ cười
mẹ không cười
không mẹ hay có mẹ
tôi dẫm chân – lún đất
đất lún vào chân không
hôm qua trời dịu nắng
mẹ trồng vài luống hoa
mẹ chết lúc nửa đêm
luống hoa lên
bông hoa cười
này đừng cười
tôi đánh thấy mồ
ô hay cái ông này kỳ quá
cười hay không cười
lúc bây giờ cũng hết
hết hay không hết
bây giờ cũng hết
ông nói như đồ điên
mắt em là tứ đại
mà rạng ngời yêu thương
là hay là không là
leo lên cây làm chi
để rồi em sợ ngã
đặt vấn đề làm chi
cho vô minh xao động
cho ngăn tràn sự sống
mắt em là tứ đại
mà oán hận ngập tràn
có bàn tay tôi đây
nước giải oan tẩy rửa
súng kia là vô tội
bông hoa, viên đạn đồng
nuôi nấng cho hoa nở
những chiếc gai để châm
con sâu ăn cuống non
con sâu xanh mầu ngọc
giọt nước mắt pha lê
giọt nước bùn vẫn đục
ôi tôi biết nói gì
cười cũng là ngu phu
khóc cũng là ngu phu
vừa cười lại vừa khóc
cũng vẫn là ngu phu
không cười cũng không khóc
cũng vẫn là ngu phu
cười cười và khóc khóc
nở thêm hoa cho đời
19
trong khuôn mặt thế gian
hoa vốn thiệt là hoa
bông hoa của tư tưởng
ôm chầm không thời gian
thoát ra ngoài lưỡng biên
vật chất và tốc độ
vật chất và lưu chuyển
ôi nụ cười giác ngộ
ôi nụ cười quái đản
ôi nụ cười mê hoặc
ôi nụ cười từ bi !

20
Bài giảng 04 - Joyful House, Đà Lạt, chiều Chủ nhật, ngày 01/11/2020

Theo định nghĩa của duy biểu, tàng thức chứa đựng tất cả các hạt giống. Như vậy, với những dạng
thông tin mới mà tổ tiên hoặc chúng ta chưa bao giờ biết, chưa bao giờ tiếp cận thì hạt giống chứa
đựng cái gì. Ví dụ như các thông tin như là kỹ thuật ghép tạng, kỹ thuật nhân bản vô tính, smart
phone, kỹ thuật số..v..v… Nếu nói hạt giống chứa đựng tất cả các hạt giống thì có đúng không?
Tàng là chứa đựng. Tàng thức là chứa đựng tất cả các chủng tử, tất cả hạt giống. Tàng thức chứa
đựng dưới hai dạng nhân và quả. Cái mà mình biết rồi được gọi là chứa đựng dưới dạng quả. Có
những cái mình chưa biết, sau khi tiếp cận mới biết là chứa đựng dưới dạng nhân. Có nhiều loại hạt
giống, tích cực và tiêu cực. Hạt giống giận là những hạt giống tiêu cực. Có những hạt giống vui, hạt
giống buồn…. Tin vui nhất là tàng thức chứa đựng hạt giống giác ngộ, hạt giống tỉnh thức, hạt
giống Bụt, tính Phật trong lòng. Mình cần phải xem hạt giống đó của mình là dưới dạng nhân hay
dạng quả? Mình cần phải nhận diện hạt giống đó của mình.
Tính bụt là khả năng tỉnh thức, khả năng giác ngộ, khả năng nâng cao nhân cách của mình tới cùng.
Tính Bụt là hạnh phúc, vững chãi, và thảnh thơi. Để nhận điện hạt giống Bụt trong mình, hãy xem
minh có khả năng hạnh phúc không hay là mình chỉ có khả năng khổ đau? Mình có khả năng vững
chãi không hay chỉ cần có một chuyện nhỏ xảy đến là mình đã khổ, đã mất bình an. Mình có khả
năng thảnh thơi không hay chuyện gì mình cũng ôm vào và vướng víu? Thảnh thơi là lòng không
vướng bận, không vướng mắc, biết buông bỏ.
“ … Sông xưa thuận nẻo dương trần,
Gió theo tám hướng, lòng không bận về ….” (thơ Sư ông Làng Mai)
Làm thế nào để kích hoạt khả năng hạnh phúc, vững chãi, thảnh thơi. Tu là một mặt mình nhận
diện được những bất an, những khổ đau, những khó khăn để chuyển hoá; một mặt mình biết kích
hoạt nguồn năng lượng tích cực hạnh phúc, năng lượng vững chãi, năng lượng thảnh thơi. Đó chính
là chánh tinh tấn. Chánh tinh tấn là biết cắt các nguồn thức ăn cho nguồn năng lượng tiêu cực và
cung cấp các nguồn thức ăn tốt để tạo ra các nguồn năng lượng tích cực, tìm ra nguyên nhân tạo ra
khổ đau, xem xét lại mọi việc, chiêm nghiệm mọi việc; có khả năng bình thản để an trú trong hiện
tại, không để quá khứ lấn át. Phải có bản lĩnh để sống trong hiện tại, biết nhìn nhận mọi chuyện ở
hiện tại, không để các hình ảnh, câu chuyện, định kiến trong quá khứ điều khiển vì mọi sự/ mọi
việc/ mọi người đều thay đổi, không để cho Manas, cơ chế tự động hoá của manas, bản năng hoành
hành vì Manas sai lầm rất nhiều. Cái đó gọi là “hữu phú” của manas, phú là che đậy, hữu phú là bị
che đậy, mê mờ. Tàng thức là vô phú, không bị che đậy.
Phải nhận diện tính Bụt nơi mình và nơi mọi người. Mình về quy y Bụt là nhận Bụt là người thầy
của mình, là hướng đến tuệ giác của Bụt, để giúp cho mình có khả năng hạnh phúc, vững chãi,
thảnh thơi. Quy y Bụt không phải là đến gặp ông thần để cầu xin cho mình giàu sang hay bất kỳ
một điều gì khác. Không để các tập quán, sở thích cầu nguyện của mình dẫn dắt và cuối cùng biến
mình trở thành người đa thần giáo (thần cầu về tiền bạc, thần cầu về đất đai, thần cầu về tình
duyên…) . Điều đó chỉ chứng tỏ mình là người lười biếng. Cuốn sách “Bí mật may mắn” chỉ cho
thấy bí mật để may mắn chính là việc mình cần phải gia công, phải làm thì mới có thể mang lại
may mắn
Câu hỏi: Nhiều người sống theo cộng đồng, niềm tin vào tâm linh, lấy niềm tin làm động lực cho
cuộc sống. Người ta tin rằng có một vị Bồ tát đó, có vị thần đó, người ta thấy trong lòng mình có vị
đó để làm điểm tựa trong cuộc sống thì điều đó cũng là điều tốt?

21
Trả lời: Điều đó không có gì xấu. Như đã nói việc người ta tin vào một vị thần nào đó là bởi vì
người ta chưa có đủ điều kiện để học, để biết. Còn mình khi biết rồi thì mình sẽ phải sống khác,
sống cho tốt hơn, tỉnh táo hơn. Tuy nhiên, những điều này cũng mang lại những giá trị văn hoá và
có những giá trị nhất định của nó. Tín ngưỡng dù có hàm chứa sự mê tín nhưng vẫn có những giá
trị nhất định của nó trong một hoàn cảnh nào đó, trong một bối cảnh nào đó trong một số con người
nào đó phải nhìn nó như một giá trị văn hoá và không nên bài bác. Tuy nhiên, mình ở mức độ nào
thì nên sống với khả năng nhận thức của mình và mình phải tập nhìn như vậy. Nên nhìn mọi vật
bằng con mắt có văn hoá.
Mình nên có cách thực tập, cách tu để nhìn cuộc sống với nhiều chất liệu nhận thức hơn, chất liệu
trí tuệ hơn để có nhiều tự do hơn. Mình thấy như vậy, mình thực tập như vậy và khi có cơ hội có
thể chia sẻ những kinh nghiệm của mình với những người xung quanh. Việc bài bác người khác chỉ
muốn chứng tỏ mình có một cái tôi, thể hiện cái tôi một cách vô lý. Giáo lý của Bụt là giáo lý vô
ngã vậy mà mình đi sử dụng giáo lý của Bụt để khẳng định cái tôi thì thật vô lý. Khi nói tôi là một
Phật tử thuận thành, đó cũng ám chỉ cái tôi. Thầy tôi rất giỏi, tôi là đệ tử của thầy giỏi nhất thế giới
cũng là một cái tôi. Thầy dạy mình thực tập vô ngã nhưng mình lại đi lấy thầy để tô bồi cho cái vô
ngã của mình thì thật sự vô lý. Mình vẫn làm có nghĩa là mình chưa đủ tỉnh thức. Khi biết mình
chưa đủ thì mình phải học tiếp, tu tiếp. Đó không phải là xấu mà chỉ là do mình chưa đủ nhân, chưa
đủ duyên để mà mình đi tới đích. Chính vì vậy mà mình phải nhận diện tính Bụt ở trong mình và ở
xung quanh mình. Tính Bụt là khả năng nhận thức, khả năng trí tuệ. Như thế nào là khả năng trí tuệ
thì cần phân biệt giữa trí tuệ và trí thông minh. Trí tuệ là cái thấy, là khả năng giúp mình giải thoát.
Nếu mình gặp một chuyện, mà cái thấy tới giúp mình thoát ra được cái khổ đau đó, mình thấy tự
do, thấy vững chãi, thấy thảnh thơi – thì cái thấy đó là tuệ giác. Khi mình thấy một đứa cháu, một
học trò, một đúa bé một người lớn có tính chất đó thì mình phải nhận diện được đó là tính Bụt. Và
khi mình nhận diện được tính Bụt ở những người xung quanh mình là mình cũng đang tưới tẩm
thêm tính Bụt, hạt giống Bụt nơi mình, mình đang kích hoạt tính Bụt đó ở trong mình. Đồng thanh
tương ứng, đồng khí tương cầu. Khi mình có chất đó ở trong mình thì mình mới có thể nhận diện
được chất đó ở nơi người khác. Khi mình nhận diện được chất đó nơi người khác là mình đang nuôi
dưỡng, tưới tẩm, kích hoạt thêm chất đó, hạt giống đó ở trong mình. Đó chính là mình quy y Bụt.
Mình đánh thức con người Bụt trong mình. Người Bụt bên ngoài tức là mình hướng thiện. Người
Bụt giá trị hơn là người Bụt trong từng chi tiết, trong đời sống, trong thực tập. Người Bụt đó không
thể ai lấy đi được, không thể giả được. Nếu chỉ xét về hình tướng thì ma vẫn có thể giả Bụt, yêu
quái vẫn có thể giả Bổ tát. Nếu chỉ thấy hào quang toả chiếu mà ta đã ào tới ngộ nhận thì rất có thể
đấy cũng chính là ma. Chính vì vậy, trong kinh đã nói rất rõ:
“Tìm ta qua hình sắc,
cầu ta trong âm thanh,
là kẻ hành tà đạo,
không thể thấy Như Lai”.
Ta không thể thấy Như Lai bằng con mắt thường mà phải thấy bằng con mắt của trí tuệ. Nếu ta chỉ
nương vào những cái thấy của hình thức thì không thấy cái thấy của bản chất. Những người mà
luôn tìm cách thể hiện ra vẻ bề ngoài thông qua hình thức, trang điểm, mầu mè, kiểu cách… thì cần
xem xét lại nếu như họ không có phẩm chất bên trong. Khi tu tập mình phải hướng về các phẩm
chất bên trong chứ không hướng về các hình thức. Vì vậy mình thực tập nhận diện tính Bụt, nhận
diện phẩm chất của Bụt nơi mình.
Trí tuệ có thể giúp cho mình giải thoát, cho mình tự do nhưng trí thông minh thì chưa chắc. Trí
thông minh có thể giúp cho mình làm một việc gì đó tốt hơn như việc học. Ví dụ mình cần một cái

22
đầu tư duy logic thì mới học được môn này nếu không thì không học được môn này. Vì vậy để học
thì cần trí thông minh nhưng để thấy thì chưa đủ. Trí thông minh là điều kiện cần nhưng chưa phải
là điều kiện đủ. Cần phải thực nghiệm, áp dụng vào đời sống thực tế để trí thông minh đó trở thành
thực tế. Buổi đầu tiên mình đã có một bài thiền quy y Tam bảo, thở vào nương tựa Bụt, nương tựa
Pháp, nương tựa Tăng. Bụt là những phương pháp mà khi mình thực tập sẽ làm cho mình bớt khổ
mà đem lại hạnh phúc, đem lại tự do, đem lại thảnh thơi. Pháp không phải là đối tượng để thờ cúng.
Pháp là cái để cho mình dùng, mình sử dụng được ví như là cái nồi để mình nấu cơm. Pháp là
những phương pháp mà Bụt từ trí tuệ của mình đã đưa ra để phù hợp với người này, hoàn cảnh này,
thầy này, cư sĩ này.. để giúp người thực tập vượt qua khó khăn và rào cản. Khi chúng ta học và sử
dụng, ứng dụng phương pháp đó sẽ đem lại lợi lạc cho cuộc sống thực sự của chính mình. Chúng ta
cần nuôi dưỡng để hạt giống pháp có trong mình. Những phương pháp, cách thúc ứng dụng của trí
tuệ giác ngộ để giải quyết các vấn đề của đời sống thực tế. Trong quá trình ứng dụng, chú ý phải
vận dụng một cách sáng tạo và hợp lý phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh. Ví dụ khi thực hiện
phương pháp thiền hành, đi bộ mà mình không có chỗ để đi hoặc chỗ đi không được an toàn. Nếu
nhà mình có cầu thang, mình có thể vận dụng cầu thang để thực tập thiền hành và đi trong chánh
niệm. Trong văn phòng, chỗ làm việc của mình có một đoạn đường, có thể dùng đoạn đường đó và
cam kết sẽ đi trong chánh niệm. Như vậy, trong quá trình làm việc khi xuất hiện một cơn bức xúc,
có thể dùng đoạn đường này để đi chánh niệm hay uống một cốc nước trong chánh niệm cũng sẽ
làm lắng dịu cơn giận. Khi cơn giận dịu xuống ta có khả năng xem xét mọi việc, nhìn lại cơn giận
của mình xem có sự tự ái trong đó hay không. Tổ tiên của mình có câu nói: “Giận mất khôn’ là như
vậy. Khi chúng ta để cảm xúc của mình luôn luôn dâng trào, thì đó chính là sản phẩm của Manas.
Sản phẩm của Manas là cách hành xử, ứng xử theo thói quen, theo tập khí, theo bản năng. Khi mình
bị chọc trúng tim đen, mình không đủ tỉnh táo để nhớ như vậy. Khi cảm xúc bùng lên nó giống như
quả bom nguyên tử, cái kênh của sự giận dữ chiếm toàn bộ không gian không còn chỗ chứa cho
những hạt giống khác. Chính vì vậy cần phải đi thiền hành để giữ lại trạng thái cân bằng. Khi năng
lượng chánh niệm được kích hoạt, tuệ giác mới có cơ hội để duy trì, nó mới đủ soi sáng cho mình
thấy và nhận ra những cái sai, cái lỗi của chính mình, thấy những hành xử chưa phù hợp do tập khí
của mình. Nhiệm vụ của chúng ta là nhận diện ra các khả năng, các hạt giống trong mình ở mức độ
nào. Có những người khi làm việc có nhu cầu vì bản thân quá lớn, rơi vào tình trạng tự tu. Những
người tự tu thì ít có hiểu biết với xã hội, với cộng đồng. Sở dĩ xã hội loài người có nền văn minh
như vậy để cho mình có thể thừa hưởng thì đó là giá trị của một xã hội chứ không phải giá trị của
một cá nhân nào hết. Không có một cái tôi riêng. Cái tôi này được làm nên từ những cái tôi khác
chứ không phải cái tôi riêng. Nếu nhận ra được tính chất cốt tuỷ đó mình sẽ bớt việc tự đi tìm cái
giá trị của riêng mình, cái tôi của riêng mình. Ví dụ, giá trị của một người thầy giáo được tạo nên
bởi giá trị của các học trò, không có trò thì thầy dạy ai? Giá trị của một ông chủ là giá trị biểu thị
đối với nhân viên, cộng sự, với sản phẩm làm ra. Không có cái này sẽ không có cái kia từ thấp đến
cao. Đó chính là các giá trị tương đối để xây dựng xã hội. Một con người không thể sống tách biệt
với xã hội được. Khi ta có giận dữ gia đình và bỏ đi, thì cuối cùng ta sẽ tới một nơi nào đó để gia
nhập với một cộng đồng khác chứ ta không thể sống đơn độc. Chẳng qua là do ta tưởng rằng ta có
thể làm một việc gì đó, tưởng chinh là một tâm hành. Khi chúng ta quy y Tam bảo, chúng ta cũng
đang ở trong cái tưởng của mình, hay nói cách khác là hình bóng của Tam bảo theo nhận thức của
mình. Khi ta thực tập theo bản chất của Tam bảo, có nghĩa là Bụt là thể tính giác ngộ, tính chất trí
tuệ của Pháp là tính chất ứng dụng để giải quyết được vấn đề thực tế của con người để xây dựng
hiện tại an lạc, xoá bỏ khổ đau. Như vậy, một ông thầy không phải chỉ là một ông cha xứ, một ông
cha nhà thờ, mà chúng ta phải thấy cái pháp ở dưới cái lớp áo của cha xứ đó chứ đừng nhìn cái áo

23
của vị cha xứ đó và nói là ông ngoại đạo, chỉ có mình mới là phật tử chân chính. Phải thấy được
tính Bụt nơi ông.
“Xin ngắt một cành hoa
Tặng phẩm của đất trời
Hoa là vị Bồ tát
Làm đẹp cho cuộc đời”
Vì sao hoa lại là vị bồ tát. Vì bồ tát luôn làm đẹp cho cuộc đời, Bồ Tát Quan Âm là dùng lòng từ bi
của mình để lắng nghe và thứ lỗi. Bồ tát Địa tạng phát nguyện là còn khổ đau là tôi còn làm việc.
Bồ tát kinh địa là một vị Bồ tát phát nguyện là chỗ nào cần xây cầu, chỗ nào cần sửa đường là tôi sẽ
tới. Ta phải thấy rằng con người dù ở bất kỳ hình thức nào từ trẻ con, người lớn, là người cộng sản,
hay hồi giáo mà họ có hành động làm đẹp cho cuộc đời thì phải thấy được tính bồ tát ở trong đó.
Nếu mình thấy được như vậy thì sẽ cảm thấy rất thoải mái. Chứ đừng nghĩ bồ tát thông qua các
hình tướng áo quần, đi đứng,… Chỉ cần thấy một em bé giúp một người già đi qua đường thì phải
nhận ra chất bồ tát ở trong đó. Bồ tát là hiện thực hoá trí tuệ cho cuộc đời. Và nếu mình có khả
năng đó, đang làm được những điều đó, hãy ghi nhận vào sổ lòng của mình để nuôi dưỡng cái hạt
giống đó, kích hoạt thêm để hạt giống được nở hoa. Những người luôn làm đẹp cuộc đời được gọi
là “Thiên sai của Chúa” hay “Sứ giả của Như Lai” – hai tên gọi này là tương đương. Họ làm đẹp
cuộc đời theo cách của họ, theo con người của họ. Mẹ Teresa cũng chính là một vị đại Bồ tát.
Duy thức chính là muốn nói đến có cái biết. Cái biết là nền tảng để nhận ra hạt giống nhân. Cái biết
là giá trị của tất cả nền văn minh, văn hoá của con người. Nội dung tàng thức của mỗi người là khác
nhau. Khi tu có nghĩa là ta nhận ra chính mình, mình có sở thích gì, mình có thói quen gì.
Câu hỏi: Khi nhận diện hạt giống là nhân thì mình nên làm gì và khi nhận diện hạt giống là quả thì
nên làm gì? Làm sao phân biệt được giữa nhân và quả?
Trả lời: Khi đủ khả năng nhận điện đâu là hạt giống nhân và đâu là hạt giống quả thi cũng đủ khá
năng để biết mình nên làm gì? Tuy nhiên, cũng không cần phân biệt đâu là nhân, đâu là quả mà chỉ
cần nhận diện “là gì?”. Nhân và quả chỉ giải quyết cho mình một ý thôi. Thường khi ta tư duy theo
lưỡng nguyên thì mình sẽ đặt ra câu hỏi là nếu tàng thức chứa đựng tất cả các hạt giống thì với
những điều gì mình chưa biết, hạt giống sẽ chứa đựng ở đâu? Những điều mình chưa biết hạt giống
sẽ chứa đựng dưới dạng “nhân”. Vì vậy khi ta nói Phật tính ở đâu cũng có thì có thể ở người này
Phật tính đang ở dưới dạng nhân, ở người kia thì ở dưới dạng quả. Bất cứ người nào, vật nào cũng
đều có cái “biết” riêng. Cây chanh có cái “biết” của cây chanh, nó sẽ hướng đến chỗ có ánh sang để
trổ hoa, kết trái. Đó là cái biết của cây chanh chứ không phải cái biết của mình. Đạo Bụt không
phải là tôn giáo, đạo bụt là trí tuệ, làm cho sự sống vươn lên, đẩy mạnh quá trình tiến hoá.

Câu hỏi: Thầy có nói rằng khi làm một điều tốt mình cần ghi lại, nhớ lại để nuôi dưỡng nó. Tuy
nhiên, có câu nói thế này, khi ta thực hiện hạnh bố thí, bố thí ba la mật sau đó ta có tam luân, không
tịch tam luân. Như vậy nó khác gì câu mình nói?
Trả lởi: Rất khác. Khi ta làm một điều tốt mình ghi nhận đây là một sự thực tập thành công của
mình khác với việc mình rêu rao và khoe lên. Mình cũng chưa hiểu đúng từ ba la mật. Ba la mật có
nghĩa là vuợt qua, vượt qua được thì mình mới có tự do được, nhờ mình có thực hiện được bố thí,
nhờ mình giữ giới nên mình có tự do được, mình vượt qua được.

24

You might also like