You are on page 1of 8

Hỏi tiếp:

Thưa Sư cho con hỏi tinh thần thuần Túy là như thế nào? Sư
cho con xin ví dụ ạ?
Ý hiểu của con là Tinh thần thuần túy là lộ trình tâm thứ 6: ý
xúc pháp - Cảm giác giác pháp trần - Tưởng thức ghi nhận
phải không ạ?
Và con cũng hiểu Vật chất và tinh thần tồn tại song song, tức
là: Trong vật chất có chứa thông tin, còn Thông tin thì cần có
Vật chất để Lưu trữ? Chứ Thông tin (tinh thần) không thể tồn
tại độc lập được, ví dụ: Thọ, tưởng, hành, thức là Tâm nhưng
chúng lằm trong tế bào thần kinh não bộ hoặc ADN của con
người khi sống, và nằm trong Vật chất đặc biệt mang lưỡng
tính sóng hạt (hóa sinh) khi chết. Con hiểu như vậy có đúng
ko? xin Sư phụ giảng giải giúp con ạ?
> Sư đáp:
Vốn Phật học chia các pháp ra thành 2 nhóm Danh và Sắc
(Tinh thần và Vật chất).
- Sắc gồm: 6 căn + 6 trần thuần tuý vật chất nhưng bây giờ
quan sát kỹ thì Sắc gồm: 6 căn + 5 trần + thông tin (pháp trần).
Vật chất chứa thông tin, thông tin được chứa trong vật chất
nên Vật chất và thông tin không thể tách biệt thành 2 thứ
thuần tuý cách biệt nhau nên nói không có vật chất thuần tuý
là vì vậy.
- Danh (Tinh thần) gồm THÔNG TIN + THỌ TƯỞNG
HÀNH THỨC. Thọ Tưởng Hành Thức thì thuần tuý là Tâm,
là Tinh thần tách biệt khỏi Sắc. Còn Thông tin không tách biệt
với Sắc.
> Hỏi:
Thưa Sư, không có Xúc thì không có thực tại. Bởi vậy, sâu
kín, tịch tĩnh chỉ là tinh thần thuần tuý trong cái Biết của
Tưởng, bởi vậy, con người không bao giờ biết rõ như thật về
Vật Chất. Con hiểu như vậy, mong Sư chỉ dạy ạ.
> Sư đáp: bốn nhóm : Thọ, Tưởng, Hành, Thức là Tinh thần
thuần tuý, “cách biệt” với Vật chất. Còn Thông tin và Vật chất
thì không tách biệt ra 2 thứ thuần tuý.
> Hỏi:
Thưa Sư, như Sư trình bày: nhận thức về thế giới là cảm thọ.
Vậy cảm thọ là phạm trù thuộc về vật chất, tinh thần hay cả 2?
Dù bất cứ là 1 trong 3 thì cũng sẽ rơi vào phạm trù vật chất
hay tinh thần. Nếu vậy thì nhận thức thế giới cảm thọ phải
hiểu như thế nào cho rốt ráo? Phải chăng khi sử dụng ngôn
ngữ loài người thì mới nảy sinh những mâu thuẫn này?
> Sư đáp:
Các đối tượng thực tại là những đối tượng ĐƯỢC THẤY,
ĐƯỢC NGHE, ĐƯỢC CẢM NHẬN. Thánh Phàm đều Thấy,
Nghe, Cảm nhận các đối tượng thực tại bởi Tâm ghi nhận
(Nhận thức cảm tính) như nhau nhưng HIỂU BIẾT hay Nhận
thức các đối tượng thực tại thì có Hai loại hiểu biết:
- Một là: đa phần nhận loại cho rằng, mặc định rằng các đối
tượng đó là Thế giới vật chất (Sắc Thanh Hương Vị Xúc pháp
trần). Mặc định rằng hiểu biết này là đúng sự thật, là chân lý.
- Hai là: các đối tượng đó là Cảm thọ, là tâm chứ không phải
vật chất, do Căn Trần tiếp xúc mà phát sinh, nó vô thường, vô
chủ sở hữu.
Hãy quan sát và tư duy trên sự thật để tự mình khẳng định Hai
loại hiểu biết đó cái nào Sai sự thật, cái nào Đúng sự thật.
Các sự vật hiện tượng đã được thống kê thành 2 nhóm Danh
và Sắc hay Tinh thần và Vật chất mà cụ thể hơn nữa là chia
thành Năm nhóm: Sắc Thọ Tưởng Hành Thức riêng biệt. Vậy
thực tại là Cảm thọ gồm 6 thọ (Cảm giác hình ảnh, Cảm giác
âm thanh, Cảm giác mùi, Cảm giác vị, Cảm giác xúc chạm,
Cảm giác pháp trần) thuộc về Danh, thuộc về Tinh thần sao
còn phải hỏi Thọ thuộc về Vật chất hay Tinh thần hay cả hai
nữa.
***
HỎI
Con thưa sư cho con hỏi câu hỏi sau ạ. Sư có giảng là thực tại
là cảm thọ nó là tâm thuộc về tinh thần. Trong khi đó sư cũng
nói là không có vật chất thuần túy hay tinh thần thuần túy.
Con hiểu như sau: căn trần tiếp xúc nhau phát sinh xung thần
kinh,ở đây phần vật chất là xung thần kinh còn tinh thần là
phần thông tin về thọ tưởng. Con hiểu như vậy có đúng không
ạ. Mong sư giải đáp thêm cho con hiểu.
ĐÁP
Tôi chỉ nói Không có vật chất thuần tuý chứ không nói Không
có tinh thần thuần tuý. Tại vì trong mỗi thứ VẬT CHẤT đã
lưu giữ THÔNG TIN trong đó rồi nên Không thể có Vật chất
thuần tuý là Vật chất không chứa thông tin.
***
HỎI
Rất mong Sư và quý đạo hữu chỉ cách tháo gỡ nỗi khổ của con
hiện tại.
Chuyện là, Khi con đối diện với người “đục nước béo cò”, lợi
dụng và trục lợi cá nhân. Trước khi học bát Chánh đạo: tức
tối, phản ứng quyết liệt, nói không với hạng người đó.
Sau khi học bát Chánh đạo: không phản ứng quyết liệt như
trước mà tư duy khởi lên biết rõ không có ai đang lợi dụng mà
đó là các lộ trình tâm bát tà đạo với hiểu biết vô minh tà kiến
đang “xúc-sinh” và “xúc-diệt” liên tục. Không thích không
ghét nhưng sẽ không tiếp tay cho hành vi trục lợi của người
đó.
Nhưng con không hiểu tại sao, khi con tư duy được như vậy
rồi mà con vẫn có cảm giác không bình tĩnh , không thấy bình
thản.
Ví dụ như có người thấy con làm việc chăm chỉ liền nhờ con
làm hộ, trong khi đó họ đang ngồi trà chanh chém gió. Còn
con thì cặm cụi làm giúp họ với tâm thế ban đầu là giúp đỡ vô
tư nhiệt tình. Sau đó khi biết họ lợi dụng sự nhiệt tình của
mình để làm lợi cá nhân thì con phải suy nghĩ rất nhiều, bát tà
đạo khởi và con cảm nhận khổ. Con nói với bản thân sẽ không
giúp họ kiểu đó nữa. Và cố tư duy về những điều được học về
vô ngã về lý duyên khởi, nhưng con vẫn không sao thoát được
cảm giác khó chịu bất an do tâm Sân gây ra.
Con phải tư duy như thế nào và thực hành ra sao để không còn
gặp tình trạng như trên nữa?
ĐÁP
Tuy khi Tư duy như vậy đưa đến Chánh kiến như vậy nhưng
khi sự việc xẩy ra lại KHÔNG NHỚ được như vậy (không
Chánh niệm) vì tuy đó là Tuệ nhưng là Tư Tuệ chứ chưa phải
TU TUỆ. Khi nào đối diện với sự việc NHỚ ĐƯỢC điều đã tư
duy đó (TƯ TUỆ) thì lúc đó TU TUỆ sẽ có mặt và sẽ an nhiên
tự tại, sẽ có Tuệ giải thoát, sẽ không còn khổ vì việc đó nữa.
Nếu kinh nghiệm được TU TUỆ một vài lần thì TU TUỆ sẽ
được lưu vào bộ nhớ và khi đối diện sự việc tương tự thì TU
TUỆ sẽ tự động khởi lên không cần phải làm gì nữa. Cho nên
lộ trình phải là: VĂN TUỆ - TƯ TUỆ - TU TUỆ và TU TUỆ
xẩy ra trong cuộc sống, kinh nghiệm trong cuộc sống là cái
mạnh nhất đưa đến hoàn thiện Bát chánh đạo.
Chánh kiến thuộc về TU TUỆ khởi lên sẽ QUYẾT ĐỊNH
(Như lý tác ý) làm hay không làm. Làm hay không, giúp hay
không do Chánh kiến quyết định sẽ là VÔ TÁC GIẢI THOÁT
không còn khổ vì làm hay không làm.
Tuy vậy TƯ TUỆ là bước chuẩn bị rất quan trọng. Khi sự việc
đó đã qua thì phải Chánh tư duy để TƯ TUỆ lưu vào kho chứa
về sự việc. Chánh tư duy để thấy được Khổ đế và Tập đế trên
Bát tà đạo của sự việc đó và Bát chánh đạo để hiểu rõ cách
giải quyết vấn đề. Nếu TƯ TUỆ xẩy ra một vài lần như vậy thì
chắc chắn đến lần thứ 3 tương tự thì TU TUỆ sẽ tự động khởi
lên.
***
HỎI
Kính thưa Thiền sư, việc tu tập BCĐ đối với người tại gia như
con, con nhận thấy đã và đang trải qua các giai đoạn như sau:
Ban đầu, cuộc sống của 2 vợ chồng hoà thuận hơn, bớt các
tranh cãi xung đột (Do trước đây lộ trình tâm hoàn toàn là
BTĐ, giờ đây có tu tập nên lộ trình tâm xen kẽ BCĐ và BTĐ,
từ đó có Chánh ngữ/ Chánh nghiệp xen kẽ với Tà ngữ/ Tà
nghiệp, nên cuộc sống gđ hoà thuận hơn).
Tiếp tục tinh tấn tu tập, trải nghiệm lộ trình tâm BCĐ nhiều
hơn và KHỔ của bản thân giảm nhiều hơn, nhưng ngược lại,
con nhận thấy không khí gđ giảm dần sự hoà thuận. Con thấy
rõ chồng mình càng ngày càng nhiều đau khổ, tham sân và có
nhiều hành động, lời nói không phù hợp (do cảm giác vợ mình
k như xưa nữa, do nghĩ rằng việc tu tập BCĐ của vợ là nguyên
nhân dẫn đến đau khổ của mình...). Bản thân
con thì k phát sinh khổ/ vui gì với những thái độ hay lời nói,
hành động của chồng vì biết đó chỉ là cảm giác, là kết quả của
lộ trình tâm BTĐ mà thôi, tuy nhiên, con cũng thấy rõ việc tu
tập
BCĐ của mình sẽ ảnh hưởng đến cảm giác khổ/vui của chồng.
Con càng ngày càng cảm thấy rõ con đường mà 2 vợ chồng
đang bước đi vô cùng khác biệt và không thể dung hoà, trừ phi
chồng thay đổi tư duy và trở thành bạn Đạo trên con đường tu
tập (Con thì đã quyết tâm Nhất hướng rồi, không thể thay đổi
đâu ạ :')).
Con cũng nhớ Sư từng chia sẻ 1 vị Alahan sẽ xuất gia bởi biết
mình là nhân cho sự khó chịu của mọi người trong gia đình.
Như vậy, với 1 người tại gia tu BCĐ, trong trường hợp người
nhà k ủng hộ thì có phải không khí gia đình sẽ bớt hoà thuận
dần không ạ? (Mặc dù tâm người ấy vẫn vắng lặng, thoát ly cả
khổ và vui).
Con thành kính tri ân Sư!
ĐÁP
Đây là 2 con đường khác nhau, trái ngược nhau, không thể
dung hoà. Con đường Bát tà đạo là lối sống thế gian xuôi theo
tham ái, thuận theo tham ái, do tham ái dẫn dắt và kết quả là
đắm chìm trong khổ, quanh quẩn khổ, không bao giờ thoát ra
khỏi khổ. Đương nhiên cũng có vui nhưng vui đó chỉ như liều
thuốc giảm đau, hết thuốc rồi nó lại càng đau ghê gớm hơn.
Bởi cái vui đó đưa đến bám víu, ràng buộc là nguyên nhân
phát sinh khổ mà thôi.
Con đường Bát chánh đạo thì ngược lại, là con đường xuôi
theo trí tuệ, thuận theo trí tuệ, do trí tuệ dẫn dắt, con đường
vắng mặt tham ái, chấm dứt tham ái, con đường vắng mặt khổ,
chấm dứt khổ là loại thuốc chữa dứt bệnh khổ không phải là
thuốc giảm đau.
Nhưng pháp này chỉ dành cho người trí chứ không phải cho tất
cả nhân loại mà người trí thì trong kinh điển có ví người trí so
với nhân loại thì ít ỏi như là vàng bạc so với đất đá trên quả
đất này.
Vì vậy, hãy Văn Tư Tu để phát triển, hoàn thiện viên mãn trí
tuệ và chính trí tuệ, chính Chánh tri kiến về Khổ Tập Diệt Đạo
trên Bát chánh đạo sẽ dẫn dắt cuộc sống, sẽ tự động phát sinh
Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng là Vô tác giải thoát
trong cuộc sống hàng ngày. Lối sống Bát chánh đạo sẽ làm tốt
việc của mình trong việc chăm lo công việc, con cái, nhà cửa
… mà không lo việc trời đất, không lo chồng có vừa lòng hay
không, tương lai con cái sẽ như thế nào…. Chánh kiến không
những dẫn dắt để không xen vào việc người khác, không lo
chuyện trời đất, không mặc cảm vì mình tu tập Bát chánh đạo
mà gia đình mất vui, mà còn dẫn dắt biết tránh né, xa lánh
những điều cần TRÁNH NÉ, cần xa lánh như là phải tránh né
chó dữ, rắn rít, chất độc…
Chánh kiến đưa đến sự tự tin có thể sống tự lập bất kỳ hoàn
cảnh nào, tự tin sống không nương tựa bất kỳ một cái gì ở trên
đời, không cần nương tựa, không cần sự giúp đỡ của bất kỳ ai.
Mọi tiêu chuẩn thế gian chi phối cuộc sống trước đây như vinh
nhục, sướng khổ, khen chê, sống chết không còn tồn tại,
không còn chi phối lối sống Bát chánh đạo. Chánh kiến biết rõ
lối sống này là tự mỗi người cho riêng mình không ai làm thay
cho ai được, cũng không ai điều khiển được ai thay đổi lộ trình
tâm được.
Lối sống Bát chánh đạo là xuất thế gian, thoát ra khỏi thế gian
chứ không phải xây dựng thế gian, làm đẹp thế gian, xây dựng
một thế giới vĩnh viễn hoà bình, chúng sanh an lạc. Đạo Phật
thật là Đạo Xuất Thế chứ không phải là Đạo Phật Nhập Thế
như một số người chủ trương.

You might also like