You are on page 1of 13

THIỀN DIỆU PHÁP LIÊN HOA

NGUỒN NĂNG LƯỢNG PRANA THẦN KỲ

CHÂN KHÍ PRANA ( phương tiện để mở 6 Căn ).

Do góc độ công năng và sự nhận biết mà Chân khí PRANA có nhiều tên gọi khác
nhau : Khí Hạo nhiên, khí Tiên thiên, Năng lượng vũ trụ, Điển vũ trụ, Thần thông
vũ trụ.

1/Tại sao gọi là Chân Khí ?

- Vì đó là một thể đồng nhất với vũ trụ (Thật tướng của nó là Không Tướng ).
- Không phải được Duyên Hợp bởi bất kỳ thành phần vật chất nào trên quả địa
cầu này.
- Không bị lực tác dụng chuyển động Bất cân bằng của trái đất
( Không bị sinh diệt ).
- Không bị bất kỳ vật thể nào ngăn ngại hay chứa đựng được
- Và cũng không bị bất kỳ một dụng cụ khoa học nào tổng hợp, soi rọi hay phân
chất được.

2/- Vậy làm sao để nhận biết ?

- Bằng con đường Thiền định với Tâm Thức Rỗng Không và trụ ở một huyệt đạo
nào đó thì Chân Khí Prana nhập vào cơ thể người đó qua đường huyệt đạo.
- Và chính người đó cảm nhận được luồng Chân Khí chạy trong cơ thể. Bất kỳ
người ngoài nào cũng không cảm nhận được.
- Hoặc người đã có luồng Chân Khí Prana truyền sang người khác, thì người đó
cảm nhận được.

3/Công năng của Chân Khí Prana

Ở đây chỉ đề cập đến công năng sức khỏe và hành thiền:

a) Người hành thiền nhận được Chân Khí Prana luôn khỏe mạnh. Ít hoặc không bị
bệnh, vì luồng Chân khí đẩy các trượt khí và mầm bệnh ra ngoài cơ thể.( điều này
còn tùy thuộc người đó hấp thu được nhiều hay ít Chân khí ).

Truyền giúp người khác trị một số bệnh thông thường

b) Nếu hành thiền mở được huyệt Đỉnh đầu nguồn Chân khí ( năng lượng vào
nhiều ).Tùy duyên mỗi người mà dòng năng lượng ( chân khí ) tạo thành Từ lực
mở được 6 Căn Rỗng Không.Thực chứng “ Sắc tức thị Không”.ngay chính trong
cơ thể. Đây là điều người viết muốn chia sẻ

- Lần lượt mở được tất cả các huyệt đạo để nguồn năng lượng vào và ra tự do
trong THÂN tiêu trừ được các mầm bệnh. Vô cùng kỳ diệu.
PHÁP HOA HỘI THIỀN VIỆT NAM

Gọi là Thiền Việt Nam. Vì xuất phát từ Việt Nam. Do người Việt Nam thực
hành thành công, dựa vào ẩn dụ của Kinh Pháp Hoa.
Có nét đặc trưng, riêng biệt, không giống với các pháp thiền khác, dù ở bất cứ
đâu.
Không giống ở chỗ, không quán hơi thở, không quán vọng, không trụ ở
rốn, chót mũi, giữa hai chặng mày, không quán nhìn đối tượng…V.V....
Thời gian, không bó buộc giờ nào là tốt Tý, Ngọ….lúc nào cũng được.
Kiểu ngồi cũng không bắt buộc phải là Kiết già, Bán già… Ngồi sao cũng được,
sao cho cơ thể thoải mái, vững chải là được
Mục tiêu là giải thoát Luân hồi.
Pháp hành ngay Thân, Tâm, trên Ngũ uẩn
Phương tiện ban đầu là Nhìn, Nghe, Niệm, Trụ
Phá Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Thực chứng Sắc tức thị Không.
Đến Ngũ uẩn giai không.
Cuối cùng Vô sở đắc
Chứng nhập cả hai Bản thể và Bản giác.

SÁU CĂN CÓ BÍT KHÔNG? TẠI SAO PHẢI THIỀN ĐỂ MỞ?

Sáu căn của con người là sáu công cụ để tiếp nhận với mọi thứ trong cuộc
sống, gồm nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, xúc và ý căn. Đây cũng là các cơ quan mà bạn có
thể nhìn thấy và hoạt động tốt trong một cơ thể. Mắt nhìn rõ, tai nghe rõ, mũi
ngửi tốt… nên nó đâu có hư hỏng gì hay bưng bít gì? Nhưng đó chỉ là nhìn, nghe,
cảm nhận các vật chất bên ngoài. Chúng ta dùng các bộ phận này để thấy vật chất,
nhưng không nhìn thấy những gì phi vật chất, chính là phần tinh thần và tâm linh
sâu thẳm vốn có trong chúng ta (như giác quan thứ 6 chẳng hạn).
Vì mỗi chúng ta sinh ra gồm có ba phần: thân xác vật chất, phần Chân Tâm
và Vọng tâm dính liền với thân xác đó. Bản thân mỗi người đều sống, suy nghĩ,
hành động theo sự chi phối của Vọng Tâm, còn Chân Tâm vẫn tồn tại song song
nhưng lại không tác động gì đến hành vi, tư duy, nhận thức của chúng ta cả. Điều
này vì đã có vô số kiếp chúng ta đã sống, và tạo nên và lưu trữ rất nhiều nghiệp.
Các nghiệp thức này ẩn chứa trong phần Vọng Tâm, nên sự mê mờ từ Vọng tâm
ngày càng lớn, và che lấp Chân Tâm, rồi làm chủ hành động, ý nghĩ, nhận thức
của mỗi người.
Thậm chí chúng ta còn không biết đến mình có một Chân Tâm, hay nếu đã
biết từ kinh sách, nhưng chúng ta cũng chưa từng nhìn thấy “nó” như thế nào?
Tôi từng biết một vị sư rất nổi tiếng hiện nay, đã thú nhận với mọi người rằng,
ông chưa từng nhìn thấy Chân Tâm của mình, dù mọi người đã tôn như một vị
Phật sống (vì tế nhị tôi không nêu tên, các bạn có thể mở các clip truyền đạo trên
youtube, sẽ có duyên nghe được thôi).
LÝ DO 1: TẠI SAO CẦN MỞ SÁU CĂN

Khi tôi hành thiền Diệu Pháp, mở xong nhĩ căn, lần đầu tiên nhìn thấy
Chân Tâm của mình. Tôi không nhận ra vì bị đau và bối rối. Khi bình tĩnh hơn,
tôi bắt đầu thấy và cảm nhận được “nó”, trãi nghiệm, ghi nhớ, rồi giở sách Phật
học Phổ Thông, phần Đức Phật giải thích cho Anan về Chân Tâm, tôi có đủ thứ
tâm trạng và suy nghĩ: vui mừng, ngỡ ngàng, tin tưởng và hạnh phúc.
Ngỡ ngàng rồi vui mừng vì đã hiểu rõ điều trừu tượng trong bài kinh khi
Phật mô tả Chân Tâm: không trong, không ngoài, không hình tướng, không màu
sắc, không dính mắc, tịch tĩnh mà trùm khắp. Nhìn thấy rất rõ… Tôi thấy mình
hạnh phúc hơn vị sư kia, rồi hiểu ra lời Đức Phật giảng, Chân Tâm là có thật
trong mỗi con người. Đặc biệt tôi tin mình đã chọn đúng Pháp hành.
Vì sao chúng ta phải mở căn mới thấy được Chân Tâm của mình? Vì khi
mở căn mới có thể tiếp cận được phần bí ẩn bên trong của mỗi con người. Nếu
không thì con người mãi mãi không nhìn thấy hay nhận ra nó. Sáu căn không bít
với thế giới vật chất, nhưng đã bít cửa với phần thế giới tâm linh sâu thẳm bên
trong của mỗi chúng ta. Do đó cần phải mở sáu căn là vậy.

LÝ DO 2: MỞ CĂN LÀ NỀN TẢNG ĐỂ PHÁ CÁC THỨC, THOÁT


LUÂN HỒI

Phần tiếp theo của Kinh Lăng Nghiêm, Đức Phật chỉ ra nguồn gốc tạo nên
mê mờ, vô minh. Đó là dựa vào 6 căn, tới tiếp xúc với sáu trần, sinh ra sáu thức
tạo ra các phân biệt,vọng tưởng (chính Vọng Tâm). Thầy Võ Hoành Sơn rất nhiều
bài khai thị cho chúng ta biết, Tâm (Chân Tâm), và Thức (Vọng Tâm) mỗi người
dính liền nhau, Thức phân biệt và lôi kéo chúng ta luân hồi. Do đó cần phải tách
Tâm và Thức không còn dính liền nữa, thì chúng ta mới được giải thoát.
Mà Thức được sản sinh xuất phát từ sáu căn, khi tiếp xúc với sáu trần. Nên
muốn phá các Thức và tách Thức khỏi Tâm, thì phải dùng năng lượng Prana “tấn
công” từ ngoài vào, chính từ 6 căn, thì Prana đó mới có thể chạm đến các Thức,
từ con đường 6 căn. Càng thiền, Prana vào càng sâu các Nghiệp, Thức tiềm ẩn từ
vô thỉ kiếp trước chúng ta đã tạo ra, thì sẽ đạt đến mục tiêu cuối cùng: vừa phá
bớt các Thức, vừa tách các Thức ra khỏi Tâm. Lúc này, Tâm và Thức tách rời
hoàn toàn. Khi chúng ta mất thân Tứ Đại, Thức tan, chỉ còn Chân Tâm duy nhất,
đâu còn lôi kéo luân hồi nữa !
Đó là lý để các bạn thấy vì sao cần phải mở sáu căn là vậy. Nhưng hơn hết,
qua phân tích các bạn mới thấy cơ sở vận hành của Pháp thiền rất logic, rất đầy
đủ, nên nói Pháp thiền Diệu Pháp Liên Hoa là rốt ráo, là đưa bạn thoát khỏi luân
hồi, thực sự hợp lý thôi.
KẾT LUẬN

Còn nhiều vấn đề tôi cũng muốn nói thêm. Ví dụ như Pháp thiền mở sáu
căn bệnh hoạn, mê muội, điên khùng…???
Không chỉ thiền diệu Pháp, hầu hết các Pháp thiền đều mang lại sức khỏe
tốt cho con người, nên không thể mang lại bệnh hoạn. Còn điên khùng thì từ ngày
vào Pháp đến nay, tôi chưa thấy trường hợp nào như thế. Và càng không thể mê
muội mà ngược lại, càng thiền chúng ta càng tiến vê cuộc sống tỉnh thức, thì
không gieo gió sao ta lại phải gặt bão nhỉ?
Vài lời làm rõ, mong mang lại sự thỏa mãn cho mọi người.
Chúc các bạn thành tựu.
Vo Hoa

Chào quý bạn đồng tu,


Các bạn và tôi đang thực hành pháp Thiền Diệu Pháp Liên Hoa, cốt lõi là
ngồi thiền trụ vào đỉnh đầu để thu hút nguồn năng lượng Prana, giúp khai mở các
căn như thầy Võ Hòanh Sơn hướng dẫn. Nguồn năng lượng Prana này có nhiều
tài liệu ca ngợi về sự hữu ích và đã được thầy giải thích cặn kẽ.
Bài viết này tôi xin chia sẻ những lợi ích và công dụng chữa bệnh, mà tôi
và những người thân trong gia đình trực nhận khi thực hành pháp Thiền này.

BỆNH KHÓ TRỊ

Người già bệnh rất nhiều. Mẹ tôi trước khi đến với Pháp thiền đã trải qua
rất nhiều bệnh như TIỂU ĐƯỜNG, ĐAU LƯNG, RỐI LỌAN TIỀN ĐÌNH, CAO
HUYẾT ÁP, MỠ TRONG MÁU. Mẹ thuờng xuyên vào viện, uống thuốc quanh
năm, đeo đai lưng cả ngày, và mệt mỏi, cáu gắt do bệnh tật mang lại. Vì tiểu
đường nên mẹ phải ăn uống kiêng khem rất vất vả.
Từ ngày thực hành pháp thiền, lượng đường trong máu ổn định dù bây giờ
ăn uống thỏai mái, không còn kiêng khem như trước. Còn lưng giảm đau nhiều,
đã bỏ hẳn chiếc đai rắc rối nên đi đâu cũng thấy nhẹ nhõm. Còn huyết áp cũng ổn
như mức đường, không còn phải uống thuốc mỗi ngày để bình ổn. Và vui mừng
nhất là dứt hẳn chứng rối lọan tiền đình đau khổ đó, vì mỗi khi thiền xong mẹ ngủ
rất ngon, không còn cảnh thức đêm, dậy sớm như những người già khác. Những
ai đau khổ về các căn bệnh này sẽ rất thấu hiểu.
Bây giờ sức khỏe rất tốt, mẹ tôi không còn tới lui bệnh viện, không uống
một viên thuốc nào cả năm nay, da dẻ trở nên hồng hào, tươi tắn, tâm trạng lúc
nào cũng vui vẻ, thỏai mái. Bạn bè ai cũng ngưỡng mộ, ngợi khen. Đặc biệt, mẹ
chồng tôi một lần đến thăm, cũng ngạc nhiên về sự thay đổi của mẹ, nên hỏi
thăm. Thế là mẹ tôi bày cách ngồi thiền. Ngừơi già nào cũng mong muốn khỏe
nên về thiền ngay. Sức khỏe tiến bộ khiến ba chồng tôi cũng bắt chước theo học
thiền.
Em trai tôi cũng bị tiểu đường, mới thực hành thiền hơn một tuần mà khi
đo thử đã thấy lượng đường tụt xuống còn trong mức cho phép. Cả nhà ai cũng
vui mừng.
BỆNH THÔNG THƯỜNG

Prana ngòai tác dụng chữa các bệnh khó, kể cả các bệnh thông thường cũng
có tác dụng tuyệt vời. Ông xã tôi cũng bị chứng đau thần kinh tọa, thỉnh thỏang
phải đi châm cứu và không làm được việc nặng. Từ ngày thực hành Thiền, sau
khi khai thông sáu căn, nguồn năng lượng vào dồi dào thì anh ấy “sáng tạo” cách
điều trị cho mình bằng cách, tập trung chú ý vào điểm đau, dồn năng lượng vào
đó và điểm đối xứng của nó, sau đó có một luồng khí nổi lên gây đau khá nhiều,
phải cắn răng chịu đựng đến khi luồng khí tan rã giống như mở căn, từ đó cơn
đau thần kinh tọa mất hẳn, chứng đau lưng kinh niên cũng tiêu mất.
Anh ấy thường bày tôi cách điều trị cho bản thân khi có bất cứ trở ngại nào
của cơ thể. Thế là tôi khá “lạm dụng”’ nguồn khí tiên này. Mỗi khi ngồi nhiều,
đau lưng, tập trung vào đỉnh đầu cho năng lượng vào nhiều, sau đó tập trung năng
lượng vào chỗ đau, một dòng khí mát mẻ xóay vào đó làm tôi thấy dễ chịu và hết
đau. Prana có tác dụng giảm đau tuyệt lắm.
Một lần tôi bị té xe bong gân, phải bó thuốc. Đau nhức khiến tôi không ngủ
được, thế là tôi tập trung đỉnh đầu cho năng lượng vào đủ, rồi tập trung vào điểm
đau ở chân. Thật kỳ diệu, luồng khí mát mẻ làm giảm cơn đau nhanh chóng, tôi
ngủ ngon đến sáng. Rất lạ là mỗi ngày tập trung điểm đau bong gân đó, chỉ ba
ngày là tôi khỏi hẳn, đi đứng bình thường như chưa từng bị thương. Vào cơ quan
đồng nghiệp hỏi thăm làm tôi cảm thấy ái ngại, nhưng không biết phải giải thích
ra sao. Vừa buồn cười vừa thích thú vì phát hiện được tác dụng mới này!

CÔNG DỤNG KHÁC


Tôi có sức khỏe khá tốt nên không cảm nhận tính chữa bệnh của dòng khí
tiên Prana, nên tôi cũng không có kinh nghiệm nhiều. Phải đến khi mẹ tôi, chồng
tôi thực hành thiền mới chia sẻ lại. Nhưng bản thân tôi thường “lạm dụng” Prana
vào những chuyện lặt vặt, các bạn đừng cười, mà có thể áp dụng được đấy. Đó là
cách sưởi ấm cho con trai bé bỏng 4 tuổi của tôi.
Một lần đi chơi khu thương mại, bé trúng gió mặt mày tái xanh và ói nữa.
Thói quen người Việt là phải tìm dầu cạo gió. Trong thời gian chờ con trai lớn
của tôi xúông siêu thị tầng dưới mua dầu, tôi hai úp bàn tay của tôi vào ngực và
lưng bé, sau đó tập trung năng lượng đỉnh đầu rồi dồn vào hai tay, nguồn năng
lượng của tôi rất ấm chuyền vào bé. Chừng một phút người bé ấm ngay, tôi tiếp
tục di chuyển sang những điểm còn lạnh khác và truyền năng lượng. Bé ấm áp,
hồng hào, linh họat chạy đi chơi ngay trước sự ngạc nhiên của anh trai bé, khi
mua xong chai dầu mang lên. Từ đó bé còn lạm dụng năng lượng hơn cả tôi, hễ
trời hơi lạnh là bắt mẹ "truyền năng lượng". Và tôi áp dụng mỗi khi bé lạnh, ăn
không tiêu, đau bụng, khó chịu trong người… Lần nào cũng hiệu quả.

LỜI KẾT
HƯỚNG DẪN BẰNG HÌNH ẢNH
PHÁP THIỀN DIỆU PHÁP LIÊN HOA

Bài 1: Khai thông nguồn năng lượng Prana

Kiểu ngồi: kiết già, bán già, ngồi trên ghế... sao cũng được.
Phương pháp: tập trung chú ý một điểm trên đỉnh đầu, niệm chú hay danh
hiệu Phật để tăng sự tập trung.
Thời gian ngồi thiền: từ 1 giờ trở lên
Diễn biến: cảm nhận được nguồn năng lượng chạy từ đỉnh đầu xuống trong
những ngày đầu. Có thể có hiện tượng rung lắc cơ thể khi nguồn năng lượng lưu
thông vào các huyệt đạo. Vùng đầu có cảm giác đau.
Lưu ý:
1/Tư thế ngồi kiết già, bán già giúp chúng ta ngồi vững hơn. Nếu có tê chân
có thể đổi tư thế, quan trọng là thời gian ngồi thiền chứ không phải hình thức.
2/ Chọn câu chú trong các kinh Phật mà quý vị không hiểu ý nghĩa sẽ tốt
hơn.

Bài 2: MỞ NHĨ CĂN

Phương pháp: Ban đầu tập trung chú ý một điểm trên đỉnh đầu (vẫn niệm
chú hay danh hiệu Phật) để khai mở nguồn năng lượng Prana. Khi nguồn năng
lượng chảy vào cơ thể dồi dào sẽ có dấu hiệu nhột hoặc ngứa ở lỗ tai như có kiến
bò vào (thậm chí có thể thấy đau hoặc buốt), nếu tĩnh tâm có thể nghe âm thanh re
re (như tiếng dế hay tiếng máy móc, tiếng micro… tuỳ mỗi người cảm nhận), lúc
này chuyển sự tập trung xuống tai bằng cách: tưởng tượng một đường nối giữa
hai tai, dùng lực (tưởng tượng) kéo 2 đầu từ hai bên lỗ tai vào điểm giữa cho đến
khi 2 điểm nào chạm nhau và thông với nhau (xem hình bên trái).
Diễn biến: có thể xảy ra sự đau nhức 1 hoặc cả 2 bên tai, có thể nghe tiếng
ù ù như tiếng gió thập thò chảy vào tai, cố gắng kéo vào điểm giữa. Có thể cảm
nhận như tia điện từ hai đầu lỗ tai chạy vào, mỗi người sẽ có cảm nhận khác
nhau. Rồi có hiện tượng đau nhức hoặc căng cơ ở phía sau ót (xem hình bên
phải), như vậy phải cố gắng trung và chịu đựng cơn đau cho tới khi cơn đau tan
dần ….
Thời gian ngồi thiền: không tính theo thời gian nữa mà ca thiền phải cố
gắng kéo dài cho tới khi cơn đau sau ót tan rã thì mới kết thúc ca thiền.
Lưu ý:
1/ Việc mở nhĩ căn quan trọng vì đó mà mối gút chính để mở các căn còn
lại. Khi mở nhĩ căn thành công nên mở đi mở lại vài lần rồi mới chuyển sang mở
căn khác.

2/ Mỗi người sẽ cảm nhận diễn biến quá trình mở nhĩ căn có thể hơi khác
nhau, có người đau nhiều, có người đau ít, có người nghe tiếng nổ lớn bên tai…
(nhưng phải có cơn đau sau ót mới đúng).
3/ Khi nhĩ căn thông, sự tan rã cơn đau sẽ dẫn đến sự tan rã sắc thân (cảm
nhận cơ thể không còn), quý vị đừng mong đợi có thể nghe thông thiên khắp tam
giới mà chỉ là chứng nhận được sự tan rã sắc thân. Có thể kiểm nghiệm lại điều
này trong kinh Lăng Nghiêm để nhận biết chân tâm.
4/ Tuỳ mỗi người có thể thấy hình ảnh trong quá trình thiền, quan trọng là
không nên tập trung chú ý vào cảnh mà chỉ tập trung theo hướng dẫn ở trên, mọi
cảnh sẽ tan mất
Bài 3: MỞ THIỆT CĂN

Phương pháp: Ban đầu tập trung chú ý một điểm trên đỉnh đầu (vẫn niệm
chú hay danh hiệu Phật) để khai mở nguồn năng lượng Prana. Khi nguồn năng
lượng chảy vào cơ thể dồi dào chuyển sự tập trung vào vùng lưỡi, răng, miệng
(xem hình bên trái).
Diễn biến: cơ thể có sự căng cơ và đau vùng hàm, có cảm giác một lực kéo
hai hàm răng lại với nhau, còn vùng lưỡi có cảm giác tê. Cũng giống như mở nhĩ
căn, có hiện tượng đau nhức hoặc căng cơ ở phía sau ót (xem hình bên phải), như
vậy phải cố gắng trung và chịu đựng cơn đau cho tới khi cơn đau tan dần ….
Lưu ý:
1/ Khi thiền mở căn cơ thể thường bị đau, nếu sức khoẻ không chịu đựng
nổi thì có thể tạm ngưng rồi hôm sau thiền tiếp, như vậy tiến trình mở căn nhanh
chậm sẽ tuỳ căn cơ, sức khoẻ và khả năng chịu đau của mỗi người.
2/ Mở xong thành công một căn nên mở đi mở lại vài lần rồi chuyển sang
mở căn khác. Lần mở đầu tiên sẽ đau nhiều hơn những lần sau. Khi 6 căn mở hết,
vượt qua phẩm Phổ Hiền để mở 6 căn cùng lúc thì việc mở căn từ lúc đó trở đi rất
nhẹ nhàng, thoải mái, không đau nhức nữa, quý vị hãy yên tâm hành thiền, đừng
nản và đừng sợ.
3/ Khi mở xong thiệt căn, có người thấy hình ảnh trong lúc tan rã, có người
cảm nhận hương vị trong miệng, có người không nhận thấy gì cả từ hình ảnh tới
hương vị… không cần lo lắng hay mong đợi điều này.
Bài 4: MỞ NHÃN CĂN

Phương pháp: Ban đầu tập trung chú ý một điểm trên đỉnh đầu (vẫn niệm
chú hay danh hiệu Phật) để khai mở nguồn năng lượng Prana. Khi nguồn năng
lượng chảy vào cơ thể dồi dào chuyển sự tập trung vào hai mắt (như hình bên
trái).
Diễn biến: Cũng giống như mở nhĩ căn, có hiện tượng đau nhức hoặc căng
cơ ở phía sau ót (xem hình bên phải), như vậy phải cố gắng trung và chịu đựng
cơn đau cho tới khi cơn đau tan dần ….
Lưu ý: Vì đã mở được hai căn nên quý vị sẽ thấy đơn giản khi mở nhãn
căn.
Bài 5: MỞ Ý CĂN

Phương pháp: tập trung chú ý ở phần giữa trán, tưởng tượng một vòng
tròn quanh đầu như vòng kim cô, cố gắng kéo vòng tròn này vào điểm giữa phía
trong đầu (xem hình vẽ), vẫn niệm chú hay danh hiệu Phật nếu còn nghĩ lung
tung.
Diễn biến: Không có cơn đau sau ót như mở nhĩ căn mà cơn đau xuất hiện
ở vùng trán, quanh lông mày, có thể rất đau, cố gắng chịu đựng cho đến khi cơn
đau tan rã.
Lưu ý: Vùng tô màu vàng trong hình vẽ là vùng quý vị sẽ cảm nhận cơn
đau.

Bài 6: MỞ TỈ CĂN

Phương pháp: tập trung chú ý một điểm giữa của sóng mũi, dùng lực
(tưởng tượng) để kéo hai đầu về điểm trụ (điểm màu đỏ như trong hình vẽ), vẫn
niệm chú hay danh hiệu Phật nếu còn nghĩ lung tung.

Diễn biến: Không có cơn đau sau ót như mở nhĩ căn mà cơn đau xuất hiện
ở toàn bộ vùng mũi.
Bài 7: MỞ XÚC CĂN

Phương pháp: Ban đầu tập trung chú ý vào toàn bộ vùng mặt cho đến khi
tan rã (xem hình bên trái). Sau đó tập trung chú ý vào toàn bộ phần sau cho đến
khi tan rã (xem hình bên phải).

Diễn biến: Sẽ cảm nhận như có kiến bò rần rần khắp vùng đang tập trung.
Có thể nghe tiếng nổ lốp bốp rất nhỏ, rồi cảm nhận sự tan rã sắc thân.
Bài 8: VƯỢT QUA PHẨM DƯỢC VƯƠNG BỒ TÁT VÀ MỞ CON MẮT
THỨ BA

Phương pháp:

1 . Thực hành phẩm Dược Vương Bồ Tát Bổn Sự: sau khi mở xong căn cuối cùng
(xúc căn), quý vị phải mở lại từng căn quay vòng từ nhĩ căn -> thiệt căn -> nhãn
căn -> tỉ căn -> ý căn -> xúc căn rồi trở lại nhĩ căn -> thiệt căn… và thực hành tự
do, mỗi buổi thiền có thể mở một hoặc hai căn tuỳ sức khoẻ.

2. Mở con mắt thứ ba: Tập trung sự chú ý vào điểm giữa hai đầu chân mày, có thể
niệm chú hoặc câu hiệu Phật, nếu độ tập trung đã tốt thì rời bỏ luôn, chỉ giữ sự tập
trung và sự trống rỗng của đầu óc, quan sát cảm nhận những gì diễn ra trong khi
thiền.

Diễn biến:

1/ Khi thực hành phẩm Dược Vương Bồ Tát Bổn Sự: Thông thường vừa mở
xong căn cuối (xúc căn) có thể bắt đầu cảm nhận thấy sự đau nhức của hai tay.
Tuỳ mỗi người tình trạng này có thể kéo dài vài buổi đến cả tháng. Đó là dấu hiệu
cho thấy quý vị đang trải qua phẩm này. Cũng tuỳ mỗi người mà sự đau nhức
nhiều ít cũng không giống nhau: có người cảm thấy nhức nhẹ thoáng qua, nhưng
cũng có người giở tay lên không nổi. Cứ bình tĩnh thiền siêng năng mỗi ngày cho
đến khi sự đau nhức không còn mới tiến hành chuyển sang mở con mắt thứ ba.

2/ Khi mở con mắt thứ ba: thời gian đầu sẽ thấy nhiều hình ảnh hay cảnh giới
khác nhau, có thể thấy nhiều luồng ánh sáng xoay chuyển tại điểm tập trung, cứ
bình tĩnh thiền cho đến khi cảm nhận sự tan rã sắc thân. Có thể xuất hiện cơn đau
sau ót, giống như lúc mở nhĩ căn, thiệt căn và nhãn căn. Thời gian mở mắt thứ ba
lâu hay mau cũng tuỳ căn cơ mỗi người, có người chỉ thiền một lần đã mở được
nhưng có người mất rất nhiều buổi. Hãy kiên nhẫn thực hành để nhận được kết
quả tuyệt vời.

Lưu ý: vị trí con mắt thứ ba có thể nằm cao hơn so với vị trí trong hình vẽ, tuỳ
duyên người mở mà cảm nhận được.
Bài 9: MỞ TOÀN BỘ SÁU CĂN CÙNG MỘT LÚC 
(Phẩm Phổ Hiền Bồ Tát Khuyến Phát)

Điều kiện: phải vượt qua phẩm Dược Vương Bồ Tát Bổn Sự, thì mới thực hành
bài này (Xem bài 8).

Phương pháp: tưởng tượng bên trong, từ giữa đỉnh đầu xuống giữa lưỡi một
đường thẳng xuống (đường màu vàng), rồi dùng lực kéo vào điểm giữa (điểm
màu đỏ trong hình vẽ).

Diễn biến: Sẽ cảm nhận một dòng khí từ trên xuống qua các căn, chuyển động
xoáy xuống. Sau một lúc đường chuyển động đó mở rộng toàn đầu và quý vị cảm
nhận sự tan rã sắc thân.

Lưu ý:

1. Khi mở 6 căn cùng lúc có thể cảm nhận sự tan rã sắc thân từng phần như lột bẹ
chuối, cũng tuỳ căn duyên của mỗi người.
2. Khi thực hành thành công phẩm cuối cùng, sau đó quý vị có thể thiền tự do tuỳ
thích và chuyển sang giai đoạn tu tâm.

You might also like