You are on page 1of 9

2.1.

Cư trần lạc đạo (trích Cư trần lạc đạo phú)


Phiên âm Hán Việt

Cư trần lạc đạo thả tuỳ duyên,


Cơ tắc xan hề khốn tắc miên.
Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch,

Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.


Dịch nghĩa
Sống giữa phàm trần, hãy tuỳ duyên mà vui với đạo
Đói thì ăn, mệt thì ngủ
Trong nhà sẵn của báu, đừng tìm đâu khác
Đối diện với mọi cảnh giới mà vẫn vô tâm, thì cần chi hỏi thiền nữa.
Nguồn: Thơ văn Lý Trần (tập II), NXB Khoa học xã hội, 1988
Dịch thơ
Kệ rằng:
Sống đời vui đạo hãy tùy duyên
Hễ đói thì ăn, mệt ngủ liền.
Trong nhà có của, đừng tìm nữa
Nhìn cảnh, vô tâm, hỏi chi thiền
(Nguyễn Hữu Vinh dịch)
1. Hãy nên sống hòa mình với đời, không câu chấp;
2. Hành động tùy duyên, tức là làm việc cần làm, đúng lúc phải làm và
không trái quy luật tự nhiên;
3. Tự tin vào mình, trở về khơi dậy tiềm lực của chính mình, không tìm
cầu tha
lực;
4. Không nô lệ vào bất cứ cái gì, dù Thiền hay Phật”.
diện mạo của triết học Phật giáo Việt Nam - triết học nhập thế.bốn câu kệ, ta có triết lý
nhập thế tích cực.
“Cư trần lạc đạo thả tuỳ duyên”
“Cư trần” - Sống trong cõi đời, Trần Nhân Tông đã thừa nhận sự tồn tại của huyễn
thân. Cõi trần là một giả cảnh, chỉ là một chặng đường trong luân hồi, nhưng lại là một
giai đoạn không thể bỏ qua, chính là giai đoạn để giác ngộ chân lý.
“Lạc” ở đây là niết bàn tại thế, là niềm vui, pháp lạc, hạnh phúc chân thật, xuất phát
từ nội tâ. “Lạc đạo” chính là cảnh giới cao nhất của tu đạo.
tùy duyên là phải bất biến.
Cư trần lạc đạo là là một phương châm sống, của bậc trượng phu đã thật sống và
thấm hiểu luận đề nổi tiếng: “Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác” của ngài
Huệ Năng.không mắc vướng thế tục, chứ không phải chán đời, trốn tránh cuộc đời.
Trên phương diện chân đế, đạo và đời tuy khác nhau nhưng cốt tủy chỉ là một, đều
tựa một lý tính nhất như, bình đẳng. Nhưng trên bình diện tục đế, đạo là đạo, đời là
đời mặc dầu khoảng cách giữa đời và đạo là không thể phân cắt. Đạo cần đến đời để
duy trì, Đời cần đến đạo để có thêm sức sống
Tinh thần tùy duyên này hết sức giản dị nhưng đã gói trọn cái tinh yếu của đạo
Phật.ùy duyên ở đây không phải là tùy duyên phi đạo lý hay một nếp sống phóng túng,
thả nổi như lục bình trôi sông mà là tùy duyên bất biến, là sự tĩnh thức để tắm mát
trong dòng chảy hiện sinh. Đó là con đường cư trần lạc đạo hay chìa khoá mở cánh
cửa vào cuộc sống hạnh phúc, an lạc.
“Cơ tắc xan hề khốn tắc miên”
Đói cứ ăn đi, mệt ngủ liền: “Có thực mới vực được đạo”. Đói và ngủ là việc làm
bình thường hàng ngày, từ đó thể hiện rằng đạo không phải là điều gì đó xa lạ
Ở khía cạnh khác, bản chất của Phật giáo khi mới được phật Thích Ca Mâu Ni
khai truyền không có giới luật cấm ăn thị không có quan niệm quá gắt gao về chuyện
ăn chay hay mặn, ăn thịt hay rau. Tư tưởng của TNT cũng tương đồng với của Phật
giáo nguyên thủy:ăn là ăn, ngủ là ngủ, không mang theo bất cứ tâm lý hưởng thụ hay
dò xét, miễn sao duy trì cuộc sống tu luyện bình thường).
tâm bình thường, an tĩnh chính là đạo.“Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch”
hai câu kệ đầu, làm rõ ý nghĩa quan trọng của việc tu đạo câu kệ thứ ba, ông chỉ ra ý
nghĩa của tâm thanh tịnh, đó chính là của báu mà ai cũng có.
Tính hồn nhiên, rỗng lặng trong sáng còn được gọi là (Chân Tâm, Phật Tính, bản lai
diện mục hay Giác Tính...) tự nó không sinh, không diệt, không thường, không đoạn,
không hữu, không vô, không đến, không đi ... vốn đã có sẳn nơi mỗi người. Nhưng vì
vô minh ái dục, phiền não tham sân si che nên mới chạy đông chạy tây tìm kiếm.
Phật giáo Đại thừa Thiền tông quan niệm rằng, tất cả mọi chúng sinh vốn có sẵn
Phật tính thanh tịnh tròn đầy, sáng suốt. Do vô minh si mê che lấp Chân tâm sáng
suốt, Phật tính thường hằng nên chúng ta mới theo nghiệp tạo ác, làm tổn hại chúng
sinh, phải theo quả báo đó mà luân hồi trong sáu nẻo, chịu khổ vô cùng. Chỉ cần tịnh
tâm tu tập thiền định, trừ bỏ tham sân si, loại sạch vọng tưởng điên đảo thì Phật tính
hiển lộ, diệu dụng của tuệ giác chiếu soi vô cùng vô tận. Phật tính có sẵn trong mỗi
chúng sinh chính là nguồn hy vọng vô biên, là cơ sở của tinh thần bình đẳng tuyệt đối,
vì Phật tính của Phật và chúng sinh không khác.

“Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền”


Người đối trước trần cảnh mà tâm bất động, không xao động, không bị nhiễm. Ở
cảnh trần gian có thất tình lục dục: hỉ, nộ, ái, ố, ai, ưu, lạc; trước những cảnh giới của
cuộc đời, những tham dục của trần gian mà tâm không bị dao động, không dính mắc.
Đó chính là Thiền.
Đối với Phật tử tại gia thì trong nhà, trong đạo tràng là môi trường rất tốt để mình
rèn giũa thân tâm.
Mỗi người đều có Phật tính, như trong nhà ai cũng có của báu.Giáo phái Thiền chủ
trương dùng tâm mà truyền tâm:
Phật tại tâm - Tâm tức Phật - Phật tức Tâm.
Phải chăng tinh thần tự tin ở chính mình, phát huy năng lực của chính mình, không
ỷ lại, không nương dựa, không tìm cầu bất cứ thứ gì từ bên ngoài của người đứng đầu
đất nước như Trần Nhân Tông đã thúc đẩy tinh thần tự lực tự cường, góp phần viết
nên những trang sử vàng chói lọi cho dân tộc Việt Nam thời Trần.
Chữ “lạc” ở đây so với chữ “vui” thì cao hơn một bậc. Lạc đạo là hạnh phúc trong
tu hành, mà cảnh giới cao nhất của hạnh phúc trong tu hành là Niết-bàn, không còn bất
kỳ cảm xúc vui buồn nào có thể tác động đến được.
2.5. Đắc thú lâm tuyền thành đạo
Phiên âm:
Cảnh tịch an cư tự tại tâm,
Lương phong xuy đệ nhập tùng âm.
Thiền sàng thọ hạ nhất kinh quyển,
Lưỡng tự thanh nhàn thắng vạn câm (kim).

Cảnh lặng, sống yên, lòng tự tại,


Gió mát thổi đến dưới bóng cây thông.
Giường thiền ở dưới gốc cây, kinh một quyển,
Hai chữ thanh nhàn quý hơn vạn nén vàng.

Sống yên giữa cảnh lặng lòng không,


Gió mát hiu hiu lọt bóng thông.
Dưới gốc, giường thiền, kinh một quyển,
Thanh nhàn hai chữ, đáng muôn đồng.

Ở phần phân tích này, nhóm đã lựa chọn bốn câu kệ cuối được viết bằng chữ Hán
trong bài phú chữ Nôm Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca Với tựa đề “Đắc thú lâm tuyền
thành đạo ca” đã cho ta thấy được tâm trạng Ngài đối với sự tu hành là khi Ngài xuất
gia, ở trên núi rừng, được niềm vui ngộ đạo nên làm bài ca này. Thú là đến, lâm là
rừng, tuyền là suối, tức là lên được trên núi, rừng, suối tu rồi thành đạo nên làm bài ca
này.
nếu chỉ học bài Cư trần lạc đạo phú, ta thấy dường như Ngài chỉ khuyến khích
người tu tại gia. Có học bài này ta mới thấy rõ với tư cách người xuất gia, đạt đạo,
Ngài khuyên dạy hàng tu sĩ với ý chí xuất trần phải tu hành như thế nào mới đạt được
kết quả mỹ mãn. Hai là, ở Trung Hoa có gia đình ông Bàng Long Uẩn tu hành ngộ
đạo, nhưng suốt đời chỉ giữ hình thức cư sĩ thôi, nên không thể truyền bá Phật pháp
cho ai. Ở Việt Nam có Tuệ Trung Thượng Sĩ cũng ngộ đạo và chỉ ứng dụng Phật pháp
trong phạm vi của người cư sĩ. Đến vua Trần Nhân Tông thấy đạo từ thuở bé, đến khi
làm Thái thượng hoàng Ngài làm việc một buổi, để ra một buổi nghiên cứu kinh điển,
thấu suốt được lý thiền nên mới có bài Cư Trần Lạc Đạo Phú. Song nhận thấy nếu giữ
tư cách cư sĩ tự lợi cho mình và những người thân chung quanh, mà không lợi cho sự
truyền bá chánh pháp, nên Ngài quyết định xuất gia. Hơn nữa có đi sâu trong đạo mới
biết, Với Trần Nhân Tông tu thiền là trở về chính mình để nhận rõ ai ai cũng sẵn có
cái chân thật. Nhưng chỉ vì người ta mê lầm nên chạy theo cái giả mà quên đi cái thật.
Một khi nhận ra cái thật rồi, không còn mê lầm nữa, Chúng ta sẽ yên lòng ngồi tu mà
không có gì thắc mắc và không cần phải tìm kiếm nơi đâu. Ở đây, Ngài Nhân Tông
thấy rõ điều này nên mới quyết tâm vào núi rừng, ở một mình trong cảnh cô quạnh để
sống với lẽ thật mà Ngài đã thấy. Khi sống được hoàn toàn với lẽ thật ấy rồi, Ngài vui
mừng nên mới có bài ca Thành Đạo. Như vậy ta thấy con đường truyền bá Phật pháp
của Ngài lúc đầu giới hạn nơi bản thân và gia đình. Nhưng sau khi đi tu, đạt đạo rồi
Ngài truyền bá Phật pháp khắp nhân gian, đem đạo lý truyền cho tất cả mọi người. Ý
nghĩa siêu thoát là ở chỗ đó.
Câu đầu đã mở ra ý thơ: “Cảnh tịch an cư tự tại tâm” có nghĩa là người tu yên ở
trong cảnh lặng lẽ, tâm rất tự tại là tiền đề, khai ý của bài thơ. Đã thể hiện quan niệm
của Trần Nhân Tông về cách sống, lối sống và lý tưởng sống ở đời đó là: muốn sống
yên ả, tĩnh tại, muốn tận hưởng sự bình yên thì đâu cần phải tìm ở đâu xa xôi mà điều
đó là tự tại chính tâm mình.
“Lương phong xuy đệ nhập tùng âm”, trong đó “Lương phong” là gió mát, “xuy
đệ” là thổi qua, “nhập tùng âm” là vào bóng của cây tùng. Khi chúng ta ở trong cảnh
an tịnh, tâm tự tại rồi thì nghe gió mát thổi vào bóng cây tùng.
Đến câu “Thiền sành thụ hạ nhất kinh quyển”, có thể nói đây là câu thơ đắt nhất
trong bài. Dưới gốc giường Thiền, kinh một quyển... một cảnh sống thiền tịnh, thanh
nhàn, tự do, tự tại đáng ngưỡng mộ. Một lối sống an nhàn cùng Thiền, cùng kinh qua
cách nhìn của Phật hoàng không hề nhàm chán ngược lại mang đầy thi vị.
“Lưỡng tự thanh nhàn thắng vạn câm (kim)”: Hai chữ thanh nhàn quý hơn vạn nén
vàng... “Thanh nhàn” hai chữ nghe tưởng như thật dễ, thế nhưng để có thể đạt đến sự
“thanh nhàn” ấy là không hề đơn giản.
Tuy ngồi thiền trong am cỏ Ngọa Vân trên đỉnh núi Yên Tử, Trần Nhân Tông đã
dùng hào quang định lực của mình mà quán chiếu trong, ngoài, trên dưới, mọi sự với
Ngài đều thông tỏ. Trên đỉnh núi Yên Sơn, cách biệt với kinh kỳ. Vua Phật Nhân Tông
vẫn rõ được triều chính, nhiều lần về triều khuyên bảo vua Anh Tông tu dưỡng tâm
tính, kìm bớt lòng dục, xa rời tửu sắc, gìn giữ chân tâm… xứng đáng trở thành bậc
quân vương tôn kính. Ngài còn biết rõ được biên cương phương bắc, phương tây và
phương nam, có được những quyết sách lớn lao và đúng đắn nhằm gìn giữ tình bang
giao giữa các nước láng giềng và Đại Việt, giữ vững, nền an ninh chính trị nước nhà.
Ở Yên Tử, Ngài hoàn thiện hệ thống giáo lý của Pháp phái Trúc Lâm Giáo lý,
Trúc Lâm đã trở thành nền tảng tư tưởng và đạo đức của thời đại hoàng kim triều
Trần, giai đoạn phật giáo là Quốc giáo. Cho nên, việc từ bỏ ngôi vua vào núi để tu
hành của Vua Trần Nhân Tông tưởng chừng xuất thế, nhưng đích thực lại nhập thế
tích cực.
Trần Nhân Tông là người đạt được quả chứng nên nhận thức được đời sống thực
tế, đó nên ngài cũng diệu dụng của một bậc thánh giả trong mỗi hoàn cảnh không
muốn làm khác đi mà vẫn cao siêu hơn người khi ngài nhận chân được báu vật “Chân
tâm” của chính mình, thì cuộc sống được tự tại, giữa vô thường vẫn thấy cái chân
thường, giữa đau khổ của cõi đời mà mình vẫn an lạc, giữa những sự bận rộn lo toan
của cuộc đời mà được thảnh thơi nhàn nhã, diệu dụng phương tiện thiện xảo cứu đời,
cứu người mà không dính mắc, thật là tuyệt vời, là sự thành tựu cao nhất, vinh quang
nhất của mỗi kiếp nhân sinh

2.3. Thiên trường vãn vọng


Phiên âm:
Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên,
Bán vô bán hữu tịch dương biên.
Mục đồng địch lí quy ngưu tận,
Bạch lộ song song phi hạ điền.
Dịch nghĩa:
Trước thôn, sau thôn, khí trời mờ nhạt như khói,
Bóng chiều tà nửa không, nửa có.
Trẻ chăn trâu thổi sáo dẫn trâu về hết,
Từng hàng cò trắng bay xuống ruộng.
(Ngắm cảnh chiều ở Thiên trường) [3, tr.464-465]
Dịch thơ:
Trước xóm sau thôn tựa bóng lồng,
Bóng chiều man mác có dường không.
Mục đồng sáo vẳng trâu về hết,
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.
(Ngô Tất Tố dịch)
gửi gắm tình yêu sâu sắc của mình đối với đất nước. Từ lâu, vốn được mệnh danh là
một vị vua giàu lòng bác ái, nhân từ, luôn hết sức, hết mình vì dân, vì nước đồng thời
ông còn được sinh ra và lớn lên trong thời kì lịch sử bi tráng, hào hùng của dân tộc,
thế cho nên Trần Nhân Tông càng gắn bó, yêu mến quê hương, đất nước hơn bao giờ
hết.
Hai câu thơ đầu nói về cảnh sắc thiên nhiên thanh bình, yên ả ở phủ Thiên
Trường:
Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên,
Bán vô bán hữu tịch dương biên.
(Phiên âm)
Trước xóm sau thôn tựa bóng lồng,
Bóng chiều man mác có dường không.
(Dịch thơ)
Hai câu thơ tiếp theo thể hiện sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người, giữa cảnh
sắc và tâm hồn:
Mục đồng địch lí quy ngưu tận, Bạch
lộ song song phi hạ điền.
(Phiên âm)
Mục đồng sáo vẳng trâu về hết,
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.
(Dịch thơ)
Cũng xuất phát từ góc nhìn trên cao, vào cái khoảng khắc giao nhau giữa sắc trời
chiều và đêm tối, không gian, cảnh sắc bên ngoài nửa hư nửa thực, tuy có mà như
không,Ảo cảnh hóa dần, mông lung, mơ hồ, gợi lên nét đẹp tĩnh mịch, lặng lẽ mà bình
yên nơi thôn dã, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người, làm tịnh lại những ồn ào,
bồn bề, rối ren trong tâm hồn, đó cũng chính là tính thiền vị trong thơ Trần Nhân
Tông. Trên nền không gian êm đềm, lửng lờ ấy là sự xuất hiện của một nét chấm phá,
hình ảnh những đứa trẻ “mục đồng” ngồi vắt vẻo, thong dong trên lưng trâu thổi sáo,
trâu ngoan ngoãn theo tiếng sáo chậm rãi bước từng bước về nhà.Cái tinh diệu của câu
thơ ở chỗ, nếu như tiếp cận câu thơ trong mối tương quan với cảm hứng Thiền thì câu
thơ lại mang một ý vị khác. Hình ảnh con trâu trong thơ Thiền xưa nay đã gắn liền với
một điển cố trong Thiền học. Điển cố này nói đến cái “chân tâm” trong mỗi con
người. Theo Cảnh Đức Truyền đăng lục – một tác phẩm lịch sử sử cổ nhất của Thiền
Tông Trung Quốc: Một hôm Động Sơn hỏi hoà thượng Long Sơn rằng: “Hoà thượng
lấy đạo lí gì mà trụ trì ở đây ?” Long Sơn đáp “Ta chỉ thấy hai con trâu bùn đánh nhau
rồi chạy xuống bể. Từ bấy đến nay vẫn không thấy tin tức gì”. Qua đó, ta thấy ngụ ý
của điển cố này là chỉ rõ bên trong mỗi người đều có “chân tâm” nhưng vì lầm đường
lạc lối mà nhiều người đã để đánh mất nó và mãi không thể tìm lại được.

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN


4.1. Tinh thần thời đại Lý - Trần
Sau chiến thắng của Ngô Quyền trước quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng,
4.1.1. Tinh thần thời đại Lý - Trần mang tính độc lập, tự chủ sâu sắc
4.1.2. Tinh thần thời đại Lý – Trần mang tính phục hưng dân tộc
4.1.3. Tinh thần thời đại Lý – Trần mang tính khoan giản, an lạc, rộng mở và
dân chủ
4.2. Tư tưởng thời đại Lý – Trần
4.2.1. Tư tưởng văn hóa
4.2.2. Tư tưởng giáo dục
4.3. Bản chất văn học thời đại Lý - Trần
4.3.1. Văn học mang đậm chất dân tộc
4.3.2. Văn học mang đậm chất nhân văn

You might also like