You are on page 1of 55

Deadline các phần chủ nhật (23/10)

Riêng phần 1.2 + 1.3 là thứ 5 (20/10)

Lưu ý:
- Các bạn không ĐẠO VĂN.
- Trích dẫn nguồn theo chuẩn APA
- Các tài liệu mà mọi người tham khảo nhớ đưa
vào mục TLTK (Ghi đầy đủ thông tin để tiện
cho việc trích APA)
- Highlight (vàng) những trích dẫn.
- Các highlight Xanh là phần đưa vào ppt

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1. Tác giả và tác phẩm

1.1.1. Tác giả Victor Hugo (1802-1885)

Victor Hugo tên đầy đủ là Victor Marie Hugo, sinh ngày 26/02/1802 khi “thế kỉ
này đã lên hai tuổi” tại Besancon một thành phố tại Tây Ban Nha và mất tại Paris ngày
22/02/1885. Hugo là nhà văn đầu tiên khi mất được đưa vào chôn cất ở điện Panthéon,
tại đây là nơi vinh danh những con người vĩ đại của nước Pháp. Ông là nhân vật dẫn
đầu trong phong trào lãng mạn của văn chương Pháp. Ông sáng tác nhiều thể loại như
thơ: Lá thu, Tia sáng và bóng tối, Trừng phạt,… Ông viết tiểu thuyết như: Những
người khốn khổ, Chín mươi ba,…Và kịch như: Hernani. Các tác phẩm của Hugo gồm
45 cuốn với 2 tiểu thuyết nổi tiếng được đông đảo người biết đến là “Nhà thờ Đức Bà
Paris” và “Các kẻ khốn cùng”. Thiên tài của ông được thể hiện rõ qua trường phái
lãng mạn là một nhà văn, nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà viết kịch lỗi lạc.

Ở Pháp vào thế kỉ XIX có nhiều sự biến động từ những cuộc cách mạng lớn, do
đó nhưng bối cảnh xã hội Pháp được phản ánh rõ nét trong văn học, nhất là trong văn
chương Hugo. Song song với nền văn học hiện thực thì văn học lãng mạn phát triển
rực rỡ với tư tưởng phóng túng, tự do, mong muốn vượt ra khỏi mọi ràng buộc. Nhà
thờ Đức Bà Paris (Notre Dame de Paris) là một công trình kiến trúc nổi tiếng bên bờ
sông Seine ở quận 5 của Paris. Tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Paris đã thể hiện ước mơ,
khát khao tự do, bình đẳng của những người khốn khổ, bất hạnh

Năm 1831, ông xuất bản tác phẩm lâu đời nhất của mình: “Nhà thờ Đức Bà
Paris”, đây được xem là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách sáng tác theo khuynh
hướng chủ nghĩa lãng mạn. Nhờ đó mà ông được biết đến là một nhà văn nhân đạo,
lãng mạn của nước Pháp

1.1.2. Tác phẩm

Vào thế kỷ 19, sau cuộc Cách mạng tư sản Pháp 1789, giai cấp tư sản ở
nhiều nước Tây Âu lần lượt giành được thắng lợi và củng cố chính quyền. Đồng
thời, một lực lượng chính trị đối lập với giai cấp tư sản là giai cấp vô sản dần
dần lớn mạnh. Trên lĩnh vực lịch sử thì đó là cuộc cách mạng duy nhất giành
được chiến thắng triệt để chủ nghĩa phong kiến lâu đời. Trên tất cả mọi lĩnh vực
của xã hội Pháp cũng có sự thay đổi, hàng loạt những cuộc khởi nghĩa nổ ra liên
tục trong những năm 1832, 1835… Tất cả dẫn đến cuộc cách mạng 1848 tái lập
nền cộng hòa.

Nền cộng hòa Pháp từ những năm 80 bắt đầu có bước chuyển sang chủ
nghĩa đế quốc. Và từ đây cuộc đấu tranh giữa tư sản và vô sản càng trở nên
quyết liệt. Văn học thế kỷ 19 đã tái hiện lại những mâu thuẫn giai cấp, xung đột
tư tưởng, qua đó phản ánh cuộc sống xã hội của người dân nước Pháp lúc bấy
giờ.

"Nhà thờ Đức Bà Paris là một biểu tượng được công nhận rộng rãi của cả
nước Pháp mang tính lịch sử, là văn hóa lâu đời của mảnh đất kinh đô ánh
sáng này. Tuy nhiên nó cũng đã trải qua không ít thăng trầm để có thể trở
thành một biểu tượng văn hóa nổi tiếng của nước Pháp như hiện nay. Vào
những năm 1790, khi ngày càng có nhiều người bắt đầu lên tiếng phản đối nhà
thờ vì nó được coi là nơi chỉ dành cho người giàu có, hoàng gia trong xã hội
Pháp. Sự mâu thuẫn này ngày càng tăng lên, đỉnh điểm là khi đám đông người
Pháp xông vào Nhà thờ và tuyên bố rằng nó không còn được sử dụng nữa. Họ
cướp phá di tích, tranh vẽ và các đồ vật có giá trị. Hậu quả là 28 bức tượng bị
chặt đầu, hầu hết cơ sở vật chất của nhà thờ đều bị phá hủy. Phải thật sự cho
đến khi Napoléon tự tuyên bố mình là Hoàng đế nước Pháp và thực hiện nghi lễ
đăng quang tại đây thì nhà thờ mới thực sự “yên bình”. Về sau này, khi cách
mạng kết thúc, nhà thờ vẫn đứng sừng sững, hiên ngang ở đó mặc dù nó phải
chịu bao nhiêu tổn thất, hư hỏng không đáng có."[21]

“Tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Paris (1831) là tác phẩm ra đời xuất phát từ
ý tưởng của Victor Hugo muốn viết một cuốn tiểu thuyết về ngôi nhà thờ nổi
tiếng ở thủ đô Paris. Ông đã nhiều lần đến nhà thờ Đức bà Paris để ngắm kiến
trúc cổ của ngôi nhà thờ và nảy ra ý tưởng viết một cuốn tiểu thuyết có tính
chất lịch sử lấy bối cảnh Paris thời Trung cổ. Ông muốn ngôi nhà thờ cổ kính
tráng lệ vượt lên trên thời gian và tất cả những biến cố. Tác phẩm đã thể hiện
được sự vươn đến một tầm cao triết lý, qua cách mô tả một định mệnh đã dẫn
các nhân vật gắn liền với ngôi nhà thờ này cho đến chỗ chết, chỗ hủy diệt.
Chính cảm hứng bi quan này đã đem đến cho tác phẩm vẻ lớn lao và hoang
dại.”[20]
Tác phẩm lấy bối cảnh ở Paris thế kỷ XV đã gợi lên cuộc sống thời trung
cổ ở thành phố dưới triều đại của Louis XI, tái hiện lại toàn cảnh nhà thờ Đức
Bà Paris - vẻ đẹp cao thượng tột cùng đằng sau lớp vỏ xấu xí . Đó là một di tích
khổng lồ lai tạo giữa kiến trúc Roman và Gothics. Như nhà sử học Giuyn
Misơlê đã từng nhận xét vào năm 1833: "Cạnh ngôi nhà thờ cổ kính, V.Hugo
xây dựng một tòa nhà thờ lớn khác bằng thi ca, cũng vững chắc như nền móng,
cũng ngất cao như dãy tháp của tòa nhà thờ nọ". Thông qua câu chuyện về
Quasimodo - thằng gù nhà thờ Đức bà, Victor Hugo đã lên án sự tàn phá do
bàn tay con người đối với những công trình nghệ thuật được xây dựng nên từ
thời trung cổ. Vấn đề ở đây không phải do thời gian tàn phá, mà vấn đề nằm ở
việc chính con người đã tàn phá công trình này không thương tiếc.

Bằng cốt truyện khá bi thảm, nặng nề, kết thúc là những cái chết không chỉ
mang sự rùng rợn mà còn được miêu tả một cách kỳ thú, rực rỡ với các tình tiết
được xếp đặt một cách khéo léo. Thêm vào đó, câu chuyện còn mang trong nó
sự kịch tính và những hình ảnh được tô đậm, phóng đại khiến nó lẫn lộn giữa
thực và hư. Nhà thờ Đức Bà Paris đã góp phần phục hồi lại bầu không khí cổ
xưa của một thời trung cổ. Cũng là đã tái hiện lại tấn bi kịch mang đậm sắc thái
tương phản trong xã hội nước Pháp thời bấy giờ. Đó chính là những thói tục kỳ
quặc, nghi thức phong kiến, những luật lệ man rợ và những sinh hoạt dân gian
theo phong tục tập quán một cách phóng túng, đôi lúc còn là quá trớn.

Thuận theo dòng chảy lịch sử, Victor Hugo đã vẽ ra hình ảnh một vị mục
sư lúc ban đầu mang đúng dáng dấp của người mục sư đức cao vọng trọng, nhận
được sự kính trọng của người đời. Nhưng câu chuyện về nhân vật này chỉ thực
sự bắt đầu vào năm 1842, giữa bối cảnh xã hội đầy biến động. Điều này đã kéo
theo sự xuất hiện của Esmeralda - cô gái du mục khiến trái tim người mục sư
rung động thứ ái tình trần tục, khiến ông ta rơi từ nơi thánh khiết xuống và biến
thành con người trần tục: độc ác, ích kỷ, ham mê sắc dục. Chính người tu sĩ này,
và chỉ riêng mình ông ta đã kéo theo những ảnh hưởng tiêu cực tới tư tưởng của
con người cả một xã hội lúc bấy giờ. Không dừng lại ở đó, ác tâm của ông ta
còn làm xấu đi hình ảnh tôn nghiêm của nhà thờ. Một nơi đáng lẽ ra phải nhận
được sự tôn kính của người đời nay lại trở thành một vùng ô yên chướng khí,
hỗn loạn và tiếng chuông từ thành khiết nhất cũng trở nên lãnh đạm nhất. Và
“Thằng gù nhà thờ Đức Bà Paris” chính là tấm gương chân thực phản ảnh
những khía cạnh đó. Từ hình ảnh con người, xuất thân, hoàn cảnh, tính cách…
để nói lên rằng, xã hội lúc bấy giờ chính là như thế - một xã hội đen tối, u tịch.

Trong tác phẩm, mỗi lí lẽ, dẫn chứng cho đến những chi tiết hình ảnh tra
tấn dã man được miêu tả như đưa người đọc trở cảm nhận điều mà những người
tù đày, những người chịu tội đã phải trải qua. Có lẽ rằng, cái tòa án đại diện vốn
cho nhân dân luôn luôn hướng đến một cái kết cuối cùng: bản án trừng trị
những kẻ mang tội luôn được thi hành một cách nhanh chóng. Chính những
khía cạnh này là chi tiết được tác giả tái hiện lại gần gũi và sắc nét nhất trong
“Nhà thờ đức bà Paris”. Đó là hình ảnh khi Quasimodo bị tra tấn, khi
Esmeralda -người con gái du mục bị tra tấn bằng cách kẹp chân… chính ngòi
bút của tác giả đã cho người đọc thấy và cảm nhận được những gì thuộc về năm
1842 - thời điểm mà lẽ phải trở nên rẻ mạt, mọi án phạt đều được xử bằng cực
hình. Sinh mạng con người thời đó, sao quá thảm thương. Hàng loạt lời lẽ thô
tục cùng những hành động thái quá của tên mục sư Claude Frollo cho người đọc
cảm nhận rõ cái gọi là tôn giáo năm 1842 thực chất chỉ là cái vỏ ngoài nông cạn.

Xã hội bấy giờ chính con người là nguyên nhân dẫn đến sự coi thường của
con người, khi mọi người không biết giúp đỡ, hỗ trợ, thay vào đó họ hưởng ứng,
họ đồng tình, ủng hộ việc ném đá vào phạm nhân. Tiểu thuyết sinh ra đã khắc
hoạ hàng trăm mảnh đời, số phận với chuỗi những câu chuyện về cuộc đời đau
thương bất hạnh, để nói lên một điều rằng: không ai là được hạnh phúc trọn vẹn
và ngay cả Esmeralda cũng thế. Victor Hugo đã khắc hoạ nàng rất đẹp và tài
giỏi nhưng sau cùng nàng lại chỉ có cái chết đau đớn mà thôi. Bằng lí lẽ của
mình, Victor Hugo đã để lại cho chúng ta để thấy được rằng dư vị của cuộc đời,
của xã hội Pháp năm 1842, tất cả chỉ là hư vô, cát bụi mà thôi.

Mọi tình tiết đều xoay quanh “nhân vật chính” - nhà thờ Đức Bà. Qua nhân
vật này, một xã hội Paris phồn hoa thời Trung cổ, dưới chất liệu nghệ thuật đã
tái hiện lại tất cả những gì thuộc về xã hội ấy: rạng rỡ, suy đồi,... tất cả mọi khía
cạnh, mọi tầng lớp dân chúng đều không bỏ sót. Trong không khí của ngày lễ
bầu cuồng đãng giáo hoàng, số phận đã đưa đẩy để tạo nên những cuộc gặp gỡ
định mệnh xảy đến giữa cô vũ nữ và những con người đã đem lòng cảm mến, ái
mộ nàng. Người mãnh liệt, kẻ qua quýt, người một lòng sẵn sàng hy sinh, kẻ
nhẫn tâm không từ thủ đoạn… Mỗi người đều có một cách để yêu khác nhau, và
những cách yêu đó đã đẩy nhau vào mê cung rối ren của vận mệnh. Trong trò
chơi định mệnh đuổi bắt này, trớ trêu thay ai cũng mải mê đuổi theo cái bóng ái
tình, nhân vật bộc lộ ra những phẩm chất giấu kín bên trong họ cũng như những
giằng xé hết sức con người mà ta sẽ chẳng bao giờ hiểu được nếu chỉ nhìn vào
bề nổi của câu chuyện này.

Tác phẩm được chia làm 11 quyển và dày hơn 600 trang, nội dung tóm tắt
của từng quyển được trích từ nguồn tài liệu tham khảo 20 trong mục Tài liệu
tham khảo:

Quyển 1, 2, 3

Bối cảnh lịch sử là ngày 06/01/1482, ngày lễ hội của những người điên
diễn ra ở Paris. Trong đại sảnh của pháp đình, công chúng đang xem một vở
thánh kịch của Pierre Gringoire (một thi sĩ nghèo). Cô gái Bohemian xinh đẹp
Esmeralda làm nghề múa rong ngoài phố trên quảng trường trước nhà thờ Đức
bà. Hành động múa hát này đã bị gặp phải sự cấm đoán của phó giám mục nhà
thờ là Claude Frollo vốn được xem là một người đạo hạnh, uyên bác. Nhưng
bản thân ông lại là một người rất cô đơn, xanh xao, u uất vì nếp sống tu hành.
Hơn hết, ông đã bắt đầu thấy được hiểm họa sa vào địa ngục khi ông bắt đầu say
mê cô gái múa rong. Ông đã cố gắng để thoát khỏi "địa ngục" ấy, nhưng cuối
cùng bị tình yêu lôi kéo vĩnh viễn. Lễ hội tan, màn đêm buông xuống. Người
kéo chuông nhà thờ Đức bà Quasimodo, kẻ dị hình, dị dạng, vừa mù, vừa chột,
vừa thọt theo lệnh của phó giám mục Claude Frollo mưu toan bắt cóc
Esmeralda. Nhưng đội tuần tra của đại úy Phoebus đã kịp giải cứu cô gái và bắt
Quasimodo đi. Thi sĩ Gringoire lang thang lạc vào vương quốc ăn mày, suýt bị
treo cổ, nhưng nhờ Esmeralda nhận làm chồng theo luật lệ cái bang nên thoát
chết. Tuy nhiên, cô chỉ nhận trên danh nghĩa để cứu mạng Gringoire vì lòng cô
đã hoàn toàn hướng về đại úy Phoebus, người đã cứu cô.

Quyển 4, 5, 6

Là cô gái có lòng nhân từ, Esmeralda bỏ qua vụ bắt cóc và đã đem nước
cho Quasimodo uống trong lúc hắn bị xử phạt trên đài bởi vì tội bắt cóc và gây
rối loạn ban đêm. Tâm hồn hoang dã của Quasimodo từ lâu không quen giao
tiếp với thế giới con người, chỉ biết có cha nuôi là phó giám mục Frollo, người
đã đem hắn về nuôi khi hắn còn là một em bé sơ sinh quái thai dị dạng bị bỏ
trước cửa nhà thờ. Chính vẻ đẹp và tấm lòng của Esmeralda đã đánh thức trái
tim hoen rỉ, tâm hồn hoang dại của hắn. Và Quasimodo bắt đầu yêu, một tình
yêu bất diệt không cần đền đáp.

Quyển 7

Esmeralda yêu Phoebus một cách mù quáng, dù Phoebus thực chất chỉ là
một gã sở khanh ăn chơi đàng điếm, đã có hôn thê là một tiểu thư quý tộc. Khi
Esmeralda hẹn hò với viên đại úy phó giám mục yêu Esmeralda đã theo dõi đôi
tình nhân và y đã không kìm chế được nỗi ghen tuông khi thấy 2 người quan hệ
đã đâm Phoebus rồi bỏ trốn. Esmeralda bị kết án vì hai tội: giết người và làm
phù thủy.

Quyển 8, 9, 10
Esmeralda bị kết án treo cổ, Quasimodo phá pháp trường để cứu
Esmeralda, đem cô vào trú ẩn an toàn trong nhà thờ Đức bà. Những người ăn
mày chờ Esmeralda nhưng không thấy cô trở lại đã tấn công vào nhà thờ để cứu
cô nhưng Quasimodo tưởng họ đến giết Esmeralda nên tấn công họ.

Quyển 11

Phó giám mục Claude Frollo tuyệt vọng đến mức mất cả lý trí và nhân
tính. Hắn phát hiện ra Esmeralda đang trú ẩn trong nhà thờ nên đã ép buộc và đe
dọa cô. Với sự che chở của Quasimodo, Esmeralda vẫn sống bình an và yêu
Phoebus. Frollo cho thi sĩ Gringoire đến để lừa cô ra ngoài, một mặt hắn lại báo
cho bọn cảnh binh biết để truy bắt. Frollo đã đặt điều kiện buộc Esmeralda phải
ưng thuận mình, bằng không ông sẽ giao cô cho bọn cảnh binh đang truy đuổi
cô ráo riết. Esmeralda quyết chịu chết chứ không ưng thuận nên Frollo đã giao
cô cho một bà ẩn tu điên dại đã tự chôn mình trong ngôi mộ lộ thiên từ khi đứa
con gái của bà bị người Bohemian bắt cóc và để lại một đứa trẻ dị dạng (bà đã
đem đứa trẻ dị dạng đó để trước thềm nhà thờ Đức bà, Frollo đã đem đứa trẻ về
nuôi, đó là Quasimodo). Vì thế người ẩn tu này rất ghét bọn Bohemian nên
Frollo nghĩ rằng Esmeralda sẽ bị bà hành hạ cho đến chết. Nhưng sau đó, hai
mẹ con đã nhận ra nhau nhờ vật kỷ niệm (đôi giày của trẻ con mà Esmeralda
luôn mang bên người là do mẹ làm cho). Cuối cùng, cảnh binh đã tìm được nơi
ẩn nấp của hai mẹ con. Người mẹ hết sức bảo vệ con, nhưng Esmeralda vẫn bị
bắt đi và bà đã chết ngay vì quá tuyệt vọng. Esmeralda bị đem đi treo cổ một lần
nữa. Quasimodo biết được đầu đuôi câu chuyện và khi chứng kiến tận nụ cười
thâm độc của phó giám mục khi thấy Esmeralda bị đưa ra xử tử, đã xô Frollo
ngã từ trên tháp chuông nhà thờ xuống đất. Sau đó, Quasimodo đã ôm xác
Esméralda vào cùng chết chung trong hầm mộ. Khi khai quật hầm mộ người ta
thấy 2 bộ xương, một bộ không bình thường ôm lấy bộ xương kia, họ định tách
ra thì bộ xương tan thành tro bụi.
1.2. Quan niệm về cái ác (1 người) Quốc

1.2.1. Khái niệm về cái ác

Cái ác từ lâu luôn là một vấn đề gây tranh cãi cho các nhà triết học phương
Tây, họ đặt ra câu hỏi rằng “Nếu Chúa là người tạo ra thế giới vậy thì tại sao
ngài lại tạo ra cái ác?”[1], đã không ít ý kiến xoay quanh vấn đề này. Thánh
Augustine - tín đồ phái Manichean cho rằng cái ác không được tạo ra bởi Chúa,
ông phủ nhận sự tồn tại của cái ác, định nghĩa cái ác theo hướng là thứ không
hiện hữu, thế nhưng điều này không giải quyết vấn đề hiện thực mà cái ác mang
lại- sự đau khổ, chính vì vậy ông cũng thú nhận rằng, luận điểm này chưa thật
sự được giải quyết xác đáng vấn đề ý nghĩa cái ác. Bên cạnh đó, theo quan niệm
tôn giáo, Do Thái giáo cho rằng: cái ác không phải do Chúa tạo ra mà là xuất
phát từ những hành động của con người, tức con người chính là thứ tạo ra cái
ác, và nó chỉ thực sự hiện hữu với con người. Song, Kito giáo chỉ ra rằng cái ác
chính là việc làm trái với ý muốn của Chúa, xuất phát từ hành động, ý nghĩ sai
lệch với Chúa. Nhìn chung, cái ác được khẳng định là do con người tạo ra, tùy
vào từng thời kỳ mà quan niệm về nó sẽ khác nhau, Nhà thờ Đức Bà Paris của
Victor Hugo tái hiện xã hội thời Trung cổ, lúc mà Kitô giáo nắm vị trí độc tôn,
chính vì thế khái niệm cái ác trong tác phẩm sẽ có vài điểm tương đồng với
quan niệm của tôn giáo này. Từ đây ta có thể chia khái niệm cái ác thành các
biểu hiện: Cái ác luân lý, cái ác khác biệt, cái ác không hài hòa.

1.2.2. Biểu hiện của cái ác

1.2.2.1. Cái ác luân lý

Như đã nói, cái ác được tạo ra từ khi con người xuất hiện, điều này được
chứng minh qua câu chuyện của Adam và Eva: Adam ăn trái cấm, dẫn đến việc
Chúa trời đã trừng phạt hai người, và tội lỗi của con người cũng hình thành từ
đây, hay còn được gọi là tội tổ tông - tức là con người khi sinh ra đã là mang tội
và sẽ có xu hướng phạm tội. Trong cuốn Cái Ác - Một Thách Thức Đối Với Tiết
Học Và Thần Học của tác giả Paul Ricoeur có đề cập “Cái ác thì hoặc là
Peccatum-tội, hoặc là poena-hình phạt” (2021, tr.49) Vậy từ đây ta nhận thấy
rằng, cái ác và tội lỗi có vài điểm tương đồng với nhau, con người phạm tội tức
là con người ác. Song, một khía cạnh khác của cái ác chính là sự đau khổ, Kitô
giáo cho rằng cội nguồn chung của tội lỗi và đau khổ chính là cái ác, Paul
Ricoeur cũng đã lý giải vấn đề này, ông cho rằng “Một mặt, sự trừng phạt sự
đau khổ về thân xác và tinh thần được thêm vào cho cái ác luân lý, chẳng hạn
hình phạt về thân xác, tước bỏ sự tự do, sự xấu hổ, ân hận,... Mặt khác, một
trong những nguyên nhân chính của đau khổ là bạo lực con người gây ra cho
người khác” (2021,tr.35). Căn cứ những điều trên, ta đi đến một kết luận, việc
con người phạm tội, việc gây hại, làm điều bất công, gây đau khổ cho người
khác, tất cả đều được quy là cái ác.

Cái ác là cái khác

“Thế nhưng bọn quân dữ được trình bày với chúng ta như là sự xấu xa từ
bên trong bởi vì chúng tự đặt mình về phía đối lập với Chúa, kết án ngài, nhạo
báng ngài, tra tấn ngài, đóng đinh ngài, và ý niệm về cái ác bên trong và sự thù
địch với Chúa được thể hiện ra bên ngoài bằng vẻ xấu xí, thô bỉ, man rợ, giận
dữ, và ngoại hình méo mó.”[1]. Xuất phát từ quan niệm của Kitô giáo cho rằng
cái ác chính là những gì trái với mong muốn của Chúa. Vào thời Trung cổ, khi
Kito giáo trở thành quốc giáo, nó đã đặt cho xã hội một khuôn khổ và buộc mọi
người phải theo đó. Trong lịch sử tôn giáo, ta đã chứng chiến không ít lần Kito
giáo đã thẳng tay đàn áp, bài trừ những người đi trái luật lệ của tôn giáo. Galileo
và tuyên bố của mình về việc trái đất quay xung quanh mặt trời, phát ngôn của
ông đã bị giáo hội cho là đi ngược lại với giáo lý và gán nó là dị giáo. Việc gán
dị giáo được coi là xảy ra thường xuyên ở thời đại này. Song, ta sẽ không bàn
đến vấn đề dị giáo và sự bảo thủ của giáo hội lúc bấy giờ. Chỉ tập trung vào
quan niệm cái khác mà giáo hội đặt ra, thì cái ác được thể hiện ở những gì khác
biệt so với cộng đồng, cái khác ở đây bao gồm về cả ngoại hình, tính cách lẫn tư
tưởng.

Cái ác lai ghép

Lai ghép có thể hiểu là sự pha trộn nhiều thứ vào nhau, nhưng sự pha trộn
này lại bị cho là cái ác theo Victor Hugo. Quay trở lại bối cảnh ra đời của tác
phẩm Nhà thờ Đức Bà Paris, đây như sự cầu cứu dành cho nhà thờ Đức Bà của
Victor Hugo, khi mà nhà thờ lúc này đang dần bị hủy hoại bởi sự chạy đua theo
thời đại, những cái pha trộn từ nhiều nền văn hóa đã khiến cho nhà thờ đánh
mất đi vẻ đẹp ban đầu của nó. Chính vì điều này mà ông cho rằng, sự lai ghép là
một biểu hiện của cái ác, nó đã làm hủy hoại đi cái truyền thống vốn có. Song,
chính sự pha trộn này còn là nguyên nhân dẫn đến cái khác biệt, một cá thể khi
được pha trộn nhiều thứ sẽ dẫn đến dị biệt, điều này cũng được Victor Hugo thể
hiện qua nhân vật trong tác phẩm và sẽ được làm rõ ở chương sau. Tóm lại, cái
ác lai ghép xuất phát từ sự phê phán những cái pha trộn - thứ làm mất đi vẻ đẹp
toàn vẹn.

1.3. Quan niệm về cái thiện (1 người) Hân 023

1.1.1. Khái niệm về cái thiện

Cái thiện là chân lý của mọi sự, trong cuộc sống hay trong văn học cái thiện đều
là trung tâm, là hướng đi mà con người từ xưa đến nay luôn cho là nên đi theo, cái
thiện thường được hiểu là cái tốt nhưng tốt là một từ rộng, và chỉ mang tính bao quát,
trong tư tưởng Phương Đông, Khổng Tử cho rằng: “ý niệm thiện là ý niệm về những
điều lành, việc tốt, có ích lợi cho mình, cả cho người” (Nguyễn Thu Phong, 1997,
trang 40) hay theo tâm niệm của Thích ca “Người có tâm thiện, trước những nỗi khổ
đau của tha nhân, họ xúc động, thấy nỗi đau của người như nỗi đau của chính mình.
Từ đó, người thiện dùng lời an ủi, vỗ về, xoa dịu thương đau cho kẻ khổ” (Nguyễn
Thu Phong, 1997, trang 172). Phương Đông quan niệm cái thiện là cái tâm của con
người, là sự thấu cảm, dìu dắt, giúp đỡ giữa người này và người khác, là lòng tốt của
con người đối với kẻ khổ.

Với tư tưởng Phương Tây, Platon cho rằng cái thiện chính là sự hạnh phúc, con
người hướng tới cái thiện cũng chính là hướng tới hạnh phúc, theo Kant, thiện là cái
xuất hiện từ khi con người mới sinh ra, là cái cơ bản nhất của một con người.: “Thiện
chí là thước đo hành vi đạo đức của ta. Thiện chí là sự tốt lành không suy suyển của
hành vi con người. Và thiện chí là cái mà bất cứ ai cũng nhận thức được một cách
tiên thiên và tuyệt đối chắc chắn: khác với tri thức khoa học là cái con người phải học
tập lâu năm và thường đòi những khả năng đặc biệt, ý thức đạo đức là cái được in
sẵn trong đáy lòng mỗi người” (Trần Thái Đỉnh, 2005, trang 196). Trong chủ nghĩa
khắc kỷ cái thiện lại chính là sự hòa hợp với thiên nhiên: “Cái thiện tối cao hay chủ
đích tối hậu (telos) là sống bằng sự am hiểu với những gì phù hợp với thiên nhiên và
hòa mình với chúng” (Lê Tôn Nghiêm, 2000, trang 519).

Trong mỗi thời đại, cái thiện được quan niệm khác nhau, ở mỗi người cũng đều
khác nhau nhưng từ những quan niệm cả phương Đông lẫn phương Tây, cái thiện
không chỉ là cái tốt của người đối với người mà cả đối với bản thân con người, là cái
được in sẵn trong lòng mỗi con người, sống hạnh phúc, hòa nhập với thiên nhiên. Cái
thiện còn thể hiện về tính cách, hành động về vẻ ngoài, cái thiện chính là hướng đi tới
thành công và hạnh phúc mà con người luôn mong muốn, cái thiện đi vào nghệ thuật
nói chung và văn học nói riêng như là tiền đề bởi trong mỗi tác phẩm nghệ thuật đều
bắt nguồn từ ranh giới thiện - ác.

1.1.2. Biểu hiện của cái thiện

Cái thiện xuất phát từ lòng trung thành

Cái thiện trước hết gắn với chân, mỹ “chân- thiện- mỹ” vì vậy khi nói về đặc
điểm của cái thiện trước tiên là cái chân thật, chân thật là cái đúng đắn trong tâm con
người, là sự đối đãi và gắn bó với người khác, là lòng trung thành của con người.
Theo quan niệm của Kitô giáo, đạo này đòi hỏi cái thiện trước hết là trung thành.
Lòng trung thành không chỉ gói gọn là chỉ giữ trọn lời hứa mà còn là sự gắn kết trong
tình yêu, tình bạn, giữa con người và những người chức cao hơn họ.

Cái thiện là cái toàn vẹn

Cái thiện đồng thời cũng gắn liền với cái đẹp “mỹ”, quan niệm của Hegel trong
nghệ thuật là con người hoàn thiện bên ngoài sẽ hoàn thiện về cả bên trong, hay nói
các khác là đẹp về cả nội dung và hình thức, bên ngoài thấp hèn nghĩa là là bên trong
cũng thấp hèn, cái đẹp được thể hiện qua sự toàn diện trong tính cách, hành động, vì
vậy, có thể nói cái thiện chính là cái hoàn hảo, cái trọn vẹn về tính cách, và ngoại hình
của con người.

Ngoài ra, cái toàn vẹn không chỉ ở con người mà còn ở những đối tượng khác
như phong cảnh, hội họa… toàn vẹn ấy là một vẻ đẹp không bị pha trộn, lộn xộn, lai
tạp hoặc dị biệt. Trong Mỹ học, người ta coi hài hòa, trật tự, chính thống mới là biểu
hiện của cái đẹp “Trật tự và lộn xộn cũng như vẻ đẹp và sự xấu xí” (M.F. ỐP-XI-AN-
NHI-CỐP, 2001, trang 183), mà cái đẹp gắn với thiện vì vậy mà ở Nhà thờ Đức Bà Paris
hiện lên làm mầm mống của cái ác vì nó khoác lên mình một chiếc áo lộn xộn, trộn
lẫn vào nhau.

Cái thiện là chân tâm

Theo Kant: “Thiện chí không được coi là thiện vì những gì nó thể hiện, cũng
không phải vì nó giúp ta dễ dàng đạt được mục tiêu ta theo đuổi, nhưng nó được coi là
thiện vì hành động ước muốn (par le vouloir même) của ta, nghĩa là nó tốt tự nó”
(Trần Thái Đỉnh, 2005, trang 195), Kant nêu quan điểm thiện chí chính là thước đo
đạo đức của con người vì vậy ngoài cái chân thật, cái đẹp còn là những hành động tốt,
nội tâm tốt, là sự giúp đỡ người khác xuất phát từ tâm từ lòng thành không vì một mục
đích nào.
CHƯƠNG 2: CÁC BIỂU HIỆN CỦA CÁI ÁC VÀ CÁI THIỆN
TRONG TÁC PHẨM NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS

2.1. Biểu hiện cái ác trong tác phẩm (2 người) (Hạnh + Hiền)

2.1.1. Cái ác luân lí trong tác phẩm Nhà thờ Đức Bà

Đầu tiên, cần hiểu vấn đề “luân lý” chính là ý muốn nói đến hệ thống chuẩn mực
về cái tốt trong một xã hội, cộng đồng dựa trên quyết định từ hành vi của đối tượng.
Trong Luân lý học của Aristotle đã nhiều lần nhắc đến luân lý là phải “lựa chọn đạo
đức”, “nhân cách đạo đức”, “trạng thái đạo đức”, “hành động đạo đức”, “phẩm
hạnh đạo đức”... đều thể hiện cho mục đích hướng tới điều tốt (2020, Tr.9). Từ đó ta
có thể hiểu rằng luân lý là nỗ lực thể chế hóa các hành vi dựa trên các giá trị đạo đức.

Cái ác gắn với ý niệm luân lý khi cái ác được đặt ra để xem xét trong mối quan
hệ đạo đức giữa con người với con người. Lúc này đây thì cái ác thuộc về thế giới tối
tăm sâu thẳm, và việc con người phạm tội, gây hại, làm ra những điều đau khổ cho
người khác đều là ác. Cái ác không được xem là bản thể, mà cái ác là luân lý. Mỗi
nhân vật trong Nhà thờ Đức Bà Paris, Victor Hugo đã xây dựng tính cách đều đạt đến
những giới hạn tột cùng, khi nhân vật dấn thân vào những vùng tối hun hút của cái gọi
là ác, thực hiện những điều nằm ngoài khuôn phép lý trí, phạm vi chuẩn mực đạo đức
mà trong một cộng đồng, thì chính lúc đó đã chạm đến đỉnh điểm của cái ác luân lý.

Vấn đề của cái ác luân lý từ nhân vật linh mục Frollo bắt đầu nảy sinh trong sự
đối thoại của sự biết và sự muốn. Sự biết ở đây là từ khi có sự xuất hiện của
Esmeralda – một vũ nữ xinh đẹp múa rong Bohemian, đã khiến cho Frollo có linh cảm
thấy rằng số phận của mình đã bị định đoạt, rằng trong chính con người ông ta có một
sự thay đổi lạ “Phải, hôm đó, trong ta xuất hiện một con người ta vốn không quen…”
(Nhị Ca, 2002, Tr.511). Chính điều đó đã dẫn đến sự muốn, nghĩa là những ham muốn
chiếm hữu của Frollo, tạo nên một thứ tình yêu mang đầy sự đọa đày, khổ sở, vật vã
và độc tài “Ta sẽ chiếm đoạt em....Em sẽ theo ta, nhất định phải theo ta,…Hỡi người
đẹp, hoặc chết, hoặc thuộc về sát nhân!” (Nhị Ca, 2002, Tr.739). Điều đó đã làm biến
chất tình yêu, không chỉ dừng lại trong suy nghĩ mà Frollo biến nó thành những hành
động đê tiện, bẩn thỉu, và biến một linh mục ngoan đạo, mẫu mực thành một tên đồ tể
điên rồ, độc ác.

Từ đó, biểu hiện của cái ác luân lý ở Follo là hành trình tha hóa của nhân vật.
Ngay từ xuất phát điểm, Frollo đã được khắc họa hết sức chuẩn mực “…nghiêm
trang, đứng đắn, học rất chăm và mau hiểu biết” (Nhị Ca, 2002, Tr.225). Với xuất
thân từ tầng lớp tiểu quý tộc, ngay từ nhỏ, Frollo đã được cha mẹ chuẩn bị cho bước
vào hàng giáo phẩm, cộng với niềm say mê tri thức, Frollo trở thành người uyên bác,
thông thái ngay từ khi còn trẻ. Để làm được linh mục, ông phải là người đạo đức,
thánh thiện. Nhưng để làm được giám mục, ông càng phải thánh thiện, đạo đức hơn
nhiều lần nữa. Ấy vậy, là người đam mê khoa học và ngoan giáo, nhưng chính Frollo
tự giết chết những luân lý đạo đức trong con người mình, phản lại tôn giáo và những
thứ khoa học mà mình từng tôn thờ “Ôi! Bao nhiêu đạo đức vứt đi hết! Ta tuyệt vọng
thí bỏ cả chính bản thân ta! Là bác học, ta nhạo báng khoa học; là quý tộc, ta xé nát
tên tuổi; là linh mục, ta lấy sách kinh làm chiếc gối dâm dật, ta nhổ toẹt vào giữa mặt
đức cha của ta! ” (Nhị Ca, 2002, Tr.737), Claude Frollo rơi dần vào trong sự mù
quáng của tình yêu đơn phương, điều cấm tuyệt với một linh mục. Nhưng từ suy nghĩ,
đến nhân cách lẫn lý trí bị tha hóa và dẫn đến những hành động đi lệch với chuẩn mực
của một phó giám mục, đầu tiên là qua sự say đắm nhục dục nặng nề trước sự linh
thiêng của Kinh Thánh. Kinh Thánh như là một món quà từ Đức Chúa Trời, mang đến
niềm tin và sự dẫn lối cho người có niềm tin vào Chúa, nhưng Frollo lại vì mê đắm
dục tình, xem Kinh Thánh tựa hồ sẽ dẫn lối để thỏa mãn cho thứ tình yêu đầy khát
khao của mình “luôn luôn nghe tiếng em âm vang trong đầu óc, luôn luôn thấy chân
em nhảy múa trên cuốn kinh thánh, đêm đêm mơ thấy vóc dáng em trườn trên da thịt
ta, ta thèm gặp lại em, sờ mó em,…” (Nhị Ca, 2002, Tr.511). Đi từ suy nghĩ dẫn tới
hành động, Frollo thực hiện hành vi cưỡng dâm ngay cái chốn được coi là linh thiêng
nhất, trong sạch nhất: “Hôn ta đi, hỡi cô điên! Hoặc nằm dưới mồ, hoặc nằm trên
giường của ta. Mắt ông long lanh vẩn đục và điên cuỗng. Cái miệng dâm dật làm đỏ
ửng cổ cô gái. Cô giãy giụa trong vòng tay ông. Ông sùi bọt mép hôn cô tới tấp ”
(Nhị Ca, 2002, Tr.740). Và cuối cùng, cực điểm là khi gã lồng lộng như con thú bị
thương mất hết lý trí lẫn nhân tính, gã ghen tuông điên cuồng rồi giết chết Pheobus –
tình yêu trong tim Esmeralda và đổ mọi tội lỗi lên nàng, từ sự si mê rồi đến tuyệt vọng
gã chuyển sang căm hận muốn giết chết Esmeralda, Frollo cho rằng chính nàng là
người đã gieo bao nỗi sầu thảm, bi kịch đời gã để giờ gã sống không bằng chết, và
cách để giải thoát khỏi địa ngục lấy lại được sự tự tôn trước đây chỉ có giết cô gái này.

Một lần nữa, có thể thấy rõ cái ác luân lý của Frollo đến từ sự biết và sự muốn,
từ đó dẫn tới sự tha hóa của nhân vật, hay có thể gọi cuộc đời Frollo như một hành
trình lên ngôi của cái ác. Sự biết có thể là định mệnh, nhưng sự muốn chính là tự bản
thân hành động, tự bản thân ông ta “…lần lượt nếm hết mọi quả táo trên cây trí tuệ,
rồi cuối cùng cắn cả vào trái cấm, chẳng hiểu vì đói hay vì chán ngán.” (Nhị Ca,
2002, Tr.248). Và bản thân ông ta đã biến linh hồn của mình trở thành nạn nhân của
chính mình, một tội nhân, mặc cho giáo lý bẻ cong và bản năng tự nhiên trỗi dậy,
chống lại các tín điều khổ hạnh, biến thành con quỷ dữ, trong bản dịch của mình,
Victor Hugo có viết thêm: “...chính kẻ gieo mầm gian trá phải gặt hái hậu quả bất
lương. Đấng chăn chiên thiêng liêng đành chịu thua quỷ dữ, y tự phá phách và trở
thành tên giết người mà vẫn chưa chịu cất bỏ chiếc mặt nạ thần thánh. Ở một con
người nham hiểm như vậy, yêu thương chỉ trở thành hằn thù, không ăn được thì đạp
đổ, tính vị kỉ dẫn tới hủy diệt những gì y yêu quý nhất.” Ở Frollo, cái ác có một quá
trình phát triển: từ chỗ cái thiện toàn vẹn, cái ác đi từ suy nghĩ, đến hành động và rồi
trở thành một bi kịch.

Trước khi lý luận về vấn đề của cái ác luân lý từ nhân vật Quasimodo, cần hiểu
rằng ban đầu từ sự cảm thương vô hại của Frollo đã nhận nuôi đứa trẻ có “cảnh cùng
cực, hình thù quái gở, sự ruồng bỏ ”(Nhị Ca, 2002, Tr.231), làm lễ rửa tội cho đứa
con nuôi và đặt tên cho, rồi nuôi nấng, dạy nó nói, đọc, viết, chỉ bảo và cho nó một
công việc kéo chuông nhà thờ. Đối với Quasimodo mà nói thì “Trên đời này, nó chỉ
còn tiếp xúc với hai thứ, nhà thờ Đức Bà và Claude Frollo ” (Nhị Ca, 2002, Tr.244),
có khi nó còn yêu thương Frollo hơn cả ngôi nhà thờ. Không chỉ thế, đối với
Quasimodo, với mối thù hận đối với tất cả mọi người thì chỉ có mình “phó chủ giáo
là con người duy nhất Quasimodo còn giao thiệp được” (Nhị Ca, 2002, Tr. 224).
Cũng vì thế mà phải nói sau hết và trên hết là lòng biết ơn được đẩy tới giới hạn tột
cùng, không có gì có thể so sánh được sự tận tụy, sự kính trọng Quasimodo dành cho
Claude Frollo, vừa có lòng tận tâm của như một người con, vừa mang tình quyến
luyến của đầy tớ; cả sự mê hoặc của một linh hồn mang một thể chất hèn kém đối với
một linh hồn khác trí tuệ sâu sắc, mãnh liệt, như là một gã đầy tớ ngoan ngoãn nhất,
nô lệ phục tùng nhất, con chó tinh nhanh nhất của Claude,“chỉ cần Claude ra hiệu và
Quasimodo có ý muốn làm vừa lòng ông ta là nó sẵn sàng nhảy ngay từ ngọn tháp
nhà thờ Đức Bà xuống đất ” (Nhị Ca, 2002, Tr.244). Có thể nói, cũng xuất phát từ
tình cảm đó đã dẫn đến luân lý gây hại đầu tiên của Quasimodo khi nhận lệnh của
Frollo bắt cóc Esmeralda, dù sự việc không thành Quasimodo bị bắt. Kế tiếp, lúc
Esmeralda bị kết án treo cổ, Quasimodo để cứu Esmeralda đã phá pháp trường, đem
nàng vào trong nhà thờ Đức Bà trú ẩn. Nhưng lúc này đây, những người ăn mày chờ
Esmeralda khi không thấy nàng trở lại nên đã tấn công vào nhà thờ để cứu nàng, mà
Quasimodo đã hiểu lầm rằng họ đến đây là để giết nàng Esmeralda nên gã đã tấn công
để đẩy lùi họ, vô tình tạo nên cuộc hỗn chiến thảm thương “Căm giận làm đỏ gay các
khuôn mặt hung dữ; những vầng trán đen nhẻm ròng ròng mồ hôi; mắt ai cũng nảy
lửa ”(Nhị Ca, 2002, Tr.663), những tiếng thét thật thê thảm cất lên “… chỉ nghe thấy
tiếng rên rỉ của những kẻ khốn nạn bị khúc gỗ giáng xuống đầu tiên, bụng đứt làm đôi
trên cạnh đá bậc thềm”(Nhị Ca, 2002, Tr.645); “ rải rác còn làm gãy thêm chân tay
bọn ăn mày”; (Nhị Ca, 2002, Tr.644)…Dù là sự hiểu lầm vô tình gây nên nhưng
Quasimodo vẫn đã làm chết những mạng người thiện lành, đây cũng chính là cái ác, vì
phạm trù luân lý của cái ác là dù chỉ phạm một hoặc nhiều hơn những lỗi lầm thì vẫn
là cái ác. Và cuối cùng, luân lý gây hại đỉnh điểm của Quasimodo là hành động xô ngã
Frollo từ trên tháp chuông nhà thờ xuống đất “bất thình lình nó điên cuồng lao tới, xô
hai bàn tay to lớn vào lưng ông, đẩy ngã xuống cái vực thẳm ông đang cúi nhìn” (Nhị
Ca, 2002, Tr.779), như đã trình bày, đối với Quasimodo thì Frollo không chỉ dừng lại
là một người cha nuôi, một chủ nhân, mà còn là một sự quý trọng cho linh hồn trí tuệ
được coi là siêu việt, và quan trọng hơn chính Frollo là người đã nhận nuôi và dạy bảo
cho Quasimodo, trên cả cương vị vừa là cha - con, vừa là chủ - tớ. Vậy thì hành động
của Quasimodo theo luân lý chuẩn mực đạo đức đã là cái ác, cái sai phạm, chính chi
tiết gã “nó bất động và câm lặng như kẻ bị sét đánh và một suối nước mắt dài lặng lẽ
chảy ra từ con mắt cho đến nay mới nhỏ một giọt lệ duy nhất” (Nhị Ca, 2002, Tr.780)
đã cho ta hiểu rằng, chính Quasimodo cũng hiểu rõ, cũng nhận thức rõ được hành
động tội lỗi mà mình đang làm, gã hiểu rõ ràng điều mình đang thực hiện là trái với
luân lý đối với kẻ mình mang ơn. Tóm lại, mặc dù Frollo là điểm xuất phát đầu tiên
cho cái ác luân lý của Quasimodo nhưng từ những hành động tiếp kế xuất phát đều tự
bản thân vì lý do muốn bảo vệ người trong lòng mình chính là Esmeralda mới nảy
sinh những hành động mang luân lý gây hại, và có thể nói rằng hành động này của
Quasimodo chính là dùng cái ác để luân trị cái ác, cái ác luân lý của Quasimodo gắn
liền với sự thức tỉnh của công lý.

2.1.2. Cái ác là cái khác trong tác phẩm Nhà thờ Đức Bà

Bên cạnh cái ác luân lý gây hại cho người khác, trong tác phẩm Nhà thờ Đức Bà
Paris, cái ác còn là cái khác. Nó biểu hiện ở sự khác biệt về ngoại hình, tư tưởng, tính
cách,… với số đông dân chúng, với giáo luật Kito Giáo thời trung cổ.

Tiêu biểu nhất trong tác phẩm Nhà thờ Đức bà Paris là ngoại hình của
Quasimodo. Được Victor Hugo khắc họa ngoại hình dị tướng khi vừa mới sinh ra:
“chột mắt, gù lưng, chân khoèo, chỉ là một thứ gần đủ” (Victor Hugo, 2011, trang
199), và khi lớn lên, do kéo chuông nhà thờ, bị tiếng ồn của chuông làm điếc tai vĩnh
viễn: “Kéo chuông tại nhà thờ Đức bà từ năm mười bốn tuổi, nó bị thêm một tật
nguyền mới giáng xuống, để hoàn tất nỗi đau khổ; tiếng chuông đã làm thủng màng
tai, nó bị điếc. Cánh cửa duy nhất mà tạo hóa vẫn còn mở rộng để nó tiếp xúc với
ngoại giới, đột nhiên đóng lại vĩnh viễn.” (Victor Hugo, 2011, trang 202). Ấy thế, nỗi
bất hạnh không dừng lại ở đó với Quasimodo: “tật điếc còn làm cho nó hầu như câm.
Vì, để khỏi làm trò cười cho kẻ khác, từ lúc biết mình bị điếc, nó kiên quyết nín lặng,
chỉ thỉnh thoảng hé miệng khi có độc một mình. Nó cố tình không nói, làm Clôđơ
Phrôlô mất bao công phu mới khiến nó mở mồm. Do đó, dẫn tới tình trạng mỗi khi
bắt buộc phải cất lời, miệng lưỡi nó thật lóng ngóng, vụng về, như cái cửa đã gỉ mất
bản lề” (Victor Hugo, 2011, trang 202). Thế là ngoại hình của Quasimodo, từ tạo hóa
cho đến môi trường sống của hắn tác động, hắn là một bản thể dị dạng: câm, điếc, mắt
chột, lưng gù, chân khoèo.

Cái khác biệt ở ngoại hình không phải là thứ làm nên cái ác ở Quasimodo. Theo
Victor Hugo giải thích: “nó độc ác vì nó man rợ; nó man rợ vì nó xấu xí. Trong bản
chất của nó cũng có sự sắp đặt hợp lý, như ở chúng ta” (Victor Hugo, 2011, trang
203). Điều này có nghĩa là tâm hồn của Quasimodo cũng chẳng khác những người
bình thường là mấy, nhưng vì ngoại hình xấu xí, man rợ, hắn bị xem là cái ác, bị xem
không giống người bình thường. “Tuy nhiên, cứ công bằng mà nói, có lẽ tính độc ác
vốn không phải bẩm sinh ở nó. Từ bước chân đầu tiên đi vào giữa mọi người, nó đã
cảm thấy, rồi nhìn thấy, mình bị chửi mắng, hành hạ, xua đuổi. Lời nói của người đời
với nó bao giờ cũng là là chế giễu hoặc nguyền rủa. Lớn lên, nó chỉ thấy toàn thù hằn
vây bọc chung quanh. Nó chấp nhận. Nó thu thập sự độc ác của mọi người. Nó nhặt
lấy thứ vũ khí mà họ đã đả thương nó.” (Victor Hugo, 2011, trang 203). Vì cái ngoại
hình dị biệt ấy, cách những người gặp Quasimodo đối xử với anh không dành cho con
người, họ cũng chẳng coi anh là một con người mà như một con thú, con quỷ đi đâu
cũng bị xua đuổi, khinh bỉ, nguyền rủa.

Cũng như nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao.
Sau khi ra tù, Chí Phèo có ngoại hình khác hẳn với anh nông dân hiền lành ngày xưa,
thân người trăm trổ, mặt đầy những vết chai sạn, rạch mặt,… trông như anh chị đại.
Người ta cũng cho rằng anh Chí là thứ chẳng ra gì, man rợ và không cho anh cơ hội
quay lại làm người, không cho anh một con đường sống, để anh phải đến với nghề
rạch mặt ăn vạ, làm tay sai cho Bá Kiến. Vì thế, anh buộc phải biến thành “con quỷ dữ
của làng Vũ Đại”. Ấy cũng là cái ác vì sự khác biệt về ngoại hình.

Quay lại với ngoại hình của Quasimodo, cánh cửa kết nối với ngoại giới của anh
chỉ còn là một con mắt. Anh chỉ có thể nhìn cuộc đời, nhìn thế giới bằng một con mắt
nhưng anh vẫn thấy được những gì dân chúng đối đãi với anh. “Đúng là bộ mặt phản
Chúa!” (Victor Hugo, 2011, trang 301), “Ôi! Thằng điếc! Thằng chột! Thằng gù! Con
quái vật!” (Victor Hugo, 2011, trang 302), “Cái mặt nó còn làm đàn bà chửa sảy thai
nhanh hơn mọi môn thuốc!” (Victor Hugo, 2011, trang 302), “nó quái dị tới mức như
vật thì liệu có cảm thấy được nỗi ô nhục không?” (Victor Hugo, 2011, trang 303). Anh
chỉ nhìn thấy những điều phỉ báng của dân chúng dành cho anh, không thể phản ứng,
cũng không thể bày tỏ với bất cứ ai. Đây như một nỗi đau đớn của một thứ gì đó bị
Thiên Chúa bỏ rơi, bởi vì anh chỉ có thể nhìn thấy và cảm nhận, không thể nói ra cũng
chẳng thể bày tỏ trong cái thân hình oặt ẹo chẳng ra người, cũng chẳng ra thú.
Esmeralda cũng là một cô gái khác biệt về ngoại hình, xuất thân đến mức bị
cho là phù thủy. Khác với ngoại hình của Quasimodo, Victor Hugo đã khắc họa ngoại
hình của nàng xinh đẹp tuyệt trần: “Cô ta không cao lớn, mặc dù có vẻ như vậy, vì
dáng người thanh mảnh vươn lên hết sức ngạo nghễ. Nước da nâu, nhưng bản ngày
ánh lên màu hồng tươi đẹp của dân Ăngđaludi và dân La Mã. Bàn chân nhỏ nhắn
cũng là chân người Ăngđaludi, vì xỏ vừa khít vừa thoải mái vào đôi giày xinh xắn.”
(Victor Hugo, 2011, trang 93), ai cũng si mê ngắm nhìn nhan sắc của nàng. Ngoại
hình xinh đẹp của Esmeralda đối lập với xuất thân, cô là người Bôhêmiêng, sống trái
phép, không giấy tờ ở Paris và bị khinh thường. Cô vũ nữ sống bằng việc ca múa rong
và biểu diễn ảo thuật cùng chú dê trên đường phố Paris để kiếm tiền. Nhưng cũng
chính công việc ấy đã khiến cô bị coi là sử dụng yêu thuật. Vì ngoại hình xinh đẹp,
xuất thân là người Bohemian, sống bằng nghề ca múa, ảo thuật nên cô bị gán cho là
phù thủy, một tội danh buộc phải xử chết vì sẽ gây hại cho dân chúng, Giáo hội.

Nhưng không chỉ có Esmeralda bị coi là ác vì khác biệt về xuất thân, những người
Bohemian cũng bị coi là ác. Dân Bohemian là những người lang thang, không nhà
cửa, giấy tờ, sống vô gia cư ở Paris. Người ta tưởng là quê quán họ ở Bohem, một
vùng ở Tiệp Khắc, họ còn được gọi bằng những tên khác như digan hoặc theo tiếng Ý
là ditan danhgara danhgarô danhgari. Vì là người vô gia cư, họ buộc phải kiếm sống
bằng nghề bói toán, ăn xin, ca múa rong, quỷ thuật,… Thậm chí còn đi móc túi, trộm
cắp, bán dâm,… để kiếm tiền. Thế nên, họ bị xem là gắn với những tệ nạn xã hội,
những điều xấu xa nhất, đáng khinh bỉ nhất Paris phồn hoa. Cái ác vì sự khác biệt ở
đây thể hiện ở xuất thân của họ đối với những người dân gốc Paris.

2.1.3. Cái ác lai ghép trong tác phẩm Nhà thờ Đức Bà

(phát triển từ 3 đặc điểm ở 1.2.2. và lấy dẫn chứng từ tác phẩm)

Như đã trình bày, sự pha trộn nhiều thứ trong một cá thể sẽ dẫn đến cái dị biệt.
Điều này được Victor Hugo thể hiện qua nhân vật trong tác phẩm, đầu tiên phải nói
đến Quasimodo là sự lai ghép giữa cái ngoại hình khủng khiếp dị biệt, cái bi thảm với
cái cao thượng của tâm hồn. Victor Hugo đã khắc họa cái dị biệt, khủng khiếp của
Quasimodo qua “vẻ xấu xí hoàn hảo” (Nhị Ca, 2002, Tr.81) ở ngoại hình của gã, cái
hình thù quái dị mà “chỉ có Chúa mới biết bộ mặt hắn đã vươn lên tới đỉnh cao của
sự xấu xí”,(Nhị Ca, 2002, Tr.80) “Có thể nói đây là một gã khổng lồ bị tháo rời từng
mảnh và được hàn lại vụng về”;(Nhị Ca, 2002, Tr.81)…Tiếp đó, để nói về cái bi thảm
thì chính từ sự dị dạng bên ngoài của gã, ngoại hình đã là thứ khiến gã đau khổ nay
cuộc sống càng đau khổ hơn , nó trở thành nguyên nhân dẫn đến cái bi thảm của cuộc
đời gã, vì chính sự xấu xí mà gã được coi là hiện thân của một con quỷ mang cái linh
hồn “vừa xấu lại vừa ác” (Nhị Ca, 2002, Tr.82), gã là người của tầng lớp dưới đáy xã
hội, bị đám đông quần chúng, mọi người chửi mắng, khinh miệt, biến gã trở thành trò
cười, và với gã chỉ còn mỗi cái nhà thờ và Frollo – người cha nuôi, phương thức giao
tiếp duy nhất mà gã cảm thấy mình còn có giá trị sử dụng, song từ sự dị biệt trong
ngoại hình cùng cái bi thảm trong xuất thân, tầng lớp gã còn là sự pha trộn giữa môi
trường thánh thiện là nhà thờ và cái ác của Frollo, bản chất ai cũng hiểu rằng nhà thờ
là nơi thánh thiện, nuôi dưỡng tâm hồn cho một con người, nhưng con người bên
trong nó lại mang một tâm hồn độc ác là Frollo, bằng chứng để nói Quasimodo là sự
pha trộn ở đây là nằm ở việc gã bị Frollo sai khiến bắt cóc Esmerandal. Cuối cùng,
chính là sự cao thượng của Quasimodo, đối với tình yêu đơn phương của gã dành cho
Esmeralda ví như đom đóm yêu một vì tinh tú, sẵn sàng hy sinh bản thân để bảo vệ vì
tinh tú của mình, một thứ tình yêu cao thượng không cần sự hồi đáp. Tóm lại, chính
sự pha trộn này đã đẩy cuộc đời Quasimodo vào những cảnh trớ trêu, làm tiền đề cho
những hành động về sau của nhân vật.

Cái ác lai ghép còn còn thể hiện ở chỗ nhà thờ Đức Bà bị pha trộn nhiều kiểu
kiến trúc, văn hóa khác nhau.“Nhà thờ Đức bà Paris cũng hoàn toàn không thể gọi là
một công trình hoàn tất, được xác định, xếp hạng. Nó không là nhà thờ Rôman, nhưng
cũng chưa phải là nhà thờ Gôtích” (Victor Hugo, 2011, trang 153). Sự khác biệt, lai
ghép nhiều kiểu kiến trúc đã kiến nhà thờ không giống với bất kỳ kiểu kiến trúc tiêu
biểu nào: “Không giống tu viện Tuanuýt, nhà thờ Đức bà Paris không hề có khung
nhà trang nghiêm và nặng nề, vòm mái tròn và rộng, vẻ trần trụi lạnh lùng, sự giản dị
uy nghiêm của những tòa nhà lấy hình cung tròn làm động lực. Không giống nhà thờ
lớn Buốcgiơ, nó không phải là sản phẩm đẹp đẽ, nhẹ nhàng, đa dạng, rậm rì, lổn
nhổn, nở rộ của hình cung nhọn. Không thể xếp nó vào gia đình cổ xưa của những
nhà thờ âm u, huyền bí, thấp và như bị hình cung tròn đè bẹp; chúng gần như theo
kiểu Ai Cập, trừ trần nhà; chúng hoàn toàn mang tính chất tượng hình, đạo giáo,
tượng trưng trong trang trí, chúng nặng về hình thoi và chữ chi hơn hoa lá, nặng về
hoa lá hơn súc vật, nặng về súc vật hơn người, chúng là tác phẩm của giám mục hơn
của kiến trúc sư (…) Cũng không thể xếp toàn nhà thờ đó vào một gia đình khác, gồm
những nhà thờ cao vút thanh thoát, đầy dẫy cửa kính hoa và tượng; chúng mang hình
nét sắc nhọn, dáng vẻ táo bạo; đứng về biểu tượng chính trị, chúng là công xã và thị
dân, đứng về tác phẩm nghệ thuật, chúng lại tự do, tùy tiện, cuồng nhiệt” (Victor
Huygo, 2011, trang 154). Công trình nhà thờ Đức Bà ra đời vào thời đại chuyển mình
từ kiểu kiến trúc Roman sang Gothic, nên được xây dựng một cách pha trộn, không
hài hòa, không hoàn toàn Roman như các công trình trước đó, cũng chẳng rõ kiểu
Gothic như các công trình sau này. Nhà thờ là sự hỗn hợp pha trộn giữa Roman và
Gothic, giữa Hy La và Phục Hưng, không giống với bất kỳ kiểu kiến trúc nhất định
nào:“tất cả hòa tan, hỗn hợp, trộn lẫn ở nhà thờ Đức bà. Tòa nhà thờ trung tâm đầy
sinh lực này là một quái vật thần thoại giữa bao nhà thờ cổ của Paris; đầu nó thuộc
cái này, chân tay thuộc cái kia, mông thuộc cái nọ: gần như thuộc của mọi cái.”
(Victor Huygo, 2011, trang 156). Với vẻ bề ngoài sừng sững, uy nghiêm trải qua
nhiều biến thiên lịch sử, ngôi nhà thờ với kiến trúc độc đáo “chân thì Rôman, ở giữa
gôtích, đầu lại Hi-La” (Victor Huygo, 2011, trang 158) là nơi linh thiêng, đặt trọn đức
tin vào Thiên Chúa của những con chiên ngoan đạo.

Đối với nhà thờ Đức Bà, nó còn mang sự pha trộn ở bên trong giữa tình yêu
bóng tối và tình yêu thánh thiện. Tình yêu bóng tối chính là thứ tình yêu độc hại, độc
tôn mà Frollo dành cho Esmeralda, thứ tình yêu khiến nàng cảm thấy đáng sợ và ghê
tởm đến mức van xin sự chết còn hơn chấp nhận thứ tình cảm đó “Hãy giết ngay, giết
quách tôi đi cho xong! Rồi cô khiếp sợ rụt cổ như con cừu non đợi chiếc búa gã đồ tể
bổ xuống ”; “ ..hắn làm ta kinh sợ! Lạy Chúa, nếu không có hắn, ta đã sung sướng
biết bao! Chính hắn xô ta rơi xuống vực thẳm này! ”; “Ôi! Quân khốn nạn! Ngươi là
ai? Ta có làm gì ngươi đâu? Sao ngươi lại thù ghét ta đến như vậy? Chao ôi! Ngươi
thù ghét ta vì tội gì?”. Trái lại thứ tình yêu bóng tối đó chính là tình yêu thánh thiện
của Quasimodo gửi gắm cho Esmeralda, thứ tình thương thuần khiết dù cho không
cần sự hồi đáp, một thứ tình thương vượt qua cái vẻ ngoại hình đáng sợ, kinh khủng
của gã, gã hi sinh cao thượng cho tình yêu của mình. Có thể đây chính là một tình yêu
thuần khiết, đơn thuần, cũng là một mối tình câm lặng và dường như lúc bắt đầu đã là
tuyệt vọng nhưng cũng chính nó giúp cho Quasimodo biết đi đến những cảm xúc chân
thật như loài người. Như vậy, ta hiểu rằng mặc dù tình yêu của cả hai nhân vật có sự
đối lập nhưng chung quy đều vì tình yêu mà nhận lại những kết cục bi thảm, và chính
từ sự pha trộn giữa hai thứ tình yêu đối lập như vậy, mới dẫn đến sự thù địch trong
mối quan hệ của Frollo và Quasimodo.

Qua đó, thấy được nhà văn Victor Hugo đã đặt những nhân vật, câu chuyện khác
trên bối cảnh tâm điểm xuyên suốt tiểu thuyết, là nhà thờ Đức Bà Paris với sự lai ghép
kiến trúc lạ kỳ. Chính sự lai ghép kiến trúc trở thành bối cảnh gắn liền với cuộc đời
bất hạnh của Quasimodo, chứng kiến cái chết của Esmeralda, nơi hành trình tha hóa
của Frollo bắt đầu và kết thúc,… Chính ngôi nhà thờ linh thiêng, được tôn kính ấy là
nền của biết bao câu chuyện đau thương, bất hạnh. Có lẽ, để nhà thờ với kiến trúc lai
ghép làm bối cảnh cho tiểu thuyết như nghệ thuật đòn bẩy, làm nổi bật, sinh động hơn
cho câu chuyện của các nhân vật. Bằng ngòi bút của mình, Victor Hugo xây dựng nên
cái ác đến từ sự lai ghép một cách hoàn hảo từ kiến trúc nhà thờ Đức Bà đến số phận
của những nhân vật trong tác phẩm của ông, để lại những trăn trở, suy nghĩ với nhiều
khía cạnh chưa được khám phá hết trong thiên tiểu thuyết vĩ đại này.

2.2. Biểu hiện cái thiện trong tác phẩm (2 người) (Trân + Du)

2.2.1. Cái thiện xuất phát từ lòng trung thành trong tác phẩm Nhà thờ
Đức Bà

Biểu hiện của cái thiện xuất phát từ lòng trung thành là sự yêu mến, vâng
phục của Quasimodo dành cho Frollo. Bởi lẽ Quasimodo còn chịu ơn nuôi
dưỡng, dạy dỗ của Frollo “Chàng làm lễ rửa tội cho đứa con nuôi và đặt tên là
Cadimôđô”(Nhị Ca, 2000, tr.200). Vì thế, hình thành trong Quasimodo một sự
trung thành gần như tuyệt đối đối với phó giám mục. “Có một nhân vật mà
Cadimôđô đặt riêng ra ngoài mối thù hận và tính độc ác của nó đối với mọi
người, một nhân vật mà nó yêu thương rất mực có khi còn hơn cả ngôi nhà thờ:
đó là Clôđơ Phrôlô.” (Nhị Ca, 2000,tr.210). Điều đó còn thể hiện ở cả hành
động cử chỉ, khi chỉ mới vừa nhìn thấy Frollo, Quasimodo liền phủ phục dưới
chân vị phó giám mục “Hắn nhảy xổ tới linh mục, nhìn ông ta rồi quỳ
xuống”(Nhị Ca, 2000, tr.95), dù hắn bị Frollo đối xử hách dịch, tệ bạc thì
“Cadimôđô chỉ quỳ rạp, nhẫn nhục, van xin.” (Nhị Ca, 2000, tr.95) mặc cho
hắn có đủ sức mạnh đánh tan cái kiểu cách hành xử như thế của ông ta “Thế mà
Cadimôđô chỉ cần dí ngón tay cái cũng đủ khiến linh mục chết bẹp.”(Nhị Ca,
2000, tr.95). Lòng trung thành đó cực đoan đến mức hắn sẵn sàng hy sinh cả
mạng sống của mình “Chỉ cần Clôđơ ra hiệu và Cadimôđô có ý muốn làm vừa
lòng ông ta là nó sẵn sàng nhảy từ ngọn tháp nhà thờ Đức bà xuống đất.”(Nhị
Ca, 2000. tr.211).

Theo quan niệm của Kitô giáo, đạo này đòi hỏi cái thiện trước hết là trung
thành. Bởi lẽ, sự trung thành của người tu sĩ là “kho tàng quý giá”. Vì, ngay
buổi đầu sơ khai Chúa Giêsu bắt đầu rao giảng, những người đón nhận ơn kêu
gọi, tin tưởng, đi theo và vâng theo lời Người thực sự là không phải nhiều. Tuy
nhiên, chúng ta cần tách riêng lòng trung thành với hành động mang cái ác, đó
chính là theo lời sai khiến của phó giám mục, người mà Quasimodo một lòng
trung thành “Quả là một điều đáng chú ý về tất cả cái sức mạnh thể lực đó, nó
phát triển đến mức hết sức phi thường ở Cadimôđô và được mù quáng trao vào
tay kẻ khác sử dụng.”(Nhị Ca, 2000, tr.211).

2.2.2. Cái thiện là cái toàn vẹn trong tác phẩm Nhà thờ Đức Bà

Trong tác phẩm Nhà thờ Đức Bà Paris, nhân vật Esmeralda là một cô gái thánh
thiện sở hữu tài sắc vẹn toàn, luôn có những hành động tốt bụng đối với tất cả mọi
người. Bên cạnh đó, cô còn có một tâm hồn trong sáng và một trái tim chứa đựng cảm
xúc tình yêu vô cùng mãnh liệt. Mọi đặc điểm của cái thiện đều được tác giả khắc họa
lên nhân vật này, từ vẻ đẹp ngoại hình cho đến vẻ đẹp lương thiện bên trong, vì vậy
hoàn toàn có thể nói Esmeralda chính là biểu hiện cho cái thiện toàn vẹn trong xuyên
suốt tác phẩm này.

Biểu hiện không thể không nói đến của cái thiện toàn vẹn ẩn chứa trong nhân vật
Esmeralda đó là một cô gái tài sắc vẹn toàn. Bởi vì cái thiện gắn liền với “mỹ”, trong
đó “mỹ” được hiểu là vẻ đẹp hình thức bên ngoài. Ở đây chính là vẻ đẹp ngoại hình
cũng như tài năng của Esmeralda và điều ấy được miêu tả trong tác phẩm như sau:
“Cô ta không cao lớn, mặc dù có vẻ như vậy, vì dáng người thanh mảnh vươn lên hết
sức ngạo nghễ. Nước da nâu, nhưng ban ngày ánh hẳn lên màu hồng tươi đẹp của
dân Andolouse và dân La Mã. Bàn chân nhỏ nhắn cũng là chân người Andalouse, vì
xỏ vừa khít vừa thoải mái vào đôi giày xinh xắn”, “gương mặt rạng rỡ của cô lại lướt
qua đôi mắt to đen ngời sáng như ánh chớp”, “đôi vai trần, cặp chân thon, cặp mắt
rực lửa…”(Nhị Ca, 2002, Tr.85). Qua những chi tiết ấy cũng đủ để thấy được đây là
một cô gái sở hữu ngoại hình trẻ trung, xinh đẹp, tràn đầy sức sống. Song song đó tài
năng của cô nàng cũng được ca ngợi như sau: “Cô ta nhảy múa, xoay tròn, xoay tít,
trên tấm thảm Ba Tư cũ, trải tạm dưới chân” , “là một con người siêu phàm khi cô cứ
thế nhảy múa theo tiếng trống rền…” (Nhị Ca, 2002, Tr.85)“Tiếng hát cũng như điệu
múa và sắc đẹp của cô. Nó khó tả mà đáng yêu: có thể nói, đó là cái gì trong sáng,
âm vang, thanh thoát, bay bổng”(Nhị Ca, 2002, Tr.90).Một cô vũ nữ với tài nhảy múa
điêu luyện kèm thêm giọng hát trong trẻo, truyền cảm, đi vào đánh thức lòng người
như thế thì quả là tài sắc vẹn toàn. Để cái thiện có thể vẹn toàn thì nhất định phải xét
thêm về khía cạnh thẩm mỹ bởi lẽ cái thiện sẽ trở nên toàn vẹn hơn khi con người đẹp
cả về hình thức bên ngoài lẫn tâm hồn bên trong. Ở đây, nàng Esmeralda đã có được
vẻ đẹp ngoại hình , nên đã bước đầu minh chứng được cho việc nàng chính là nhân vật
có cái thiện toàn vẹn.

Bên cạnh tài sắc, Esmeralda còn là cô gái có một tấm lòng cao đẹp và một tâm
hồn thánh thiện. Lòng nhân từ ấy cũng chính là biểu hiện lớn nhất, rõ ràng nhất cho
cái thiện toàn vẹn chất chứa bên trong cô gái Ai Cập. Nàng thường hay giúp người,
giúp người ở đây không phải đơn thuần chỉ là giúp đỡ miếng cơm manh áo cho người
nghèo khó, mà cao cả hơn là nàng đã không ngần ngại cứu sống được hai mạng người
đó là thi sĩ Pierre Gringoire và Quasimodo. Về phần thi sĩ Pierre Gringoire, khi anh
sắp bị một tên ăn mày tự xưng là đức vua của ttòa án của những kỳ quặc treo cổ thì
Esmeralda đã xuất hiện, không đắn đo suy nghĩ nhiều, nàng đã nhận làm vợ của thi sĩ
mặc dù không hề yêu để cứu ông ấy thoát khỏi cái chết đang đến gần:

“- Xin lỗi cô nương, Gringoire mỉm cười nói. Nhưng tại sao cô lại lấy tôi làm
chồng?

- Cứ thể để mặc cho anh bị treo cổ à?

- Hoá ra, nhà thơ nói hơi có vẻ thất vọng, cô lấy tôi không ngoài ý định muốn
cứu tôi thoát khỏi giá treo cổ?

- Vậy anh còn muốn tôi có ý định gì khác nữa?” (Nhị Ca, 2000, tr.134).

Còn về phần Quasimodo, trong lúc đang bị xử phạt treo trên cột bêu người, hắn
dường như sắp chết vì đau đớn, vì mệt mỏi và hơn cả những cảm giác kinh khủng ấy
đó chính là vì khát. Nhận thấy điều đó, Esmeralda đã không những không cười nhạo
hắn như bao người dân khác, cũng không trách giận hắn vì đã bắt cóc mình, mà cô đã
sẵn sàng giúp hắn uống nước, cứu hắn sống dậy sau cơn khát chết người: “Không nói
một lời, cô gái lại gần tội nhân đang vùng vẫy vô ích để né tránh, rồi tháo chiếc bình
nước ở dây lưng nhẹ nhàng đưa sát vào đôi môi khô khốc, của kẻ khốn khổ.”(Nhị Ca,
2000, tr.316). Hai lần cứu người ấy, Esmeralda đều đã thể hiện được cái tâm trong
sáng, thuần khiết và cao thượng của mình khi cứu giúp người khác mà không màng
đến lợi ích cá nhân. Vì thánh thiện nên nàng mới đồng ý cưới Gringoire để cứu ông ta.
Và cũng vì thánh thiện mà nàng cũng đã sẵn lòng cứu cả người đã từng bắt mình trước
đó mà không một chút ngần ngại hay sợ hãi.

Cái thiện không phải chỉ là mang cái tốt của mình dành cho người khác, mà cái
thiện còn là phải đối tốt với chính mình, phải khiến bản thân mình hạnh phúc.
Esmeralda cũng là kiểu người như thế, bên cạnh lòng tốt đối với mọi người thì cô
cũng rất nuông chiều cảm xúc cá nhân của mình khi cô đem lòng yêu chàng kỵ sĩ
Phoebus, là một đại úy của quân cung thủ thuộc đội bảo vệ nhà vua. Tình yêu ấy nảy
nở khi cô được chàng Phoebus cứu thoát khỏi vụ bắt cóc: “Cô gái Bohemian duyên
dáng ngồi dậy trên yên ngựa viên sĩ quan, hai tay vịn lên đôi vai chàng trai trẻ và
đăm đăm nhìn chàng vài giây, như vui sướng vì bộ mặt tươi cười và sự cứu giúp của
chàng trai đối với cô”.(Nhị Ca, 2000, tr.101) Cảm xúc tình yêu trong sáng dành cho
Phoebus chưa lúc nào vơi trong lòng cô nàng: “Phoebus của em, chính ông là người
em hằng mơ tưởng”, “Em yêu tên ông, yêu thanh gươm của ông Phoebus”(Nhị Ca,
2000, tr.402). Cảm xúc của Esmeralda dành cho Phoebus ngày càng mãnh liệt, say
đắm khi cô đã theo tiếng gọi con tim để có những hành động gần gũi với chàng kỵ sĩ:
“Chỉ có Phoebus và Esmeralda ngồi trên cái hòm gỗ cạnh một cái đèn. Cô gái mặt
bừng, ngơ ngác, hổn hển. Hàng mi dài của nàng cụp xuống, tỏa bóng trên đôi má
hồng.”(Nhị Ca, 2000, tr.400), “Viên đại úy thấy cô gái dịu dàng nên càng táo bạo
hơn. Chàng ôm ngang lưng cô mà cô không chống cự nên từ từ cởi áo cô bé đáng
thương…” (Nhị Ca, 2000, tr.405). Qua đó, có thể thấy cô gái Ai Cập này không
những tốt bụng với mọi người mà cô còn tốt với cả chính mình, cảm thấy hạnh phúc
khi đã sống nuông chiều cảm xúc của bản thân với một tình yêu thuần khiết. Điều này
đúng với những quan niệm cả phương Đông lẫn phương Tây đó là cái thiện không chỉ
là cái tốt của người đối với người mà cả đối với mình, là cái được in sẵn trong lòng
mỗi con người.

Qua vẻ đẹp ngoại hình và tài năng, qua lòng thánh thiện và qua sự đối tốt với
chính bản thân mình, Esmeralda đích thị là nhân vật biểu hiện cho cái thiện toàn vẹn.
Và để cái thiện được toàn vẹn thì không thể thiếu đi một trong ba yếu tố trên.

2.2.3. Cái thiện là chân tâm trong tác phẩm Nhà thờ Đức Bà

Theo Kant, thiện chí có bản chất là tốt tuyệt đối. Tức là khi thực hiện một việc
thiện, hành động đó được làm mà không mang những mục tiêu về lợi ích hay ưu đãi,
vậy thì lúc đó hành động đó là hợp lý và xuất phát từ lòng thành. Một hành động
mang thiện chí thì cần phải vì bổn phận, tức là thực hiện“hành động vì chính ta ý thức
rằng đó là việc phải làm và có làm thì mới yên lương tâm” (Trần Thái Đỉnh, 2005,
tr.196).

Theo Trần Thái Đỉnh, “Thiện chí là một chân lý hiển nhiên và tiên thiên” (Trần
Thái Đỉnh, 2005, tr.197). Ta làm việc đó vì trước đó ta đã phán đoán sự thiện ác trong
hành động, và làm việc đó vì thành tâm thiện ý là điều hiển nhiên, mà không cần
chứng minh hay biện luận về hành động đó. Tiên thiên là sự ý thức đạo đức về thiện
có sẵn trong lòng mỗi người.

Theo Trần Thái Đỉnh, “Ý thức đạo đức phải hoàn toàn dựa trên lý trí, không
được dựa trên tình cảm và những dự tính thường nghiệm bị pha phôi dục vọng và tư
lợi.” (Trần Thái Đỉnh, 2005, tr.199). Trong tác phẩm, Esmeralda là nhân vật mà tác
giả phác hoạ có ý thức đạo đức dựa trên lý trí, những hành động mang cái thiện mà cô
thực hiện không dựa trên tình cảm và những suy tính về lợi ích và ưu đãi cá nhân.
Victor Hugo là một con chiên mộ đạo, nhưng lại xây dựng một nhân vật ngoại đạo có
mang một trái tim thiện lương không vụ lợi nhất trong một tác phẩm mà bối cảnh của
nó mang đậm bầu không khí Kitô giáo. Một cô gái người Bohemian có quan niệm
thiện ác rõ ràng, và luôn sẵn sàng làm việc thiện.

Trong tâm trí của mỗi người đều có ý thức đạo đức, có lương tri. Theo Kant,
“Tính chất thực hành của những mệnh đề đạo đức thì luôn có tính cách tuyệt đối, vô
điều kiện: cho nên trong mỗi hoàn cảnh, ý thức đạo đức truyền ta phải hành động thế
này thế kia, và lệnh truyền này không có tính cách giả định (như kiểu: nếu anh làm sẽ
được lợi ích này lợi ích kia), nhưng có tính cách tuyệt đối, nghĩa là nhất định phải
làm ; dầu phải đau khổ và thiệt hại cũng phải làm.” (Trần Thái Đỉnh, 2005, tr. 200).

Esmeralda cứu thi sĩ Pierre Gringoire khỏi giá treo cổ ở Cung điện thần kỳ.
Lương tri của cô gái người Bohemian không cho phép cô chỉ đứng yên đó. Trái tim cô
gái không cho phép cô thấy chết mà không cứu, đó chính là một mạng người, chính
trái tim thiện lương đã truyền cô phải cứu thi sĩ. Esmeralda đồng ý cưới nhà thơ dù
chẳng có tình cảm nào, chỉ để giành lại mạng anh ta khỏi đám ăn mày “Hoá ra, nhà
thơ nói hơi có vẻ thất vọng, cô lấy tôi không ngoài ý định muốn cứu tôi thoát khỏi giá
treo cổ?”(Nhị Ca, 2000, tr.134). Rõ ràng trong trái tim của cô gái cũng đang cất chứa
một người khác, nhưng vì cứu sống một người mà hy sinh làm vợ kẻ đó. Ở cái nơi
toàn dân khốn khổ, một cô gái thấp cổ bé họng luôn sẵn sàng cứu giúp một mạng
người, cô biết điều đó và cũng không hề do dự mà làm điều đó. Cô gái làm chuyện
này không vì bất cứ lợi ích hay ưu đãi nào, mà vì biết hành động này là chính đáng,
chuyện cần phải làm. Khi xung quanh, bất kì ai cũng có thể làm điều đó, nhưng chẳng
ai muốn làm điều đó, mạng sống của một người khốn khổ cũng rẻ rúng trong mắt của
những người khốn khổ khác.

Esmeralda giúp Quasimodo uống nước trên giàn bêu tù. Esmeralda thấy
Quasimodo khát, cầu xin mọi người xung quanh cho hắn uống nước. Nhưng chẳng ai
làm điều đó, cũng có người có lòng từ thiện nhưng lại chùn bước trước bầu không khí
dữ tợn của dân chúng Paris xung quanh. Vì thế, cô gái lại hành động. Dù trước đó, tên
gù ấy suýt bắt cóc cô, và giờ đây khi đang bị trừng phạt bêu trên giàn bêu tù, thì cũng
không đáng bị đối xử tệ bạc đến mức một giọt nước cũng không thể uống, ngày cả tên
tử tù trước khi bị thi hành án cũng được ăn một bữa ngon. Vậy mà hắn lại bị đối xử tệ
bạc như vậy, nên ý thức đạo đức trong tâm trí Esmeralda thúc đẩy cô giúp hắn uống
nước ngay trong chiếc bình của mình, dầu lẽ ra cô nên tức giận hay trả thù vì sự kiện
trước đó. “Cô gái lại gần tội nhân đang vùng vẫy vô ích để né tránh, rồi tháo chiếc
bình nước ở dây lưng nhẹ nhàng đưa sát vào đôi môi khô khốc, của kẻ khốn khổ.”(Nhị
Ca, 2000, tr.316). Khác với sự hung hăng chửi rủa của mọi người xung quanh, cô gái
đối xử thân thiện, nhẹ nhàng với tên gù xấu xí, điều này càng làm nổi bật sự thiện
lương trong cô “Nhưng nó quên cả uống. Cô gái Ai-cập sốt ruột khẽ bĩu môi, rồi mỉm
cười ghé chiếc bình vào sát cái miệng đầy răng của Cadimôđô. Nó uống từng hơi dài.
Nó đang khát cháy họng.”(Nhị Ca, 2000, tr.316). Esmeralda chẳng biện luận hành
động đó của cô cho bất cứ ai biết về sự thành tâm thiện ý của cô. Thế nhưng, hành
động mang thiện chí của cô đã đủ đả động cảm xúc người dân Paris có mặt ở đó “Bất
kỳ ở đâu, cảnh tượng đó cũng cảm động, khi một cô gái xinh đẹp, tươi tắn, thuần
khiết, duyên dáng và đồng thời rất yếu ớt, động mối từ tâm, chạy tới như vậy, để cứu
giúp một kẻ chất chồng đủ nỗi khổ ải, cổ quái và độc ác. Trên giàn bêu tù, cảnh tượng
đó thật siêu phàm.”, “Cả đám dân chúng cũng phải xúc động và vỗ tay reo hò”(Nhị
Ca, 2000, tr.317).

2.3. Sự đối lập thiện và ác trong tác phẩm (2 người) (Trâm + Tú)
(Phần này vận dụng sự tương giao giữa thiện và ác - Ví dụ: trong cái thiện có ẩn chứa
cái ác, và ngược lại.)*thủ pháp tương phản của Victor Hugo.

2.3.1. Sự đối lập thiện và ác trong Nhân vật Quasimodo


Giữa cái thiện và cái ác, giữa đau khổ và hạnh phúc, giữa những cái xinh đẹp và
cái xấu xí, giữa những cái được coi là cao trọng trở nên thấp hèn và đáng lên án, giữa
những con người tưởng chừng đáng khinh bỉ lại trở nên đẹp đẽ lạ thường. Điều đó
được Victor Hugo tái hiện sống động và sắc sảo khi xây dựng những nhân vật tưởng
chừng như xuôi thuận nhưng thật ra là tương phản với những quan niệm đạo đức lúc
bấy giờ. Victor Hugo tựa như nhà quay phim tài ba, từng thước phim của ông quay
cận cảnh Paris thời kỳ đen tối, khi cái ác không thể định vị chỉ bằng mắt thường.
Những biểu tượng tượng trưng cho cái thiện, cái đẹp có sự tráo đổi, ẩn sâu trong cái
hào hoa phong nhã là những tâm hồn của quỷ dữ, tràn đầy nhục dục. Một Paris tăm tối
với những kẻ lang thang, cướp bóc tồn tại ngay trong lãnh địa của Chúa. Nổi bật trên
nền cảnh đó là hình ảnh thằng gù Nhà thờ Đức Bà – Quasimodo. Phải chăng đây là
một người đàn ông gù lưng dị hợm hay một người đàn ông có tâm hồn trong sáng, có
khả năng dũng cảm làm việc vì lợi ích của người khác.

Sinh ra là một đứa trẻ vô thừa nhận, hắn bị bỏ rơi khi mới bốn tuổi, còn bất hạnh
hơn nữa khi người đời đều xa lánh, sợ sệt khi đến gần nó. Quasimodo sinh ra đã bị tật
nguyền. Toàn bộ con người Quasimodo đã được Hugo miêu tả ở mức đáng sợ nhất.
Diện mạo xấu xí, kệch cỡm và nó đã lớn lên trong sự khinh ghét, kinh tởm của dân
chúng thành Paris. Cái hình hài kỳ dị của nó được miêu tả rõ hơn trước con mắt của
đám đông trong ngày hội cuồng đãng - vẻ xấu xí hoàn hảo: “... cả người hắn là một
khối nhăn nhúm. Cái đầu to tướng lởm chởm tóc đỏ quạch; giữa hai vai là cái bướu
kếch xù khiến trước ngực hắn như nhô ra; bộ đùi và chân vòng kiềng bị bẻ quẹo rất
kỳ quái, chỉ có thể chạm nhau ở đầu gối, nhìn thẳng đằng trước trông hai cẳng chân
hắn giống như hai lưỡi hái kề nhau ở chỗ tay cầm; bàn chân, bàn tay to bè và lớn
khủng khiếp; cùng với hình thù quái dị ấy là một dáng đi mạnh mẽ, nhanh nhẹn và
quả cảm đáng sợ, một ngoại lệ kỳ lạ khác với luật lệ muôn thuở cho rằng sức mạnh
cũng như vẻ đẹp là kết quả của sự hài hòa.” (Nguyễn Hoài Giang dịch, 2021, Tr.80)
Có thể nói đây là một gã khổng lồ đã bị ai đó tháo rời từng mảnh và được hàn lại một
cách vụng về. Hắn được làm lễ rửa tội, do đó đã xua đuổi "ma quỷ" và sau đó được
gửi đến Paris, đến Nhà thờ Đức Bà. Tại đây, họ muốn ném hắn vào lửa, nhưng Claude
Frollo, một linh mục trẻ, đã đứng ra bảo vệ. Ông nhận nuôi cậu và đặt tên cho cậu là
Quasimodo (đây là cách người Công giáo gọi ngày Chủ nhật đầu tiên sau lễ Phục sinh
- ngày cậu bé được phát hiện footnote). Kể từ đó, nhà thờ Đức Bà trở thành nhà của
hắn, Claude Frollo thành người thân duy nhất của hắn. Khi hắn được mười bốn tuổi,
Claude Frollo đã giao cho hắn vị trí người rung chuông của Nhà thờ. Chuông trở
thành niềm đam mê của Quasimodo. Nó đã thay thế niềm vui giao tiếp của anh ta và
đồng thời dẫn đến một bất hạnh mới: Quasimodo bị điếc sau tiếng chuông.
Quasimodo lớn lên, không câm nhưng dần điếc, sống trong thế giới tăm tối của mình
với hai tình yêu lớn duy nhất: gác chuông nhà thờ Đức Bà và phó giáo chủ Claude
Frollo, cho đến trước khi anh gặp Esmeralda. Việc mô tả chân dung Quasimodo như
thế đã nhấn mạnh đến ý thức về cái đẹp, cái hài hoà khi mô tả những bộ phận kỳ dị,
Victor Hugo muốn phản ứng lại với luật lệ muôn thuở cho rằng vẻ đẹp là sản phẩm
của một chỉnh thể hài hoà. Như vậy, khi xây dựng nhân vật Quasimodo, Hugo đã ý
thức rất rõ về sự ra đời của một nhân vật có mức độ dị hình: chột, khoèo chân, điếc,
gù. Đó là mức độ kì diệu của cái xấu.

Quasimodo ghét sự xấu xí của mình, nhưng đồng thời cũng sở hữu trái tim nhân
hậu... Gã tôn thờ Nhà thờ, tòa nhà thay thế cho gia đình, quê hương và xã hội của anh.
Không ai yêu thương Quasimodo, nhưng với gã, tình yêu dành cho nhà thờ Đức Bà là
đủ. Đối với hắn - một kẻ dị hình xấu xí không được ai yêu thương, nhà thờ Đức Bà là
cả một thế giới an ủi. Tình yêu mà Quasimodo dành cho nhà thờ Đức Bà là một thứ
tình yêu gắn bó sâu nặng đến sửng sốt. “Từ bước chân đầu tiên đi giữa mọi người,
Quasimodo đã cảm thấy, rồi nhìn thấy mình bị chửi mắng, hành hạ, xua đuổi. Lời nói
của người đời với nó bao giờ cũng chỉ là chế giễu hoặc nguyền rủa. Lớn lên, nó chỉ
thấy toàn thù hằn vây bọc chung quanh. Nó chấp nhận, thu nhận sự độc ác của mọi
người. Nó nhặt lấy thứ vũ khí mà họ đã dùng đả thương nó.”. “Tóm lại nó chỉ miễn
cưỡng quay mặt lại tiếp xúc với mọi người. Tòa nhà thờ là đủ với nó rồi. Nhà thờ đầy
tượng đá, nào vua chúa, thần thánh, linh mục, ít nhất đã không cười vào mặt nó mà
chỉ nhìn nó bằng cặp mắt bình thản và ân cần. Các tượng khác, tượng quái vật và quỷ
sứ cũng chẳng thù hằn gì nó.” (Nguyễn Hoài Giang, 2021, Tr.223). “Thần thánh là
bạn và ban phước lành cho nó; quái vật cũng là bạn và chở che nó. Cho nên, nó
thường than thở rất lâu với các bạn đó. Cho nên, đôi khi nó ngồi xổm hàng giờ liền
trước mặt pho tượng, một mình trò chuyện với tượng. Nếu có ai chợt đến, nó bỏ chạy
như kẻ tình nhân bị bắt gặp đang dạo khúc tình ca.” “Nó thấy nhà thờ không chỉ là xã
hội, mà còn là vũ trụ, còn là toàn bộ thiên nhiên. Nó không mơ ước rặng cây bên
đường nào khác ngoài các khung cửa kính vẽ hoa, không mơ bóng râm nào khác
ngoài vòm lá bằng đá đầy chim chóc, xum xuê tỏa rộng trên đỉnh dãy cột kiểu Xắc-
xông, không mơ núi non nào khác ngoài dãy tháp khổng lồ của nhà thờ, không mơ
biển cả nào khác ngoài Paris đang rì rầm dưới chân tòa tháp.” “Cái nó yêu thương
nhất trong tòa nhà mẫu tử, cái làm thức tỉnh tâm hồn nó và mở rộng đôi cánh tội
nghiệp mà tâm hồn vẫn giữ gìn khép nép khổ sở trong hang động, cái làm nó đôi khi
sung sướng, đó là các quả chuông. Nó yêu mến, vuốt ve, trò chuyện, thông cảm với
chúng. Nó yêu thương tất cả, từ chuông nhỏ trên tháp nhọn tới chuông lớn trên cổng
chính.” (Nguyễn Hoài Giang, 2021, Tr.224). “Gác chuông nhỏ, cũng như hai tòa
tháp, đối với nó là ba cái lồng lớn nhốt bầy chim do nó nuôi và chỉ hót cho nó nghe.
Mặc dù chính các chuông đó đã làm nó điếc, nhưng như bà mẹ lại thường lại yêu đứa
con nào làm mình đau khổ nhất.” (Nguyễn Hoài Giang, 2021, Tr.225)

Thế giới nội tâm của Quasimodo đã có bước chuyển mình tích cực khi gặp
Esmeralda. Quasimodo rơi vào bi kịch của tình yêu và không được yêu. Được miêu tả
với ngoại hình của một quỷ dữ, không một ai dám đến gần, là đứa con rời của tạo hóa
khi hắn không có cho mình bất cứ điểm gì đẹp đẽ. Song Quasimodo lại là kẻ đáng
được coi là con người nhất trong tác phẩm. Vẻ đẹp của tâm hồn tựa hạt ngọc trong
ngần ẩn sâu trong vỏ bọc xù xì xấu xí. “Con quái vật” rung chuông ở nhà thơ ấy vẫn
đem lòng yêu Esmeralda. Điều đó tạo một sự tương phản mạnh mẽ cho cả 2 nhân vật,
một đẹp đến mức bất kì ai cũng phải yêu quý, còn một lại xấu xí đến mức không bình
thường. Quasimodo yêu Esmeralda không vì sắc đẹp của nàng, mà còn vì cử chỉ cao
đẹp mà không một ai khác, không người dân thành Paris nào có thể đối xử với anh,
ngay cả đó là một vị cha nuôi đáng kính. Ngay giữa lúc anh bị cả thành phố Paris đối
xử như một tù nhân, một con vật để thỏa mãn thú vui tra tấn, giữa lúc Quasimodo chết
vì khát, vì sự độc ác của con người thì Esmeralda là người duy nhất trao cho anh sự
sống. Cô mang nước đến cho Quasimodo và từ đó, những giọt nước mắt của
Quasimodo chảy dài trên khuôn hình dị dạng. Khoảnh khắc đó cũng đánh thức tình
cảm dịu dàng trong anh dành cho cô gái. Thứ tình cảm này không chỉ là tình cảm nam
nữ mà còn là tình thương. Và cuộc gặp gỡ ấy chính là hiện thân của cái đẹp, cái cao cả
cứu vớt con người khỏi những bất hạnh của định mệnh mà tạo hóa (dị hình của
Quasimodo) và thậm chí là xã hội (sự ghê tởm của xã hội) đem đến cho họ.

Nhớ lại việc làm tốt của cô gái Ai Cập xinh đẹp, Quasimodo quyết định cứu cô
gái. Anh ta bắt cóc cô ngay từ khi hành quyết và đưa cô đến nhà thờ lớn, biết rằng bên
trong tòa nhà, không một tên tội phạm nào có thể bị bắt giữ. Quasimodo và Esmeralda
sống trong nhà thờ lớn. Hai số phận gắn liền với nhau - một kẻ quái đản không gốc rễ
và một vẻ đẹp. Người đàn ông gù lưng mang quần áo và thức ăn cho cô, nhận thấy
rằng cô ấy phản ứng một cách đau đớn trước sự xuất hiện của anh ấy nên anh ta ngủ ở
lối vào phòng giam trên nền đá, bảo vệ sự bình yên cho người vũ nữ Ai Cập này. Chỉ
khi cô gái đang ngủ, anh ta mới cho phép mình chiêm ngưỡng cô ấy. Quasimodo, nhìn
thấy cô ấy đau khổ như thế nào, muốn mang Phoebus đến với cô ấy. Ghen tuông,
giống như những biểu hiện khác của lòng ích kỷ và ích kỷ, là xa lạ với anh ta. Trong
quá trình của cuốn tiểu thuyết, hình ảnh của Quasimodo thay đổi, anh ta ngày càng trở
nên hấp dẫn hơn. Lúc đầu, người ta nói về sự man rợ và hung ác của anh ta, nhưng về
sau không còn cơ sở nào cho những đặc điểm đó nữa. Quasimodo bắt đầu làm thơ,
bằng cách này, cố gắng mở rộng tầm mắt của cô gái với những gì cô không muốn nhìn
thấy - vẻ đẹp của trái tim anh:

Đừng nhìn khuôn mặt,

Hõi cô gái, hãy nhìn trái tim,

Trái tìm chàng đẹp trai lại thường méo mồ

Có những tim người chẳng giữ mãi tình yêu

Cô gái ơi, cây thông không đẹp,

Không đẹp bằng bạch dương

Nhưng nó giữ nguyên cảnh lá mùa đông


Than ôi! Nó làm gì vô ích!

Cái gì không đẹp chẳng nên có mặt;

Sắc đẹp chỉ yêu sắc:- đẹp

Tháng tư tránh mặt tháng giêng

Sắc đẹp thì hoàn hảo

Sắc đẹp làm gì cũng được

Sắc đẹp là vật duy nhất không tôn tại nửa chừng

Con quạ chỉ bay ban đêm

Thiên nga bay cả đêm lẫn ngày.

(Nguyễn Hoài Giang, 2021, Tr.508, 509)

Tình yêu chân thành nhất dành cho Esmeralda được nuôi dưỡng bởi sinh vật
khủng khiếp nhất - Quasimodo, người đánh chuông ở Nhà thờ, người đã từng được
tổng giáo sư của ngôi đền Claude Frollo nhặt về. Đối với Esmeralda, Quasimodo sẵn
sàng làm bất cứ điều gì, thậm chí yêu cô thầm lặng và thầm kín từ mọi người, thậm
chí trao cô gái cho tình địch.

Quasimodo sẵn sàng phá nát mọi thứ, thậm chí cả Nhà thờ, với danh nghĩa cứu
người Ai Cập. Chỉ có Claude Frollo, người là nguyên nhân gốc rễ của những rắc rối,
cho đến khi bàn tay của anh ta nổi lên. Frollo thuyết phục mọi người giải cứu
Esmeralda khỏi thánh đường để hoàn thành cuộc hành quyết, nhưng Quasimodo
không còn là một gã gù nhẫn tâm nữa mà trở thành một chàng trai yêu say đắm lòng
người. Vì vậy, anh ta bảo vệ vũ công và nhận thấy đám đông dưới chân nhà thờ chống
trả. Anh ta không biết rằng những người mà anh ta ném khúc gỗ từ độ cao và đổ chì
nóng chảy không phải là kẻ thù, mà là vị cứu tinh của cô gái. Nhưng người đẹp đã
không đáp lại anh chàng gù lưng, vì anh ta chỉ gây ra cho cô nỗi sợ hãi. Quasimodo
cũng bảo vệ Notre Dame (Nhà thờ Đức bà) khỏi vết xe đổ của Tòa án Phép màu cho
Esmeralda, mà không biết rằng họ đã đến để cứu cô gái. Trong trận chiến này, anh ta
đã giết em trai của Claude Frollo, Jehan Frollo - anh ta nằm trong số những người
đang bao vây ngôi đền. Nhận thấy rằng những kẻ lang thang đang rút lui, Quasimodo
đến báo cáo điều này với Esmeralda, nhưng cô ấy không có ở Nhà thờ. Dù là sự hiểu
lầm vô tình gây nên nhưng Quasimodo vẫn đã làm chết những mạng người thiện lành,
đây chính là một phần cái ác.

Cao trào nút thắt được đẩy lên đỉnh điểm khi chính Quasimodo quyết định giết
chết người đã cưu mang mình thuở nhỏ - phó giám mục, để giải thoát cho người mình
yêu, “bất thình lình nó điên cuồng lao tới, xô hai bàn tay to lớn vào lưng ông, đẩy ngã
xuống cái vực thẳm ông đang cúi nhìn ” (Nguyễn Hoài Giang, 2021, Tr.678). Bởi lẽ
anh nhìn thấy từ các bức tường của Nhà thờ họ đã treo cổ cô như thế nào, và vào lúc
đó, anh nhận ra Claude Frollo, cũng đang nhìn Esmeralda và phá lên cười man rợ
trong lúc đứng nhìn Esmeralda đang dãy dụa khi bị treo cổ. Quasimodo chỉ có thể
chống lại ông ta khi thấy ông ta cười đắc thắng lúc Esmeralda bị hành quyết. Hành
động của Quasimodo theo chuẩn mực đạo đức đã là cái ác, hắn đã giết người mình
mang ơn. Hành động ác của Quasimodo cũng là sự thức tỉnh của cái thiện. Mặc dù
Frollo là điểm xuất phát đầu tiên cho cái ác của Quasimodo nhưng những hành động
sau đó đều xuất phát từ chính hắn vì muốn bảo vệ người mình yêu – Esméralda.

Sau cùng, Quasimodo tuy xấu xí ở hình dáng bên ngoài nhưng hành động của
hắn lại nghĩa hiệp, cao thượng. Trước khi gặp Esmeralda, hắn hoàn toàn vâng phục
đức cha Frollo, nhưng khi chứng kiến cái ác độc nơi con người đức cha, hắn đã thức
tỉnh. Một phần để thể hiện sự giận dữ, căm phẫn đối với hành vi của Claude, nhưng có
lẽ nổi bật hơn hết đó chính là biểu hiện của một tâm hồn đã thức tỉnh. Ở đây, ta thấy
rõ cái Ác song hành cùng cái Thiện, Bóng tối song hành cùng Ánh sáng. Quasimodo -
một người xấu xí, dị dạng, bị xã hội coi khinh (cái ác) nhưng có tâm hồn cao đẹp, trái
tim giàu tình cảm, dùng hết sức lực vốn có để bảo vệ người mình yêu (cái thiện).
Quasimodo con người được nhắc đến với hình hài của “tội ác”, thì trái tim hắn cũng bị
đánh thức trước giai điệu tình yêu, yêu chân thành mà không cần hay nói đúng hơn
một tình yêu không được đáp trả. Tình yêu chính là nguyên nhân của tất cả những
điều mà Quasimodo đã làm, khiến hắn làm ra hàng loạt các hành động ác sau này.
Hắn chấp nhận đánh đổi tất cả những gì đã tồn tại trước đây để có được những khoảnh
khắc sống thật với tình yêu của mình. Và đó là con đường mà hắn lựa chọn từ đầu cho
tới khi kết thúc tác phẩm. Khi hắn đã dám giết chết người đã cưu mang hắn từ nhỏ, để
giải thoát cho nàng Esmeralda, và cũng tự giây phút ấy, hắn kết thúc cuộc sống của
mình. Vòng tròn ái tình chạy quấn quanh lấy họ, cái chết như sự giải thoát như để chỉ
rõ đâu mới thực là những giá trị thực của cuộc sống nơi tình cảm con người.

2.3.2. Sự đối lập thiện và ác trong Nhân vật Nhà thờ Đức Bà

Nhà thờ Đức Bà Paris có thể nói là kiến trúc trọng điểm trong tiểu thuyết Nhà
thờ Đức bà Paris. Nó đã được Victor Hugo kì công miêu tả trong suốt tác phẩm của
mình với những đường nét và sắc màu sinh động khác nhau. Tòa kiến trúc này đã hiện
lên trong những trang tiểu thuyết là một ngôi thánh đường mang vẻ đẹp cổ kính, linh
thiêng. “Mọi con mắt đều hướng lên phía trên nhà thờ. Cái chúng trông thấy thật kỳ
lạ. Trên đỉnh tháp cao nhất, một ngọn lửa lớn bốc cao giữa hai gác chuông. Những
tia lửa cuộn xoáy. Một ngọn lửa lớn lộn xộn, giận dữ, gió cuốn lên từng mảng trong
màn khói mù mịt. Phía dưới ngọn lửa ấy, hai máng nước như hai miệng quỷ phun ra
không ngừng trận mưa bỏng rẫy. (Nguyễn Hoài Giang, 2021, Tr.550)

“Quảng trường bập bùng hàng nghìn bó đuốc như sao. Cảnh tượng hỗn độn
này, trước khi bị vùi trong bóng tối, bỗng bừng lên như cháy trong ánh lửa. Sân nhà
thờ rực lên, rọi ánh sáng lên trời. Đống lửa trên sân thượng vẫn cháy, chiếu ánh sáng
ra xa, chiếu vào thành phố. Bóng của những tòa tháp khổng lồ phóng to lên, trùm lên
mái nhà của Paris. Trong ánh sáng chúng tạo thành những khoảng tối. Paris dường
như bị chấn động.”(Nguyễn Hoài Giang, 2021, Tr.556)
Khoảng hai thế kỷ trước, nhà thờ Đức Bà đang trong tình trạng không được tu
sửa, bị bỏ bê, và xuống cấp trầm trọng, khi đó người dân Paris bấy giờ không còn
được yêu mến, họ bắt đầu quan tâm và trân trọng những nghệ thuật kiến trúc mới, và
cho rằng công trình kiến trúc của nhà thờ đã quá xưa cũ. Ngay tình thế đó, lúc này
Victor Hugo cảm thấy bản thân ông cần phải viết một tác phẩm để bảo vệ cho công
trình kiến trúc này trước thời đại.
Victor Hugo khẳng định “có lẽ chỉ có một vài công trình kiến trúc có thể so
sánh với vẻ đẹp của chúng với mặt tiền của nhà thờ. Phía mặt tiền nhà thờ có ba cổng
khoét hình cung nhọn. Một dãy hăm tám bức tượng xây trổ đỡ lấy một nóc bằng nặng
trên hàng cột thon; một cửa sổ chính tâm được trổ ren hoa hồng được tôn lên bởi hai
cửa sổ hai bên như vị linh mục được trợ giúp bởi thầy phù tế; dọc dãy hành lang dài
và hẹp là những cửa mái vòm chạm trổ tam điệp, hàng cột nhẹ nhàng thanh thoát đỡ
trên nó một bệ đá nặng. Và cuối cùng hai tòa tháp đen và to với mái hiên đá đen,
những bộ phận hài hòa của một chỉnh thể tuyệt mỹ, chồng lên nhau thành năm tầng
gác đồ sộ” (Nguyễn Hoài Giang, 2021, Tr.161, 162). Không phải tình cờ mà một
công trình được xây dựng bằng tình yêu của con người với Thiên Chúa giáo trở thành
trung tâm sự ngưỡng mộ không chỉ của nước Pháp, của châu Âu mà của toàn thế giới.
Victor Hugo miêu tả “đây là bản giao hưởng đá, là tác phẩm vĩ đại của một người và
một dân tộc, một thứ sáng tạo của nhân loại mà hầu như đã đoạt lấy hai tính chất: Đa
dạng, vĩnh cửu.” (Nguyễn Hoài Giang, 2021, Tr.162)
“Nếu vào hẳn bên trong nhà thờ, ta sẽ đặt câu hỏi ai đã lật đổ tượng thánh
Christophe khổng lồ mà tiếng tăm trong những bức tượng sánh ngang với tiếng tăm
của gian đại sảnh dinh Tòa án trong các gian đại sảnh khác, ngang với tháp chuông
Strasbourg trong những gác chuông khác? Ai đã tàn bạo quét sạch vô số tượng vốn
được bày ở các khoảng giữa hai cột gian tiền đường và gian hát thánh ca, đủ các loại
tượng quỳ, tượng đứng, tượng cưỡi ngựa, tượng đàn ông, đàn bà, tre con, vua chúa,
giám mục, cảnh sát, bằng đủ chất liệu: đá thường, đá hoa, vàng, bạc, đồng, cả sáp
nữa? Và ai đã thay cái bàn thờ Gothic cổ đầy những tráp thánh lộng lẫy bằng cái
quách đá hoa nặng trịch với những đường nét chạm trổ mặt thần tiên và mây như
được cóp nhặt kệch cỡm ở tu viện Val De Grace hoặc lâu đài đã bị tàn phá Invalide?”
(Nguyễn Hoài Giang, 2021, Tr.13, 164) “Và nếu trèo lên nhà thờ, bỏ qua hàng trăm
ngàn phá phá phách đủ loại, bạn sẽ tự hỏi họ đã làm gì với gác chuông nhỏ xinh đẹp
được xây chính giữa chữ thập; vẻ thon mảnh, táo bạo của nó không kém gì so với gác
chuông (cũng bị phá rồi) của nhà nguyện Sainte Chapelle; ngọn tháp cao vút, nhọn
hoắt, trổ thủng, chọc thang lên trời cao hơn hẳn các tháp khác. (Năm 1787) Một kiến
trúc sư đầy khiếu thẩm mỹ đã xén cụt nó và che đậy vết thương đó bằng một lá thuốc
to rộng bằng chì, trông chẳng khác gì cái vung nồi.” (Nguyễn Hoài Giang, 2021,
Tr.165) Nghệ thuật thời trung cổ bị đối xử như vậy đấy, ở hầu hết các đất nước trên
khắp thế giới, nhất là Pháp.
Victor Hugo đã thể hiện quan điểm của mình trước những thực tại kiến trúc Nhà
thờ Đức Bà Paris bị tàn phá “Thay đổi thị hiếu còn tai hại hơn cả cách mạng. Nó
thẳng tay xâm phạm, đánh vào bộ khung xương của nghệ thuật, nó cắt bỏ, xén gọt,
đảo lộn, giết chết các công trình kiến trúc về hình thức cũng như biểu tượng, về sự
hợp lý cũng như vẻ đẹp.” (Nguyễn Hoài Giang, 2021, Tr.166) Và như thế, ông cho
rằng những tác động đến kiến trúc nhà thờ như “Đó là cú đá của con lừa đối với con
sư tử ngắc ngoải. Như cây sồi già đang cành lá xum xuê nhưng buồn thay lại bị loài
sâu châm đốt, cắn xé.” (Nguyễn Hoài Giang, 2021, Tr.167). Kiến trúc nhà thờ còn đặc
biệt ở chỗ nó khó có thể được xếp vào một loại kiến trúc nào. Vì “nó không là nhà
thờ Roman, nhưng cũng chưa phải là nhà thờ Gothic” (Nguyễn Hoài Giang, 2021, Tr.
167, 168). Nó là một công trình đang ở bước chuyển mình từ kiến trúc Roman sang
Gothic. “Kiến trúc sư người Saxon vừa dựng xong cái cột đầu tiên của gian nhà thờ
thì hình thành cung nhọn, tự cuộc Thập tự chinh trở về, đã chiếm lĩnh và ngự trên nóc
cột Roman to rộng, vốn thường chỉ đỡ lấy hình cung tròn. Hình cung nhọn từ đó được
sử dụng chủ đạo trong quá trình xây dựng nốt phần nhà thờ còn lại.” (Nguyễn Hoài
Giang, 2021, Tr.169). “Tòa nhà thờ trung tâm đầy sinh lực này là một quái vật thần
thoại lai tạp giữa bao nhà thờ cổ giữa Paris; đầu nó thuộc cái này, chân tay thuộc cái
kia, mông thuộc cái nọ: gần như thuộc của mọi cái.” (Nguyễn Hoài Giang, 2021,
Tr.170). Tuy nhiên, Victor Hugo cho rằng kiến trúc “chân thì Roman, ở giữa Gothic,
đầu lại lai Hi-La” (Nguyễn Hoài Giang, 2021, Tr.173) là một kiến trúc độc đáo, hiếm
có, mọi sắc thái, mọi sự khác biệt chỉ ảnh hưởng tới bề mặt nhưng cấu tạo chính của
nhà thờ Cơ đốc giáo không bị đụng chạm tới. “Nhờ thế dù các dinh thự có vẻ ngoài
thiên hình vạn trạng nhưng thực chất bên trong vẫn vô cùng trật tự và thống nhất.
Thân cây cố định, cành lá thì tùy nghi bay bướm.” (Nguyễn Hoài Giang, 2021,
Tr.174)
Cuối cùng, nhà thờ Đức bà chính là nhân chứng chứng kiến toàn bộ những cao
trào, những bi kịch xảy ra giữa các nhân vật. Kiến trúc của nhà thờ đã trở thành bối
cảnh của mọi diễn biến, là phông nền cho các nhân vật chính, và vĩnh viễn gắn chặt số
phận họ lại với nhau. Từ chi tiết trang trí bên ngoài trong những bức tượng con thú
đến đường lên gác chuông tối om, mọi khung cảnh ngóc ngách đều được Victor Hugo
khám phá, thuật lại một cách hết sức sống động, điều đó đã làm cho nhà thờ hiện lên
trước mắt người đọc là một công trình kiến trúc kì vĩ, vĩ đại và linh thiêng.
Trong tác phẩm của mình, Victor Hugo sử dụng thủ pháp tương phản nhằm làm
nổi bật nhân phẩm tuyệt vời của nhân vật bị che lấp, lẫn nhân cách cao cả bị ẩn giấu
bên trong những con người chịu bất công trong xã hội. Qua hình tượng Nhà thờ Đức
Bà, ta có một cái nhìn toàn cảnh về cuộc sống của thời đại đó. Khi thời đại càng chứa
nhiều biến động thì bức tranh của tác giả vẽ ra càng chân thực, ta thấy một xã hội vô
vàn nghịch lý được bao phủ bởi về ngoài đầy hào nhoáng, bóng bẩy. Nghịch lý rằng
kẻ đáng ra phải được hưởng hạnh phúc lại mang kết cục bi thương, ngược lại kẻ đáng
ra không xứng với cuộc sống an nhàn lại sống vui vẻ, hạnh phúc. Một gã xấu xí, kị dị
ẩn giấu bên trong là một trái tim cao thượng, giàu sự hi sinh, cuối cùng lại nhận được
cái kết bi thảm. Còn gã mang vẻ ngoài đạo mạo, đáng tôn kính lại là kẻ có lòng dạ ác
độc, là quỷ đội lớp linh mục chứa đầy nhục dục là Frollo, còn có thêm một gã trăng
hoa, hèn nhát lại chiếm được trái tim của Esmeralda. Tất cả đã được Victor Hugo khắc
họa một cách chân thực và đầy châm biếm.
Thói thường, khi nhắc đến nhà thờ, người ta sẽ nghĩ ngay đến những giờ phút cử
hành nghi lễ tôn giáo của các người tu sĩ. Tiêu điểm của hình ảnh này nằm ở thời
trung cổ, nhà thờ ngoài mang ý nghĩa tôn giáo thì đó còn là nơi để mang đầy quyền
lực. Thế nhưng, một khía cạnh hết sức mới lạ đã được Victor Hugo khai thác trong
cuốn tiểu thuyết này. Những con người có cuộc đời gắn liền với nhà thờ Đức Bà Paris
và được ca ngợi ấy, đương nhiên không phải là tầng lớp cao như giới tăng lữ hay vua
chúa. Mà đó là những con người sống thuộc tầng lớp dưới đáy xã hội, những con
người ngoài rìa của xã hội Paris hoa lệ: thằng gù Quasimodo và cô gái Bohemian
Esmeralda.

Thằng gù Quasimodo, hắn sinh ra với một dáng hình quái dị, xấu xí đến tột
cùng, nhưng ẩn sau cái hình thù kỳ dị, gai góc đó lại là một tâm hồn hướng thiện, giàu
xúc cảm, thậm chí hy sinh tất cả vì người mình yêu. Và nhà thờ có thể coi là nơi
dưỡng thành, nơi bao bọc, cũng là nơi hồi sinh tâm hồn dần khô cằn của hắn. “Nó
khốn khổ đã quen không nhìn thấy gì hết trong đời sống ở bên ngoài dãy tường nhà
thờ luôn trùm bóng râm che chở. Quasimodo coi nhà thờ là tổ ấm của mình, nhà
mình, vũ trụ của mình.” (Nguyễn Hoài Giang, 2021, Tr.219)

Ngoài Quasimodo ra, nhà thờ còn che chở cho Esmeralda khi cô gặp nạn. Ta
thấy rằng trong bối cảnh xã hội Paris thời trung cổ, nhà thờ được xem là nơi trú ẩn,
nơi mà nữ phạm nhân trở thành bất khả xâm phạm, mọi pháp luật của con người đều
mất hiệu lực trước ngưỡng cửa nhà thờ vì thế nó có thể bao bọc, chở che cho những
phận người bất hạnh, là nơi bao bọc cho những số phận đáng thương “Nhà thờ, tòa
nhà rộng lớn bao bọc cô khắp xung quanh, che chở, cứu vớt cô, tự nó cũng là liều
thuốc an thần kì diệu. Đường nét trang trọng của kiến trúc, thái độ sùng bái của mọi
vật xung quanh, tư tưởng thiêng liêng và thanh tịnh cơ thể thoát ra từ mọi chỗ chân
lông khối đá vô hình chung tác động đến cô”. (Nguyễn Hoài Giang, 2021, tr. 403).

Như vậy, trong tác phẩm, hình ảnh nhà thờ Đức Bà Paris đã hiện lên là một công
trình kiến trúc chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi thời gian và con người. Công trình ấy đã
và đang đứng sừng sững giữa Paris, chứng khiến thế sự vật đổi sao dời. Thêm vào đó,
nhà thờ Đức Bà tựa như một xã hội Paris thu nhỏ, bên trong là đủ những hạng người
cùng tồn tại. Nó còn là biểu tượng của một nơi chốn an bình để những mảnh đời khốn
cùng có nơi nương tựa, nhưng cũng là nơi xảy ra kết cục bi thảm của những mảnh đời
để từ đó ta lên án những tư tưởng bảo thủ lạc hậu, hướng một xã hội tốt đẹp hơn.

2.3.3. Sự đối lập thiện và ác trong Nhân vật Esmeralda

Nếu như Quasimodo đối lập về hình hài và nội tâm, Esmeralda lại đối lập về vẻ
bề ngoài và hoàn cảnh xuất thân. Esmeralda xuất hiện bắt đầu từ chương VI, quyển
một. Nàng xuất hiện đi cùng với từ “kỳ dị”, “Cái tên đó tạo nên hiệu quả kỳ dị” hay
cách gọi tên: “Con Esmeralda” (Nguyễn Hoài Giang, 2021, Tr.87). Điều này cho thấy
xuất thân của nàng là cái ác trong quan niệm của Victor Hugo. Và khi nói đến vẻ đẹp
của nàng là đang đề cập đến cái thiện, cái đẹp trong tâm hồn và ngoại hình của nàng.
Dù mọi người say mê, đắm chìm dưới vẻ đẹp của nàng: “thân hình mảnh mai cao
dong dỏng vươn thẳng”, “Nàng có nước da bánh mật nhưng có thể đoán rằng ban
ngày nước da ấy có ánh vàng của người Andalouse và người La Mã. Bàn chân nhỏ
nhắn cũng rất Andalouse vì trông chúng gọn gàng, thoải mái trong đôi giày xinh xinh.
Cô nhảy, cô lượn vòng, cô xoay tít trên tấm thảm Ba Tư cũ được trải cẩu thả dưới
chân. Mỗi khi lượn trước khán giả, cô phóng vào họ tia chớp của cặp mắt to đen lay
láy” (98). “Đôi tay nâng cao trên đầu, mảnh mai, mềm mại, sống động như một con
ong bầu, bộ đồ lót óng ánh vàng, cái váy sặc sỡ phồng lên, mái tóc huyền, cặp mắt
bừng lửa, đó là một tạo vật siêu nhiên” (Nguyễn Hoài Giang, 2021, Tr.99). Hay: “Cô
đẹp kì lạ, nên khi vừa ra mắt ở ngoài cửa phòng cô đã tỏa ra thứ ánh sáng của riêng
mình”, “cô càng vô cùng xinh đẹp và lộng lẫy hơn ngoài quảng trường công cộng”
(Nguyễn Hoài Giang, 2021, Tr.337). Chính vẻ đẹp tỏa sáng, chính điệu múa hoang dại
đã khiến nàng trở thành trung tâm của sự chú ý với đám đông hiếu kì Paris. Một dáng
vẻ xinh đẹp, một dáng vẻ mang đầy tươi mát và khoáng đạt. Nàng làm thức tỉnh trái
tim của Quasimodo bằng vẻ đẹp và tấm lòng. Ở chương IV, quyển sáu nàng
Esmeralda, với trái tim nhân hậu của nàng đã đánh động trái tim chàng gù Quasimodo.
Nàng tách mình ra khỏi dòng người để tiến đến phía Quasimodo: “Một cô gái ăn mặc
kì lạ bước ra khỏi đám đông”, “Cô lấy ở thắt lưng ra một bầu nước, nhẹ nhàng đặt
miệng bầu vào đôi môi khô khốc của kẻ khốn nạn” (Nguyễn Hoài Giang, 2021,
Tr.321). Những hành động ấm áp lần đầu Quasimodo được nhận đã sưởi ấm trái tim
mồ côi của chàng: “một giọt nước mặt to từ từ lăn dài trên khuôn mặt dị hình, căng
thẳng vì tuyệt vọng . Có lẽ đó là giọt nước mắt đầu tiên của một kẻ bất hạnh chưa lần
nào rơi ra” (Nguyễn Hoài Giang, 2021, Tr.321). Trái tim ấm áp của nàng lần đầu tiên
đã sưởi ấm trái tim của kẻ bất hạnh, ngọn lửa ấm đã khiến cho kẻ bất hạnh biết đến lần
đầu tiên được chăm sóc.

Nhưng cái đối lập với vẻ bề ngoài xinh đẹp, tâm hồn yêu thương của nàng là
hoàn cảnh xuất thân bởi nàng là người Ai Cập, là vũ nữ. Điều này khác biệt với các
nhân vật còn lại và những cái “bĩu môi” cũng như cách gọi tên “con Esmeralda” một
cách đầy khinh bỉ cũng tạo nên cái khác ở nhân vật này.

2.3.4. Sự đối lập thiện và ác trong Nhân vật Claude Frollo

Xây dựng nhân vật Claude Frollo là một linh mục, say mê khoa học, đắm
mình trong tri thức nên có chỗ đứng cao trong xã hội. Nhưng Victor Hugo lại
xây dựng nhân vật Frollo với sự đối nghịch giữa cái thể hiện bên ngoài và nội
tâm bên trong. Nếu như bề ngoài ông là người có: “trí tuệ cao cả và sâu sắc,
mạnh mẽ và siêu việt” (Nguyễn Hoài Giang, 2021, Tr.229), “trở thành một đức
cha khắc khổ, nghiêm trang, buồn rầu”, “người không hề sao nhãng việc giáo
dục em mình” (Nguyễn Hoài Giang, 2021, Tr. 230). Frollo “chán nản trong tình
yêu con người, nên càng hăm hở vào khoa học”, “Dần dần ông trở nên thông
thái, đồng thời” (Nguyễn Hoài Giang, 2021, Tr.231). Ông không phải là người
tầm thường, ông thuộc gia đình trung lưu, thông mình, tài giỏi nên ngay từ nhỏ
đã được tạo điều kiện để học hành. Con người mang trong mình đầy trí tuệ siêu
việt, đầy ước mơ với nền khoa học, chiếm lĩnh tri thức. Với cái trán hói uyên
bác, Frollo thích hợp với vẻ nghiêm trang của nhà thờ, với cương vị giáo chủ.

Trước đó ông đã từng là“Thuộc trong một trong những gia đình trung lưu
theo cách gọi của thế kỷ trước là thuộc tầng lớp đại tư sản hay tiểu quý tộc”
(Nguyễn Hoài Giang, 2021, Tr.212), “Claude Frollo là một đứa trẻ u buồn, khắc
khổ, nghiêm nghị, rất ham học và mau hiểu biết”(Nguyễn Hoài Giang, 2012,
Tr.213) nhưng Frollo lại phá tan cánh cửa nghiêm nghị do chính mình xây
dựng. Về tình yêu, trước đó “Ông đã xin giám mục ban bố một chỉ dụ cấm
những cô gái Bohemian không được vào nhảy trong quảng trường nhà thờ”
(Nguyễn Hoài Giang, 2021, Tr.232) nhưng chính ông lại phá tan nguyên tắc đó.
Chính ông lại đi ngược với quan điểm của mình: “đứng im phăng phắc như pho
tượng, con mắt đăm đăm nhìn xuống quảng trường, trông như vẻ im lìm của
con diều hâu vừa phát hiện ra một tổ chim sẻ rồi nhìn chằm chằm” (Nguyễn
Hoài Giang, 2021, Tr.335). Chính chi tiết này là lúc bắt đầu Frollo gạt bỏ con
người vốn có của mình làm cho cuộc đời ông hoàn toàn thay đổi từ lúc
Esmeralda – cô gái Bohemian bước vào cuộc đời ông. Trong chính Frollo bắt
đầu xuất hiện hai con người: con người thuộc về tôn giáo và phi tôn giáo, con
người tu hành và dục vọng, mặt người và thú tính. Bởi chính cương vị là linh
mục, bởi chính trước đó quan điểm của ông là xa lánh đàn bà, cấm những cô gái
Bohemian, căm ghét gấp đôi bọn đàn bà Ai Cập. Cô vũ nữ rong lọt vào trái tim
của vị linh mục như một bản năng của con người. Vì là một người có quyền lực
về chính trị và tôn giáo nhưng lại đem lòng yêu cô gái Bohemian – cô gái múa
rong người Ai Cập. Đứng giữa lý trí và con tim, đứng giữa yêu và không được
yêu, ông trở nên mù quáng, điên dại, bị cuống vào vòng xoáy dục vọng và tội
ác. Đầu tiên, hắn đã hét với Gringoire – người chồng chính thức của Esmeralda
rằng: “Đồ khốn khiếp, mày dám làm thế à? Ông hét lên, giận dữ nắm cánh tay
Gringoire, phải chăng mày đã bị Chúa bỏ rơi đến mức dám xâm phạm đến cả
cô gái này hay sao?”. Hắn tức giận với tất cả những ai yêu nàng, tức giận với
Quasimodo khi biết hắn yêu thầm nàng: “Đức cha Claude ghen với
Quasimodo. Ông trầm ngâm nhắc lại câu nói tàn nhẫn:

- Sẽ không ai chiếm được nàng!” (Nguyễn Hoài Giang, 2021, Tr.520)

Trước đó, Frollo “chán nản với tình yêu con người” (Nguyễn Hoài Giang,
2021, Tr.231) nhưng nay lại khao khát cơn dục vọng với Esmeralda: “Ta thấy
bàn chân em, bàn chân ta muốn đánh đổi cả một đế quốc để đặt cái hôn duy
nhất lên rồi có thể chết luôn, bàn chân ta rất khoan khoái được nó xéo lên đầu,
ta thấy bàn chân bị kẹp chặt trong chiếc kẹp chân khủng khiếp, có thể biến chân
người sống thành đống bùn đẫm máu” (Nguyễn Hoài Giang, 2021, Tr.448). Cái
thiện và cái ác ngự trị trong Frollo, cùng đấu tranh nhưng ngay lúc này: “Ta
dùng mọi phương thuốc, nào nhà tu, nhà thờ, công việc, sách vở để trấn áp
hắn”, “Không sao từ bỏ được hình ảnh em, luôn nghe tiếng hát em vang lên
trong đầu, thấy chân em nhảy múa trên cuốn kinh thánh, mơ thấy dáng em
trườn trên da thịt ta, ban đêm ta thèm gặp em, chạm vào người em” (Nguyễn
Hoài Giang, 2021, Tr.446), cái ác đã hoàn toàn độc chiếm tâm hồn Frollo. Dục
vọng tăng cao, nỗi ghen tuông được đẩy mạnh đúng như cách Victor Hugo xây
dựng hình tượng nhân vật trong thủ pháp tương phản. Để khắc họa rõ nét hơn
nhân vật Frollo, cái ác được chèn vào và đẩy mạnh, nếu như trước đó nhân vật
này chỉ là vị linh mục bình thường, với vẻ nghiêm trang, buồn bã trông rất nhạt
nhòa. Nhưng con người bao giờ cái thiện, cái ác cũng ngự trị trong góc khuất,
dưới ngòi bút Hugo, Frollo hiện lên với cái thiện và ác đối lập rõ rệt như một
con người đời thường. Frollo với một cuộc đời thiện trước đó, sống một cuộc
đời khổ hạnh nhưng nay lại sống một cuộc đời tàn ác của một con quỷ dục
vọng. Khi chứng kiến cảnh ân ái của Esmeralda và Phoebus, hắn như điên dại,
hắn nảy sinh cơn thèm muốn như một bản năng của con người trần tục: “Thấy
tấm thân vóc dáng đốt cháy tâm can mình, cặp vú dịu ấm biết bao, da thịt run
rẩy và đỏ bừng dưới những nụ hơn của kẻ khác! Trời ơi! Ta yêu bàn chân, cánh
tay, bờ vai nàng, suốt bao đêm dài phải quằn quại trên sàn đá lát của trai
phòng ta nghĩ tới làn gân xanh, nước da nâu của nàng, nay ta phải thấy mọi
vuốt ve từng mơ tưởng dành cho nàng như cực hình tra tấn. Cuối cùng chỉ đạt
tới việc bắt nàng nằm trên giường da!” (Nguyễn Hoài Giang, 2021, Tr.450).
Nhưng hắn là linh mục, hắn lại khao khát dục vọng, hắn phá tan quy tắc, hắn
đạp đổ lí tưởng sống của chính mình. Giờ đây, cái thiện và cái ác đấu tranh rất
dữ dội trong thâm tâm một linh mục với vẻ bề ngoài uyên bác. Nhưng khi
Esmeralda khước từ, con quỷ dục vọng trong hắn như càng điên loạn, vẫy vùng
dữ dội. Frollo trút lên cô vũ nữ tất cả các dục vọng, ham muốn cả tình yêu tự
nhiên bị kìm nén đã lâu. Hắn như trở thành một con người khác, hạ thấp danh
dự, địa vị của chính mình để chạy theo ham muốn vẻ đẹp trần thế, vẻ đẹp của
dục vọng.

Chính vì tình yêu với Esmeralda mà Frollo đã đâm gã Phoebus rồi bỏ


trốn vì điên dại khi rình mò đôi tình nhân và không kiềm chế được: “Có lẽ ta đã
đâm ngập mũi dao vào tận tim hắn” (Nguyễn Hoài Giang, 2021, Tr.452). Không
kiềm chế được nỗi ghen tuông cũng là lúc Frollo đạp đổ vị thế của chính mình.
Đến cuối cùng, từ một vị linh mục uyên bác lại trở thành kẻ điên dại vì tình yêu:
“Nếu em nhắc tới tên đó, ta không biết mình sẽ làm gì, nhưng chẳng phải ghê
gớm” (Nguyễn Hoài Giang, 2021, Tr.629), Từ một vị linh mục quy tắc nay lại trở
thành người mà trước đây ông từng rất ghét: “Một người đàn ông yêu một
người đàn bà, đâu phải lỗi của hắn!” (Nguyễn Hoài Giang, 2021, Tr.631). Hắn
trở nên tàn ác, cuồng loạn: “Tôi, tôi yêu em. Chao ôi! Điều đó tuy vậy mà rất
thật. Không gì thoát khỏi ngọn lửa đang đốt cháy tim ta suốt đêm! Đúng thế, em
ơi suốt ngày đêm, vậy mà cũng không xứng đáng một chút tình thương nào hay
sao? Một tình yêu thâu đêm suốt sáng, một cực hình, em ơi. Trời ơi! Ta đau khổ
quá, hỡi cô gái tội nghiệp! Hãy tin đây này thực sự đáng thương. Em cũng thấy
tôi đang dịu dàng với em. Tôi rất muốn em không còn ghê sợ tôi”, “Chính vì
thế mà tôi trở nên tàn ác em thấy không, và tôi ghê tởm chính mình. Dù tâm hồn
tôi chỉ toàn hiền dịu và khoan dung, trông em toát ra vẻ đẹp dịu dàng nhất, cả
con người em đều toát ra hương hiền hậu, nhân từ và duyên dáng” (Nguyễn
Hoài Giang, 2021, Tr.631), “Ôi! Vứt bỏ bao nhiêu đạo đức! Ta tuyệt vọng vứt bỏ
cả chính bản thân ta! Là học giả, ta nhạo báng khoa học; là quý tộc, ta xé nát
thanh danh; là linh mục, ta lấy sách kinh làm chiếc gối dâm dật, nhổ toẹt vào
mặt đức cha của ta! Tất cả chỉ vì em, hỡi kẻ bỏ bùa yêu!” (Nguyễn Hoài Giang,
2021, Tr.632). Như vậy, cái thiện và cái ác đối lập, tranh đấu bên trong nội tâm
nhân vật được khắc họa như một con người trần tục thực thụ thông qua nhân vật
Claude Frollo.

CHƯƠNG 3: CÁC BIỂU TƯỢNG VỀ CÁI ÁC VÀ CÁI THIỆN TRONG


TÁC PHẨM NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS

Các bạn làm biểu tượng thì nên sử dụng thêm tài liệu tham khảo là cuốn
Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới (Jean Chevalier.) *cái cuốn trong link
drive cô có gửi cho mình trên gr lớp á.

3.1. Biểu tượng về cái ác trong tác phẩm (1 người) ( Ngọc Hân
022)

3.1.1. Biểu tượng Con dê

Con dê trong Nhà thờ Đức bà Paris gắn liền với nàng Esmeralda ngay từ khi
nàng xuất hiện trong tác phẩm, nó cùng nàng diễn xiếc trên phố để kiếm tiền. Bằng sự
ăn ý cùng nhau, nàng Esmeralda cùng con dê này biểu diễn được những trò kì lạ như
hỏi đáp với nhau bằng trống.

Việc xét Con dê là một biểu tượng của cái ác là bởi vì: thứ nhất, trong Biểu
tượng văn hóa thế giới có đề cập “dê cái xuất hiện như một biểu tượng của nhũ mẫu
và người truyền pháp...” (Jean Chevalier & Alain Gheerbrant, 1997, Tr.253), con dê
cái được xem là người truyền pháp, ở đây nó đang lan truyền một nền văn hóa khác
vào Paris, pha trộn vào cùng với nền văn hóa hiện tại vốn bị người dân nơi đây ghét
bỏ và nó manh nha làm thay đổi truyền thống vốn có, đây là biểu hiện của cái ác lai
ghép. Song, nàng Esmeralda đến từ Ai Cập và việc này làm cho mọi người dân Paris
vô cùng ghét bỏ và bài xích nàng. Con dê gắn liền với nàng ngay từ lần đầu xuất hiện
trong tác phẩm, thế nên nó cũng phải hứng chịu sự kì thị cùng nàng, trong mắt người
dân Paris, con dê và chủ của nó là nền văn hóa khác được du nhập vào nơi đây - vốn
đang sùng bái Kito giáo - tạo nên sự khác biệt trong tư tưởng. Việc diễn xiếc bằng
những trò kì lạ và dân chúng cho rằng đây là những trò của phù thủy, mà theo Giáo
hội thì phù thủy là những người tà đạo, không được phép xuất hiện ở những nơi mà
người ta tôn kính như nhà thờ hay đơn giản là trước mặt những con người sùng đạo.
Sự khác biệt này chính là cái ác là cái khác, những thứ khác biệt với cộng đồng thì sẽ
không được chấp nhận và phải bị bài trừ.

3.1.2. Biểu tượng Đài treo cổ

Nhắc đến Đài treo cổ Montfaucon trong tác phẩm thì mọi người cũng đều liên
tưởng đến tội ác: một là, nơi hành quyết những kẻ có tội đúng nghĩa, khiến chúng phải
trả giá cho những việc làm sai trái mà chúng làm ra; hai là, nơi đây phải hành xử
những người dân vô tội, làm cho họ bị đau đớn về cả thể xác lẫn tinh thần (sự xấu hổ
cùng oan ức); thứ ba, không chỉ hành quyết mà mà còn dùng để nhạo báng những
người không tuân theo lời của giai cấp quý tộc đương thời, buộc họ lấy sự nhục nhã
này để làm bài học. Thế nên, Đài treo cổ ở đây được chúng tôi đề cập đến là một biểu
tượng của cái ác, cụ thể là cái ác luân lý. Đài treo cổ hiện lên ghê rợn, đáng sợ, “...trên
dây xích lủng lẳng những bộ xương người trên cánh đồng gần đó là một thập tự đá và
hai đài treo cổ khác kém về thế hơn trên bầu trời là đèn quả không ngớt bay lượn.”
(Nguyễn Hoài Giang dịch: 2021, trang 868), là nơi hành hình vô số tội phạm bị tòa án
phán xử, nơi chôn thây của biết bao kẻ ác và cả những con người quyền cao chức
trọng “Trong hầm mộ sâu, bao cho bụi con người và bao tội ác cùng mục nát, cả kẻ
quyền cao chức trọng ở thế gian, và kẻ vô tội cùng nhau gửi nắm xương tàn ở đây”
(Nguyễn Hoài Giang dịch: 2021, trang 868). Cái ác nằm ẩn bên trong Đài treo cổ, nó
chính là công cụ cho giai cấp quý tộc hãm hại biết bao người dân. Trong đó có
Quasimodo và Esmeralda.

Quasimodo bị ngài đô trưởng Robert phạt nhục hình một giờ rưỡi ở Đài treo cổ
này chỉ vì ông ta nghĩ Quasimodo coi thường ông ta. Ở một nơi được gọi là thực thi
công lý nhưng cũng là nơi hành hạ một người vô tội đau đớn đến tột cùng, thêm vào
đó là những tiếng cười nhạo và hả hê của tất cả mọi người “Tiếng kêu tuyệt vọng
không làm ai mủi lòng họ chỉ làm cho đám đông dân chúng Paris vây quanh thêm
thích thú” (Nguyễn Hoài Giang dịch: 2021, trang 318). Cái ác luân lý được hiện lên rõ
nét ở sự tuyệt vọng đau khổ của Quasimodo, làm cho anh chàng phải hứng chịu bạo
lực về mặt thể xác lẫn tinh thần: những trận đòn rạch sâu lên da cùng sự cười cợt của
dân chúng khiến cho anh chàng xấu hổ cùng cực. Đài treo cổ đã chứng kiến không
phải một mà là rất nhiều vụ hành hạ man rợ, đó có thể là những người phải chịu án
phạt oan như chàng Quasimodo, chịu đựng những đau đớn, thống khổ và xấu hổ, ân
hận. Nàng Esmeralda còn đau đớn hơn, nàng bị treo cổ ở nơi đây đến chết. Cô nàng bị
kéo lê đến chân Đài treo cổ, cổ cô bị tròng thòng lọng, cô gái quằn quại giãy lên một
cách kinh khủng cũng đủ hiểu sự đau đớn trước khi bị tước đoạt mạng sống như thế
nào. Ở đây, Đài treo cổ không chỉ chứng kiến cái chết bi thương của cô gái vô tội mà
còn chứng kiến sự thống khổ của Quasimodo khi tận mắt thấy cô gái mà mình yêu quý
và bảo vệ đang co giật, giãy chết trên đó.

Vì thế nói, Đài treo cổ là biểu tượng của cái ác luân lý bởi vì chính tại nơi đó
chứng kiến được sự độc ác của con người (từ người bị xử tội, đến người xử tội và cả
đông đảo dân chúng). Đó không chỉ là tội lỗi của người có tội, mà còn thể hiện tội lỗi
của toàn nhân loại.
3.2. Biểu tượng về cái thiện trong tác phẩm (1 người) (Hiền
Hiền)

3.2.1. Biểu tượng nhà thờ


Nhà thờ Đức Bà hiện lên là một công trình cổ kính, sừng sững, uy nghiêm. Trải
qua năm tháng dài đằng đẵng, tòa nhà này vẫn vượt lên trên tất cả biến cố và sống mãi
với thời gian. Tất cả những điều gian ác, giả dối dù nhảy cao bao nhiêu, cuối cũng vẫn
sẽ rơi vào cái rãnh chân lý, lương thiện đã được cài sẵn cho nó. Nhà thờ Đức Bà chính
là thể hiện của cái thiện. Nhưng Chỉ có mỗi nhà thờ thôi thì đó chỉ là một công trình
tôn giáo thuần túy, cái thiện vẫn chưa thực sự toàn vẹn, mà trong đó còn phải có giáo
hội và những con chiên. Trong Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, “Giáo hội” được
xem là “thần dân của Chúa. Giáo hội bao gồm hết thảy mọi con người đoan chính, kể
từ Abel cho tới người đoan chính cuối cùng.” (Jean Chevalier và Alain, 1997,
Tr.680) Câu chuyện về thằng gù ở nhà thờ Đức Bà cùng các nhân vật khác mở đầu
bằng hình ảnh nhộn nhịp của nhà thờ, khi buổi sáng mùng 6 tháng giêng năm 1482, tất
cả thần dân đến “xem biểu diễn mixtera và bầu Cuồng đãng giáo hoàng.” (Nhị Ca,
2002, Tr.15) . Và biểu tượng cái thiện này cũng xuyên suốt câu chuyện về thằng gù
nhà thờ Đức Bà thông qua những tình tiết, những nút thắt được lấy bối cảnh tại nhà
thờ: “nhà thờ Đức bà Paris vẫn còn là một tòa nhà hùng vĩ và thiêng liêng” (Nhị Ca,
2002, 167). Nói chi tiết hơn, cái thiện của nhà thờ Đức Bà được thể hiện qua những
yếu tố sau:
Nhà thờ Đức Bà gắn liền và trở thành một phần trong đời sống của người dân
Paris. Theo quan niệm về cái thiện thì: “Cái thiện tối cao hay chủ đích tối hậu (telos)
là sống bằng sự am hiểu với những gì phù hợp với thiên nhiên và hòa mình với
chúng” (Lê Tôn Nghiêm, 2000, trang 519). Có thể thấy, cái thiện là cái phù hợp và
hòa mình với thiên nhiên, hay nói rộng ra thì cái thiện chính là sự hòa hợp. Trong
nhiều phân đoạn của truyện, hình ảnh nhà thờ Đức Bà là bối cảnh và là nơi bắt đầu
những hoạt động tôn giáo, lễ hội của dân chúng: hội “bầu cuồng đãng giáo hoàng”
(Nhị Ca, 2002, Tr.15), “làm lễ rửa tội cho đứa con nuôi và đặt tên là
Quasimodo”(Nhị Ca, 2002, Tr.232),...
Nhà thờ thiện vì đáp ứng được tiêu chí phổ quát “Chân - Thiện - Mỹ”: Chân: con
chiên, tín đồ Kitô giáo đến đây thú tội, đây là khi họ thành thật nhất với bản thân, với
chúa. Thiện: bên cạnh những nghi lễ tôn giáo hướng con người đến sự bình thản,
thanh sạch và khiến con người dần trở lại với thiện lương để sớm trở về với Chúa.
Mỹ: mỹ vừa là mỹ đức vừa là thẩm mỹ. Mỹ đức hiểu cơ bản là những đức tính tốt,
môi trường hòa ái, thánh thiện trong nhà thờ cùng những lời răn của Chúa khiến con
người ta tốt lên, đạo đức thăng hoa. Thẩm mỹ chính là kiến trúc kì vĩ, đồ sộ của nhà
thờ.
Theo như biểu hiện của cái thiện, thì sự trung thành chính là cảnh giới cao nhất.
Nhà thờ Đức Bà là thể hiện của sự trung thành. Bởi lẽ, chỉ khi có lòng kính ngưỡng
cùng sự trung thành thì người ta mới có thể xây nên một công trình mang ý nghĩa thế
kỉ, tồn tại hằng bao đời. Cũng bởi trung thành nên người dân Paris mới thường lui tới
để sinh hoạt tôn giáo, để tham dự những ngày lễ hội, sự kiện.

3.2.2. Biểu tượng bộ xương và cát bụi


Trong sách Từ điển biểu tượng văn hóa ngoài việc bộ xương được định nghĩa là
“hiện thân của tử thần và đôi khi của ác quỷ” (Jean Chevalier & Alain Gheerbrant,
1997, Tr.100). Bộ xương còn được cuốn sách này định nghĩa rằng đây là thể hiện cho
một “sự chết năng động, ..., sự chết báo hiệu và là công cụ cho một hình thức sống
mới. … Tượng trưng cho tri thức của con người đã bước qua ngưỡng của cái vô tri.”
(Jean Chevalier & Alain Gheerbrant, 1997, Tr.100)

Cũng trong cuốn từ điển đó, “bụi” được định nghĩa là biểu tượng của “sức mạnh
sáng thế và của tro. Bụi được ví với hạt giống, với phấn hoa” ( Jean Chevalier và
Alain, 1997, Tr.110). Khi gỡ xương của Quasimodo “ra khỏi bộ xương nó đang ôm
chặt, nó liền tan thành bụi.” (Nhị Ca, 2002, Tr.787). Điều này có thể hiểu rằng: Khi
đã hoàn toàn rũ bỏ tất cả, bỏ cả bộ xương của Esmeralda lẫn bộ xương của mình,
Quasimodo mới có thể thực sự tiếp nhận một hình thức sống mới. Mọi đau khổ, bất
hạnh ở đời này gửi lại hết thảy, không lưu lại dù chỉ một bộ xương. Tức là cuộc đời
Quasimodo từ khi sinh ra đến tận khi chết đã quá nhiều khổ ải (hình hài bộ xương lúc
chết cũng là dị thường, “cột xương sống nó cong lệch, đâu rụt xuống, giữa xương bả
vai và chân nọ ngắn hơn chân kia”(Nhị Ca, 2002, Tr.787). Cái chết và việc bộ xương
hóa bụi này thiện ở chỗ, có thể giải thoát hết thảy khổ đau cho Quasimodo, cũng là
giải thoát cho Esmeralda. Vì cả khi Esmeralda chết, tình yêu của nàng vẫn hướng về
Phoebus, không cách nào tiếp nhận tình yêu của thằng gù. Vậy nên giải thoát bộ
xương của hắn ra khỏi nàng để mọi sự ràng buộc, vướng bận tình cảm đều được gỡ bỏ
cũng là một biểu tượng của cái thiện.
Ở một khía cạnh khác, cái chết của Quasimodo chính là nhân quả được an bài
hợp lý nhất. Khi hắn lựa chọn giết người đã cưu mang hắn và em trai của người đó để
cứu người con gái hắn yêu. Sau đó hắn lại lựa chọn cho mình cái chết để trả lại những
gì đã gây ra, toàn vẹn tất cả.
3.2.4 Biểu tượng ngọn lửa
Ngọn lửa trong nhiều trường hợp được miêu tả gắn liền với cái ác: ngọn lửa hủy
diệt, ngọn lửa dục vọng,... hình ảnh này thường gắn liền với địa ngục và sự chết chóc.
Nhưng nhìn theo khía cạnh khác, ngọn lửa cũng chính là cái thiện. Trời đất có âm
dương, có sinh tử; con người có thiện ác,... hai khía cạnh này tồn tại đan xen, trong
thiện có ác, trong ác có thiện. Có cái chết thì mới có sự sống hồi sinh, có hoàng hôn
mới có bình minh, cái ác đến đỉnh cao sẽ thoái trào và đi sang phía bên cái thiện. Thế
nên trong Từ điển biểu tượng văn hóa, ngọn lửa còn được xem là “biểu tượng của sự
tẩy uế, sự tỏa sáng và tình yêu theo nghĩa tinh thần. Ngọn lửa là hình ảnh của tinh
thần và của sự siêu việt, linh hồn của lửa.”(Jean Chevalier và Alain, 1997, 644).
Biểu tượng ngọn lửa trong đám cháy chính là biểu hiện của cái thiện trong truyện.
Đám cháy tuy không có thật, nhưng thằng gù đã dùng ngọn lửa giả đó để đánh
lạc hướng lũ ăn mày cùng đám cướp đang có ý định tấn công nhà thờ. Quasimodo cứu
Esmeralda nên đưa cô trốn trong nhà thờ. Đám ăn mày và cướp thấy Esmeralda vào
nhà thờ mà mãi chưa ra liền muốn tấn công vào nhà thờ để cứu cô. Quasimodo đã tạo
một đám cháy giả để đuổi họ đi. Hình ảnh đám cháy trong truyện: Mọi cặp mắt đều
ngước nhìn phía trên cao tòa nhà thờ. Điều họ trông thấy thật kỳ lạ. Trên nóc hành
lang cao nhất, cao hơn cả cửa số hoa thị chính giữa, có ngọn lửa lớn đang bốc lên
giữa hai tháp chuông với tia lửa cuồn cuộn, một ngọn lửa lớn cháy phần phật và ngùn
ngụt, gió thỉnh thoảng lại tạt đi một mảng lửa cùng đám khói. Phía dưới ngọn lửa,
phía dưới dãy lan can tối đen trổ lá tam điệp đỏ rực, hai ông máng há mõm quái vật
không ngớt khạc nhổ trận mưa bỏng cháy, với hai dòng sáng bạc nổi bật trên bóng tối
của mặt tiền phía dưới… Bên trên ngọn lửa, các tòa tháp đồ sộ, mỗi tháp bày ra hai
bộ mặt sông sượng và trâng tráo, một bộ mặt đen ngòm, một bộ mặt đỏ rực, chúng
như càng to lớn với cái bóng vĩ đại hất trên nên trời. Vô vàn điêu khắc hình quỷ sứ và
rồng càng có vẻ rùng rợn. Ánh lửa bập bùng khiến chúng ngọ nguậy trước mắt, có
mãng xà như đang cười, ông máng tựa hồ văng vắng tiếng súa, con kỳ nhông như
đang thổi lửa, quái vật hắt hơi trong đám khói. Và giữa đám quái vật được ngọn lứa
cùng tiếng ồn đánh thức khỏi giấc ngủ đá, còn một quái vật khác đang đi, thỉnh
thoảng thấy nó lướt ngang qua nền đỏ rực của đồng lửa như con đơi bay qua ngọn
đèn.” (Nhị Ca, 2002, Tr.653-654)
Đến đây lại có những vấn đề được đặt ra. Vấn đề đầu tiên là nguyên nhân nào
khiến một thằng gù được người đời xem là kẻ dị dạng, dị hình, bị cả xã hội gạt bỏ lại
có thể nghĩ đến việc dùng lửa để đuổi bọn ăn mày và đám cướp. Thứ hai là nguyên
nhân nào khiến Victor Hugo - một người mộ đạo, lại sử dụng hình ảnh đám cháy cho
nhà thờ - biểu tượng linh thiêng của tôn giáo. Có vài luận điểm đưa ra để giải thích
cho điều này. Và những luận điểm này đều chỉ về cái thiện của nhân vật và biểu tượng
xuất hiện trong truyện.
Thứ nhất, Thằng gù sống trong nhà thờ, lớn lên và “dính liền như một bộ phận
của tòa nhà” (Nhị Ca, 2002, Tr.233). Thế nên hắn bảo vệ nhà thờ như bảo vệ chính
hắn, như trách nhiệm cần có của một người được nuôi dưỡng bởi nhà thờ và lớn lên
trong tình yêu của Chúa.
Thứ hai, Ngọn lửa cũng là thể hiện của tâm hồn thằng gù, thân xác dù không vẹn
toàn như bao người, nhưng tâm hồn của hắn lại lấp lánh sự thanh sạch. Cuộc đời hắn
có thể thiệt thòi, thể xác có thể khuyết thiếu và xấu xí, nhưng thẳm sâu trong tâm hồn
hắn là ngọn lửa rực rỡ. Ngọn lửa ấy sẽ cháy sáng khi gặp thời điểm thích hợp (thời
điểm bảo vệ Esmeralda và nhà thờ).
Thứ ba, Ngọn lửa là cao trào, phá giải và tẩy đi cái ác lai ghép vốn có trong công
trình nhà thờ Đức Bà. Bởi Victor Hugo là một người mộ đạo, một lòng tôn kính Chúa,
viết Nhà thờ Đức Bà Paris để những người cùng thời với ông biết và trân trọng giá trị
của một công trình kiến trúc tôn giáo. Biểu hiện cụ thể nhất cho sự mộ đạo của ông là
phần miêu tả hình ảnh nhà thờ đã vượt xa yêu cầu của một tác phẩm truyện. Ông cho
nhà thờ bị cháy bởi yêu quý công trình này và cũng để thể hiện lòng kính ngưỡng với
Kitô giáo. Ông muốn nhà thờ mang vẻ đẹp toàn vẹn nhất.
Ngọn lửa và sự hủy diệt của nó là cái ác. Nhưng nhìn theo góc độ của cái thiện,
thì thứ mà ngọn lửa hủy diệt là những điều ác. Khi cái ác bị diệt trừ, cái thiện từ đó
mới sinh sôi. Ngọn lửa ở đây chính là tiền đề của cái thiện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hà Vũ Trọng. Ngày đăng 1/4/2021


http://havutrongarchives.blogspot.com/2021/04/umberto-eco-su-kho-nan-
cua-chua-kito.html (truy cập ngày 19/10/2022)

2. Nguyễn Hoàng Giang (dịch). (2021), Victor Hugo: Nhà thờ Đức bà
Paris, Nhà xuất bản Dân Trí.
3. Jean Chevalier và Alain. (1997), Từ điển Biểu tượng Văn hóa Thế giới,
Nhà xuất bản Đà Nẵng.
4. Narcissus. Ngày đăng 3/11/2017.
https://tienkiss.wordpress.com/2017/11/03/trai-tim-pho-giam-muc-
claude-frollo-trong-tac-pham-nha-tho-duc-ba-paris/ (Ngày truy cập
22/10/2022)
5. Nhị Ca (dịch) (2002). Victor Hugo: Nhà thờ Đức bà Paris, Nhà xuất bản
Văn học.
6. Trần Thái Đỉnh. (2005). Triết học Kant. Nhà xuất bản Văn Hoá Thông
Tin.
7. V.Delbos. (1964). Trong cuốn Fondements de la métaphysique des
mœurs do ông dịch và chú giải.
8. Nhị Ca (dịch) (2000). Victor Hugo: Nhà thờ Đức bà Paris. Nhà xuất bản
Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh.
9. Hêghen. (1999). Mỹ học. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn Học.
10. Đỗ Văn Khang. (2002). Mỹ học đại cương. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại
học Quốc Gia Hà Nội.
11. Nguyễn Thu Phong. (1996). Tính thiện trong tư tưởng Đông Phương.
TPHCM: Nhà xuất bản Văn Học.
12. Lê Tôn Nghiêm. (2001). Lịch sử triết học Tây Phương tập 2: Triết học
thời thượng cổ. TPHCM: Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh.
13. Immanuel Kant. (2004). Phê phán lý tính thuần túy. Hà Nội: Nhà xuất
bản Văn Học.
14. Hoàng Ngọc Hiến. (2009). Francois Jullien và Nghiên cứu so sánh văn
hóa Đông Tây. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao Động.
15. Trần Thái Đỉnh. (2005). Triết học Kant. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa
thông tin.
16. Nguyễn Thị Phương Duyên. (2012). Cái nghịch dị trong nhà thờ Đức bà
Paris của Victor Hugo. Hà Nội: Trường Đại học khoa học xã hội và nhân
văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
17. Nguyễn Hoài Giang (dịch) (2021). Victor Hugo: Nhà thờ Đức bà Paris.
Nhà xuất bản Dân Trí.
18. Hội những người yêu kịch. Ngày đăng 3/4/2015.
https://www.facebook.com/musicalfansvietnam/photos/a.1617719745126
141/1622783701286412/?type=3 (Ngày truy cập: 22/10/2022)
19. M.F. ỐP-XI-AN-NHI-CỐP. (2001). Mỹ học cơ bản và nâng cao. Hà
Nội: Nhà xuất bản văn hóa thông tin
20. Vĩ Như, Nhà thờ Đức Bà Paris - Victor Hugo. Ngày đăng: 3/11/2016

https://ivivi.vn/nha-tho-duc-ba-victor-hugo (Ngày truy cập: 25/10/2022

21.Nhà thờ Đức Bà Paris – niềm tự hào kiến trúc của những người dân nước
Pháp. Ngày đăng: 12/5/2020

https://thhome.vn/nha-tho-duc-ba-paris/ (Ngày truy cập: 25/10/2022)


PHỤ LỤC 1

KIẾN TRÚC ROMAN VÀ KIẾN TRÚC GOTHIC

Trong lĩnh vực kiến trúc, có hai kiểu kiến trúc phổ biến của Kitô giáo là
Romance và Gothic. Kiến trúc Romance ra đời vào thời Charlemage ở châu Âu,
khoảng thế kỉ X. Sau đó, ở miền bắc nước Pháp ra đời kiểu Gothic vào thế kỉ XII.

Vào thế kỉ X, kiến trúc Romance phát triển rộng rãi, phù hợp với đời sống người
dân nông thôn trong bối cảnh chiến tranh thời bấy giờ. Đặc điểm của kiểu kiến trúc
này là tường dày, mái tròn, cột to thấp hơi thô kệch, diện tích lớn, ít cửa sổ đón nắng
nên hơi tối. Vì vậy, Romance tạo cho con người cảm giác huyền bí khi bước vào, có
cảm giác như có một Đấng đang che chở, bảo vệ cho mình. Đặc biệt, kiểu kiến trúc
này phù hợp để đặt những pháo đài để tránh nạn cướp bóc và phục vụ cho chiến tranh
ác liệt thời ấy. Các công trình tiêu biểu theo kiến trúc Romance như quần thể tôn giáo
Pisa ở Ý, tu viện Lessay Abbey ở Pháp, nhà thờ Saint Sernin ở Toulouse (Pháp),…

Sau đó, khoảng thế kỉ XII, ở miền bắc nước Pháp ra đời kiểu kiến trúc Gothic
nhằm phù hợp với đời sống người dân thành thị. Khác với Romance, Gothic tương đối
cao, thanh thoát. Dễ nhận biết bởi các đặc điểm như nóc nhà cao, cột cao, diện tích
nhỏ hơn Romance, tường tương đối mỏng, mái vòm hình múi khế, bên ngoài có tháp
cao vút, ở các nhà thờ đa phần là một tháp chuông cao vút. Bên cạnh đó, kiến trúc
Gothic còn có những cửa sổ lớn để đón ánh nắng, được trang trí bằng nhiều kính màu
để những ánh sáng lung linh huyền diệu hơn mang đầy tính nghệ thuật, tạo cho con
người cảm giác như bước vào viễn cảnh Thiên Đàng tràn ngập vui tươi và hạnh phúc.
Vì vậy, các công trình Gothic thường được xây dựng tại những trung tâm đô thị. Một
số công trình tiêu biểu như: Nhà thờ Đức Bà Paris (Notre Dame de Paris), nhà thờ
Đức Bà Reim (Notre Dame de Reim) ở Pháp, Tu viện Westminster (Westminster
Abbey) ở Anh,… Tiểu Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Sài Gòn (Nhà thờ Đức Bà
Sài Gòn) ở thành phố Hồ Chí Minh cũng được xây dựng theo lối kiến trúc Gothic, nổi
bật nhất là hai tháp chuông cao chót vót lên trời.
Hai kiểu kiến trúc này để lại nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng, mang nhiều giá
trị tinh thần lẫn vật chất cho đời sống con người.

You might also like