You are on page 1of 4

3.1.

Biểu tượng về cái ác trong tác phẩm

3.1.1. Biểu tượng Con dê

Con dê trong Nhà thờ Đức bà Paris gắn liền với nàng Esmeralda ngay từ khi nàng xuất
hiện trong tác phẩm, nó cùng nàng diễn xiếc trên phố để kiếm tiền.

Việc xét Con dê là một biểu tượng của cái ác là bởi vì: thứ nhất, trong Biểu tượng văn
hóa thế giới có đề cập “dê cái xuất hiện như một biểu tượng của nhũ mẫu và người truyền
pháp...” . con dê cái được xem là người truyền pháp, ở đây nó đang lan truyền một nền văn
hóa khác vào Paris, pha trộn vào cùng với nền văn hóa hiện tại vốn bị người dân nơi đây ghét
bỏ và nó manh nha làm thay đổi truyền thống vốn có, đây là biểu hiện của cái ác lai ghép.

Song song với đó, nàng Esmeralda người bohemieng và việc này làm cho mọi người
dân Paris vô cùng ghét bỏ và bài xích nàng. Con dê gắn liền với nàng ngay từ lần đầu xuất
hiện trong tác phẩm, thế nên nó cũng phải hứng chịu sự kì thị cùng nàng.

Sự khác biệt này thuộc phạm trù cái ác là cái khác, những thứ khác biệt với cộng đồng
thì sẽ không được chấp nhận và phải bị bài trừ.

3.1.2. Biểu tượng Đài treo cổ

Nhắc đến Đài treo cổ Montfaucon trong tác phẩm thì mọi người cũng đều liên tưởng
đến tội ác:

Một là, nơi hành quyết những kẻ có tội đúng nghĩa, khiến chúng phải trả giá cho những
việc làm sai trái mà chúng làm ra;

Hai là, nơi đây phải hành xử những người dân vô tội, làm cho họ bị đau đớn về cả thể
xác lẫn tinh thần (sự xấu hổ cùng oan ức);

Thứ ba, không chỉ hành quyết mà mà còn dùng để nhạo báng những người không tuân
theo lời của giai cấp quý tộc đương thời, buộc họ lấy sự nhục nhã này để làm bài học.

Thế nên, Đài treo cổ ở đây được chúng mình đề cập đến là một biểu tượng của cái ác, cụ
thể là cái ác luân lý.
Quasimodo bị ngài đô trưởng Robert phạt nhục hình một giờ rưỡi ở Đài treo cổ này chỉ
vì ông ta nghĩ Quasimodo coi thường ông ta. Ở một nơi được gọi là thực thi công lý nhưng
cũng là nơi hành hạ một người vô tội đau đớn đến tột cùng, thêm vào đó là những tiếng cười
nhạo và hả hê của tất cả mọi người.

Cái ác luân lý được hiện lên rõ nét ở sự tuyệt vọng đau khổ của Quasimodo, làm cho
anh chàng phải hứng chịu bạo lực về mặt thể xác lẫn tinh thần. Nàng Esmeralda còn đau đớn
hơn, nàng bị treo cổ ở nơi đây đến chết. Cô nàng bị kéo lê đến chân Đài treo cổ, cổ cô bị tròng
thòng lọng, cô gái quằn quại giãy lên một cách kinh khủng cũng đủ hiểu sự đau đớn trước khi
bị tước đoạt mạng sống như thế nào. Ở đây, Đài treo cổ không chỉ chứng kiến cái chết bi
thương của cô gái vô tội mà còn chứng kiến sự thống khổ của Quasimodo khi tận mắt thấy cô
gái mà mình yêu quý và bảo vệ đang co giật, giãy chết trên đó.

Vì thế nói, Đài treo cổ là biểu tượng của cái ác luân lý bởi vì chính tại nơi đó chứng
kiến được sự độc ác của con người (từ người bị xử tội, đến người xử tội và cả đông đảo dân
chúng). Đó không chỉ là tội lỗi của người có tội, mà còn thể hiện tội lỗi của toàn nhân loại.

3.2. Biểu tượng về cái thiện trong tác phẩm

3.2.1. Biểu tượng nhà thờ


Nhà thờ Đức Bà hiện lên là một công trình cổ kính, sừng sững, uy nghiêm, vượt lên trên
tất cả biến cố và sống mãi với thời gian. Tất cả những điều gian ác, giả dối dù nhảy cao bao
nhiêu, cuối cũng vẫn sẽ rơi vào cái rãnh chân lý, lương thiện đã được cài sẵn cho nó. Nhà thờ
Đức Bà chính là thể hiện của cái thiện. Nhưng Chỉ có mỗi nhà thờ thôi thì đó chỉ là một công
trình tôn giáo thuần túy, cái thiện vẫn chưa thực sự toàn vẹn, mà trong đó còn phải có giáo hội
và những con chiên.
Trong Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, “Giáo hội” được xem là “thần dân của
Chúa. Giáo hội bao gồm hết thảy mọi con người đoan chính, kể từ Abel cho tới người đoan
chính cuối cùng.”
Cái thiện của nhà thờ Đức Bà được thể hiện qua những yếu tố sau:
1. Nhà thờ Đức Bà gắn liền và trở thành một phần trong đời sống của người dân Paris.
Có thể thấy, cái thiện chính là sự hòa hợp. Trong nhiều phân đoạn của truyện, hình ảnh
nhà thờ Đức Bà là bối cảnh và là nơi bắt đầu những hoạt động tôn giáo, lễ hội của dân chúng.
2. Nhà thờ thiện vì đáp ứng được tiêu chí phổ quát “Chân - Thiện - Mỹ”: Chân: con
chiên, tín đồ Kitô giáo đến đây thú tội, đây là khi họ thành thật nhất với bản thân, với chúa.
Thiện: bên cạnh những nghi lễ tôn giáo hướng con người đến sự bình thản, thanh sạch và
khiến con người dần trở lại với thiện lương để sớm trở về với Chúa. Mỹ: mỹ vừa là mỹ đức
vừa là thẩm mỹ. Mỹ đức hiểu cơ bản là những đức tính tốt, môi trường hòa ái, thánh thiện
trong nhà thờ cùng những lời răn của Chúa khiến con người ta tốt lên, đạo đức thăng hoa.
Thẩm mỹ chính là kiến trúc kì vĩ, đồ sộ của nhà thờ.
Theo như biểu hiện của cái thiện, thì sự trung thành chính là cảnh giới cao nhất. Nhà thờ
Đức Bà là thể hiện của sự trung thành. Bởi lẽ, chỉ khi có lòng kính ngưỡng cùng sự trung
thành thì người ta mới có thể xây nên một công trình mang ý nghĩa thế kỉ, tồn tại hằng bao
đời. Cũng bởi trung thành nên người dân Paris mới thường lui tới để sinh hoạt tôn giáo, để
tham dự những ngày lễ hội, sự kiện.

3.2.2. Biểu tượng bộ xương hóa thành cát bụi


Trong sách Từ điển biểu tượng văn hóa ngoài việc bộ xương được định nghĩa là “hiện
thân của tử thần và đôi khi của ác quỷ” . Bộ xương còn được cuốn sách này định nghĩa rằng
đây là thể hiện cho một “sự chết năng động, ..., sự chết báo hiệu và là công cụ cho một hình
thức sống mới. … Tượng trưng cho tri thức của con người đã bước qua ngưỡng của cái vô
tri.” Cũng trong cuốn từ điển đó, “bụi” được định nghĩa là biểu tượng của “sức mạnh sáng
thế và của tro. Bụi được ví với hạt giống, với phấn hoa”

Khi gỡ xương của Quasimodo “ra khỏi bộ xương nó đang ôm chặt, nó liền tan thành
bụi.” Điều này có thể hiểu rằng: Khi đã hoàn toàn rũ bỏ tất cả, bỏ cả bộ xương của Esmeralda
lẫn bộ xương của mình, Quasimodo mới có thể thực sự tiếp nhận một hình thức sống mới.
Mọi đau khổ, bất hạnh ở đời này gửi lại hết thảy, không lưu lại dù chỉ một bộ xương. Tức là
cuộc đời Quasimodo từ khi sinh ra đến tận khi chết đã quá nhiều khổ ải (hình hài bộ xương
lúc chết cũng là dị thường, “cột xương sống nó cong lệch, đâu rụt xuống, giữa xương bả vai
và chân nọ ngắn hơn chân kia”.
Cái chết và việc bộ xương hóa bụi này thiện ở chỗ, có thể giải thoát hết thảy khổ đau
cho Quasimodo, cũng là giải thoát cho Esmeralda. Vì cả khi Esmeralda chết, tình yêu của
nàng vẫn hướng về Phoebus, không cách nào tiếp nhận tình yêu của thằng gù. Vậy nên giải
thoát bộ xương của hắn ra khỏi nàng để mọi sự ràng buộc, vướng bận tình cảm đều được gỡ
bỏ cũng là một biểu tượng của cái thiện.
Ở một khía cạnh khác, cái chết của Quasimodo chính là nhân quả được an bài hợp lý
nhất. Khi hắn lựa chọn giết người đã cưu mang hắn và em trai của người đó để cứu người con
gái hắn yêu. Sau đó hắn lại lựa chọn cho mình cái chết để trả lại những gì đã gây ra, toàn vẹn
tất cả.
3.2.4 Biểu tượng ngọn lửa
Ngọn lửa trong nhiều trường hợp được miêu tả gắn liền với cái ác: ngọn lửa hủy diệt,
ngọn lửa dục vọng,... hình ảnh này thường gắn liền với địa ngục và sự chết chóc. Nhưng nhìn
theo khía cạnh khác, ngọn lửa cũng chính là cái thiện.
Trời đất có âm dương, có sinh tử; con người có thiện ác,... hai khía cạnh này tồn tại đan
xen, trong thiện có ác, trong ác có thiện. Có cái chết thì mới có sự sống hồi sinh, cái ác đến
đỉnh cao sẽ thoái trào và đi sang phía bên cái thiện. Thế nên trong Từ điển biểu tượng văn
hóa, ngọn lửa còn được xem là “biểu tượng của sự tẩy uế, sự tỏa sáng và tình yêu theo nghĩa
tinh thần. Ngọn lửa là hình ảnh của tinh thần và của sự siêu việt, linh hồn của lửa.”.
Đám cháy trong truyện tuy không có thật, thằng gù đã dùng ngọn lửa giả đó để đánh lạc
hướng lũ ăn mày cùng đám cướp đang có ý định tấn công nhà thờ.
Đến đây lại có những vấn đề được đặt ra. Đầu tiên là nguyên nhân nào khiến một thằng
gù được người đời xem là kẻ dị dạng, dị hình, bị cả xã hội gạt bỏ lại có thể nghĩ đến việc dùng
lửa để đuổi bọn ăn mày và đám cướp. Thứ hai là Victor Hugo - một người mộ đạo, lại sử
dụng hình ảnh đám cháy cho nhà thờ - biểu tượng linh thiêng của tôn giáo. Có vài luận điểm
đưa ra để giải thích cho điều này.
Thứ nhất, Thằng gù sống trong nhà thờ, lớn lên và “dính liền như một bộ phận của tòa
nhà”. Thế nên hắn bảo vệ nhà thờ như bảo vệ chính hắn, như trách nhiệm cần có của một
người được nuôi dưỡng bởi nhà thờ và lớn lên trong tình yêu của Chúa.
Thứ hai, Ngọn lửa cũng là thể hiện của tâm hồn thằng gù, thân xác dù không vẹn toàn
như bao người, nhưng tâm hồn của hắn lại lấp lánh sự thanh sạch, thẳm sâu trong tâm hồn hắn
là ngọn lửa rực rỡ. Ngọn lửa ấy sẽ cháy sáng khi gặp thời điểm thích hợp.
Thứ ba, Ngọn lửa là cao trào, phá giải và tẩy đi cái ác lai ghép vốn có trong công trình
nhà thờ Đức Bà. Bởi Victor Hugo là một người mộ đạo, một lòng tôn kính Chúa. Ông cho nhà
thờ bị cháy bởi yêu quý công trình này và cũng để thể hiện lòng kính ngưỡng với Kitô giáo.
Ông muốn nhà thờ mang vẻ đẹp toàn vẹn nhất.
Và người thời nay nói rằng, đám cháy NTDB mà V.H miêu tả chính là dự báo trước cho
vụ cháy tại NTDB vào năm 2019 vừa rồi. Suốt 850 năm, NTDB này đã canh gác Paris, các sự
kiện vui buồn trong hàng thế kỷ đã được đánh dấu bằng những tiếng chuông của NTDB.
Công trình này còn có tầm ảnh hưởng trên toàn thế giới. Vậy nên sự việc này đã nỗi buồn lớn
k chỉ vs ng dân Paris mà còn với ng dân trên khắp thế giới.
Ngọn lửa và sự hủy diệt của nó là cái ác. Nhưng nhìn theo góc độ của cái thiện, thì thứ
mà ngọn lửa hủy diệt là những điều ác. Khi cái ác bị diệt trừ, cái thiện từ đó mới sinh sôi.
Ngọn lửa ở đây chính là tiền đề của cái thiện.

You might also like