You are on page 1of 4

Quỳnh Anh – 10T

CUỐN TIỂU THUYẾT “NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS” – VICTOR HUGO


Nhà thờ Đức Bà Paris lấy bối cảnh nước Pháp năm 1482, dưới triều đại của Louis XI.
Tác phẩm ra đời xuất phát từ ý tưởng của Victor Hugo muốn viết cuốn tiểu thuyết về ngôi
nhà thờ nổi tiếng ở thủ đô Paris. Cuốn truyện lấy lịch sử làm bối cảnh đã được hoàn thành
vào năm 1828 và trở thành một thiên anh hùng ca bằng văn xuôi.
Bằng cốt truyện khá bi thảm, nặng nề, kết thúc là những cái chết rùng rợn, bằng ngòi bút
miêu tả thật rực rỡ, thật kì thú, các tình tiết xếp đặt khéo léo, mang kịch tính và hình ảnh
tô đậm, phóng đại, lẫn lộn thực hư, “Nhà thờ Đức Bà Paris” đã phục hồi lị không khí xa
xưa một thời trung cổ đen tối. Đại văn hào muốn công trình kiến trúc tráng lệ được miêu
tả như một chứng nhân lịch sử, vượt qua thời gian và những biến cố. Bởi thế, ông xây
dựng số phận các nhân vật gắn bó chặt chẽ với nhà thờ bằng cảm hứng bi tráng xuyên
suốt tác phẩm
Trong đó, câu chuyện xoay quanh mối tình đầy bất hạnh, nghiệt ngã giữa Quasimodo và
Esmeralda. Lấy bối cảnh nước Pháp thời Trung cổ, ông đưa chúng ta đến với một hình
ảnh nước Pháp đầy tăm tối với những kẻ lang thang, ăn mày, trộm cắp.
Esmeralda là một cô nàng xinh đẹp hành nghề múa rong trước quảng trường của nhà thờ
Đức Bà. Cô xuất hiện kéo theo tình yêu của ba người đàn ông, cả ba đều là những mối
tình đầy sai trái.
Người đầu tiên là đại úy Phoebus, là người mà nàng Esmeralda dâng trọn trái tim. Trớ
trêu thay anh chàng lại là kẻ trăng hoa, lừa dối, sớm đã có vị hôn thê và chỉ xem nàng
như một phương tiện thỏa mãn nhục dục.
Tiếp theo là tình yêu đầy cấm kị của phó giám mục Claude Frollo với Esmeralda. Từ lâu,
ông được xem là biểu tượng của sự khổ hạnh gần như tuyệt đối, là người nhận được
nhiều sự tín nhiệm trong nhà thờ. Tình yêu của phó giám mục Claude Frollo với
Esmeralda là tình yêu của bóng tối với ánh sáng, của cái ác nghiến ngấu sự thánh thiện.
Phó giám mục gần như là một con quỷ trong nhà thờ với những quyền lực hắc ám và sự
sùng kính ghê người. Càng tu luyện, giam cầm thì thứ tình yêu bóng tối này càng khủng
khiếp và đáng sợ. Ông ta đã phái thằng gù Quasimodo con trai nuôi đến cướp ngục, đưa
nàng Esmeralda về nhà thờ cho mình.
Người cuối cùng là Quasimodo, một kẻ dị dạng không ai dám đến gần, một chàng trai tật
nguyền, bị tổn thương và cả xã hội khinh thường. Một hình nhân dị dạng, quái gở nhưng
có một đức tin và sức khỏe phi thường. Quasimodo được phó giám mục nhận làm con
nuôi và gã hết lòng phò tá người cha của mình. Nhưng ngay cả gã quái vật này cũng
không thoát khỏi tình yêu cuồng si với nàng Esmeralda. Quasimodo cướp nàng không
thành và bị bắt, Esmeralda đã cứu vớt hắn, chăm sóc hắn và chính sự thương yêu của
nàng đã khiến hắn nảy sinh một tình yêu tột bậc. Chính Esmeralda đã làm thức tỉnh trái
Quỳnh Anh – 10T

tim hoen rỉ của Quasimodo và gieo vào lòng anh một tình yêu mãnh liệt, cao thượng và
chẳng cần hồi đáp.
Tên sĩ quan trẻ Phoebus thì yêu nàng bởi nhục dục, phó giám mục yêu nàng vì muốn
chiếm đoạt một viên ngọc tinh khiết, còn thằng gù Quasimodo, hắn yêu Esmeralda bởi
nàng đúng là một con người thực sự, tình yêu của hắn vĩ đại và ở nấc thang cao nhất.
Khi nút thắt cao trào được đẩy lên đỉnh điểm, các nhân vật trong “Nhà thờ Đức Bà Paris”
đã xô tụ lại với nhau, trong cái hỗn loạn của những âm mưu ghen tuông, mù quáng đến
tuyệt vọng.
Bi kịch diễn ra khi tình cảm của phó giám ngục Claude Frollo trở nên mất kiểm soát, khi
không có được trái tim của Esmeralda ông sẵn sàng hủy hoại cô để cũng không một ai có
được. Tình yêu bóng tối của hắn đã khiến nàng phải chết, khi biết tin nàng đã lên giá treo
cổ, hắn nở một nụ cười ác độc trong căn phòng tối om của mình.
Nhưng còn một người tham dự cuộc chơi này – thằng gù. Hắn sinh ra đã là một kẻ dị
dạng khủng khiếp, được người cha nuôi khắc nghiệt nuôi dạy, hắn sống trong nhà thờ như
một bóng ma nhưng từ ngày gặp Esmeralda hắn đã sống trở lại. Hắn trở thành con người
và cuồng si với tình yêu của mình. Trong ba người đàn ông yêu Esmeralda, tình yêu của
hắn vĩ đại, vô tư và hiến dâng nhất. Bởi thế, làm sao hắn có thể chịu đựng nổi khi biết kẻ
đã giết chết người yêu của mình. Phó giám mục là người nhặt hắn về nuôi như mọt con
chó, tình yêu và sự kính trọng của hắn với cha nuôi như một con chó với người chủ của
mình. Trung thành và tuyệt đối tôn kính. Nhưng bởi hắn đã không còn là con quỷ nữa từ
sau khi gặp Esmeralda, tất cả trái tim, nhiệt huyết và sức lực của hắn đã dâng hiến cho
nàng. Bi kịch lớn nhất của cuốn tiểu thuyết xuất hiện.
Cách thằng gù vật lộn và đẩy người cha nuôi xuống từ mái nhà thờ là một cảnh vô cùng
đặc sắc. Có rất nhiều ý nghĩa chứa trong đó. Đó là sự vùng lên vì tình yêu, đó là sự phản
kháng, sự chối bỏ hoàn toàn cái lốt quỷ, một đêm rùng rợn và bí ẩn bao quanh nhà thờ, là
đỉnh điểm của tấn bi kịch làm người và đòi được quyền làm người.
Phó giám mục chết và thằng gù được giải phóng khỏi thân phận của mình. Giờ đây khong
ai có thể trói buộc được thân thể và tinh thần của hắn nữa. Hắn tìm đến tình yêu vĩnh cửu
của mình với nàng Esmeralda. Hắn chui vào hầm mộ và chết cùng nàng. Khi người ta
khai quật mộ, thậm chí bộ xương của hắn còn bám chặt vào người mình yêu không chịu
rời.
“Nhà thờ Đức Bà Paris” kết thúc cũng là khi mọi mâu thuẫn, bi kịch được giải thoát bằng
những cái chết đau đớn, để lại những nối oán hờn, những nỗi buồn xác xơ lòng người.
Cuốn tiểu thuyết còn là tấm gương phản chiếu sự thật trần trụi của thành phố Paris hoa lệ.
“Nhà thờ Đức Bà Paris” ra đời không đơn thuần là đánh dấu cho một tình yêu cao thượng
vượt lên mọi sự ganh đua, ghen ghét, không đơn thuần là sự đấu tranh vì lý tưởng cao đẹp
Quỳnh Anh – 10T

chống lại cái ác, mà dường như ẩn giấu đằng sau những ngôn từ hoa mỹ ấy là những trăn
trở rất đời.
Trước hết, cuốn tiểu thuyết phác họa thành phố Paris thời kì đen tối – khi cái ác không
thể định vị chỉ bằng mắt thường. Ở đó, Victor Hugo tựa như nhà quay phim tài ba, từng
thước phim của ông đều không bỏ qua những chi tiết nhỏ nhất. Một Paris thời kì bị chi
phối bởi thần học, cái ác và cái thiện lẫn lộn bất phân. Những biểu tượng tượng trưng cho
cái thiện, cái đẹp có sự tráo đổi, ẩn sâu trong cái hào hoa phong nhã là những tâm hồn
của quỷ dữ, tràn đầy nhục dục. Một Paris tăm tối với những kẻ lang thang, cướp bóc tồn
tại ngay trong lãnh địa của Chúa.
Đại diện cho cái xấu cái ác tiềm ẩn trước hết là phó giám mục Claude Frollo. Dáng dấp
của một kẻ tu hành đạo mạo được mọi người tung hô là hình hài của một quỷ dữ. Phó
giám mục gần như là một con quỷ trong nhà thờ với những quyền lực hắc ám và sự sùng
kính ghê người. Ông ta là hiện thân của chủ nghĩa cực đoan mang trong mình trái tim
lạnh buốt. Vốn dĩ là đứa con của Chúa song lại đi ngược lại với bổn phận của mình, nhẫn
tâm giết người và hành hạ những người khác.
Kế đến là viên đại úy Phoebus nhưng anh chàng này chỉ là một kẻ trăng hoa lừa dối. Một
lần nữa tác giả khẳng định sự tráo ngôi ở những nhân vật vốn dĩ là đại diện của cái đẹp,
nay lại nằm trong vùng của cái ác. Anh chàng đại úy hào hoa phong độ vốn chỉ là vỏ bọc,
hắn chẳng bao giờ quan tâm đến tình yêu của nàng vũ nữ xinh đẹp.
Và cuối cùng, cái xấu của chàng gù nhà thờ Đức bà Paris. Được miêu tả với ngoại hình
của một quỷ dữ, không một ai dám đến gần, là đứa con rơi của tạo hóa khi hắn không có
cho mình bất cứ điểm gì đẹp đẽ. Song Quasimodo lại là kẻ đáng được coi là con người
nhất trong tác phẩm. Vẻ đẹp của tâm hồn tựa hạt ngọc trong ngần ẩn sâu trong vỏ bọc xù
xì xấu xí.
Văn hào đã thể hiện rất rõ tài năng của mình trong việc xây dựng nhân vật. Tác phẩm liên
tục đi lại giữa hai miền sáng – tối. Thế nào là tốt, xấu, là tình yêu thật sự phải đi tới
những trang cuối cùng mới trả lời được câu hỏi đó.
Không chỉ vậy, “Nhà thờ Đức Bà Paris” còn là bức tranh đời sống với những gam màu
đậm nhạt khác nhau của tình yêu. Bi kịch và tình yêu vùng vẫy trong Paris ngọt ngào và
lãng mạn. Song tình yêu mà văn hào miêu tả không chỉ một màu như thế. Ba tình yêu
xoay quanh nàng Esméralda xinh đẹp theo cấp độ tăng dần.
Tình yêu đầu với chàng đại úy, nàng vũ nữ si mê và sẵn sàng từ bỏ tất cả vì nó, song đó
lại chỉ là tình yêu qua đường, hời hợt và nông cạn nhất.
Quỳnh Anh – 10T

Tình yêu của phó giám mục dành cho Esméralda là tình yêu giữa bóng tối và ánh sáng.
Một bên quá đỗi đẹp và thuần khiết, một bên lại quá đỗi cực đoan, đến mức trở nên sai
trái và khiến người ta ghê tởm.
Tình yêu của thằng gù, được định nghĩa bằng sự hi sinh, thứ tình yêu đẹp nhất cao thượng
nhất. Tiếc thay cô gái chỉ nhận ra điều đó khi sự sống đã đi đến hồi kết.
Tác phẩm đặt ra câu hỏi thế nào là tình yêu thật sự. Ba tình yêu vùng vẫy trong sự tuyệt
vọng, rốt cuộc chỉ một trong số đó mới tìm ra được thánh ca thật sự của mình. Những con
người tự nhân xưng vì tình yêu nói cho cùng cũng chỉ là vị bản thân mình chỉ khao khát
muốn chiếm hữu trọn vẹn mà quên đi sự đồng cảm cần có giữa hai người. Cái ác nuốt
trọn cái thiện, bởi vậy mà nhà văn đã không để cái kết có hậu khi khép lại tác phẩm, như
một hồi chuông cảnh báo về sự tinh vi của cái ác, ngấm ngầm và xảo quyệt trong vỏ bọc
đẹp đẽ; đồng thời tiếc thương cho những vẻ đẹp thật sự bị lãng quên.
Cuối cùng, từng câu chữ miêu tả về tình yêu của thằng gù là tiếng thét gào trong tâm
khảm của một kẻ muốn chối bỏ hình hài của quỷ dữ. Hình tượng thằng gù ở nhà thờ Đức
bà Paris là một trong những hình tượng kinh điển của văn học thế giới. Tượng trưng cho
giới hạn cao nhất của cái đẹp và vĩ đại sâu thẳm của tình yêu, khiến người ta phải thốt
lên, tình yêu của một con người tại sao lại có thể cao thượng như vậy. Quasimodo yêu
theo cách riêng của cậu, chỉ lặng lẽ ngắm nhìn, lặng lẽ cảm thương, và lặng lẽ hi sinh.
Một tình yêu thầm lặng đến mức độ chỉ tới những trang cuối cùng độc giả mới phát hiện
ra sự cao quý và thiêng liêng của nó. Esméralda đã bỏ qua một tình yêu như thế.
Hình ảnh của một tên gù chiến đấu với phó giám mục và đẩy hắn xuống dưới nhà thờ như
cuộc chiến giữa ánh sáng và bóng tối mà phần thắng đã thuộc về ánh sáng. Dấu chấm hết
cho một thế lực đen tối cực đoan, và sự vùng dậy của một tâm hồn khát khao được làm
người. Cho đến cuối cùng Quasimodo đã đấu tranh được cho tình yêu đẫm nước mắt của
mình. Một tấn bi kịch được định sẵn, song, tại nhà thờ còn tồn tại một sức mạnh lớn hơn
tồn tại trong một nhân vật tưởng chừng chỉ là vai phụ.
Tác phẩm kết thúc với hình ảnh của hai bộ xương ôm chặt lấy nhau qua thời gian bão tố,
tấn bi kịch giữa thành phố hoa lệ đã kết thúc, những con người đã tìm thấy điểm tựa cuối
cùng của mình, ngọt ngào và bình yên. Câu chuyện giữa người đẹp và quái vật đã khép
lại nơi Paris một thời đen tối, nay bỗng rực sáng bởi tình yêu của hai nhân vật.
Nhà thờ Đức bà Paris xứng đáng là một tác phẩm văn học kinh điển, không tô hồng tình
yêu, các tình tiết đều rất nhân văn để làm nổi bật nên tình yêu đích thực.

You might also like