You are on page 1of 3

Metamorphoses ("Biến đổi")

Khắc trang đầu của George Sandys 's 1632 phiên bản Luân Đôn của Ovid's Metamorphoses được xuất bản.
Metamorphoses, tác phẩm nổi tiếng và đầy tham vọng nhất của Ovid, bao gồm một danh mục 15 cuốn sách
được viết bằng dactylic hexameter về các phép biến hình trong thần thoại Hy Lạp và La Mã đặt trong một
khuôn khổ lịch sử thần thoại lỏng lẻo. Từ "metamorphoses" có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp và có nghĩa là "sự
biến đổi". Một cách thích hợp, các nhân vật trong tác phẩm này trải qua nhiều sự biến đổi khác nhau. Trong
phạm vi gần 12.000 câu thơ, gần 250 huyền thoại khác nhau được đề cập. Mỗi câu chuyện thần thoại được đặt ở
ngoài trời, nơi người phàm thường dễ bị tác động từ bên ngoài. Bài thơ đứng trong truyền thống của thần thoại.
Cuốn sách đầu tiên mô tả sự hình thành thế giới, thời đại của con người, trận lụt, câu chuyện Daphne bị Apollo
và Io cưỡng hiếp bởi Sao Mộc. Cuốn thứ hai mở đầu bằng Phaethon và tiếp tục mô tả tình yêu của Jupiter
với Callisto và Europa. Cuốn thứ ba tập trung vào thần thoại Thebes với những câu chuyện
về Cadmus, Actaeon và Pentheus. Cuốn thứ tư tập trung vào ba cặp tình
nhân: Pyramus và Thisbe, Salmacis và Hermaphroditus, và Perseus và Andromeda. Cuốn thứ năm tập trung vào
bài hát của Muses, trong đó mô tả vụ cưỡng hiếp của Proserpina. Quyển thứ sáu là tập hợp những câu chuyện
về sự ganh đua giữa thần thánh và người phàm, bắt đầu với Arachne và kết thúc với Philomela. Cuốn thứ bảy
tập trung vào Medea, cũng như Cephalus và Procris. Quyển thứ tám tập trung vào chuyến bay của Daedalus,
cuộc săn lợn rừng ở Calydonian, và sự đối lập giữa Baucis ngoan đạo và Philemon và Erysichthon độc ác. Cuốn
sách thứ chín tập trung vào Heracles và Byblis loạn luân. Cuốn thứ mười tập trung vào những câu chuyện về
tình yêu cam chịu, chẳng hạn như Orpheus, người hát về Hyacinthus, cũng như Pygmalion, Myrrha và Adonis.
Cuốn sách thứ mười một so sánh cuộc hôn nhân của Peleus và Thetis với tình yêu của Ceyx và Alcyone. Cuốn
sách thứ mười hai chuyển từ thần thoại sang lịch sử mô tả chiến tích của Achilles, trận chiến của nhân
mã và Iphigeneia. Cuốn sách thứ mười ba thảo luận về cuộc tranh giành cánh tay của Achilles, và Polyphemus.
Chuyến đi thứ mười bốn đến Ý, mô tả cuộc hành trình của Aeneas, Pomona và Vertumnus, và Romulus. Cuốn
sách cuối cùng mở đầu bằng một bài giảng triết học của Pythagoras và sự phong thần của Caesar. Phần cuối của
bài thơ ca ngợi Augustus và bày tỏ niềm tin của Ovid rằng bài thơ của ông đã giúp ông bất tử.
Khi phân tích Metamorphoses, các học giả đã tập trung vào cách tổ chức của Ovid đối với khối tư liệu khổng lồ
của ông. Cách mà các câu chuyện được liên kết theo địa lý, chủ đề hoặc sự tương phản tạo ra những hiệu ứng
thú vị và liên tục buộc người đọc phải đánh giá các mối liên hệ. Ovid cũng thay đổi giọng điệu và chất liệu của
mình từ các thể loại văn học khác nhau; GB Conte đã gọi bài thơ là "một dạng phòng trưng bày các thể loại văn
học khác nhau." [43] Với tinh thần này, Ovid tham gia sáng tạo với những người đi trước của mình, ám chỉ đến
toàn bộ phổ thơ cổ điển. Việc Ovid sử dụng sử thi Alexandria hay còn gọi là câu đối Elegiac, cho thấy sự kết
hợp giữa phong cách khiêu dâm và tâm lý với các hình thức sử thi truyền thống.
Con lừa vàng của Lucius Apuleius
Apuleius sinh ở Maudara – một thuộc đại La Mã ở Bắc Phi vào đầu thế kỷ thứ hai, Apuleius đã du lịch nhiều
nơi, cuộc đời trải qua nhiều chìm nổi. Vì thế mà cuộc phiêu lưu của Lucius(nhân vật chính trong truyện Con lừa
vàng) phảng phất bóng dáng những biến cố trong cuộc đời chìm nổi của Apuleius.
Vào thời đó, nhiều người vẫn lầm tưởng Con lừa vàng là tiểu sử thật sự của Apuleius. Thật ra Apuleius chỉ đưa
một vài biến cố trong cuộc đời mình vào tác phẩm và dựa theo câu truyện ngắn hơn ở Hi Lạp (kể về cuộc phiêu
lưu của chàng Lucius) để viết thành Con lừa vàng.
Bản dịch tiếng Việt Con lừa vàng gồm 19 chương, mỗi chương là một sự kiện xẩy đến với Lucius từ khi chàng
là một thanh niên bình thường đến khi chàng bị hóa thành lừa, bị mang đi khắp nơi và cuối cùng được trở về với
hình dạng con người sau khi đã trải qua nhiều gian khó hiểm nguy, thậm chí có nhiều lần suýt chết.
Vì là một chàng trai có tham vọng bí ẩn là nghiên cứu pháp thuật nên Lucius đã không ngần ngại tán tỉnh Fotis -
cô hầu gái của ngôi nhà chàng tá túc khi đến Thessaly để tìm cách học được phép thuật của bà chủ. Rốt cuộc khi
mưu đồ học phép thuật của Lucius thành công cũng là lúc chàng bị hóa thành một chú lừa vàng thay vì thành
chim, do dùng lộn thuốc.
Ngay trong đêm Lucius bị hóa thành lừa, ngôi nhà chàng đang ở bị cướp tấn công, con lừa Lucius bị bọn cướp
dùng để vận chuyển của cải mà chúng cướp được. Tình ngay lý gian, Lucius bị kết tội là kẻ chủ mưu gây nên vụ
cướp.
Lucius bị nhốt trong sào huyệt của bọn cướp cùng với cô tiểu thư Charite xinh đẹp bị bắt để tống tiền. Nhân lúc
bọn chúng kéo nhau đi cướp bóc, Lucius cõng Charite chạy trốn. Cuộc đào tẩu không thành công, bọn cướp bàn
nhau đưa ra nhiều biện pháp độc ác nhất để xử tử Charite cùng chú lừa vàng.
Kế hoạch của chúng chưa kịp thực hiện thì băng cướp nhận thêm một thành viên mới tự xưng là thủ lĩnh của
một đảng cướp hùng mạnh từng làm mưa làm gió khắp miền Macedonia. Thực ra đó chính là Tlepolemus -  hôn
phu của Charite. Với 2000 đồng vàng, Tlepolemus đã khiến bọn cướp tin tưởng và bầu chàng làm thủ lĩnh.
Ngay đêm đó, bằng các thùng rượu có pha thuốc mê, Tlepolemus dọn sách ổ bọn cướp và đưa hôn thê trở về
trên lưng chú lừa vàng Lucius
Chưa kịp hưởng thụ những chuỗi ngày sung sướng do lòng biết ơn của Charite mang lại, Lucius bị rơi vào tay
mụ vợ bần tiện của gã quản lý ngựa cho gia đình Charite. Mụ bắt Lucius quần quật xay ngũ cốc suốt ngày đêm.
Đến khi được thả ra đồng cỏ để hít thở khí trời, Lucius lại bị cả một bầy ngựa đực quần cho một trận tơi bời.
Chưa hết, chàng còn bị rơi vào tay một thằng bé chăn lừa hung ác bày đủ trò để hành hạ chú lừa tội nghiệp. Khi
thoát khỏi tay thằng bé cũng là lúc Lucius nghe được hung tin về cái chết của hai vợ chồng cô tiểu thư Charite.
Họ chết do âm mưu thâm độc của một kẻ si mê Charite từ lâu nhưng không được nàng đáp lại.
Sau đó, Lucius bị mang ra bán đấu giá. Chàng lần lượt rơi vào tay bọn tu sĩ hoạn, người trồng rau, viên hội
đồng, người nuôi thú. Sau bao nhiêu hiểm nguy, Lucius cũng trốn thoát được đến vùng Cenchreaa – một thị trấn
trứ danh xứ Corith. Tại đây chàng được gặp nữ thần Trăng Isis – bà chúa vô song của nhân loại. Lucius của nữ
thần ban phép thoát khỏi kiếp lừa sau khi chàng đã tuyên thệ sẽ tận tụy phục vụ thần nữ suốt đời.
Trong tiểu sự thật của Apuleius, ông cũng là một tín đồ trung thành của giáo phái thờ nữ thần Isis.
Trong những chuỗi nghày phiêu bạt, Apuleius đã chứng kiến biết bao những cảnh đời. Từ tầng lớp quý phái đến
những người bình dân hay bọn trộm cắp. Mỗi giai tầng có một cuộc sống riêng nhưng rồi cũng khổ đau, hạnh
phúc như nhau. Tất cả đều được Apuleius ghi nhớ và đưa vào tác phẩm của mình, làm nên một cuốn tự truyện
vừa hư vừa thực, lôi cuốn sự say mê của người đọc bao thế hệ qua.
Tuy ra đời từ thế kỷ thứ II nhưng ý nghĩa xã hội  của Con lừa vàng không kém phần hiện đại. Giọng văn dí
dỏm, trào lộng của tác phẩm chưa hề trở nên quê mùa dẫu đã sống qua 18 thế kỷ. Mỗi thế hệ người đọc tìm thấy
ở đó những tư tưởng hiện đại, mới mẽ phù hợp với thời đại mà mình đang sống
Vì mượn cốt truyện có sẵn từ trước (truyện Con lừa của Lucius xứ Patra hay truyện Con lừa của Lucian xứ
Samosata) nên Apuleius có đưa vào tác phẩm cả huyền thoại Cupic và Psyche. Huyền thoại này khá dài, chiếm
đến ba chương sách lại không liên quan gì đến sự diễn tiến của cốt truyện nên người dịch đã lượt bỏ đi phần này
nhằm giúp người đọc tập trung hơn vào các sự kiện chính diễn ra trong tác phẩm. Tuy nhiên trong Con lừa
vàng vẫn đầy ắp những câu chuyện truyền kỳ và truyện cười dân gian của nền văn học Hi – La xa xưa.

You might also like