You are on page 1of 3

a) Văn học

Nền Văn học thời Phục hưng về cả ba thể loại thơ, tiểu thuyết và kịch đều có
những tác phẩm có giá trị gắn liền với tên tuổi nhiều tác giả nổi tiếng.
Thơ:
Nhà thơ nổi tiếng nhất đồng thời là người mở đầu cho phong trào Văn hóa phục
hưng là Dante (1265-1321). Tác phẩm Thần khúc (La Divina Commedia) của ông,
nguyên gốc là Comedìa (tiếng Ý hiện đại: Commedia) và sau đó được đặt tên thánh
là Divina bởi Giovanni Boccaccio, được coi là tập thơ quan trọng nhất của thời kỳ
Trung Cổ và là tác phẩm văn học vĩ đại nhất bằng tiếng Ý.
Dante đã đóng vai trò chủ đạo trong việc kiến tạo nền văn học Ý, và những miêu tả
của ông về Địa ngục (Hell), Luyện ngục (Purgatory) và Thiên đàng (Heaven) đã
mang tới nguồn cảm hứng cho sự định hình ở quy mô lớn hơn của nghệ thuật
phương Tây. Ông được trích dẫn có ảnh hưởng đến John Milton, Geoffrey Chaucer
và Alfred Tennyson, trong số nhiều người khác. Ông, Petrarch, và Boccaccio cũng
được gọi là "ba suối nguồn" hoặc "ba ngôi".
Bên cạnh Dante, ta không thể không nhắc đến Petrarch – người đã sáng tác nên
những thi tập được coi là mẫu mực của thơ trữ tình Ý.. Sự nổi lên của nền văn hóa
thanh lịch ở Italy và Bắc Âu đã mở rộng phạm vi cho tính đa cảm được vun trồng
của thơ trữ tình, tập trung vào nhân vật tình hương yêu quý, đồng thời cũng phản
ánh tâm trạng chủ quan của người tình là nhà thơ. Ông viết II Canzoniere (tập bài
hát/ song book chansonnier) một tập 365 bài thơ sáng tác dựa trên tập thơ trữ tình
Cuộc đời mới của Dante. Thơ Petrarch tập trung ca ngợi phụ nữ như những lý
tưởng tuyệt phẩm về đức trinh bạch nhưng thầm lặng. Để sau đó, trong suốt thế kỉ
XVI, hàng loạt những nhà văn nữ sử dụng những ước lệ của Patrarch và Plato để
chất vấn những định kiến của đàn ông về phụ nữ và cố gắng xác lập quyền tự trị cá
nhân và sáng tạo của mình
Tiểu thuyết:
Về lĩnh vực này trước hết phải kể đến Boccaccio (1313-1375), nhà văn Ý được đặt
ngang hàng với hai nhà thơ Dante và Petrarch và được gọi chung là "Ba tác giả lỗi
lạc". Tác phẩm nổi tiếng của ông là tập truyện ngắn Mười ngày (Decameron).
Sau khi phong trào Văn hóa phục hưng lan rộng sang các nước Tây Âu khác, ở
Pháp và Tây Ban Nha đã xuất hiện hai nhà văn nổi tiếng, đó là Rabelais và
Cervantes.
Francois Rabelais (1494-1553) lúc còn nhỏ đi tu, sau ra khỏi tu viện học ngành y
và khoa học tự nhiên, đã từng làm thầy thuốc. Ông còn tinh thông về các mặt văn
học, triết học, pháp luật, thực vật học, kiến trúc. Tác phẩm chủ yếu của ông là tiểu
thuyết trào phúng Gargantua và Pantagruel Về bề ngoài, tác phẩm này có vẻ hoang
đường, thậm chí là dung tục với đầy rẫy những lời lẽ tục tĩu và báng bổ nhưng nội
dung lại nói về những người thực, việc thực trong xã hội lúc bấy giờ, đó là giáo
hoàng, giáo sĩ, vua, quan, là cuộc sống lười biếng ăn bám, là những việc làm xấu
xa đầy rẫy trong cuộc sống hàng ngày... vì vậy đây là một tác phẩm hiện thực phê
phán rất có giá trị.
Cervantes (Miguel de Cervantes 1547-1616) là một nhà văn lớn và là kẻ đặt nền
móng cho nền văn học mới ở Tây Ban Nha. Cervantes xuất thân từ một gia đình
quý tộc sa sút, thời trẻ tính thích mạo hiểm, đã tham gia đánh quân Thổ Nhĩ Kì ở
trận Lêpăngtơ ở Hy Lạp (năm 1571). Vì bị thương, ông bị bọn giặc biển bắt làm tù
binh. Sau 5 năm ông trốn thoát được về quê hương, nhưng từ đó ông ngày càng
nghèo túng, phải ra làm một chức quan nhỏ. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông,
đồng thời cũng là một kiệt tác của nền văn học thế giới là Don Quichotte.
Kịch:
Tác giả tiêu biểu của nghệ thuật kịch thời Phục hưng, đồng thời là người tiêu biểu
cho nền văn hóa Anh thời kì này là Shakespeare (William Shakespeare, 1564-
1616). Trước Shakespeare việc diễn kịch trong dân gian ở nước Anh đã rất thịnh
hành. Từ năm 1580 về sau, nghệ thuật kịch nói của Anh càng phát triển. Lúc bấy
giờ, ở Luân Đôn chỉ có 20 vạn người mà có đến 8 rạp kịch.
Kế thừa truyền thống của đất nước và tinh hoa của kịch Hy Lạp và La Mã cổ đại,
Shakespeare đã đưa nghệ thuật kịch lên tuyệt đỉnh. Trong 20 năm hoạt động sáng
tác (1592-1612), Shakespeare đã để lại 36 vở kịch gồm hài kịch (như các vở Đêm
thứ mười hai, Theo đuổi tình yêu vô hiệu, Người lái buôn thành Vênêxia), bi kịch
(như các vở Rômêô và Giuliét, Hămlét, Ôtenlô, Vua Lia, Mácbét...), kịch lịch sử
như Risớt II, Risớt III, Henri IV...
Trong các tác phẩm của mình, Shakespeare đã đưa lên sân khấu các nhân vật thuộc
tất cả các tầng lớp trong xã hội từ vua quan, tướng lĩnh, giáo sĩ, thương nhân cho
đến con sen, thằng nhỏ... và đã đề cập đến nhiều mặt, nhiều mâu thuẫn phức tạp
trong cuộc sống xã hội vào giai đoạn chế độ phong kiến đang suy tàn và chủ nghĩa
tư bản bắt đầu xuất hiện.
Anh hùng ca:
Anh hùng ca (sử thi) có dòng dõi xa xưa rõ rệt hơn so với thể loại tiểu thuyết thử
nghiệm tương đối mới của Bandello, Cinthio và Nashe. Iliad và Odyssey của
Homer và Aeneid của Virgil Khiến cho các nhà thơ Phục Hưng những mẫu cổ điển
về mưu đồ quyền lực và những huyền thoại có nguồn gốc dân tộc được xây dựng
quanh những cuộc lang thang anh hùng của nhân vật chính trung tâm – nhân vật
của Homer là Odysseus, của Virgil là Aeneas. Sự nổi lên của các thành quốc Italy
thế kỉ XV và ngay sau đó là sự phát triển của Bồ Đào Nha, Habsburg và Anh yêu
sách bá quyền thế giới, đã cho các nhà thơ anh hùng ca cơ hội để làm lại anh hùng
ca cổ điển trên một quy mô toàn cầu hiện đại hơn.

You might also like