You are on page 1of 4

Dương liễu hoa thâm điểu ngữ trì, Hoa liễu rộ chim con học hót ,

Hoạ đường thiềm ảnh mộ vân phi. Mây chiều bay bóng rợp thiền đường.
Khách lai bất vấn nhân gian sự, Khách vào dựa cột ngồi không nói,
Cộng ỷ lan can khán thuý vi. Cùng ngắm trời xanh rũ mộng
thường.

(Xuân Cảnh – Trần Nhân Tông - Phạm Khắc Trí dịch)(*)


Thơ “Xuân” nhưng chẳng một chữ “Xuân”, nhưng có hoa dương liễu trổ dày, có
chim non líu lo, có áng mây chiều lả lướt bồng bềnh cho ta biết mùa xuân đã về.
Cảnh tĩnh mịch, khách và thiền sư cùng chìm vào lặng im.
Chỉ cần lặng mình một chút, trong cảnh tĩnh lặng vô ngôn là thoát ngay ra khỏi cái
lồng chật hẹp của thế gian. Không còn thời gian, không còn nhân gian ngăn cách,
thế là tiêu dao du.
Trong vô ngôn, con mắt còn thấy được gì? Nhìn về xa xăm, về mờ mịt, về vô định,
về hư không. Đó là con mắt của người đạt đạo. Có một cách nhìn thế giới, đọc thế
giới, chiêm nghiệm thế giới: “Tam thiên thế giới nhập thi mâu” – nhìn bằng con
mắt thơ. “Con mắt ấy thu nhiếp ba nghìn thế giới”.(**)
Trên mặt đất này, không có gì là thơ hơn hoa lá cỏ cây. Thi nhân tòng phục những
bông hoa, tòng phục trái tim mình. Như chính Saigyo, ông xao xuyến vẻ đẹp nơi
trần thế, để rồi mỗi lần cánh hoa tàn là một lần nhớ thương:
“Nếu trên thế gian này
Hoa kia không rụng cánh
Trăng không ẩn trong mây
Hẳn tôi không phải sống với nhớ thương đong đầy”
(Saigyo Hoshi_Pháp Hoan dịch)(***)
Có lẽ điều làm nảy sinh những cảm xúc xao xuyến ấy là bởi chính lẽ vô thường.
Chẳng ai báo, chẳng ai hay, thời gian chơi trò tử sinh, chuyển hóa từ cái cũ sang
cái mới mà người chẳng hay:
Thuỵ khởi khải song phi, Buổi sớm mùa xuân
Bất tri xuân dĩ quy. Ngủ dậy ngỏ song mây
Nhất song bạch hồ điệp, Xuân về vẫn chửa hay
Phách phách sấn hoa phi. Song song đôi bướm trắng
Phất phới sấn hoa bay”.
(Xuân hiểu - Trần Nhân Tông – Ngô Tất Tố dịch)(****)
Như lời Khổng Tử: “Thiên hà ngôn tai / tứ thời hành yên / bách vật sinh yên / thiên
hà ngôn tai”. – “Trời có nói đâu / mà bốn mùa luân chuyển / trăm vật trồi sinh / trời
có nói gì đâu”(*****). Trời lặng im và xuân lặng im, để lại người say cảnh say
tình. Thi nhân như đang nghiêng tai nghe cánh bướm bay. Tình cảm của người
thiền sư lộ ra trong tứ thơ ấy, chia vui với vạn vật. Cái tâm của ông thật nhẹ như
cánh bướm bay đến với hoa.
Tư liệu tham khảo:
(*): https://www.thivien.net/Tr%E1%BA%A7n-Nh%C3%A2n-T%C3%B4ng/Xu
%C3%A2n-c%E1%BA%A3nh/poem-_WwJUp8k9thJYDiKeky3PA
(**): Người về với như – Nhật Chiêu thơ ca tương chiếu. NXB Hồng Đức (2017)
(***): https://phaphoan.wordpress.com/2020/04/26/waka-21-saigyo-hoshi-tay-
hanh-phap-su-%E8%A5%BF%E8%A1%8C%E6%B3%95%E5%B8%AB/?
fbclid=IwAR2-
U2e5pk7JZ6TOdkjuHdCYiA_xKhKrSvHzLpYwjt0Nb28uA3IDD3sQemE
(****): https://www.thivien.net/Tr%E1%BA%A7n-Nh%C3%A2n-T
%C3%B4ng/Xu%C3%A2n-hi%E1%BB%83u/poem-
GpkeuArfeTxtEKHNDANYzQ
(*****): Luận Ngữ. Chương XVII. Tiết 18

Nhẹ đến nỗi không biết cánh


Lặng ngắm mây trời, lặng nhìn hoa bay.
Mây trắng là chi?
Có thể là mảnh kí ức xa xôi diệu vợi
Đó có thể là giấc mộng muôn đời.
Đó có thể là cái hư ảo, tựa trăng trên nước.
Hay có khi chỉ đơn sơ là cái đẹp

Trong “Truyện kể xứ Ise”, tương truyền theo tác giả là vương tử Ariwara no
Narihara có viết:
“Cuộc đời nếu vắng anh đào,
Xuân về lòng đỡ dạt dào vì xuân”
(Nguyễn Nam Trân dịch)
Phản ca (thơ đối đáp)
“Hoa tàn như lẽ phù sinh,
Bởi lòng thương luyến, xuân tình thêm sâu”
(Hoàng Hữu Phong phỏng dịch)
Bài thơ đầu thoạt nghe tưởng vô tình, nhưng thực chất ngầm diễn tả tấm lòng xao
xuyến luyến lưu vẻ đẹp cõi trần thế (mà biểu hiện ở đây là hoa anh đào). Giả dụ
"hoa anh đào mất đi" chính là để khẳng định "hoa anh đào không thể thiếu vắng"
trên cõi đời này. Một vẻ đẹp khó lòng cưỡng lại, khiến con tim xáo động nhưng
thực đáng thưởng ngoạn.
Bài phản ca nhấn mạnh rõ hơn hàm ý trong bài thơ đầu và nêu lên lý do làm nảy
sinh những xúc cảm xao xuyến ấy: Chính là do lẽ vô thường của cuộc đời.

Haiku của Ryokan Taigu


“Sao nhàm chán cuộc đời?
Khi mùa xuân lại đến
Anh đào nở muôn nơi.”
(Pháp Hoan dịch)
Hoa là chi?

You might also like