You are on page 1of 3

“Long lanh đáy nước in trời

Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng’


Mùa thu là một đề tài quen thuộc trong thơ ca, người ta yêu mùa thu bởi vẻ lộng lẫy của
sắc trời đất, sắc hoa lá mùa thu. Yêu thu bởi chính khoảng thời gian gần hết một chu kì một năm
khiến con ngừoi dễ nhìn lại chặng đường đã qua. Tường chừng như bao nhiêu vẻ đẹp, bao cảm
xúc mùa thu đã đc văn sĩ ngàn đời khai thác hết. Vậy mà Hữu Thỉnh, nhà thơ, cũng là người lính
bước ra từ những ăm thág chiến tranh, vẫn đem đến cho ta một bất ngờ đến ngạc nhiên, thú vị.
Bài thơ là bức tranh về thời khác đẹp đẽ mà mong manh lúc sang thu:
“Bỗng nhận ra hương ổi

Trên hàng cây đứng tuổi”
Hữu Thỉnh là một người dày dặn kinh nghiệm, ông viết rất nhiều, ông hay viết về con
người và cuộc sống của người dân nông thôn. Ngôn từ giàu tính tượng hình, thơ của ông tuy giản
dị nhưng lại vô cùng tinh tế và không kém phần sâu sắc. Tiêu biểu cho lời nhận xét đó là bài thơ
sang thu được Hữu Thỉnh sáng tác vào gần cuối năm 1977 (sau ngày giải phóng đất nước 2 năm)
trong một cuộc thi sáng tác thơ ca tại trại hè. Bài thơ được in lần đầu ở báo Văn nghệ, sau đó in
trong tập thơ Từ chiến hào đến thành phố (xuất bản năm 1991).
Trong nhận định về tác phẩm Sang Thu, Chu Văn Sơn có viết: “ Sang Thu, từ trong tạo
vật lẳng lặng thành thơ cuộc đời”. Chúng ta có thể hiểu “tạo vật” ở đây là thiên nhiên quanh ta.
Còn “thơ cuộc đời” là thơ về cuộc sống của con người. Có thể hiểu nhận định trên là : bài thơ
“Sang Thu” trước hết mang lại cảm xúc về thiên nhiên nhưng đằng sau đó còn là những vấn đề
về cuộc sống con người. Điều này ko xa lạ với chúng ta. Gắn bó và yêu quý thiên nhiên, con
ngừoi thườnh gửi gắm tình cảm của mình trong các hình ảnh về thiên nhiên. Vì vậy, từ “khúc
giao mùa” đẹp đẽ của thiên nhiên lúc sang thu, Hữu Thỉnh đã gửi gắm tâm tình của những con
người vừa bước ra khỏi cuộc chiến tranh với bao nỗi niềm.
Mở đầu bài thơ là tâm trạng bất ngờ ngạc nhiên của Hữu Thỉnh:
“Bỗng nhận ra hương ổi”
Tù ‘bỗng’ ở đây có nghĩa là bất ngờ nhận ra, không ngờ tới, phải chăng vì con người ta
quá bận rộn không để ý thời gian trôi nhanh hay vì cây ổ vốn là loài ca bình thường dân dã,
thường đứng nép ở góc vườn quê ko có gì nổi bật? Cây ổi trổ hoa lúc nào ko ai hay, những trái
non hình thành rồi lớn dần có lẽ cũng ít người để ý .Chỉ tới khi cuối mùa hạ, một sáng sớm ta
chợt nhận ra trái ổi đã chín, mùi hương thơm nồng, ngấy ngây lòng người. Và “bỗng” nhận ra ko
chỉ hương ổi mà còn là sự thấm thoát trôi của thời gian
Mùi hương ấy kèm theo chút gió heo may đc cảm nhận trc tiên trong cảm giác se lạnh
vào buổi sớm mai:
“Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về”
Động từ “phả” thể hiện sự mạnh mẽ, đông đặc, khiến cho không gian xung quanh đây trở
nên nồng nà mùi hương ổi chín. Ta từng thấy những cơn gió heo may phảng phất những mùi
hương: “Gió thôi mùa thu hương cốm mới” (Nguyễn Đình Thi) hay “Mùa thu vào hoa cúc”
(Xuân Quỳnh) và giờ đây chúng ta có thêm mùi hương ổi chín chỉ có ở làng quê, mộc mạc, giản
dị gẫn gũi khiến người đọc phải ngạc nhiên bởi xưa nay chưa ai từng nghĩ rằng mùi hương ổi quê
lại làm nổi bật những ngày thu. Nó còn giúp cho ta cảm nhận rõ hơn làn gió thu bằng cả xúc giác
và cảm giác. Và ko chỉ có từ “gió se, còn có thêm “Sương chùng chình qua ngõ”. Ngõ là lối đi
nhỏ từ nhà ra đường hôm “bỗng” chốc lạ thường. Sương ko đọng từng giọt trên lá mà như làn
khói mỏng manh giăng mắc cỏ cây đầu ngõ, chậm chạm như cố tình muốn tan. Từ lấy “chùng
chình” với cả nghệ thuật nhân hoá kia trở nên mềm mại duyên dáng biết bao. Có lẽ mới đây thôi,
mùa xuân rồi mùa hạ vừa đi qua con ngõ này nay đã trở nên khác lạ bởi làn “sương chùng chình
qua ngõ” bao phủ…. Cái ngõ quê nhỏ bé ấy đã trở thành ngõ thời gian thông giữa hai mùa đón
thu đang chớm về. Với những tín hiệu ấy, thi sĩ bỗng thảng thốt nhận ra:
“Hình như thu đã về”
Từ “hình như” ấy làm cho không gian mùa thu trở nên huyền hồ hư ảo. Nhưng tại sao
bao nhiêu tín hiệu của hương ổi, của gió se, của sương…. trên kia mà nhà thơ lại chợt thắc mắc
với lòng như thế. Hoá ra hương ổi, gió se, sương… là do những cảm nhận tinh tế của các giác
quan, còn lí trí con ngừoi thì vẫn chưa kịp nhận ra.
Từ những tín hiệu mùa thu ở làng quê, nhìn rộng ra, nhà thơ thấy những tín hiệu mùa thu
trên khắp đất trời:
“Sông đc lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”
Con sông đã không còn dòng chảy cuồn cuộn với màu phù sa ngầu đỏ. Mùa thu, dòng
nước lắng lại, trở nên trong xanh in bóng mây trời, “được lúc” đến kì đẹp nhất nên nó “dềnh
dàng” thong thả chảy trôi. Từ láy “dềnh dàng” không chỉ gợi hình, nó gợi cả tâm trạng, đó là sự
thư thái, khoan thai, thanh thản. Phải chăng cũng giống như tâm trạng của người vừa bước chân
ra khỏi cuộc chiến tranh và đang hạnh phúc hưởng thụ những tháng ngày bình yên? Đối lập với
sự thư thái của con sông là tâm trạng “vội vã” của bầy chim, dù dường như chúng mới chỉ “bắt
đầu” cảm nhận đc sự chuyển mùa. Cái hay của từ láy “vội vã” ở đây chính là miêu tả sự bắt đầu
của tâm trạng chứ ko phải là của hành động. Mới chớm thu, phải đợi gần cuối mùa những đàn
chim mới bay về phương Nam tránh rét. Nhưng cảm nhận đc thu đã tới, bầy chim bắt đầu lo tới
chuyện tương lai. Cũng giống như tâm trạng “dềnh dàng”, từ “vội vã” phải chăng còn gợi đến
tâm tư của con người? Mùa thu thường gợi đến khoảng thời gain đã trôi qua, con ngừoi thường
ngẫm ngợi về những gì đã có để rồi vội vã muốn nhanh nhanh bù đắp những điều còn thiếu, chưa
làm đc. Hai câu thơ cuối đoạn này thật hay bởi nghệ thuật đối, nhân hoá, ẩn dụ đặc sắc:
“Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu’
Người xưa nói thơ hay là “thi trung hữu hoạ” “ý tại ngôn ngoại”. Không gian đất trời lúc
sang thu đc gói gọn trong mười chữ mà mở ra tới vô tận. Cao tít trên bầu trời kia là đám mây
mùa hạ với hành động “vắt mình” đến ngộ nghĩnh. Đám mấy ấy như chia bầu trời thành hai nửa.
Nó gợi ra tâm trạng dùng dằng nửa muốn níu giữ sắc trời mùa hạ, nửa muốn vội vàng chuyển
hẳn sang thu. Nếu như dứoi mặt đất, ci ngõ quê trở thành ngõ thời gain thì trên bầu trời đám mây
đã trở thành nhịp cầu thời gian nối giữa hai mùa.
Giờ đây, ngay cả những hiện tượng vốn tiêu biểu của mùa hạ cũng đã bắt đầu đổi thay:
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
Các từ miêu tả sự đổi thay nằm trong quá trình chuyển biến. Các từ “vẫn còn, đã vơi,
cũng bớt” thật hay vì nó miêu tả sự thay đổi trong lòng sự vật. Mọi thứ bề ngoài tưởng còn đó
mà thực chất đã chuyển hoá trong mênh mông của đất trời. Nắng vẫn còn vàng óng, có khi rực
rỡ, lung linh hơn nhưng đã bớt dần cái oi bức, chói chang. Mưa vẫn còn rơi, thậm chí rả rích mưa
ngâu nhưng ko phải là những trận mưa rào ào ào xối nước, những giọt mưa nhỏ hơn, tí tách
rơi…. Vẫn còn tiếng sấm, nhưng ko phải là những tiếng đinh tai nhức óc mà là những tiếng sấm ì
ầm nơi cuối trời. Phải chăng đó là tiếng sấm của bầu trời thanh bình, ko gợi về những âm thanh
dữ dội của bom rơi đạn nổ. Những điều liên tưởng trên khiến ta chợt nhớ tới những giông bão
trong cuộc đời chúng ta. Tường như tất cả đều thay đổi trc tác động của thiên nhiên. Nhưng ko,
vẫn có một sự vật bình thản, đứng ngoài sự biến đổi đó là: “hàng cây đứng tuổi”. Những hàng
cây qua tháng năm, rễ cắm sâu vào lòng đất,dù bão tố, nắng hạn cây vẫn xanh tươi. Hình ảnh
hàng cây còn là hình ảnh nhân hoá gọi về những con người đã đi qua tháng năm, đi qua những
nắng, những mưa, sấm chớp, giông bão cuộc đời mà vẫn vững vàng. Có thể hiểu đó là hình ảnh
ẩn dụ về một triết lí trong đời sống.
Bài thơ gợi nên sự ứng xử của con ngừoi trong sự biến đổi của thời gian. Có bao tâm
trạng: kẻ chùng chình, dềnh dàng, người thì vội vã, hốt hoảng, người thì dùng dằng nửa muốn
nửa ko. Chỉ có những ngừoi bản lĩnh mới ko chịu thua trc sự tác động của ngoại cảnh.
Lúc viết bài thơ này, Hữu Thỉnh mới chỉ hơn ba mươi tuổi, ấy vậy mà ông đã tự cho rằng
mình là người từng trải. Có lẽ điều này xuất phát từ hoàn cảnh của ông khi ông xuất thân là
những người lính.
Bài thơ đc viết năm 1977, đây là tác phẩm của một người lính vừa đi qua chiến tranh. Vẻ
đẹp trữ tình của thiên nhiên hoà quyện cùng nét thâm trầm, từng trải trong ý thơ. Dù đã hơn ba
mươi năm, Sang thu của Hữu Thỉnh vẫn để lại trong lòng người nét duyên riêng khí quên trong
những bài thơ viết về đề tài mùa thu

You might also like