You are on page 1of 4

Mùa thu từ bao giờ đã là nền cảm hứng bất tận cho thơ ca.

Chỉ một cái mùa thu


ấy mà giới văn chương đã không biết bao lần phải gật gù cảm thán vẻ đẹp của
nó. Thu mang theo sự dịu dàng của đất trời và niềm thổn thức lãng mạn của
lòng người. Thu thôi thúc bao nét bút lên mực, giục giã bao nét cọ lên màu và từ
đó bao thi phẩm về thu ra đời. Ấy vậy mà có mấy ai như Hữu Thỉnh lại rung
cảm trước hồi chuông của thời khắc giao mùa. Vậy nên ông đã ca lên thi phẩm
“Sang thu" gieo vào lòng bạn đọc những tâm tư, hoài niệm của chính ông khi
đứng trước khúc ca giao mùa đầy vương vấn của đấy trời.
“Sang thu ” được Hữu Thỉnh sáng tác năm 1977 ngay khi đất nước được giải
phóng, bắt đầu bước vào thời kì xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. “Sang thu” ở đây
là chớm thu, khi thiên nhiên bắt đầu chuyển giao giữa hạ và thu. Mặc dù cái
nóng của mùa hạ còn chưa ngớt nhưng cái không khí nhẹ nhàng của mùa thu đã
bắt đầu lan toả. Cái khoảng khắc ấy làm ta có cảm giác như mùa hạ đang chủ
động chuyển mình thành một sắc trời mới, dịu dàng, mát mẻ hơn là nàng thu
mộc mạc.
Bài thơ đã được mở đầu bằng cảm xúc bâng khuâng của tác giả trước khoảng
khắc giao mùa. Mùa thu của riêng Hữu Thỉnh không phải là sắc “mơ phai" mà
là “hương ổi" thân quen nơi “gió se". Ấy chính là mùi hương đặc biệt nơi làng
quê Việt Nam. Tất cả đã gợi nên dòng cảm xúc khó tả trong lòng người thi sỹ.
Từ ấy mùa thu dần hiện diện trước ngòi bút của Hữu Thỉnh:
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.”
Mùa thu đến với Hữu Thỉnh chẳng phải thứ gì to lớn đặt biệt khác mà kì lạ thay
lại là hương ổi. Hương ổi - thứ hương thơm mộc mạc, đặc trưng của riêng làng
quê miền Bắc. Chẳng phải là “Thu điếu" với vẻ đẹp buồn bã, cô đơn của nhà
thơ Nguyễn Khuyến nặng tình với quê hương, hay là “Hoa cỏ may” của Xuân
Quỳnh với những cảm xúc chân thành, chất phác khi khắc hoạ nên bức tranh
mùa thu giàu cảm xúc. Với Hữu Thỉnh, thu không còn đơn giản là trời xanh, là
lá vàng hay là tầng mây mà là hương thơm từ chính làng quê của ông. Chính
hương ổi ấy đã mang những hồi ức tuổi thơ đến với người nghệ sỹ. Đối với ông
hay thậm chí là những người không làm thơ khác thì hương ổi ấy gợi nhớ đến
tuổi ấu thơ, gợi nhớ đến một buổi chiều vàng, một dòng sông thanh bình, một
con đò lững lờ trôi. Có khi mùi hương đơn sơ ấy lại chính là chiếc chìa khoá mở
vào tâm hồn của mỗi con người, khơi lại những kỉ niệm xa xưa
mà giờ đây ít ai còn nhớ. Thứ hương ổi ấy không phảng phất, không phả mà
dường như xộc thẳng vào khứu giác của người thi sỹ và dường như cũng xộc
vào tâm hồn thi ca của ông, gợi đến những niềm cảm hứng mới. Thi sĩ đã sự
dụng rất đắt từ ngữ gợi tả, chỉ một từ ấy cũng đủ gợi hương thơm như đang đặc
sánh lại, ngào ngạt, đậm đặc nồng nàn thư thành luồn trong gió, được làn gió se
khô, lạnh mang đi khắp ngõ ngách của làng quê. Những hàng sương trong
không khí se lạnh dường như được tác giả nhân hoá qua từ láy “chùng chình".
Những hàng sương ấy lưu luyến, ngập ngừng, dường như điều gì đã thôi thúc nó
ở lại chứ không rời đi cũng giống như Hữu Thỉnh cũng ngập ngừng, bồi hồi
trước sự trở đi nhanh chóng của mùa hạ. “Qua ngõ" không những đơn giản là
bước qua nghẻo đường mà cũng là ngõ của không gian giao mùa. Hữu Thỉnh đã
nhận ra dấu hiệu của mùa thu như vậy nhưng dường như ông vẫn chưa dám tin
rằng mùa thu đã đến. Qua hai chữ “Hình như", ấy chính là sự chưa chắc chắn,
sự ngờ vực rồi đến ngạc nhiên, xao xuyến của chính ông khi mùa hạ đã qua.
Sau phút giao mùa nhẹ nhàng, những dấu hiệu bắt đầu mùa thu đã trở nên
rõ ràng hơn, nhanh hơn. Tác giả cảm nhận mùa thu bằng cả tâm hồn của mình:
“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.”
Tới đây, dường như những cảm xúc bồi hồi lúc đầu thu sang đã tan biến
mà thay vào đó là thiên nhiên trong trẻo được tác giả nhân hoá một cách tinh tế.
Dòng sông giờ đây đã không còn vội vã, cuồn cuộn như những ngày hạ nắng
mà đã trở nên dềnh dàng, chậm rãi, hờ hững như còn bao nỗi niềm, suy tư. Trái
với dòng sông dềnh dàng là đàn chim vội vã, gấp rút. Có lẽ nó đang chuẩn bị
cho cuộc hành trình bay đi tránh rét ở phương xa, hay cũng có thể nó chỉ đang
vội vã quay về tổ trước lúc những ánh mặt trời cuối cùng vỡ tan vào trong màn
đêm. Phải tinh tế biết bao để Hữu Thỉnh nhận ra được cái “được lúc” và cái
“dềnh dàng” của thời gian tưởng như luôn nhịp đều đều không thay đổi. Nhưng
đó chẳng phải là tất cả, chi tiết đắt giá nhất của bài thơ chính là hai câu thơ sau:
“Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu". Một mùa thu mới chỉ mong
manh, đâu đó, chẳng phải cảm nhận bằng thực tại mà lại là bằng quá khứ xưa
kia của nhà thơ. Nguyễn Khuyến, Xuân Quỳnh hay Nguyễn Đình Thi viết về
thu cũng rất sâu sắc nhưng đấy chỉ là mùa thu đã đến rồi còn đối với Hữu
Thỉnh, ông muốn khơi lên một thứ gì đó mà chưa ai từng viết, chính là khoảnh
khắc giao mùa, khoảnh khắc “sang thu". Hiện lên trước chúng ta là bức tranh
chuyển mùa tuyệt đẹp được tô điểm bằng nét cọ của Hữu Thỉnh. Thu chỉ đang ở
nơi cửa ngõ của mùa, vì vậy đám mây chỉ vừa mới “vắt nửa mình” mà thôi.
Nghệ thuật ẩn dụ đặc sắc “vắt nửa mình” khiến câu thơ thêm đậm ý vị, duyên
dáng và vô cùng gợi ảnh. Đám mây ấy của Hữu Thỉnh mang đến cho chúng ta
một thứ gì đó rất khác, tựa như một điều gì đó mới mẻ, kì lạ hơn. Chính tác giả
cũng từng chia sẻ rằng ông đã từng liên tưởng đến những đám mây thu trọn vẹn
nhưng dường như có điều gì đó thôi thúc ông viết nên chiều hướng một nửa ấy.
Có lẽ những đám mây mùa hạ ấy đã mang theo tất cả những hoài bão, những
ước mơ của tuổi trẻ, cuốn theo bao sức sống mãnh liệt của tuổi vô lo vô nghĩ, tô
nên một mùa hạ ngập tràn màu sắc, sặc sỡ và nên thơ hơn bao giờ hết. Vậy mà,
giữa mơ và thực luôn bị ngăn cách giữa một ranh giới vô hình nào đó khiến
chúng khó mà trọn vẹn. Sự dở dang, mất mát là một hiện thực mà ta buộc phải
học cách chấp nhận, có chăng vì vậy, đám mây chỉ có thể vắt nửa mình sang thu
mà thôi. Sự dang dở, mất mát ấy cũng giống như những người đồng chí của
chính tác giả đã nằm lại trên chiến trường tàn khốc, họ sẵn sàng bỏ dở tuổi trẻ,
bỏ quên tương lai. Những hoài bão cũng sẽ nằm lại cùng họ mà chẳng thể nào
quay về được nữa tựa như đám mây kia vắt vẻo phía bên mùa hạ, vương vấn
những hồi ức xưa kia.
Sau tất cả, câu thơ cuối cùng đã mang đến một mùa thu rõ ràng hơn bao
giờ hết, một mùa thu cùng những cảm xúc mới mẻ tựa như quá khứ đã qua,
chào đón một tương lai mới:
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm đã bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.”
Nhà thơ Hữu Thỉnh cuối cùng đã bộc bạch những tâm tư sâu thẳm trong lòng
mình. Vẫn là cái nắng ấy, nhưng đã mờ phai, vẫn là cơn mưa ấy, vẫn là tiếng
sấm ấy nhưng đã chẳng còn bất ngờ như trước nữa. Chúng lắng lại, không còn
ồn ào, dạt dào, mạnh mẽ như những ngày hạ. Hữu Thỉnh đã xuất sắc đan xen
một triết lý sâu sắc vào bài thơ. Cũng như chính tác giả đã từng bộc bạch: “Có
thể hiểu, hàng cây đã lớn, đã trải qua bao mùa thay lá sẽ trở nên vững vàng hơn
trước những tiếng sấm bất ngờ”. Phép nhân hóa và ẩn dụ như ẩn ý rằng tiếng
sấm là những những khó khăn, chông chênh của cuộc đời mỗi người. Khi càng
trưởng thành, càng trải nghiệm nhiều thứ hơn, ta lại càng trở nên bình tâm hơn
khi đối mặt với nhưng cơn sấm, cơn giông mà cuộc đời mang đến, không còn sự
bồng bột, ngây thơ như như xưa nữa. Khi đọc đến đây, dường như ai cũng có
thể hiểu rằng, “sang thu” không chỉ đơn giản là thời khắc giao mùa tuyệt đẹp
giữa hạ và thu mà con là thời khắc “sang thu” của cuộc đời mỗi người chúng ta.

You might also like