You are on page 1of 3

Có lẽ trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thì mùa thu thường gợi cảm hứng cho

thi ca. Ta có thể bắt


gặp chùm thơ Thu của Nguyễn Khuyến, “Tiếng Thu” của Lưu Trọng Lư hay “Đây mùa thu tới” của
Xuân Diệu… và cũng viết về đề tài mùa thu, bằng ngòi bút tinh tế của mình, nhà thơ Hữu Thỉnh đã
tài tình thêu dệt nên một bức tranh thơ mây trong khoảnh khắc giao thoa có đôi chút ngỡ ngàng mà
say đắm của đất trời khi vào thu thật mới mẻ, nhẹ nhàng được ông lưu lại qua tác phẩm “Sang thu”,
sáng tác năm 1977. Ông còn được biết đến là một trong những cây bút tiêu biểu trong nền văn học
hiện đại Việt Nam với chất thơ vô cùng nhẹ và sâu lắng. Bài thơ còn được ra đời trong khoảnh khắc
vô cùng đặc biệt khi đây chính là một trong những mùa thu thời bình đầu tiên của dân tộc ta và nó
cũng chính là những suy ngẫm sâu sắc của Hữu Thỉnh khi đã trải qua bao tháng ngày đau thương,
rồi giờ đây tạm lui vào ở ẩn để chiêm nghiệm lại cuộc đời này.
Bài thơ “Sang thu’ được viết khá ngắn gọn gồm 3 khở, sử dụng thể thơ năm chữ. Thành công lớn
nhất của bài thơ chính là sự quan sát tinh tế của tác giả và những thay đổi của vạn vật xung quanh.
Mạch cảm xúc phát triển từ ngoại cảnh bên ngoài đến nội tâm bên trong, từ thiên nhiên xung quanh
đến những trải nghiệm sâu sắc về đời người. Cảm xúc của tác giả, từ bất ngờ đến bâng khuâng, xao
xuyến, đọng lại là những bài học sâu sắc.
Mở đầu bài thơ là những cảm nhận ban đầu của tác giả khi thu chợt ùa về qua những hình ảnh thiên
nhiên vô hình được ông cảm nhận vô cùng tinh tế:
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về”

“Bỗng là một trợ từ nhưng nay lại được hiện hữu trong bài thơ để bộc lộ một trạng thái đột ngột,
ngỡ ngàng và dường như thu đến với thi sĩ trong sự tình cờ đọng lại trong cái từ “bỗng” ấy. Ngay
sau nó còn là mùi hương của “ổi”-một sự mở đầu khơi dậy biết bao nhiêu nét đặc sắc riêng của Hữu
Thỉnh mà khó phai nhòa trong lòng người đọc.Một hương thơm nồng nàn mà gần gũi, đậm đà mà
đơn sơ, bởi lẽ cái độ đậm đặc của hương ổi chín rộ ấy như đã có một mùa hè dài đằng đẵng lắng sâu
vào vị quả ngọt. Một chữ “phả” kia thôi nhưng cũng đủ để mùi hương như sánh lại rồi lan tỏa
những dư vị cuối cùng hòa vào làn gió se nhẹ nhàng. Đề tài mùa thu vốn đã rất quen thuộc với mỗi
chúng ta nhưng khi nó đến với Hữu Thỉnh thì lại trở nên vô cùng đặc biệt qua những vần thơ xen
lẫn nét độc đáo từ trong thi tứ đến suy tư. Hòa vào âm hưởng của sự giao mùa ấy còn là những làn
sương mỏng tan giăng mình khắp mọi nơi gói gọn bao điều thi vị. Với biện pháp tu từ nhân hóa
giữa làn sương với “chùng chình” đã phần nào biến cái sự vật vô tri vô giác nay lại có tâm hồn. Từ
láy như gợi ra trạng thái cố ý chậm lại, khoan thai của một dáng vẻ mỏng manh với nội tâm ngưng
lại, chậm rãi. Nó như muốn bước sang mùa thu nửa lại luyến tiếc chút say nồng của mùa hạ. Cái
“ngõ” ấy chính là ngưỡng cửa, là ranh giới giao thoa giữa hai mùa và còn là sự lưu luyến của chính
tác giả. Trong bước đi của mùa thu còn thấp thoáng hồn người cùng sự bối rối, xao xuyến rồi chợt
gửi vào lòng người sự thoáng chốc. Mà cũng từ đó, khổ thơ mở đầu là sự tình cờ “bỗng’ nhưng
khép lại bằng cái “hình như”, tựa như phán đoán mơ hồ, cảm xúc chơi vơi của con người khi thu
đến trong vô thức. Bởi những tín hiệu của mùa thu đều là những tín hiệu không có hình khối rõ
ràng, màu sắc cụ thể, thế nhưng nhà thơ đã ngầm gửi gắm sự khẳng định của mình sau này được
hình thành từ những dấu hiệu nhỏ bé ấy bằng một giọng điệu có chút ngỡ ngàng nhưng lại chất
chứa bao nỗi niềm qua những câu thơ biết nói.
Chỉ bốn câu thơ ở khổ một thôi nhưng lại để trong lòng người đọc biết bao rung động. Qua đó ta có
thể hình dung ra những đặc trưng của mùa thu và bức tranh mùa thu nơi quê hương thanh bình như
hiện ra rõ nét hơn, đẹp đẽ hơn.
Khổ thơ khép lại nhưng dư âm của nó vẫn cứ vấn vương, lưu luyến mãi không thôi trong lòng mỗi
người đọc. Ta còn cảm nhận được những chuyển biến tinh tế, những trăn trở, suy tư khi chợt nhận
ra khoảnh khắc sang thu của cuộc đời con người mà từ đó nó dường như đã mở ra những vùng
chiêm nghiệm rộng lớn cho cuộc đời này. Để hôm nay ngẫm lại bản thân mình, tôi hiểu được rằng
ta thực sự trưởng thành là khi đã trải qua bao giông tố, hiểm nguy rồi từ đó mới học cách đứng dậy,
chín chắn hơn và học cách yêu thương từng khoảnh khắc một.

Nếu khổ một gắn liền với không gian nhỏ hẹp thì khi chuyển sang khổ hai lại là sự rộng mở từ trong
không gian đến những hình ảnh thiên nhiên cũng vì thế mà rõ nét hơn:
“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”
Có lẽ, ở khổ thơ này ta có thể cảm nhận được một sự cụ thể hóa đang diễn ra, từ cái ngỡ ngàng, si
mê, tác giả dừng chân đứng lại, phóng xa tầm mắt để ngắm nhìn phong cảnh một cách lặng lẽ. Như
thể điểm nhìn của ông rộng mở hơn với trời cao-đất rộng và với những sự vật gần-xa. Từ những tín
hiệu trên, cái “hình như” đã vô tình sót lại, đánh dấu cho cột mốc mùa thu bằng nhiều hình ảnh
quen thuộc. Ở đây, Hữu Thỉnh còn khéo léo sử dụng hai sự vật đối lập nhau: “sông” phác họa nên
một bức tranh chất chứa trạng thái an ổn, quý giá được khắc sâu vào dòng chảy êm ả, không chút
băn khoăn. Điều này thật khác với sông nước mùa hạ-cái mùa mà nước lũ dâng cao như muốn dồn
tất cả vào một dòng chảy siết đến vô tận. Hai chữ “được lúc” đã khiến cho con sông trở nên có hồn,
nó như biết bắt nhịp khoảnh khắc giao mùa để rồi rơi vào trạng thái tĩnh lặng và bình yên của cuộc
sống. Và điều này đã dẫn đến một hình ảnh tương phản khác. “chim” được nhân hóa “bắt đầu vội
vã” bay về phương Nam tránh rét bởi theo lẽ tự nhiên, khi gió heo may tràn về là lức trời Bắc trở
lạnh. Nhưng cái “bắt đầu” ấy vốn lại gợi cho ta sự mềm mại, uyển chuyển của cánh chim những
buổi đầu mùa của hành trình được bao trùm bởi sự im lìm của không gian thu. Qua đó, sự tương
phản giữa trạng thái của dòng sông và cánh chim khắc họa đậm nét hơn sự chuyển đổi của thời tiết.
Đặc biệt hơn cả, bài thơ cũng thật nổi bật khi có sự góp mặt của “đám mây mùa hạ”, chắc có lẽ,
đám mây bồng bềnh trên cao kia chính là nét đặc sắc riêng được thi sĩ gửi gắm nhiều tâm tưởng
nhất. Bởi nó là bàn cân so sánh giữa ước mơ và thực tại, là tuổi trẻ đầy khát vọng và kí ức dở dang.
Ông còn cảm nhận được từ trong cái hữu hình ấy còn là gam màu trắng hạ bỗng dịch chuyển dần
sang màu vàng thu dìu dịu. Hình ảnh tả thực của đám mây thực ra lại rất duyên dáng lại còn tinh
nghịch, bằng thủ pháp nhân hóa kết hợp phép ẩn dụ giàu tính ước lệ, tượng trưng, mây như nằm vắt
mình trên bầu trời khi nửa là dư vị mùa hạ, nửa là chớm nở mùa thu. Phải chăng, cái ranh giới giữa
hai mùa mong manh đến thế? Cái trôi lững thững của mây hạ đã vô tình dạt nửa mình sang thu.
Nhưng thực chất, điều này nhằm tơi sự giao thoa giữa hai mùa cũng chỉ ngắn ngủi trong khoảnh
khắc.
Từ những say sưa trước sự chuyển mình của đất trời sang thu, thi nhân khép lại lòng mình để ngắm
nhìn những sự vật xung quanh với những thay đổi sâu kín:
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bới bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
Giọng thơ ở khổ thơ cuối đằm hẳn như có chút suy tư vấn vương trong mỗi vần thơ đề chầm chậm
quan sát lại không khí giao mùa và thiên nhiên sang thu. Cái nắng cuối hạ vẫn còn sót lại chút nồng
nàn nhưng đã phai dần bởi cái gió se, không còn gay gắt, chói chang mà nó e ấp trong mình sự nên
thơ, nhẹ nhàng. Cơn mưa cũng “vơi dần” đi gợi cái sự thưa thớt của những trận mưa ào ạt, xối xả
gieo mình xuống mặt đất nhưng giờ đây dường như tất cả đều từ từ, không vội vã. Cũng từ đó, hiện
tượng sấm gào thét, chớp rạch ngang nền trời hạ luôn đáng sợ nay trở nên hiền hòa và êm dịu hơn.
Với nghệ thuật đảo ngữ được áp dụng cho các từ chỉ mức độ “bao nhiêu”, “vơi dần”, “bớt” và thủ
pháp liệt kê các hiện tượng thời tiết như “nắng”, “mưa”, “sấm” đã giúp cho một mùa hạ với bao dấu
ấn đã dần phôi phai để giờ đây, mùa thu đang bắt đầu chuyển mình đậm nét hơn. Từ những biến
chuyển trong quy luật tự nhiên đã dẫn tới những chiêm nghiệm, trầm ngâm của lòng người, đời
người khi sang “sang thu”. Bằng nghệ thuật ẩn dụ với trường liên tưởng độc đáo đã giúp người đọc
liên tưởng tới những nét nghĩa sâu xa của nó. “Sấm” chính là những vang động bất thường của
ngoại cảnh tựa như những biến cố, khó khăn của đời người. Hàng cây ấy đã được nhân hóa để mang
dáng dấp của một con người thực thụ, khi đã đi gần hết cuộc đời, nó như những người từng trải, từ
sôi nổi, hào hùng đến khi nếm những mùi vị thăng trầm của cuộc đời. Đồng thời người cũng trở nên
điềm tĩnh, vững vàng hơn khi được mài dũa từ những thử thách ấy. Thời gian trôi nhanh qua cửa,
cuộc đời mỗi người là một nhân chứng nhìn mùa thu đi qua rồi để lại muôn vàn tiếc nuối trước
bước đi ấy. Suy rộng ra, dáng vẻ đó như cốt cách “kiêu kỳ” cùng bản lĩnh cứng cỏi thì tiếc nuối mãi
là cảm xúc của con người trước thời gian.
Lấy động tả tĩnh chính là một nghệ thuật được sử dụng thành công trong bài thơ. “Sang thu” với thể
thơ năm chữ mang âm hưởng khúc ca du dương cùng một chất giọng trữ tình đằm thắm. Tác giả
còn khéo léo lựa chọn không gian ngập tràn thi ảnh mùa thu, pha chút cổ điển lẫn hiện đại qua lời
diễn tả. Bài thơ còn mang một nét đặc sắc riêng khi nó như một lời tâm sự, gửi gắm của mình với
cuộc đời cũng những khát khao trân quý hòa bình của những người lính trong thời hậu chiến. Cách
nói ấy là những giá trị cốt lõi của “Sang thu”, bởi nó khắc sâu trong tâm trí mỗi người là những
khoảng lặng và góc nhìn mới mẻ của cuộc sống.
Bài thơ khép lại nhưng những dư âm của nó vẫn cứ vấn vương, lưu luyến mãi không thôi trong lòng
mỗi người đọc. Ta còn cảm nhận được những chuyển biến tinh tế, những trăn trở suy tư khi chợt
nhận ra khoảnh khắc sang thu của cuộc đời con người mà từ đó nó dường như đã mở ra những vùng
chiêm nghiệm rộng lớn cho cuộc đời này. Để hôm nay ngẫm lại bản thân mình, em hiểu được rằng
ta thực sự trưởng thành là khi đã trải qua bao giông tố, hiểm nguy rồi từ đó mới học cách đứng dậy,
chín chắn hơn và học cách yêu thương từng khoảnh khắc một.

You might also like