You are on page 1of 3

Sang thu

Mùa thu là mùa của thi ca, là mùa của những cảm xúc tràn ngập, những trắc ẩn trong lòng người. Là
khoảng thời gian mà chúng ta muốn hít căng vào lồng ngực những hương thơm dịu mát đang luồn lách trong
kẽ lá, cảm nhận cái se lạnh, hanh hao đầu mùa, những chuyển động tinh tế của thiên nhiên để thấy mình cần
thổ lộ, bộc bạch những tình cảm trắc ẩn. Tất cả đã mang lại nguồn cảm hứng vô tận để các văn nghệ sĩ thốt
lên tiếng lòng trước vẻ đẹp diễm kiều của đất trời vào thu. Hữu Thỉnh cũng vậy, ông đã “hít căng lồng ngực”
để cảm nhận bức tranh thiên nhiên giao mùa qua thi phẩm “Sang thu”.
Hữu Thỉnh là nhà thơ đi nhiều, viết nhiều và có một số bài thơ đặc sắc về con người cùng cuộc sống ở
nông thôn. Thế giới nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh phong phú, đa dạng và mang dấu ấn rõ nét. Sang thu là một
trong những bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Hữu Thỉnh. Tác phẩm được sáng tác vào cuối năm 1977,
khi đất nước đã độc lập được hai năm. Đây cũng là một trong những mùa thu mà những người lính như Hữu
Thỉnh lần đầu tiên được cảm nhận vẻ đẹp của nó trong không khí hòa bình. Bằng tâm hồn nhạy cảm, bằng
tình yêu quê hương sâu sắc của mình nhà thơ đã mở rộng lòng mình để đón nhận giây phút chuyển mình của
cảnh vật, đất trời của cuối hạ sang đầu thu đồng thời bộc lộ những chiêm nghiệm, những suy ngẫm về con
người, về cuộc đời vốn đầy rẫy những khó khăn, thử thách.
“Sang thu” ở đây là chớm thu, là lúc thiên nhiên giào mùa. Mùa hè vẫn chưa kết thúc mà mùa thu tới có
những tín hiệu đầu tiên. Viết về mùa thu, các tác giả thường dùng những chất liệu quen thuộc như sắc vàng
của hoa cúc, của lá vàng rơi hay tiếng xào xạc của lá ngô đồng, của rặng liễu,… riêng Hửu Thỉnh lại đón
nhận mùa thu bằng những cảm nhận tinh tế, bình dị:
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se”
Thu của Hữu Thỉnh được bắt đầu bằng một mùi hương quen thuộc, phảng phất trong gió se – thứ gió khô
và se se lạnh, đặc trưng của mùa thu về ở miền Bắc. Đó là hương ổi, mùi hương riêng của mùa thu làng quê
ở vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. Để miêu tả hương ổi, tác giả không dùng từ lan, tỏa hay bay mà khéo
léo sử dụng từ “phả”. Nếu dùng từ lan, tỏa hay bay thì mới chỉ diễn tả được khoảng rộng của không gian và
mùi hương ấy cũng chỉ thoang thoảng, mờ nhạt. Chỉ có từ “phả” mới gợi được chiều sâu của không gian
cũng như hương vị ấy mới đậm đặc, nồng nàn, mới sánh lại và lan tỏa trong không gian làm cho không gian
thêm phần thi vị. Hơn thế, “hương ổi” gắn liền với bao kỉ niệm của thời thơ ấu, là mùi vị của quê hương đã
thấm đẫm trong tâm tưởng của nhà thơ và cứ mỗi đọ thu về thì nó lại trở thành tác nhân gợi nhớ. Hương ổi
ấy sớm mai kia “bỗng” phả vào trong ngọn gió se của một mùa thu mới chớm. “Bỗng” đứng đầu câu gợi ra
cái đột ngột, bất ngờ của một tinh thu không hẹn trước đồng thời thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng, xao xuyến
của nhà thơ trước một mùa thu không lỗi hẹn. Ngoài ra, hình ảnh “gió se” không giống gió nồm tươi mát của
hạ nồng, không giống gió bấc hanh hao của mùa đông buốt giá. Gió thu se lạnh làm cho không khí nhẹ
nhàng, không gian thanh thoáng, đất trời thêm mộng và thơ. Và điều thú vị là ngọn gió ấy lại thấm đậm
hương ổi mang thứ hương thơm bình dị tràn vào ngõ nhỏ lẫn cả vào làn sương:
“Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về”
Sương thu là một hình ảnh vô cùng quen thuộc mà các thi nhân thường dùng để viết về mùa thu. Ta
từng bắt gặp “Sương thu dày giậu hoa cúc vàng” trong thơ Nguyễn Công Trứ hay “Đỏ au sương lạnh vật vờ
phấn sen” trong thơ Lý Bạch đời Đường Trung Quốc. Nhưng viết về sương thu, Hữu Thỉnh lại làm sống dậy
hình ảnh thơ một cách khác lạ, ông khoác cho làn sương thu vóc dáng của con người qua từ láy “chùng
chình”. Nhà thơ đã nhân hóa làn sương qua từ láy “chùng chình”. Phép tu từ ấy đã thổi hồn vào những sự
vật vô tri, vô giác để làm sương mỏng manh ấy như có tâm hồn, có cảm nhận riêng như ai đó nửa muốn đi,
nửa muốn ở, ngập ngừn vương vấn khi bước chân qua ngưỡng cửa mùa thu. Đằng sau làn sương đất trời
chính là nỗi niềm tâm trạng của nhà thơ: luy luyến với mùa hạ trẻ trung, sôi nổi của đất trời. Đó là một tâm
hồn không già với năm tháng tuổi tác. Ngoài ra, cái ngõ mà sương đang giăng chính là cái ngõ thực của làng
quên hay cũng là cái ngõ thông thương giữa hai ùa, thông thương giữa những mảng, những phần của cuộc
đời con người hay đó phải chăng cũng là ngưỡng cửa khép mở hai thời kì của đất nước: chiến tranh và hòa
bình. Có gió thu, sương thu nhưng nhà thơ vẫn hoài nghi về sự xuất hiện của mùa thu. Hai từ “hình như” đặt
ở đầu câu thơ như cái giật mình của thi nhân xen một chút bối rối, một chút bồi hồi, xúc động, vẫn chưa dám
tin, chưa dám chắc là thu đã về. Bởi lẽ, bao nhiêu năm chiến tranh tàn phá, những người lính như Hữu Thỉnh
dường như không cảm nhận được cái đẹp của thiên nhiên đất trời vậy nên khi đất nước đã thái bình, khi nhà
thơ được sống chậm lại để cảm nhận sự biến chuyển của thiên nhiên đất trời thì người thi sĩ lại thấy trong
một trạng thái đầy ngỡ ngàng, nghi hoặc. Như vậy, khổ thơ với việc sử dụng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm
đã diễn tr một cách tinh tế quang cảnh thiên nhiên, tín hiệu sang thu của đất trời. Có thể thấy, tác giả đã mở
căng tất cả các giác quan để để đón nhận hương thu, dáng thu đến nhẹ nhàng. Ẩn sau từn lời thơ là tấm lòng
yêu thiên nhiên, bất ngờ trước bước đi của thiên nhiên.
Vẫn là bức tranh chuyển mùa nhưng khổ một là không gian gần gũi nơi thôn xóm thì khổ hai mở ra với
chiều dài của sông, chiều rộng của trời. Nếu khổ một tin thu còn mơ hồ, mong manh thì khổ hai tính hiệu
của cuộc chuyển mù đã bắt đầu rõ rệt:
“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã”
Bức tranh thu mở ra với một không gian rộng lớn hiều tầng bậc. Nếu như ở khổ một, mùa thu là những
gì vô hình, mờ ảo, nhỏ hẹp thì đến đây nó đã hữu hình với sự xuất hiện của dòng sông, cách chim, đám mây.
Bốn câu thơ là bốn bức tranh thu tuyệt đẹp được vẽ lên bằng bút pháp cổ điển bởi trong bức tranh, Hữu
Thỉnh đã sử dụng những hình ảnh quen thuộc viết về mùa thu. Hình ảnh dòng sông được tác giả miêu tả qua
từ láy “dềnh dàng” cùng biện pháp nhân hóa giúp người đọc hình dung trạng tháu của dòng sông mùa thu
khác hẳn với mùa hạ. Nếu mùa hạ sông cuồn cuộn trở nặng phù sa thì đến mùa thu dòng sông ấy lại trở nên
hiền hòa. Cái “dềnh dàng” của dòng sông không chỉ gợi ra vẻ êm dịu của bức tranh thiên nhiên mà còn
mang đầy tâm trạng của con người như chậm lại, như trễ nãi, như ngẫm ngợi nghĩ suy về những trải nghiệm
trong cuộc đời. Xa xa trên nền trời, những cánh chim cũng “bắt đầu vội vã” bay về miền Nam để tránh rét
bởi gió đã se, sương đa giăng và không gian bắt đầu chớm lạnh. Cái hay của câu thơ là tác giả đã sử dụng từ
“bắt đầu”. Vì mới chớm thu nên đàm chim mới bắt đầu đi tránh rét, bắt đầu nên đôi cánh mang một chút gì
đó vội vàng, gấp gáp. Phải là người thật tih tế thì nhà thơ mới nhận ra sự bắt đầu ấy. Đối lập với “bắt đầu” là
“được lúc”. Tác giả đã cụ thể hóa chuyển động của mùa thu thành sự chuyển động của tạo vật. Hai nét vẽ,
hai hình ảnh, hai trạng thái khác nhau tạo nên sự cân xứng của những vần thơ, dường như Hữu Thỉnh còn
muốn gợi lên trong lòng người đọc những suy nghĩ sâu xa. Trong cái vội vàng của cánh chim, trong trạng
thái dềnh dàng của dòng sông có lẽ thấp thoáng bóng dáng tâm trạng con người, ấy là cái hối hả khi đã bước
sang thu vội vã. Con người khi đã bước qua tuổi xế chiều dù đã đến lúc nghỉ ngơi thư thái nhưng nhịp sống
vẫn không tránh khỏi sự vội vã, vội vã để hoàn thành những công việc, những ước mơ, hoài bão. Đâu chỉ
con người mà đất nước hai năm hòa bình không tiếng súng cũng là lúc bắt đầu trong công cuộc dây dựng
cuộc sống mới. Ấn tượng nhất trong bức tranh mùa thu chính là hình ảnh:
“Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”
Đây là một hình ảnh thơ sáng tạo, một liên tưởng độc đáo, chỉ bằng mười con chữ gói gọn trong câu thơ
mà người đọc có thể hình dung ra một bầu trời trong veo, những đám mây trắng lững lờ trôi, nắng mùa hạ
vẫn còn vương lưng trời, hắt ánh vàng lên đám mây mỏng nhẹ. Thiên nhiên hai mùa như đang trộn lẫn, đnag
giao hòa trong áng mây bay. Động từ “vắt” thể hiện thật tài tình tạo ra nhiều liên tưởng thú vị giúp người
đọc có thể hình dung những đám mây nhẹ trôi ồng bềnh uốn lượn như dải lụa mà ai đó tung lên trời. Biết
bao liên tưởng thú vị được gợi ra từ hình ảnh đám mây đã trở thành nhịp cầu nối liền hai dải thời gian, nối
liền hai bờ không gian và thời gian giữa hạ và thu. Bước qua dải cầu mây mềm mại ấy tức là ta đã bước qua
mùa hạ sôi động để sang với mùa thu dịu dàng, quyến rũ. Cái tài của Hữu Thỉnh là ông đã lấy cái thời gian
siêu hình ảnh sự vật để miêu tả thời gian định tính của vũ trụ. Dòng sông, cánh chim, đám mây đều được
miêu tả bằng nghệ thuật nhân hóa, thổi hồn vào sự vật làm cho bức tranh thu trở nên hữu tình và thi vị.
Nếu ở hai khổ thơ đầu của bài thơ, dấu hiệu mùa thu đã khá rõ ràng sang không gian và thời gian, sang
khổ cuối vẫn theo dòng cảm xúc ấy, tác giả bộc lộ suy ngẫm của mình về con người, về cuộc đời:
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
Sang thu nắng vẫn còn chan chứa ột màu vàng mật ong mới rót, những cơn mưa xối xả của mùa hạ đã
vơi dần, trả cho đất trời của mùa hạ vẻ ấm áp, dịu dàng. Vì mưa đã vơi nên sớm cũng không còn vang động
bất ngờ trên hàng cây đứng tuổi khiến không gian thêm vẻ yên tĩnh, êm đềm. Không gian tươi sáng, không
khí ấm áp, dịu dàng, khung cảnh bình yên. Đó chính là linh hồn của mùa thu muôn thuở. Nghệ thuật nhân
hóa và ẩn dụ được sử dụng tài tình qua sự cách tân của tâm hồn Hữu Thỉnh. “Sấm” không chỉ là tiếng động
của đất trời mà ẩn dụ cho biết động bất thường của cuộc đời. “Hàng cây đứng tuổi” không chỉ là hàng cây
lưu mùa năm tháng mà còn ẩn dụ cho những người từng trải cho nên không còn nghiêng ngả, chao đảo trước
biến động thử thách của cuộc đời. Hình ảnh “hàng cây” đặt ở vị trí cuối bài thơ rất quan tringj, nó mở ra một
cánh cửa khác dẫn ta từ thế giới của thiên nhiên sang thế giới của con người, bởi vạy mà hai câu thơ kết của
bài thơ cho chúng ta thấy được những suy ngẫm, chiêm nghiệm của nhà thơ trong cách ông của nhận về
khung cảnh thiên nhiên đất trời và con người, cuộc đời. Nhìn lại toàn bộ bài thơ, ta chợt nhận ra khong phải
chỉ đến câu thơ kết mà dường như cảnh vật được miêu tả trong bài thơ đều thấp thoáng hồn người sang thu.
Ta cũng hiểu vì sao thu đến rồi mà tác giả vẫn còn hoài nghi, vì sao lại có sự bịn rịn lúc sang thu và cũng
hiểu tại sao lại có cái dềnh dàng, chùng chình, vội vã. Chính là khi ở độ tuổi sang thu, con ngườ không còn
bồng bột, sôi nổi, ồn ào như thanh niên mà đã trở nên chín chắn, sâu sắc, trưởng thành hơn ở cả cảm xúc lẫn
cách thể hiện.
Bằng biện pháp tu từ nhân hóa, các hình ảnh thơ tự nhiên mà giàu sức gợi, thể thơ năm chữ bài thơ “Sang
thu” của Hữu Thỉnh đã thể hiện một cách đặc sắc những cảm nhận tinh tế để tạo ra một bức tranh chuyển
giao của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu nhẹ nhàng, êm dịu, trong sáng và nên thơ… ở vùng đồng bằng Bắc
Bộ để từ đó gửi gắm những suy nghĩ sâu sắc về con người và cuộc đời. Đọc “Sang thu” ta nhận ra ở Hữu
Thỉnh là tình yêu tha thiết với thiên nhiên, là một tam hồn tinh tế và vô cùng nhạy cảm.
Miêu tả thu bằng những bước chuyển mình của vạn vật, “Sang thu” góp thêm một tiếng nói riêng về
mùa thu trong kho tàng thơ thu Việt Nam. Nó thể hiện một tâm hồn nhạy cảm, gắn bó với thiên nhiên, quê
hương đồng bằng Bắc Bộ của nhà thơ. “Sang thu” của Hữu Thỉnh đã không chỉ mang đến cho người đọc
những cảm nhận mới về mùa thu quê hương mà còn làm sâu sắc hơn tình cảm quê hương trong trái tim mọi
người. Bài thơ đã khẳng định rõ nét hơn nhận xét: “Thu là thơ của lòng người, thu là tjow của cuộc đời”. Có
thể nói, “Sang thu” là nốt nhạc góp vào bản giao hưởng của mùa thu.
“Chao ôi! Thu đã tới rồi sao?
Thu trước vừa qua mới độ nào
Mới độ nào đây, hoa rạn vỡ
Nắng hồng choàng ấp cây bàng cao”
Mùa thu - mùa của tình yêu, mùa của lá vàng rơi rụng, mùa của các cặp tình nhân đi dưới nắng thu để
thưởng thức bầu không khí mát mẻ trong lành, cùng nhau nhìn là vàng rơi, rơi mãi đến tận cuối trời. Mùa
thu cũng chính là mùa để các thi nhân đắm chìm trong nhiều cung bậc của cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến
trước sự biến chuyển của đất trời. Và Hữu Thỉnh cũng không phải là một ngoại lệ khi đã vương vấn tình cảm
của mình qua bài thơ “Sang thu”

You might also like