You are on page 1of 7

Sang thu

- Hữu Thỉnh –
* Khái quát
I. Tác giả
- Hữu Thỉnh sinh năm 1942, quê Vĩnh Phúc, nhập ngũ năm 1963, thuộc binh
chủng tăng – thiết giáp.
- Hữu Thỉnh là nhà thơ – chiến sĩ, thơ ông giàu hình ảnh, suy tư đầy cảm xúc
về người lính, chiến tranh và cuộc đời.
- Từ sau năm 2000, Hữu Thỉnh luôn giữ những chức vụ cao nhất trong Hội
nhà văn Việt Nam như Tổng Thư kí, Chủ tịch hội.
II. Tác phẩm
1. Xuất xứ: Bài thơ được sáng tác cuối năm 1977, in lần đầu tiên trên báo
văn nghệ, sau được in lại nhiều lần trong các tập thơ của Hữu Thỉnh.
2. Bố cục: Cảm xúc (3 phần)
- P1: Cảm nhận ban đầu trước cảnh sang thu của đất trời trong không gian
hẹp.
- P2: Cảm nhận rõ hơn cảnh sang thu trong không gian rộng lớn.
- P3: Bức tranh thu được hoàn tất và đậm chất suy tư.
Tứ thơ đi từ thiên nhiên sang con người.
Cảnh thu đi từ cái ngõ quê chật hẹp (khổ 1) đến đất trời rộng lớn (khổ 2,3)
Tình thu đi từ cảm xúc (khổ 1,2, nửa đầu khổ 3) đến suy tư (nửa cuối khổ 3)
3. Đặc sắc nội dung và nghệ thuật
- ND: Cảm nhận tinh tế về khoảnh khắc giao mùa (hạ sang thu). Thể hiện
tình yêu thiên nhiên tha thiết. Tâm hồn nhạy cảm, sâu sắc trước con người, đất trời.
- NT: Thể 5 chữ dễ bộc lộ cảm xúc với nhiều hình ảnh đặc sắc giàu sức biểu
cảm, ngôn ngữ trong sáng, nhiều từ ngữ gợi trạng thái cảm xúc.
* Phân tích bài thơ
* Nhận xét chung
Cảm nhận sang thu của Hữu Thỉnh vừa tinh tế vừa sâu sắc: tinh tế ở khả
năng giác quan trước những biến đổi huyền diệu của thiên nhiên (khổ 1,2, nửa đầu
khổ 3), sâu sắc ở những suy ngẫm, liên tưởng nhẹ nhàng mà thấm thía: từ chuyện
sang thu của đất trời đến chuyện sang thu của đời người khiến tứ thơ vận động từ
miêu tả đến biểu hiện, từ cảm xúc trong lí trí, từ cái ngõ quê nhỏ hẹp đến đất trời
rộng lớn mênh mang (nửa sau khổ 3).
1. Khổ thơ thứ nhất: cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh sang thu
của đất trời
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Khoảnh khắc giao mùa được cảm nhận bằng nhiều giác quan tinh tế: Từ
khứu giác, xúc giác đến thị giác
- Cảm nhận khứu giác: Mùa thu ló ra từ một cái ngõ quê ở một góc vườn quê
nồng nàn hương ổi – Một tín hiệu thu khá bất ngờ mà hợp lí:
+ Xưa nay mùa thu trong thơ thường gắn với hoa cúc vàng (Nguyễn Du viết:
“Sen tàn cúc lại nở hoa” – Truyện Kiều ) hay là ngô đồng rụng (các thi sĩ trong
Hồng Đức quốc âm thi tập thế kỉ 15 tả mùa thu: “Ngô đồng nhất diệp lạc/ Thiên hạ
cộng tri thu” tức là “Một lá ngô đồng rụng/ Biết mùa thu đến rồi”). Đầu thế kỉ XX,
thi sĩ thơ Mới Bích Khê cũng mượn thi liệu Trung Quốc để làm thơ: “Ô! Hay buồn
vương cây ngô đồng/ Vàng rơi vàng rơi thu mênh mông”… Những thi liệu trên khi
được lặp lại nhiều lần đã trở nên sáo mòn, vay mượn, dễ rơi vào nhàm chán.
+ Hữu Thỉnh đã có công đổi mới chất liệu thơ thu, thay những thi liệu ước lệ
cổ điển sang thi liệu hiện thực, gợi cái mới mẻ mà thân quen đậm chất dân dã và
nồng nàn hơi thở đồng nội Việt Nam. Đầu thu ổi chín, hương thơm lan tỏa như bức
thông điệp không lời của thiên nhiên.
- Cảm nhận bằng xúc giác:
Chữ “se” trong cụm từ “gió se” rất hay, bắt đúng thần thái gió đầu thu: Se
sắt, chớm lạnh, hơi khô. Nguyễn Đình Thi từng viết:
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Sáng chớm lạnh trong lòng hà Nội
(Đất nước)
Nếu Hữu Thỉnh, Nguyên Đỉnh Thi đã đo đếm ngọn gió đầu thu bằng giac
quan thì Hồ Dxenh lại bằng cảm xúc:
Trời không nắng cũng không mưa
Chỉ hiu hiu rét cho vừa nhớ nhung
(Màu thu năm ngoái)
Những thi sĩ khác nhau đều có một nét giống nhau cảm nhận về gió đầu thu
như thế là rất tinh, gió đầu thu không nóng như mùa hè nhưng chưa rét như mùa
đông.
+ Chữ “phả” cũng rất thú vị, gợi hương ổi đậm và sánh luồn vào trong gió
thu, quyện mùi hương vào gió, quyện khứu giác và xúc giác.
- Cái nhìn thị giác cũng tạo ra một cảm nhận tinh tế: không gian thu không
chỉ đãm hương mà còn lãng đãng sương:
Sương chùng chình qua ngõ
Từ láy “chùng chình” gợi trạng thái rất thú vị vừa diễn tả chuyển động, vừa
gợi cảm xúc. Về chuyển động, nó như vẽ ra hình ảnh màn sương đang giăng mắc
trên cành cây ngọn lá, cứ bảng lảng, mơ hồ. Về cảm xúc, hai chữ “chùng chình”
như muốn phả hồn vào sương, khiến sương được nhân hóa. Sương như cố ý đi
chậm lại, như đang nhớ thương một cái gì không nỡ dứt, khiến ngõ sương vừa thực
vừa mơ… đó là cái ngõ làng hay cái ngõ của thời gian mở thông từ hạ sang thu?
Quả là trong sương có gió, có hương và có cả tình…
- Câu kết khổ thơ bật ra như một lời thì thầm, một ngỡ ngàng, một vỡ lẽ:
Hình như thu đã về
Ba tín hiệu ở trên (hương ổi, gió se và lãn sương) đã tổng hợp thành một suy
đoán, một phán đoán : “Hình như…” Phán đoán này cũng đầy mơ hồ, bởi lẽ tất cả
đột ngột quá, khiến thi sĩ lúng túng: “Bỗng nhận ra hương ổi” nên phán đoán
không mang tính khẳng định mà chỉ là một cảm nhận như một nghi ngờ. Khoảnh
khắc giao mùa là thế, thật nhẹ nhàng, thật dịu dàng, tinh tế, như có như không.
Cảnh thấp thoáng sang thu, hồn người cũng khe khẽ sang thu.
2. Khổ hai cảm nhận rõ hơn, sâu hơn, rộng hơn về cảnh sang thu trong
không gian rộng mở của đất trời
Nhà thơ từ ngỡ ngàng ban đầu đến đắm say:
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.
Mạch thơ vận động từ cái ngõ thu hẹp đến đất trời rộng lớn, từ mặt đất đến
bầu trời, từ tầm gần đến tầm xa, từ mơ hồ vô hình đến hữu hình, cụ thể:
- Hai câu đầu tạo ra một đối xứng giữa cánh chim và dòng sông, tức là giữa
tầm cao và tầm thấp, giữa , mặt đất và bầu trời, mở ra một không gian rộng lớn bát
ngát mênh mong. Những từ láy “dềnh dàng”, “vội vã” đã nhan hóa dòng sông và
cánh chim đồng thời tạo ra những tương phản vừa bộc lộ những quan sát tinh tế về
các hiện tượng tự nhiên, vừa khiến cảnh săc sang thu như có linh hồn. Dòng sông
và cánh chim đều được miêu tả ở trạng thái chuyển động, nhưng là sự chuyển động
trái chiều. Sông không gấp gáp cuồn cuộn như mùa hè mà “dềnh dàng”, tức là thật
thong thả, lững lờ trôi, như đang lắng lại, trầm xuống suy tư. Ngược với dòng
sông, “Chim bắt đầu vội vã” để chuển bị cho chuyến di trú tránh rét. Nhưng đây là
cái vội vã “bắt đầu” vì mới chớm thu, chớm lạnh. Đọc ra được cái bắt đầu ấy của
cánh chim chứng tỏ tâm hồn thi nhân tinh tế đến chừng nào.
- Một phát hiện bất ngờ về hình ảnh đám mây mùa hạ khiến Hữu Tỉnh tạo
được hai câu thơ thật xuất thần:
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Linh hòn hai câu thơ nằm ở chữ “vắt” rất đắt. Đó là một nhân hóa đặc sắc
giàu ý nghĩa:
+ Về mặt không gian: Đây là một tạo hình độc đáo, khiến đám mây trắng
trên bầu trời trở nên mềm mại hơn như tấm khăn voan của của một thiếu nữa đài
các sang trọng và cũng rất thảnh thơi, duyên dáng, nhẹ nhàng.
+ Về thời gian: chữ “vắt” là một kết nối thú vị để diễn tả sự vận động của
thiên nhiên từ hạ sang thu. Điều thú vị mây là hình ảnh rất thực, nhưng ranh giới
giữa hai mùa thì lại ảo. Nhà thơ bất ngờ vắt cái thực sang cái ảo, tạo nên hình ảnh
thơ độc đáo giàu tưởng tượng, gây sự ngạc nhiên đầy hấp dẫn cho người đọc. Đám
may giống như câu cầu thời gian bắc ngang kết nối giữa mùa hạ và thu. Đằng sau
hình ảnh đó còn là những run rẩy đầy cảm xúc của thi nhân trước cái thơ mộng và
tinh tế của thiên nhiên.
3. Khổ cuối hoàn tất của bức tranh thu và lắng động trong những suy tư
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Nếu cảm nhận mùa thu ở phần trên là những đoán nhận trực tiếp qua các
giác quan thì đến đây là những nhận xét thông qua kinh nghiệm và chiêm nghiệm
mang màu sắc suy tư sâu lắng hơn nên mùa thu hiện ra ngày càng đậm nét:
- Tương quan giữa “vẫn còn” và “đã” là một phát hiện tinh tế về tính chất
lấp lửng của thiên nhiên giao mùa khiến các kí hiệu thiên nhiên giao thoa: đang
còn hạ, đã thu và thu ngay trọng hạ, cái it (vơ dần) giao thao với cái nhiều (bao
nhiêu), tuy lấp lửng (vẫn nắng, mưa, sắm, chớp như mùa hạ) nhưng mức độ đã
khác (vì trong hạ đã lấp ló thu): “Đã vơi dần cơn mưa” tức là đã lắng dần, chừng
mực và ổn định hơn.
- Hai câu kết vừa gợi tả, vừa suy tư làm tứ thơ bật bật ra:
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Tuy nhà thơ nói “bớt bất ngờ” nhưng bài thơ vẫn gây bất ngờ cho độc giả
bởi bốn chữ “hàng cây đứng tuổi”. Bốn chữ ấy lại được đặt ở vị trí rất quan trọng:
vị trí kết thúc bài thơ khiến nó như một bản lề, vừa khép lại bài thơ, vừa mở bài thơ
sang một thế giới khác từ thế giới cây sang thế giới người:
+ Thế giới cây: “cây đứng tuổi” là cây đã trưởng thành, già dặn, vững chắc
hơn, không còn run rẩy trước mưa dông và cơn sấm mùa thu.
+ Thế giới người: toàn bộ bài thơ như đôn vào hai chữ đứng tuổi, một phép
nhân hóa bất ngờ mà thấm thía, đẩy hình tượng thơ từ miêu tả sang biểu hiện, từ
cảm xúc sang suy tư, từ cụ thể sang khái quát, đậm màu sắc ẩn dụ, biểu tượng làm
bùng nổ ý tưởng của bài thơ: vể chín chắn, điềm tĩnh của cây trước sấm sét bào
dông lúc sang thu gợi liên tưởng đến sự chín chắn, từng trải của con người sau
những dông bão cuộc đời. Cảnh sang thu bớt ồn ào hơn, đời người sang thu cũng
sâu sắc, chín chắn hơn. Song không vì thế mà lí trí chế ngực cảm xúc, cảm xúc con
người không còn bồng bột sôi nổi nhưng vẫn còn bao lưu luyến, bịn rịn để “chùng
chình”, tiếc nuối tuổi thanh xuân để có lúc “dềnh dàng”, thong thả, có khi lại “vội
vã”, khẩn trương, gấp gáp hơn bởi đời người không còn nhiều nữa. Sự sang thu của
tạo vật nhịp nhàng với sự sang thu của con người, vũ tự nhỏ (con người) hòa với
vũ trụ lớn (tạo vật), cái riêng của nhà thơ đã mang tầm khái quát nhân loại.
4. Liên hệ
a) Mở rộng:
Mùa thu vốn là mùa thu của tạo vật, của lòng người và nghệ thuật. Mùa thu
đã góp phần làm nên những tên tuổi lớn của các thi sĩ cổ kim như Lí Bạch, Đỗ Phủ,
Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến,,,
b) Nâng cao:
Với bài thơ của mình Hữu Thỉnh đã góp phần làm mới tho thu vốn đã rất
phong phú, đẹp đẽ nhất là ông có công dân tộc hóa mùa thu xứ sở. Nếu phần đông
các thi sĩ miêu tả mùa thu thì Hữu Thỉnh chỉ chọn khoảnh khắc sang thu.
* Tổng kết
1. Nội dung
Bài thơ thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước những biến đổi
của đất trời lúc sang thu. Qua đó bộc lộ tình yêu thiết tha, tâm hồn nhạy cảm sâu
sắc của mình trước cuộc sống và đời người.
2. Nghệ thuật
Thể thơ ngũ ngôn thích hợp với việc giả bày tâm tư.
Hình ảnh thơ tinh tế, biểu cảm gợi chiều sâu suy nghĩ.
Ngôn ngữ trong sáng, diễn tả được các cảm giác, trạng thái tính tế, vừa ảo
vừa thực như: bỗng, phả, chùng chình, hình như, dềnh dàng, vội vã, vắt, đứng tuổi.
3. Tóm lại
Với những thành công trên sang thu không chỉ là thành tựu của riêng Hữu
Thỉnh mà còn là bài thơ hay của thơ ca Việt Nam về đề tài thiên nhiên.

You might also like