You are on page 1of 3

 

NỘI DUNG ÔN TẬP GIỮA KÌ II


Môn: Lịch sử 
 
Khối: 9 
Họ và tên: ……………………………. 
Năm học: 2022 - 2023 
Mã số học sinh: ……………………… 
 
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Bài 14. Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất
- Chủ đề: Phong trào dân tộc, dân chủ (1919-1930)
B. CÁC DẠNG CÂU HỎI
I. Đọc và trả lời ngắn gọn các câu hỏi sau:
Câu 1: Hạn chế trong hoạt động của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam cuối năm 1929 là gì?
Hoạt động riêng rẽ, công kích lẫn nhau
Câu 2: Giai cấp nông dân Việt Nam có mối quan hệ gắn bó mật thiết với giai cấp nào? Công nhân
Câu 3: Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản của Việt Nam đầu năm 1930 quyết định thành lập một
đảng lấy tên duy nhất là gì? Đảng Cộng sản Việt Nam
Câu 4: Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp nào? Giai cấp công nhân
Câu 5: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp ở Việt Nam, giai cấp tư sản Việt Nam
phân hóa thành hai bộ phận nào? Tư sản dân tộc và tư sản mại bản
Câu 6 Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là tổ chức cách mạng theo khuynh hướng nào? Khuynh
hướng vô sản
Câu 7: Giai cấp nắm sứ mệnh lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam là gì? Công nhân
Câu 8: Sự kiện đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của khuynh hướng dân chủ tư sản là gì? Sự thất bại của
cuộc khởi nghĩa Yên Bái
Câu 9: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, cùng với thực dân Pháp lực lượng xã hội nào trở thành đối
tượng của cách mạng Việt Nam? Đại địa chủ và tư sản mại bản
Câu 10: Người chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đầu năm 1930 là ai?
Câu 11: Con đường giành độc lập và tự do của nhân dân Việt Nam được Nguyễn Ái Quốc xác định là gì?
Con đường cách mạng vô sản
Câu 12: Lực lượng nòng cốt của cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là gì? Nông dân
Câu 13: Nêu đặc điểm và khả năng đấu tranh cách mạng của giai cấp tư sản và tiểu tư sản?
- Tư sản (Kinh doanh, buôn bán): Tư sản dân tộc có ý thức đấu tranh tuy nhiên dễ thỏa hiệp khi
được Pháp nhượng bộ…..
- Tiểu tư sản (Trí thức): Nhanh nhạy, có ý thức đấu tranh nhất là học sinh, sinh viên….

1
Câu 14: Nhân tố quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử phát triển của dân tộc
Việt Nam từ năm 1930 là gì? Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930)
Câu 15: Đặc điểm nổi bật của phong trào dân tộc, dân chủ Việt Nam 1919-1930 là gì?
Diễn ra song song 2 khuynh hướng cứu nước (Dân chủ tư sản và vô sản) cùng thực hiện 2 nhiệm vụ là dân
tộc và dân chủ
Câu 16: Lực lượng chủ yếu của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng là gì? Tiểu tư sản
Câu 17: Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là gì? Nhân dân Việt
Nam >< Thực dân Pháp
II. Tự luận
Câu 1: Đọc tư liệu và trả lời câu hỏi:
“Không một xứ sở nào trên thế giới này…lại có nhiều nguồn lợi như cái xứ Bắc Kì…Xứ Bắc Kì giàu
có…Từ nơi đây, Pháp tha hồ mà bòn rút đầy tay của cải để đưa về nước. Ngành xuất cảng của nước
Pháp cũng sẽ thấy nơi đây là một nguồn tiêu thụ hàng hóa rất có lợi cho mình…”
a. Tại sao thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác Việt Nam ngay sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
- Việt Nam thị trường rộng, giàu tài nguyên,…
- Bù đắp thiệt hại sau chiến tranh thế giới thứ nhất cho Pháp
- Làm giàu cho Pháp
Đây là cuộc khai lần thứ mấy của Pháp tại Việt Nam? Thứ 2
b. Xã hội Việt Nam có sự phân hóa như thế nào dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần hai
của thực dân Pháp? Làm rõ tình cảnh và thái độ cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam?
- Giai cấp địa chủ: Phân hóa thành: Đại địa chủ thân Pháp và Trung, tiểu địa chủ có ý thức đấu
tranh.
- Giai cấp nông dân: đông nhất (90%), chịu 2 tầng áp bức (Pháp, địa chủ), là lực lượng nòng cốt của
cách mạng.
- Giai cấp tư sản: Phân hóa 2 bộ phận: Tư sản mại bản thân Pháp và tư sản dân tộc có ý thức nhưng
dễ thỏa hiệp với Pháp.
- Tiểu tư sản (trí thức), có ý thức đấu tranh, mạnh mẽ nhất học sinh, sinh viên.
- Giai cấp công nhân:
+ Xuất thân: Từ nông dân bị cướp ruộng đất
+ Đời sống: Chịu 3 tầng áp bức (Pháp, Tư sản mại bản, đại địa chủ)=>rất thấu hiểu bản chất các
giai cấp khác.
+ Nơi tập trung: Tập trung ở các nhà máy, vùng trung tâm=> dễ tập hợp lực lượng đấu tranh.
+ Đặc điểm riêng: Có kỉ luật, được giác ngộ cách mạng, ngày càng trưởng thành, sau này trở thành
lực lượng lãnh đạo cách mạng.
2
Câu 2: Vì sao sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) là bước ngoặt vĩ đại của lịch sử cách
mạng Việt Nam?
- KHẲNG ĐỊNH LẠI VẤN ĐỀ: Sự ra đời của ĐCSVN là bước ngoặt...
+ Chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo:
 Đường lối: Đấu tranh theo khuynh hướng vô sản
 Giai cấp lãnh đạo: Giai cấp công nhân là đội tiên phong của ĐCSVN
+ Đảng ra đời đưa cách mạng VN trở thành 1 bộ phận của cách mạng thế giới=> tranh thủ sự ủng hộ
của thế giới.
+ Chứng minh giai cấp công nhân trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng.
+ Là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên cho các thắng lợi sau này.
Câu 3. Nêu đặc điểm nổi bật về phong trào dân tộc, dân chủ 1919-1930 theo các nội dung sau:
- Mục tiêu: Đánh đổ Pháp và phong kiến tay sai
- Đặc điểm bao trùm: Diễn ra song song 2 khuynh hướng cứu nước (Khuynh hướng vô sản và dân
chủ tư sản) nhưng không triệt tiêu nhau
- Lãnh đạo: Giai cấp công nhân và giai cấp tư sản
- Thành phần tham gia: Đông đảo
- Phương pháp đấu tranh: Phong phú (biểu tình, thành lập các tổ chức, vũ trang,...)
- Kết quả: Khuynh hướng vô sản thắng thế đánh dấu bằng sự kiện Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời
(1930).

You might also like