You are on page 1of 3

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

TRƯỜNG THPT PHẠM HỒNG THÁI Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2022

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ


KHỐI LỚP 12 – HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2022 – 2023

A/ Nội dung kiến thức


I/ Phần Lịch sử thế giới:
Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kỳ chiến tranh lạnh
1. Mâu thuẫn Đông - Tây và sự khởi đầu chiến tranh lạnh
- Nguồn gốc của mâu thuẫn Đông - Tây
- Chiến tranh lạnh và biểu hiện chiến tranh lạnh
2. Xu thế hòa hoãn Đông - Tây và chiến tranh lạnh chấm dứt
- Thời gian xuất hiện xu thế hòa hoãn Đông-Tây
- Biểu hiện hòa hoãn
- Vì sao Mỹ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh? Chiến tranh lạnh kết thúc
tác động đến quan hệ quốc tế?
3. Thế giới sau chiến tranh lạnh
- 4 xu thế của thế giới sau Chiến tranh lạnh
- Lưu ý: Sự kiện ngày 11/9 đã đặt các quốc gia dân tộc đứng trước những thách thức của
chủ nghĩa khủng bố.
Bài 10: Cách mạng khoa học kỹ thuật và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỷ XX
1. Cách mạng khoa học và công nghệ
- Nguồn gốc
- Đặc điểm
- Tác động: Tích cực và hạn chế
2. Xu thế toàn cầu hóa
- Khái niệm
- Biểu hiện
- Tác động: Tích cực và hạn chế
- Liên hệ với Việt Nam
II/Phần Lịch sử Việt Nam:
Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925
1.Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp:
- Sự kiện thế giới tác động đến phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam sau chiến
tranh thế giới thứ nhất.
- Nguyên nhân, mục đích Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai
- Biện pháp (nội dung, đặc điểm khai thác)
2. Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt Nam
- Chuyển biến về kinh tế
- Chuyến biến về giai cấp xã hội ( lưu ý đến đặc điểm, sự phân hóa của từng giai cấp:
Địa chủ, nông dân, tư sản, tiểu tư sản, công nhân sau chiến tranh thế giới thứ nhất)
 Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội thuộc địa?
3. Hoạt động của tư sản, tiểu tư sản, công nhân
-Hoạt động của tư sản: lưu ý hình thức, mục đích đấu tranh, phong trào tiêu biểu.
-Hoạt động tiểu tư sản: lưu ý hình thức, mục đích đấu tranh, phong trào tiêu biểu
-Hoạt động công nhân: lưu ý hình thức, mục đích đấu tranh, phong trào tiêu biểu
4.Hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc: lưu ý những hoạt động cách mạng tiêu
biểu của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến 1928 tại Pháp, Liên Xô, Trung Quốc từ đó
nêu được vai trò của NAQ đối với cách mạng Việt Nam trong những thập niên đầu thế
kỉ XX.
Bài 13: Phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam từ 1925 đến năm 1930
1. Sự ra đời và hoạt động của ba tổ chức cách mạng
- Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ( Sự thành lập, hoạt động, nhận xét)
- Việt Nam Quốc dân Đảng (Sự thành lập, hoạt động, nhận xét)
2. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời
- Sự xuất hiện của 3 tổ chức cộng sản năm 1929
+ Đông Dương cộng sản Đảng
+ An Nam cộng sản Đảng
+ Đông Dương cộng sản liên đoàn
+ Ý nghĩa sự ra đời 3 tổ chức cộng sản năm 1929
- Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam
+ Hoàn cảnh triệu tập hội nghị
+ Nội dung và ý nghĩa của hội nghị
+ Nội dung và ý nghĩa của Cương lĩnh chính trị
+ Ý nghĩa sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam.
Bài 14: Phong trào cách mạng 1930 -1935
1. Việt Nam trong những năm 1929 – 1933
- Tình hình kinh tế
- Tình hình xã hội
2. Phong trào các mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh
+ Nguyên nhân cơ bản dẫn tới bùng nổ phong trào 1930-1931
+ Diễn biến phong trào cách mạng 1930-1931 và đỉnh cao Xô viết Nghệ Tĩnh: Lưu ý
những sự kiện tiêu biểu trong phong trào 1930-1931, sự ra đời, chính sách tiến bộ và
nhận xét về của Xô Viết Nghệ Tĩnh
+ Ý nghĩa, bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930-1931.
3. Hội nghị lần thứ nhất BCHTW lâm thời Đảng cộng sản Việt Nam 10/1930
+ Hoàn cảnh triệu tập hội nghị
+ Nội dung của hội nghị
+ Luận cương chính trị: Nội dung cơ bản của Luận cương, điểm giống, khác nhau giữa
Luận cương và Cương lĩnh, hạn chế của luận cương.
B/ Hình thức kiểm tra: 100% trắc nghiệm.
HẾT

You might also like