You are on page 1of 3

ÔN TẬP LỊCH SỬ GIỮA HỌC KÌ II

1- Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm
1919-1925:
- Sự kiện đánh dấu việc Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước đúng
đắn cho dân tộc Việt Nam - con đường cách mạng vô sản: đọc Sơ thảo Luận
cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920)
- Tờ báo do Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm, kiêm chủ bút trong thời gian hoạt
động ở nước ngoài?: Người cùng khổ
- Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đối với lịch sử dân tộc Việt Nam
là gì?: khẳng định con đường cứu nước mới theo khuynh hướng vô sản
- Hoạt động yêu nước, cách mạng của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn 1919-
1925:
+ 18/6/1919: Người thay mặt những người VN yêu nước gửi đến Hội nghị Véc-
xai bản yêu sách của nhân dân An Nam đòi các quyền tự do, dân chủ nhưng
không được chấp nhận.
+ 7/1920: Đọc bản “Sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa”
của Lênin. Người tìm ra con đường cho CMVN.
+ 12/1920: Dự Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã Hội Pháp ở Tua. Người bỏ
phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản, gia nhập Đảng CS Pháp, trở thành người
CSVN đầu tiên.
+ 1921; NAQ cùng với một số nhà CM thuộc địa lập ra “Hội các dân tộc thuộc
địa” ở Pari để tập hợp những người dân thuộc địa sống trên đất Pháp chống
chủ nghĩa thực dân, xuất bản báo Người cùng khổ (Le Paria).
+ 1925: Người xuất bản cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp”.
+ 6/1923: Người bí mật từ Pháp đi Liên Xô để dự Hội nghị Quốc tế Nông dân
và Đại hội V Quốc tế cộng sản.
+ 1924: NAQ về Quảng Châu (Trung Quốc), chuẩn bị về tổ chức cho sự ra đời
của Đảng CSVN.
- Trong những năm 1923-1924, Nguyễn Ái Quốc chủ yếu hoạt động cách mạng
ở đâu?: Liên Xô
2- Phong trào cách mạng 1930-1931
- Kinh tế Việt Nam trong những năm 1929-1933: bước vào thời kỳ suy thoái và
khủng hoảng trầm trọng
- Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự bùng nổ của phong trào cách mạng
1930-1931 ở Việt Nam là gì?: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với đường lối
đúng đắn kịp thời lãnh đạo phong trào đấu tranh
- Sự kiện lịch sử nào thể hiện tình đoàn kết của giai câp công nhân Việt Nam với
nhân dân lao động thế giới: vào 1/5/1930, giai cấp công nhân Việt Nam đã biểu
tình ngoài đường phố, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Lần đầu tiên nhân dân Việt Nam đã thực sự nắm được chính quyền ở một số
huyện thuộc hai tình nào?: Nghệ An và Hà Tĩnh
3- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
- Vào tháng 3/1929, tại số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội) là nơi diễn ra sự kiện
gì?: chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam được thành lập
- Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản của Việt Nam đầu năm 1930 quyết
định thành lập một đảng duy nhất lấy tên là gì?: Đảng Cộng sản Việt Nam
- Nội dung Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương:
+ Chiến lược cách mạng: khẳng định tính chất của cách mạng Việt Nam là cách
mạng tư sản dân quyền, sau đó bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa mà tiến thẳng
lên con đường XHCN.
+ Nhiệm vụ chiến lược: đánh đổ phong kiến và đế quốc
+ Lực lượng cách mạng: vô sản (công nhân) và nông dân
+ Phương pháp cách mạng: vũ trang bạo động
- Luận cương chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương do ai soạn
thảo?: Trần Phú
- Vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) là bước ngoặt vĩ đại của lịch sử
cách mạng Việt Nam?: chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai
cấp lãnh đạo
4- Việt Nam trong những năm 1936-1945
- Kẻ thù trực tiếp, trước mắt của nhân dân Đông Dương trong những năm 1936-
1939 là ai?: phản động thuộc địa và tay sai không chấp nhận thi hành chính
sách của Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp
- Mục đích của Pháp khi thực hiện chính sách “kinh tế chỉ huy” ở Đông Dương
trong những năm 1940-1945?: nắm độc quyền toàn bộ nền kinh tế Đông Dương
- Ngày 23/7/1941, Nhật và Pháp đã kí văn kiện nào?: hiệp ước phòng thủ chung
Đông Dương
- Để thúc đẩy sự phát triển của cao trào “Kháng Nhật cứu nước” ở các tỉnh miền
Bắc và Bắc Trung Bộ, Đảng Cộng sản Đông Dương đã đề ra khẩu hiệu nào?:
“Phá kho thóc, giải quyết nạn đói”
- Chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của Đảng Cộng sản
Đông Dương đã xác định kẻ thù chính, cụ thể, trước mắt của nhân dân Đông
Dương là ai?: phát xít Nhật
5- Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
- Sự kiện đánh dấu thời cơ cách mạng để Đảng Cộng sản Đông Dương quyết
định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước là gì?: Nhật tuyên bố đầu hàng
đồng minh không điều kiện
- Thời cơ “ngàn năm có một” để nhân dân Việt Nam tổng khởi nghĩa giành
chính quyền năm 1945 kết thúc khi nào?: quân Đồng minh vào Đông Dương
giải giáp quân đội Nhật
- Ngày 13/8/1945, ngay sau khi nhận được thông tin việc Nhật Bản sắp đầu hàng
Đồng minh, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh lập tức thành lập cơ quan
nào?: Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc
- Ngày 18/8/1945, nhân dân tỉnh nào ở Bắc Kì giành được chính quyền ở tỉnh
lị?: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam
- Bài học kinh nghiệm rút ra từ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945
có thể vận dụng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay
là gì?: kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại

You might also like