You are on page 1of 8

CHƯƠNG 1

- Chính sách thuộc địa của pháp ở VN là:

+ Bóc lột về kinh tế


+ Chuyên chế về chính trị
+ Nô dịch về văn hóa
- Mâu thuẫn cơ bản trong XHVN thời thuộc địa:
+ Nhân dân VN >< Pháp
+ Nông dân >< địa chủ
- Điều kiện tiên quyết để giai cấp CNVN thành giai cấp lãnh đạo CMVN là:
+ Tiếp thu chủ nghĩa ML làm nền tảng cho đường lối
+ Thành lập ĐCS
- Phong trào đấu tranh công nhân Ba Son – Sài Gòn: đánh dấu tự phát -> tự giác
- Tờ báo đầu tiên của CMVN theo đường lối vô sản là: Thanh niên
- Tờ báo nào là cơ quan ngôn luận của hội VNCMTN: Thanh niên
- Việc làm nào của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc thể hiện sự chuẩn bị về tư tưởng-chính trị cho việc thành lập
ĐCSVN: viết báo, xuất bản sách, thành lập các tờ báo nhằm truyền bá CNML vào VN để giác ngộ quần
chúng
- Việc làm nào của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc thể hiện sự chuẩn bị về tổ chức cho việc thành lập ĐCSVN:
+ Thành lập hội VNCMTN
+ Mở lớp đào tạo huấn luyện cán bộ
+ Cử cán bộ đi học ở LX
- Việc làm nào của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc thể hiện sự chuẩn bị về tư tưởng-chính trị và tổ chức cho việc
thành lập ĐCSVN:
+ Viết báo, xuất bản sách, thành lập các tờ báo nhằm truyền bá CNML vào VN để giác ngộ quần
chúng
+ Thành lập hội VNCMTN
+ Tổ chức phong trào “vô sản hóa”
- Tác phẩm đường cách mệnh xuất bản năm 1927 đã đề cập đến nhưng nội dung nào:
+ Đường lối cách mạng vô sản
+ Giai cấp lãnh đạo và lực lượng tham gia cách mạng
- Vai trò của hội VNCMTN những năm 1925-1929:
+ Đào tạo cán bộ lãnh đạo cách mạng
+ Truyền bá CNML, đường lối giải phóng dân tộc của lãnh tụ NAQ về nước
- Nội dung nào không phải hoạt động của hội VNCMTN những năm 1925-1929:
+ Thiết lập quan hệ ngoại giao VN-TQ
+ Ngăn cản, triệt tiêu sự phát triển của phong trào cách mạng theo khuynh hướng phong kiến, tư
sản ở VN
- Các tổ chức CS ra đời ở VN cuối năm 1929 đã thể hiện:
+ bước phát triển mạnh của phong trào yêu nước VN theo khuynh hướng vô sản
+ phù hợp với xu thế và nhu cầu bức thiết của nhân dân VN
+ Sự không thống nhất của phong trào CMVS ở VN
+ Phong trào CN và phong trào yêu nước phát triển mạnh
- ĐCSVN ra đời là sự kết hợp giữa: CNML với phong trào công nhân và phong trào yêu nước
- Cương lĩnh chính trị đầu tiên của DCSVN xác định:
+ phương hướng chiến lược của CMVN là làm sư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng
để tiến tới xã hội cộng sản
+ lực lượng CM phải bao gồm CN, ND làm lực lượng chính phải hết sức lôi kéo tiểu tư sản trí
thức trung nông; với phú nông, trung tiểu địa chủ chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, it nhất là
trung lập họ
+ Cách mạng giải phóng dân tộc VN phải tiến hành bằng bạo lực CM
+ Đánh đổ thực dân Pháp và phong kiến tay sai, làm cho nước VN hoàn toàn độc lập, chính phủ
công nông binh
+ Công nông là gốc của cách mạng, tri thức, học trò là bầu bạn của cách mạng; đảng phải thu
phục quảng đại quần chúng nhân dân
- Điểm khác của Luận cương chính trị với Cương lĩnh chính trị:
+ Luận cương đề cao ngọn cờ dân chủ lên hàng đầu
+ Luận cương không đánh giá đúng vai trò, khả năng tham gia cách mạng của tầng lớp giai cấp
khác ngoài giai cấp công nông
- Nguyên nhân Điểm khác của Luận cương chính trị với Cương lĩnh chính trị:
+ Sự chỉ đạo tả khuynh của quốc tế CS
+ Nhận thức không đầy đủ về mối quan hệ giưa vấn đề dân tộc và giai cấp ở nước VN thuộc địa
- Cương lĩnh chính trị đầu tiên của ĐCSVN đã:
+ Phản ánh một cách xúc tích các luận điểm cơ bản của CMVN
+ Thể hiện bản lĩnh chính trị độc lập, tự chủ, sáng tạo trong việc đánh giá đặc điểm, tính chất xã
hội thuộc địa nưa phong kiến VN
+ Chỉ rõ mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu của dân tộc VN
- ĐCSVN ra đời năm 1930, CMVN đã:
+ chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cứu nước ở VN
+ chứng tỏ giai cấp công nhân VN đã trưởng thành đủ sức lãnh đạo CM
- Nhân tố quyết định nhất cho những bước nhảy vọt mới DTVN từ năm 1930 là: sự ra đời của ĐCSVN

CHƯƠNG 2
- Mặt trận đoàn kết dân tộc trong phong trào CM 1930-1932 là: hội phản đế Đông Dương
- Ý nghĩa chủ yếu của phong trào CM 1930-1931 đối với cuộc vận động giải phóng dân tộc là: như cuộc
tập dượt đầu tiên cho tổng khởi nghĩa tháng 8 sau này
- Hạn chế của đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất là: chưa đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng
đầu và tập hợp lực lượng toàn dân tộc
- Phát xít Nhật bắt nhân dân VN nhỏ lúa trồng đay trong những năm 1940-1945 nhằm mục đích gì:
+ lấy nguyên liệu phục vụ chiến tranh
+ gây ra nạn đói để cản trở sức mạnh CMVN
- ĐCSĐD xác định nhiệm vụ quan trọng nhất của CM giai đoạn 1936-1939 là gì: chống phát xít, chống
chiến tranh, chống phản động và thuộc địa tay sai, đòi tự do dân chủ cơm áo hòa bình
- Hội nghị nào của ĐCSĐD đã mở đầu chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược CM: hội nghị trung
ương lần thứ 6(11/1939)
- Hội nghị trung ương lần thứ 8(5/1941) của ĐCSĐD đã quyết định tạm gác khẩu hiệu nào: đánh đổ địa
chủ chia ruộng đất cho dân cày
- Chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược CM của ĐCSĐD thể hiện ở hội nghị trung ương nào: Hội
nghị 6+7+8
- Hội nghị trung ương 7 nhấn mạnh đến nội dung mới nào:nghệ thuật đấu tranh võ trang
- Hội nghị trung ương 8 quyết định:
+ chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc khuôn khổ mỗi nước ĐD theo tinh thần dân tộc tự quyết
+ thành lập mặt trận VM
- Điểm nổi bật của hội nghị trung ương 8 là: Thành lập mặt trận VN nhằm đoàn kết dân tộc không phân
biệt giai cấp, đảng phái, già, trẻ,… nhằm mục tiêu giải phóng dân tộc
- Hội nghị nào xác định “trong lúc này quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn
vong của quốc gia, của dân tộc”: hội nghị trung ương 8
- Hội nghị nào đã xác định “chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của đảng và nhân dân
trong giai đoạn hiện tại”: hội nghị trung ương 8
- Hội nghị trung ương 8 có ý nghĩa đặc biệt vì: hoàn chỉnh chuyển hướng chỉ đạo chiến lược CMĐD
- Chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” chỉ rõ kẻ thù chính của nhân dân ĐD là: Phát
xít Nhật
- Chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” dự kiến thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền
khi:
+ Quân đồng minh vào đánh phát xít nhật tiến sâu trên đất đông dương, Nhật đem quân ra đối đầu
để hở phía sau lưng
+ Quân CM nhật bùng nổ lật đổ nhật hoàng
+ Nhật mất nước vào tay quân đồng minh
- Nghệ thuật và phương châm khởi nghĩa của ĐCSĐD trong CMT8 là: coi trọng chính trị hơn quân sự, dụ
địch ra hàng trước khi đánh
- Đảng CSĐD quyết định tổng khởi nghĩa giành chính quyền trước khi quân đồng minh vào đông dương,
khi nào: Hội nghị toàn quốc của đảng(8/1945)
- Vì sao Đảng CSĐD quyết định tổng khởi nghĩa, giành chính quyền trước khi quân đồng minh vào Đông
dương:
+ Lực lượng trung gian đã nghiêng hẳn về phía CM
+ Tránh đối phó liền lúc với nhiều kẻ thù
- Cách mạng tháng tám thành công, Việt Nam đã:
+ Khôi phục tên nước trên bản đồ thế giới, mở ra kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc
+ Cổ vũ phong trào CMTG vì độc lập dân tộc, vì hòa bình dân chủ
- Thuận lợi của VN sau CMT8
+ VN giành được độc lập
+ CMTG phát triển mạnh
- Thuận lợi lớn nhất của VN sau CMT8: đảng, nhân dân giành được chính quyền CM trên cả nước
- Khó khăn của VN sau CMT8:
+ Tổ chức bộ máy nhà nước chưa kiện toàn
+ Chưa được nước nào công nhận và đặt ngoại giao
+ Nạn đói, trình độ dân trí thấp
+ Lực lượng vũ trang CM non trẻ, thiếu kinh nghiệm chiến đấu
+ Ngoại xâm, nội phản tập trung chống phá chính quyền cách mạng
- Chỉ thị “kháng chiến-kiến quốc” ngày 25/11/1945 của ĐCSĐD xác định kẻ thù chính của CMĐD là
thực dân Pháp vì
+ Pháp nhận được sự giúp đỡ của Anh, Mĩ quay lại Đông Dương
+ Pháp từng thống trị Đông Dương gần 100 năm
- Chỉ thị “kháng chiến-kiến quốc” ngày 25/11/1945 của ĐCSĐD xác định tính chất cách mạng Đông
Dương: dân tộc giải phóng và dân chủ mới
- Chỉ thị “kháng chiến-kiến quốc” ngày 25/11/1945 của ĐCSĐD xác định âm mưu, hành động của quân
Anh ở Đông Dương là: Làm nhiệm vụ quân đồng minh, hỗ trợ cho Pháp quay lại xâm lược Đông Dương
- Chỉ thị “kháng chiến-kiến quốc” ngày 25/11/1945 xác định nhiệm vụ cấp bách của CMĐD là:
+ chống thực dân pháp xâm lược
+ Bài trừ nội phản
+ Cải thiện đời sống nhân dân
- Chỉ thị “kháng chiến-kiến quốc” ngày 25/11/1945 xác định nhiệm vụ bao trùm, khó khăn nặng nề nhất
của CM là: củng cố và bảo vệ chính quyền CM
- Nội dung nào không phải nhiệm vụ cấp bách do chỉ thị “kháng chiến-kiến quốc” ngày 25/11/1945 của
đảng xác định:
+ Tranh thủ sự ủng hộ của hệ thống các nước XHCN
+ Nâng cao dân trí
- Chỉ thị “kháng chiến-kiến quốc” ngày 25/11/1945 xác định khẩu hiệu đấu tranh của CMVN là: dân tộc
trên hết, tổ quốc trên hết
- Chỉ thị “kháng chiến-kiến quốc” ngày 25/11/1945 nhấn mạnh chủ trương nào trong xây dựng nền
VHVN: diệt giặc dốt, xây dựng nên VH mới “dân tộc, khoa học, đại chúng”
- Chiến lược ngoại giao của VN sau CMT8 là:
+ Bình đẳng tương trợ thêm bạn bớt thù
+ Ra sức xây dụng, củng cố chế độ mới làm nền tảng sức mạnh cho VN thiết lập quan hệ quốc tế
- Tránh đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc chỉ thị “kháng chiến-kiến quốc” ngày 25/11/1945 xác
định:với Pháp “độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế”, với Tưởng “Hoa-Việt thân thiện”
- Hiệp định sơ bộ 6/3/1946, Pháp công nhận VN là: VN là quốc gia tự do trong liên hiệp Pháp
- Nguyên nhân cuộc kháng chiến toàn quốc của VN bùng nổ ngày 19/12/1946:
+ Hành động xâm lược của Pháp
+ Quyết tâm giữ vững nền độc lập dân tộc
- Cơ sở hình thành đường lối kháng chiến chống thưc dân pháp xâm lược(1946-1954) của ĐCSĐD:
+ Kinh nghiệm dựng nước và giữ nước của VN qua hàng nghìn năm lịch sử
+ Chỉ thị Toàn dân kháng chiến kháng chiến của trưng ương đảng
- Phương châm kháng chiến “ Toàn dân” của Đảng CSĐD giai đoạn 1946-1954 nhằm:
+ kêu gọi, đề cao quyền lợi, trách nhiệm đối với dân tộc của nhân dân cả nước
+ Phát huy sức mạnh toàn dân tộc
- Phương châm kháng chiến “ Toàn diện” của Đảng CSĐD giai đoạn 1946-1954 nhằm:
+ Phát huy sức mạnh toàn dân tộc cho cuộc kháng chiến
+ Kháng chiến trên tất cả các mặt trận
- Phương châm kháng chiến “ Toàn diện” của Đảng CSĐD giai đoạn 1946-1954 là:
+ Ngăn cản hành động đánh nhanh thắng nhanh của Pháp
+ Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc
+ Làm cho Pháp sa lầy trong chiến tranh xâm lược
- Phương châm kháng chiến “Dựa vào sức mình là chính” của Đảng CSĐD giai đoạn 1946-1954 xuất
phát từ:
+ Muốc chủ động linh hoạt trong tổ chức cuộc kháng chiến
+ Chưa được nước nào trên thế giới công nhận và đặt ngoại giao
- Phương châm nào trong đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1946-1954 của Đảng
nằm tạo ra sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc
+ Toàn dân
+ toàn diện
+ lâu dài
- Bản hiến pháp đầu tiên của nước VNDCCH ra đời khi nào: kì họp thứ 2 của quốc hội thông qua tháng
11/1946
- Chiến dịch lịch sử nào làm thay đổi thế trận giữa VN và pháp trên chiến trường chính Bắc bộ: biên giới
năm 1950
- Lý do nào để Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã quyết định thay đổi phương châm tác chiến của VN trong
chiến dịch Điện Biên Phủ:
+ Đảm bảo chắc thắng
+ Hạn chế sự tổn thất lực lượng chủ lực
- Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của VN thắng lợi đã
+ góp phần làm sụp đổ không thể cứu vãn chủ nghĩa thực dân kiểu cũ của các nước đế quốc
+ Cổ vũ tích cực cho phong trào giải phong dân tộc, phong trào vì hòa bình thế giới
- Với việc ký hiệp định geneve 7/1954, VN đã đạt được
+ Pháp công nhận nền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của VN, miền bắc VN được giải
phóng
+ Tạo cơ sở pháp lý cho nền độc lập lâu dài của đất nước
- Kết quả hội nghị geneve 7/1954 về VN(ĐD), thể hiện
+ VN giành thắng lợi từng bước trong một quan hệ quốc tế đa chiều, phức tạp
+ Chiến thắng của tinh thần đoàn kết Việt-Miên-Lào
- Âm mưu và hành động xâm lược miền Nam VN năm 1954 của đế quốc Mĩ
+ Biến thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ
+ Làm bàn đạp tấn công miền bắc VNXHCN
+ Lập phòng tuyến ngăn chặn chủ nghĩa CS lan xuống ĐNA
- Khó khăn của VN sau khi kí hiệp định Geneve 7/1954:
+ Chính sách lôi kéo nhân dân di cư vào Nam của thực dân Pháp và tay sai với chiêu bài cộng sản
cấm đạo
+ Miền bắc bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh
+ Sự rạn nứt của hệ thống XHCN, tiêu biểu là bất đồng giữa LX và TQ
- Thành công của CMXHCN miền bắc VN 1954-1975
+ Cải cách giáo dục, nhất là giáo dục phổ thông hiệu quả, chuyển biến tốt
+ Cải cách ruộng đất, cải tạo công thương nghiệp
- Đại hội III (1960) của Đảng LĐVN, xác định nhiệm vụ chung của CMVN là
+ tăng cường đoàn kết toàn dân, thực hiện CMXHCN ở miền Bắc, dân tộc chủ nghĩa ở miền Nam
+ Góp phần bảo vệ hòa bình ở ĐNA và thế giới
- Đại hội III (1960) của Đảng LĐVN, xác định nhiệm vụ, vị trí của CMXHCN miền Bắc là: là hậu
phương của cả nước
- Đại hội III (1960) của Đảng LĐVN, xác định nhiệm vụ, vị trí của CMDTDC miền Nam là
+ là “bức thành đồng” bảo vệ cho CMXHCN miền Bắc
+ Có vai trò quyết định trực tiếp đến thắng lợi của CM miền Nam hoàn thành cách mạng dân chủ
trên cả nước
- Đai hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng LĐVN(9/1960) xác định vị trí, vai trò cách mạng của
mỗi miền:
+ Cách mạng XHCN ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất
+ Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp
- Thất bại trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, Mĩ chuyển sang thực hiện chiến lược nào: VN hóa chiến
tranh, ĐD hóa chiến tranh
- Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở VN là:
+ Đánh phá Miền Bắc VN bằng không quân, hải quân
+ Đưa quân viễn chinh Mĩ trực tiếp tham chiến
- Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở VN là:
+ Dùng người Việt đánh người Việt
+ Mĩ chỉ huy, ngụy thực hiện
+ Lập ấp chiến lược
- Ý nghĩa lịch sử Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu thân 1968 của Đảng và nhân dân VN
+ làm lung lay tận gốc ý chí xâm lược của Mĩ
+ Buộc Mĩ phải xuống thang chiến tranh ngồi vào bàn đàm phán
- Cuộc kháng chiến chống mĩ cứu nước của VN thắng lợi có ý nghĩa:
+ Mở đầu cho thất bại chủ nghĩa thực dân kiểu mới của Mĩ
+ Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
+ Nâng cao vị thế chính trị của VN

CHƯƠNG 3( cô bảo để sau này :v)

You might also like