You are on page 1of 4

Nội dung ôn tập 12 Ban Xã hội

- Toàn bộ LSTG ( chiếm khoảng 14 câu)


- Lịch sử VN (chiếm khoảng 26 câu)
LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1919-1936

Câu 1. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 - 1929), thực dân Pháp chủ
trương đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nhằm
đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế chính quốc.
Câu 2. Về giáo dục, các Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh (1930-1931) đã thực hiện chính sách
Mở lớp dạy chữ Quốc ngữ.
Câu 3. Trong thời kì 1919 - 1930, kinh tế Việt Nam
bị cột chặt vào nền kinh tế nước Pháp.
Câu 4. Lý luận giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc được truyền bá vào Việt Nam trong những năm
1921 - 1929 có điểm khác biệt nào sau đây so với chủ trương cứu nước của các sĩ phu đầu thế kỉ XX?
Gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.
Câu 5. Trong thời gian hoạt động ở Pháp (1917 - 1923), Nguyễn Ái Quốc đã tham gia thành lập tổ
chức
Hội Liên hiệp thuộc địa.
Câu 6. Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng cộng sản Việt Nam (10/1930)
quyết định đổi tên Đảng cộng sản Việt Nam thành
Đảng Cộng sản Đông Dương.
Câu 7. Từ sự thành công của Nhật Bản trong phát triển kinh tế thập kỉ 60 - 70 của thế kỉ XX , có thể rút
ra bài học kinh nghiệm nào cho Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay ?
Áp dụng hiệu quả thành tựu khoa học – công nghệ vào sản xuất.
Câu 8. Phong trào cách mạng 1930 - 1931 đã để lại bài học kinh nghiệm nào sau đây cho sự nghiệp
giải phóng dân tộc ở Việt Nam?
Sử dụng bạo lực cách mạng để giành và giữ chính quyền.
Câu 9. Sự kiện bản Yêu sách của nhân dân An Nam không được Hội nghị Vécxai chấp nhận (tháng 6 -
1919) để lại bài học kinh nghiệm nào sau đây cho phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam?
Nội lực là yếu tố quyết định trong cuộc đấu tranh giành quyền dân tộc.
Câu 10. Phong trào cách mạng 1930 - 1931 và phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam có điểm khác
biệt về
nhiệm vụ trước mắt.
Câu 11. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925 - 1929) và Việt Nam Quốc dân đảng (1927 -1930)
có điểm chung
Có mục tiêu chống đế quốc giành độc lập dân tộc.
Câu 12. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7 - 1936) chủ trương thành
lập
Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
Câu 13. Hoạt động nào sau đây không diễn ra trong phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam?
Đấu tranh vũ trang.
Câu 14. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) và Luận cương
chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (10 - 1930) đều xác định
nhiệm vụ cách mạng là xóa bỏ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc.
Câu 15. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) và cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai
(1919 - 1929) của thực dân Pháp ở Đông Dương có điểm chung nào sau đây?
Tập trung vào lĩnh vực khai thác mỏ.
Câu 16. Năm 1925, giai cấp tiểu tư sản Việt Nam tổ chức hoạt động nào sau đây?
Đòi trả tự do cho Phan Bội Châu.
Câu 17. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam có điểm gì khác so với Luận
cương chính trị tháng 10 - 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương?
Đánh giá đúng khả năng chống đế quốc của giai cấp bóc lột.
Câu 18. Khuynh hướng vô sản ngày càng chiếm ưu thế trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam
vào cuối những năm 20 của thế kỉ XX vì
đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Câu 19. Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 là mâu thuẫn
giữa
toàn thể nhân dân với đế quốc xâm lược và phản động tay sai.
Câu 20. Luận cương chính trị tháng 10 - 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương không đưa ngọn cờ dân
tộc lên hàng đầu mà nặng về đấu tranh giai cấp là do
chưa xác định được mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Đông Dương thuộc địa.
Câu 21. Năm 1925, tổ chức nào sau đây xuất bản báo Thanh niên?
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Câu 22. Sự ra đời của các Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 -
1931 vì
đã giải quyết được vấn đề cơ bản của một cuộc cách mạng xã hội.
Câu 23. Trong những năm 20 của thế kỉ XX, ở Việt Nam tổ chức nào dưới đây ra đời muộn nhất?
Đông Dương cộng sản liên đoàn.
Câu 24. Vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) là bước ngoặt vĩ đại của lịch sử cách mạng Việt
Nam?
Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.
Câu 25. Năm 1936, ở Việt Nam các ủy ban hành động được thành lập nhằm mục đích gì?
Thu thập “dân nguyện” tiến tới Đông Dương Đại hội.
Câu 26. Mục tiêu đấu tranh trước mắt của nhân dân Việt Nam trong phong trào dân chủ 1936 – 1939 là
đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình.

NỘI DUNG KIỂM TRA CUỐI KỲ


BÀI 12
Câu 1. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương, thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất
vào ngành nào?
Nông nghiệp.
Câu 2. Giai cấp nào ở Việt Nam ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
Tư sản.
Câu 3. Một trong những biện pháp thực dân Pháp đã áp dụng làm cho ngân sách Đông Dương tăng gấp
3 lần trong khoảng thời gian từ 1912-
tăng thuế.
Câu 4. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, một trong những lực lượng to lớn của cách mạng Việt Nam là
Nông dân.
Câu 5. Ở Việt Nam, cuộc khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp đã dẫn đến sự ra đời của các giai cấp
mới nào?
Tư sản, tiểu tư sản.
Câu 6. Cuộc đấu tranh đầu tiên do giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam khởi xướng trong những năm 1919 - 1925
là gì?
“Chấn hưng nội hóa”, “ Bài trừ ngoại hóa”.
Câu 7. Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng với một số người yêu nước của An-giê-ri, Ma-rốc… lập ra tổ
chức nào dưới đây?
Hội Liên hiệp thuộc địa.
Câu 8. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam, giai cấp tư sản Việt
Nam phân hóa thành hai bộ phận là
tư sản dân tộc và tư sản mại bản.
Câu 9. Những tờ báo tiến bộ bằng tiếng Pháp của tầng lớp tiểu tư sản trí thức xuất bản trong những năm
1919-1925 là
Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê.
Câu 10. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt
Nam vì
Pháp bị chiến tranh tàn phá nặng nề, kinh tế, tài chính bị kiệt quệ.
Câu 11. Mục đích chính trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương nói
chung Việt Nam nói riêng là
A. bù đắp thiệt hại do chiến tranh và khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh.
Câu 12. Điểm mới trong chương trình khai thác Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp là gì?
Đầu tư với tốc độ nhanh, qui mô khai thác lớn vào các ngành kinh tế.
Câu 13. Tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp đến kinh tế Việt Nam là gì ?
Cơ cấu kinh tế Việt Nam mất cân đối, lạc hậu, nghèo nàn.
Câu 14. Việc xác định con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Cách mạng
tháng Mười Nga năm 1917, trước hết vì cuộc cách mạng này
giải phóng các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga
Câu 15. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam tồn tại nhiều mâu thuẫn, trong đó chủ yếu
nhất là mâu thuẫn giữa
toàn thể dân tộc Việt Nam với Pháp và tay sai.
Câu 16. Sự kiện đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam từ tự phát bước đầu chuyển
sang tự giác là cuộc bãi công của
công nhân xưởng Ba Son tháng 8/1925.
Câu 17. Tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp (25/12/1920), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập
Quốc tế Cộng sản vì tổ chức này
bênh vực cho quyền lợi của các nước thuộc địa.
Câu 18. Việc Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng
Cộng sản Pháp (12/1920) là mốc đánh dấu
bước ngoặt quyết định trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc.
Câu 19. Con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc (hình thành trong những năm 20 của thế kỉ
XX) khác biệt hoàn toàn với các con đường cứu nước trước đó về
khuynh hướng chính trị.
Câu 20. Tính chất cách mạng non yếu của giai cấp tư sản Việt Nam trong phong trào dân tộc dân chủ
công khai 1919 - 1925 được thể hiện ở việc
sẵn sàng thỏa hiệp khi được Pháp nhượng bộ một số quyền lợi.
Câu 21. Nội dung nào dưới đây là nhân tố chủ quan góp phần đưa tới sự bùng nổ phong trào yêu nước
Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
Tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.
Câu 22. Công lao đầu tiên to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với dân tộc Việt Nam trong những năm
1919-1925 là
tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
Câu 23: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai
(1919 – 1929) của thực dân Pháp đến nền kinh tế Việt Nam?
Kinh tế Việt Nam phát triển mạnh theo hướng tư bản chủ nghĩa
Câu 24: Mâu thuẫn giai cấp cơ bản nhất trong xã hội Việt Nam thuộc địa đầu thế kỉ XX là mâu thuẫn
giữa các lực lượng xã hội nào?
Nông dân với địa chủ phong kiến
Câu 25: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 - 1929), thực dân Pháp tập
trung đầu tư vào
Đồn điền cao su.
Câu 26: Mục đích chung của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) và cuộc khai thác thuộc
địa lần hai (1919-1929) thực dân Pháp thực hiện ở Đông Dương là
Bù đắp thiệt hại chiến tranh và làm giàu cho chính quốc
----------------------------
Bài 13
Câu 1. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập trên cơ sở của tổ chức nào?
Cộng sản đoàn.
Câu 2. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập vào thời gian nào? Ở đâu?
Tháng 6- 1925 tại Quảng Châu ( Trung Quốc).
Câu 3. Cơ quan ngôn luận của Hội Viêt nam Cách mạng Thanh niên là:
Báo Thanh niên.
Câu 4. Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam diễn ra ở đâu?
Hương Cảng (Trung Quốc).
Câu 5. Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam được thành lập vào thời gian nào? Tại đâu?
Tháng 3-1929, nhà số 5D, phố Hàm Long, Hà Nội.
Câu 6. Tân Việt Cách mạng đảng được thành lập trên cơ sở của Tổ chức nào dưới đây?
Hội Phục Việt.
Câu 7. Cơ sở đầu tiên của Việt Nam quốc dân đảng là
Nam đồng thư xã.
Câu 8. Việt Nam Quốc dân đảng là tổ chức cách mạng của
tư sản dân tộc Việt Nam.
Câu 9. Tờ báo Búa liềm là cơ quan ngôn luận của tổ chức cộng sản nào được thành lập vào năm 1929 ở
Việt Nam ?
Đông Dương Cộng sản đảng.
Câu 10. Tờ báo Đỏ là cơ quan ngôn luận của tổ chức cộng sản nào được thành lập vào năm 1929 ở Việt
Nam ?
An Nam Cộng sản đảng.
Câu 11. Mục đích chủ yếu của báo Thanh niên và tác phẩm Đường Kách mệnh của Nguyễn Ái Quốc là
trang bị lí luận cách mạng giải phóng dân tộc cho cán bộ, nhân dân Việt Nam.
Câu 12. Ý nào sau đây không phản ánh đúng những hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh
niên ?
Hoạt động quân sự là chủ yếu, thiên về ám sát cá nhân.
Câu 13. Cuối năm 1929, vấn đề thống nhất các tổ chức cộng sản trở nên cấp thiết đối với cách mạng
Việt Nam vì
sự chia rẽ, công kích lẫn nhau của các tổ chức cộng sản.
Câu 14. Một trong những nguyên nhân thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư
sản ở Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930 là do giai cấp tư sản
nhỏ yếu về kinh tế và non kém về chính trị.
Câu 15. Khuynh hướng vô sản ngày càng chiếm ưu thế trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam
vào cuối những năm 20 của thế kỉ XX vì
đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Câu 16. Tư tưởng cốt lõi trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là
độc lập và tự do.
Câu 17. Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc triệu tập Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là do
phong trào cách mạng Việt Nam đứng trước nguy cơ bị chia rẽ lớn.
Câu 18. Vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) là bước ngoặt vĩ đại của lịch sử cách mạng Việt
Nam?
Câu 19. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam có điểm gì khác so với Luận cương
chính trị tháng 10 - 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương?
Đánh giá đúng khả năng chống đế quốc của giai cấp bóc lột.
Câu 20. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp giữa
chủ nghĩa Mác- Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
Câu 21. Việc ba tổ chức cộng sản có sự chia rẽ, sau đó được hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam
(đầu năm 1930) để lại kinh nghiệm gì cho cách mạng Việt Nam?
Luôn chú trọng đấu tranh chống tư tưởng cục bộ.
Câu 22. Đặc điểm bao trùm của lịch sử dân tộc Việt Nam từ năm 1919 đến đầu năm 1930 là
khuynh hướng vô sản và tư sản cùng phát triển trong phong trào yêu nước.
Câu 23: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2/1930) có điểm gì tương đồng với Luận cương chính
trị (10/1930)?
Lực lượng của cách mạng có giai cấp công nhân và giai cấp nông nhân.
Câu 24: Đặc điểm cơ bản nhất của lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919-1930 là
Cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam giữa 2 khuynh hướng tư sản và vô sản.
Câu 25: Điểm nào dưới đây thể hiện Việt Nam Quốc dân đảng (1927-1930) đã nhận thức đúng yêu cầu
khách quan của lịch sử dân tộc?
Chủ trương tiến hành cách mạng bằng bạo lực.
----------------------------

You might also like