You are on page 1of 5

TỪ KHÓA VIỆT NAM 1919 – 1930

Câu 1: Sự kiện lịch sử thế giới có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam thời kì 1919 – 1930?
♦ Nước Nga Xô viết ra đời.
♦ Đảng Cộng sản Pháp được thành lập.
♦ Cách mạng vô sản ở Nga thành công.
♦ Nước Nga Xô viết được thành lập.
♦ Quốc tế Cộng sản được thành lập.
♦ Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập.
Câu 2: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919 1929), xã
hội Việt Nam có chuyển biến sau
♦ Giai cấp địa chủ tiếp tục phân hóa.
♦ Giai cấp tư sản ra đời.
♦ Giai cấp tiểu tư sản ra đời.
Câu 3: Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929), thực dân
Pháp
♦ đầu tư nhiều vốn vào nông nghiệp.
♦ mở rộng diện tích trồng cao su.
♦ coi trọng việc khai thác than.
♦ thành lập nhiều công ty cao su.
Câu 4: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919-1929)
có tác động
đến Việt Nam?
♦ Cơ cấu ngành kinh tế chuyển biến rõ nét hơn.
Câu 5: Nội dung nào sau đây là hệ quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân
Pháp ở Đông Dương (1919-1929) đối với Việt Nam?
♦ Tạo cơ sở xã hội để tiếp thu các tư tưởng mới.
Câu 6: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919-1929) có tác
động nào sau đây đến Việt Nam?
♦ Cơ cấu ngành kinh tế chuyển biến rõ nét hơn.
♦ Cơ cấu xã hội chuyển biến sâu sắc hơn.
Câu 7: Nội dung phản ánh đúng sự chuyển biến của kinh tế Việt Nam trong những năm 20 của thế
kỉ XX?
♦ Một số độ thi được hình thành và mở rộng ở các vùng kinh tế phát triển
Câu 39: Điểm khác biệt của giai cấp công nhân Việt Nam so với giai cấp công nhân ở các
nước tư bản Âu - Mỹ là
♦ ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam.
Câu 8: Trong phong trào yêu nước những năm 20 của thế kỉ XX, lực lượng tiểu tư sản trí thức Việt
Nam có vai trò nào sau đây?
♦ Đi tiên phong trong quá trình tiếp thu những tư tưởng mới.
Câu 9: Một trong những điểm mới của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) so
với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) của thực dân Pháp ở Đông Dương là
♦ Pháp đầu tư vốn với quy mô lớn, tốc độ nhanh.
Câu 10: Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ 2 ở Đông Dương (1919-1929), thực dân
Pháp tập trung đầu tư vào lĩnh vực nào sau đây?
♦ Đồn điền cao su.
Câu 10: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929), thực dân
Pháp chủ trương đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nhằm
♦ đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế chính quốc
Câu 38: Nội dung phản ánh đúng chính sách nhất quán của thực dân Pháp trong các cuộc khai thác
thuộc địa ở Đông Dương?
♦ Không cho phép kinh tế thuộc địa cạnh tranh với chính quốc
♦ Kinh tế thuộc địa phải phục vụ đối đa cho kinh tế chính quốc..
♦. Tập trung đầu tư vào những vùng kinh tế đem lại lợi nhuận tối đa.
Câu 39: Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929), thực dân
Pháp
♦thành lập nhiều công ty cao su.
Câu 11: Trong phong trào yêu nước những năm 20 của thế kỉ XX, lực lượng tiểu tư sản trí thức Việt
Nam có vai trò nào sau đây?
♦ Đi tiên phong trong quá trình tiếp thu những tư tưởng mới.
♦ Định hướng một số hoạt động trong phong trào dân tộc dân chủ.
♦. Là lực lượng nòng cốt của các tổ chức yêu nước, cách mạng.
♦ Góp phần định hướng về mục tiêu đấu tranh cho quần chúng.
♦ Góp phần xác lập khuynh hướng mới trong phong trào dân tộc.
Câu 12: Trong thời gian hoạt động ở Pháp (1917-1923), Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm kiểm chủ
bút tờ báo nào sau đây?
♦ Người cùng khổ.
Câu 13: Trong thời gian hoạt động ở Liên Xô (1923 - 1924), Nguyễn Ái Quốc đã tham dự
Hội nghị nào sau đây?
♦ Hội nghị Quốc tế Nông dân
Câu 14: Trong thời gian ở Quảng Châu (Trung Quốc) từ năm 1924 đến năm 1927, Nguyễn Ái
Quốc có hoạt động nhằm chuẩn bị cho bước chuyển biến về chất của phong trào giải phóng dân tộc
Việt Nam?
♦ Gây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nòng cốt.
♦ Trực tiếp truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc.
♦ Xây dựng và phát triển tổ chức cách mạng phù hợp.

Câu 15: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1920-1930 có điểm mới so với hoạt động
của các sĩ phu tiến bộ Việt Nam đầu thế kỉ XX?
♦ Sáng lập một chính đảng có chủ trương tập hợp lực lượng toàn dân tộc.
Câu 16. Vai trò lực lượng tiểu tư sản trí thức Việt Nam trong phong trào yêu nước những năm 20
của thế kỉ XX:
♦ Đi tiên phong trong quá trình tiếp thu những tư tưởng mới.
♦ Định hướng một số hoạt động trong phong trào dân tộc dân chủ.
♦ Là lực lượng nòng cốt của các tổ chức yêu nước, cách mạng.
♦ Góp phần định hướng về mục tiêu đấu tranh cho quần chúng.
♦ Góp phần xác lập khuynh hướng mới trong phong trào dân tộc.
♦ Góp phần gây dựng một số tổ chức yêu nước và cách mạng.
Câu 17: Vì sao năm 1925, Nguyễn Ái Quốc chưa thành lập một chính đảng vô sản ở Việt Nam?
♦ Giai cấp công nhân chưa trưởng thành, chủ nghĩa Mác-Lênin chưa được truyền bá rộng rãi.
Câu 18: Trong những năm 20 của thế kỉ XX, những người Việt Nam yêu nước tiếp nhận chủ nghĩa
Mác-Lênin vì lí do sau đây
♦ Đây là lí luận kết hợp giải quyết vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp.
Câu 19: Trong khoảng 30 năm đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam có những chuyển biến nào?
♦ Một số ngành kinh tế hiện đại được hình thành những phát triển thiếu cân đối.
Câu 20: Trong những năm 1927-1930, Việt Nam Quốc dân Đảng có hoạt động nào?
♦ Phát động khởi nghĩa Yên Bái.
Câu 21: Nội dung nào của Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt phản ánh sự sáng tạo của Nguyễn
Ái Quốc khi vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh Việt Nam?
♦ Nhiệm vụ đánh đế quốc tay sai giành độc lập dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu.
Câu 22: Nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của các tổ chức Cộng Sản ở Việt Nam trong năm 1929?
♦ Có sự kết hợp giữa lí luận giải phóng dân tộc và phong trào công nhân trên cả nước.
Câu 23: Sự xuất hiện của các tổ chức cộng sản năm 1929 phản ánh đúng đặc điểm của phong trào
dân tộc dân chủ ở Việt Nam?
♦ Cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước đang từng bước được giải quyết.
Câu 24: Một trong những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp trong những năm 1919-
1923 là
♦ tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12/1920).
♦ Gửi yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Vécxai (6/1919).
♦ tham dự Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp (12/1920).
♦ tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari (1921)
. ♦ tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari (1921)
Câu 25: Trong thời kì 1919-1930, Nguyễn Ái Quốc đã:
♦ sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930).
♦ xác định được con đường cứu nước đúng đắn (1920)
♦ thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925).
♦ chuẩn bị về tổ chức.
♦ chuẩn bị về tư tưởng chính trị.
♦ đào tạo cán bộ cho cách mạng.
♦ truyền bá lí luận cách mạng (lí luân giải phóng dân tộc)
♦ soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam(1930).
♦ xây dựng mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới.
♦ Xuất bản tác phẩm “Đường Kách mệnh”(1927)
♦ Người ra báo Thanh niên (1925)
Câu 26: Những điểm sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình vận động thành lập Đảng Cộng
sản Việt Nam:
♦ Xây dựng lí luận cách mạng đáp ứng yêu cầu của lịch sử dân tộc.
♦ thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
♦ Thành lập một tổ chức quá độ để chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản.
♦ Kết hợp tư tưởng của giai cấp công nhân với phong trào yêu nước.
♦ Xây dựng lí luận giải phóng dân tộc từ lí luận đấu tranh giai cấp.
♦ Trang bị lí luận cách mạng giải phóng dân tộc cho thanh niên.
♦ Sáng lập một chính đảng có chủ trương tập hợp lực lượng toàn dân tộc.
Câu 27: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925-1929) có hoạt động:
♦ Mở các lớp đào tạo cán bộ cách mạng (1925-1929).
♦ Xuất bản Báo thanh niên. (6/1925)
♦ Xuất bản tác phẩm Đường Kách mệnh. (1927)
♦ Tuyên truyền lí luận cách mạng. (từ 1925)
♦ Thực hiện chủ trương vô sản hóa. (1928)
♦ Phân hóa thành Đông Dương cộng sản đảng và An Nam công sản đảng (1929)
♦ Phát động phong trào "vô sản hóa" 1928.
Câu 28: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1920-1930 có điểm mới so với hoạt động
của các sĩ phu tiến bộ Việt Nam đầu thế kỉ XX?
♦ Sáng lập một chính đảng có chủ trương tập hợp lực lượng toàn dân tộc.
Câu 29: Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của các tổ chức
Cộng Sản ở Việt Nam trong năm 1929?
♦ Có sự kết hợp giữa lí luận giải phóng dân tộc và phong trào công nhân trên cả nước.
Câu 30: Sự xuất hiện của các tổ chức cộng sản năm 1929 phản ánh đúng đặc điểm nào sau đây của
phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam? .
♦ Cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước đang từng bước được giải quyết.
Câu 31: Trong những năm 20 của thế kỉ XX, phần lớn học viên tham gia các lớp đào tạo cán bộ của
Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu (Trung Quốc) là
♦ Thanh niên, trí thức.
Câu 32: Ở Việt Nam, từ đầu thế kỉ XX đến năm 1925, chống đế quốc là nhiệm vụ chủ yếu của
phong trào dân tộc dân chủ vì lí do sau đây:
♦ Thực dân câu kết với phong kiến tay sai để áp bức dân tộc.
Câu 33: Năm 1925, tiểu tư sản Việt Nam tổ chức hoạt động:?
♦ Đòi trả tự do cho Phan Bội Châu.
Câu 34: Sau khi tham gia các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ do Nguyễn Ái Quốc mở tại Quảng
Châu, Trung Quốc (1924 – 1927), phần lớn học viên đã
♦ bí mật về nước để truyền bá lý luận giải phóng dân tộc
Câu 35: Văn kiện nào sau đây được Hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (đầu năm 1930)
thông qua?
♦ Sách lược vắn tắt.
Câu 36: Nội dung nào sau đây là một trong những điểm sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong quá
trình vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
♦ Xây dựng lí luận cách mạng đáp ứng yêu cầu của lịch sử dân tộc.
♦ Thành lập một tổ chức quá độ để chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản.
♦ Kết hợp tư tưởng của giai cấp công nhân với phong trào yêu nước.
♦.Xây dựng lí luận giải phóng dân tộc từ lí luận đấu tranh giai cấp.
Câu 37: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1920-1930 có điểm mới nào sau đây so
với hoạt động của các sĩ phu tiến bộ Việt Nam đầu thế kỉ XX?
♦ Trang bị lí luận cách mạng giải phóng dân tộc cho thanh niên.

Câu 40: Trong thời kì 1919-1930, kinh tế Việt Nam


♦ bị lệ thuộc vào kinh tế của nước Pháp.
♦ phổ biến trong tình trạng lạc hậu.
Câu 42: Một trong những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp trong những năm 1919-1923 là
♦ tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari.(1921)
Câu 43: Một trong ba tổ chức cộng sản ra đời ở Việt Nam trong năm 1929 là
♦ Đông Dương Cộng sản đảng.
♦ Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
♦ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Câu 44: Tháng 8-1929, An Nam Cộng sản đảng ra đời từ sự phân hóa của tổ chức cách mạng nào
sau đây?
♦ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Câu 45: Tháng 6-1929, Đông Dương Cộng sản đảng ra đời từ sự phân hóa của tổ chức cách mạng
nào sau đây?
♦ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Câu 46. Trong phong trào dân tộc dân chủ 1919-1925, giai cấp nào tổ chức cuộc vận động người
Việt Nam chỉ mua hàng của người Việt Nam?
♦ Tư sản.
Câu 47: Ở Việt Nam, cuối năm 1928, các thành viên của tổ chức nào sau đây thực hiện chủ trương
“vô sản hóa”?
♦ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Câu 48. Nhận xét đúng về phong trào công nhân Việt Nam trong những năm 1928-1929?
♦ Có sự liên kết và trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc.
Câu 49: Báo Thanh niên ra số đầu tiên ngày 21-6-1925 là của tổ chức nào?
♦ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Câu 50: Trong thời gian hoạt động ở Liên Xô (1923 1924), Nguyễn Ái Quốc đã tham dự Hội nghị
nào ?
♦ Hội nghị Quốc tế Nông dân.
Câu 51: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925-1929 ) và Việt Nam Quốc dân đảng. (1927 –
1929) có điểm chung nào?
♦ Có mục tiêu làm cách mạng để giới phóng dân tộc.
Câu 52: Sự kiện bản Yêu sách của nhân dân An Nam không được Hội nghị Vescxai chấp nhận
(tháng 6-1919) để lại bài học kinh nghiệm nào sau đây cho phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam?
♦ Không để các vấn đề dân tộc lệ thuộc vào lực lượng bên ngoài.
Câu 54. Điểm nào dưới đây thể hiện Việt Nam Quốc dân đảng (1927-1930) đã nhận thức đúng yêu
cầu khách quan của lịch sử dân tộc?
♦ Chủ trương tiến hành cách mạng bằng bạo lực.
Câu 55: Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 10-1930) xác định nhiệm vụ
chiến lược của cách mạng Việt Nam là
♦ đánh đổ phong kiến, đế quốc.
Câu 56: Tổ chức Việt Quốc dân đảng có các hoạt động:
♦ Ám sát tên trùm mộ phu Badanh(2/1929)
♦ Thực hiện cuộc bạo động cuối cùng để “không thành công cũng thành nhân”
♦ Phát động khởi nghĩa Yên Bái (2/1930)
Câu 57: Sự kiện chấm dứt vai trò của giai cấp tư sản (Việt Nam Quốc dân đảng) trong phong
trào cách mạng Việt Nam:
♦ Cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại (2/1930)
Câu 58: Điểm chung Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925-1929 ) và Việt Nam Quốc dân
đảng. (1927 – 1929):
♦ có mục tiêu làm cách mạng để giải phóng dân tộc
Câu 59: Điểm thể hiện Việt Nam Quốc dân đảng (1927-1930) đã nhận thức đúng yêu cầu khách
quan của lịch sử dân tộc?
♦ Chủ trương tiến hành cách mạng bằng bạo lực.
Câu 60: Điểm khác nhau căn bản trong hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên với
Việt Nam Quốc dân Đảng là
♦ chú trọng tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin
♦ Phương thức sản xuất phong kiến vẫn được duy trì.

-----------------------

You might also like