You are on page 1of 4

LỊCH SỬ CÔ HƯƠNG x CẤP TỐC VỀ ĐÍCH 2023

| BÀI TEST SỐ 2 - CHUYÊN ĐỀ 2 |

Câu 1: Sự kiện lịch sử thế giới nào sau đây có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam trong
những năm 1919 - 1930?
A. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. B. Mỹ phát động cuộc chiến tranh lạnh.
C. Đảng Cộng sản Pháp được thành lập. D. Chủ nghĩa phát xít xuất hiện.
Câu 2: Vì sao cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son - Sài Gòn (8/1925) đánh dấu bước
phát triển của phong trào công nhân Việt Nam?
A. đấu tranh có tổ chức, có mục đích chính trị.
B. có sự đoàn kết đấu tranh với nhân dân thế giới
C. đấu tranh có sự liên kết chặt chẽ với nông dân
D. kết quả đấu tranh buộc Pháp phải tăng 20 % lương
Câu 3: Một trong những cơ sở quan trọng tạo điều kiện bên trong cho cuộc vận động giải
phóng dân tộc nước ta vào đầu thế kỉ XX là gì?
A. Chính sách khai thác bóc lột tàn bạo của Pháp.
B. Những chuyển biến trong cơ cấu nền kinh tế.
C. Sự du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
D. Sự nảy sinh những lực lượng xã hội mới.
Câu 4: Trong những năm 1919 - 1925, tư sản Việt Nam có hoạt động nào sau đây?
A. Tổ chức nhiều cuộc khởi nghĩa. B. Thành lập Đảng Lập hiến.
C. Đòi độc quyền xuất khẩu than. D. Đòi thả Phan Bội Châu.
Câu 5: Khuynh hướng dân chủ tư sản và cách mạng vô sản ở Việt Nam đầu thế kỷ XX đều
A. được du nhập vào Việt Nam qua nhiều con đường.
B. phù hợp với xu thế chung của cách mạng thế giới.
C. không đáp ứng được yêu cầu của cách mạng Việt Nam.
D. đưa cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi cuối cùng.
Câu 6: Điểm khác biệt trong chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh với Phan Bội Châu

A. dựa vào Nhật đánh Pháp. B. thực hiện cải cách.
C. thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. D. thực hiện bạo động.
Câu 7: Trong phong trào dân tộc dân chủ 1919 - 1925, giai cấp nào tổ chức cuộc vận động
người Việt Nam mua hàng của người Việt Nam?
A. Công nhân. B. Nông dân. C. Tiểu tư sản. D. Tư sản.
Câu 8: “Tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, đấu tranh để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và
tay sai để tự cứu lấy mình” là mục đích trong tổ chức hoạt động của
A. Đảng Lập hiến. B. Tân Việt Cách mạng Đảng.
C. Việt Nam Quốc dân Đảng. D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Câu 9: Trong phong trào dân tộc dân chủ từ năm 1919 đến năm 1925 ở Việt Nam, tiểu tư sản
có hoạt động nào sau đây?
A. Cải cách ruộng đất. B. Lập các tổ chức chính trị.
C. Xây dựng lực lượng chính trị. D. Chống độc quyền cảng.
Câu 10: Trong những nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là nguyên nhân khách quan
làm cho phong trào yêu nước dân chủ công khai 1919-1926 cuối cùng bị thất bại?
A. Tầng lớp tiểu tư sản còn bấp bênh, non kém về kinh tế.
B. Thực dân Pháp còn đang mạnh nên đủ sức đàn áp phong trào.
C. Giai cấp tư sản dân tộc do yếu kém về kinh tế, chính trị.
D. Do các phong trào chưa có sự liên kết với nhau.
Câu 11: Sự kiện nào thể hiện: “Tư tưởng Cách mạng tháng Mười Nga đã thấm sâu hơn và bắt đầu
biến thành hành động của giai cấp công nhân Việt Nam".
A. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son cảng Sài Gòn (8/1925).
B. Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo Luận cương của Lênin (7/1920).
C. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái vang dội ở Sa Diện (Quảng Châu) (6/1924).
D. Nguyễn Ái Quốc gởi yêu sách đến Hội nghị Vécxai (1919).
Câu 12: Mục tiêu đấu tranh của phong trào công nhân từ năm 1919 đến trước tháng 8/1925
chủ yếu là
A. đòi các quyền tự do, dân chủ. B. đòi quyền lợi về kinh tế.
C. đòi quyền lợi về chính trị. D. đòi Pháp trao trả độc lập.
Câu 13: Phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản Việt Nam trong giai đoạn 1919 - 1925 đã
A. không có đóng góp gì cho cách mạng Việt Nam.
B. trở thành nòng cốt của phong trào yêu nước.
C. quy tụ phong trào đấu tranh của các giai cấp khác.
D. nhanh chóng bị phong trào quần chúng vượt qua.
Câu 14: Trong thời kì 1919 - 1930, trong quá trình hoạt động cách mạng Nguyễn Ái Quốc đã
A. thành lập cơ quan chống giặc dốt. B. sáng lập tổ chức cách mạng.
C. ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. D. thành lập mặt trận đoàn kết dân tộc.
Câu 15: Sự chuyển hóa của tổ chức nào đưa tới sự ra đời của tổ chức Đông Dương Cộng sản
liên đoàn (9/1929)?
A. Tân Việt Cách mạng đảng. B. Việt Nam Nghĩa đoàn.
C. Việt Nam Quốc dân đảng. D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Câu 16: Tiến hành cách mạng bằng bạo lực, chú trọng lấy binh lính người Việt trong quân
đội Pháp giác ngộ làm lực lượng chủ lực là chủ trương của tổ chức nào?
A. Tân Việt Cách mạng đảng. B. Việt Nam Quốc dân đảng.
C. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. D. Đông Dương Cộng sản đảng.
Câu 17: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Việt Nam Quốc dân Đảng đều là
A. các tổ chức yêu nước cách mạng.
B. các tổ chức chính trị theo khuynh hướng tư sản.
C. các tổ chức chính trị theo khuynh hướng vô sản.
D. tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 18: Nội dung nào không phải là đặc điểm phong trào đấu tranh của tư sản Việt Nam
(1919 - 1925)?
A. Bạo động với tư tưởng “không thành công cũng thành nhân”.
B. Là phong trào đấu tranh dân tộc dân chủ, nặng tính cải lương.
C. Chưa chú trọng tập hợp lực lượng để hướng vào chống Pháp.
D. Chủ yếu diễn ra ở đô thị lớn - nơi có nhiều hoạt động buôn bán.
Câu 19: Việt Nam Quốc dân đảng (1927 - 1930) là tổ chức cách mạng ở Việt Nam không có
A. phương pháp đấu tranh bạo lực. B. tôn chỉ mục đích, cơ cấu tổ chức.
C. khuynh hướng chính trị rõ ràng. D. sự phân hoá thành các tổ chức mới.
Câu 20: Khuynh hướng của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên là:
A. Khuynh hướng dân chủ tư sản.
B. Khuynh hướng vô sản.
C. Khuynh hướng tư sản.
D. Kết hợp giữa khuynh hướng vô sản với tư sản.
Câu 21: Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, giai cấp tư sản và giai cấp tiểu tư sản
ở Việt Nam (1919 - 1925) có điểm tương đồng nào?
A. Đấu tranh đòi quyền kinh tế là mục tiêu duy nhất
B. Quy mô rộng lớn, thống nhất ở trong và ngoài nước.
C. Địa bàn chủ yếu ở các đô thị, trung tâm kinh tế, chính trị.
D. Do các chính đảng của giai cấp lãnh đạo thống nhất.
Câu 22: Nhận định nào sau đâu không đúng về Việt Nam Quốc dân Đảng (1927 - 1930)?
A. Một chính đảng tư sản. B. Một tổ chức cách mạng.
C. Một đảng phái cải lương. D. Một tổ chức chính trị.
Câu 23: Sự phân hóa của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thành hai tổ chức cộng sản
năm 1929 chứng tỏ
A. sự phát triển của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng vô sản.
B. sự thắng thế của khuynh hướng vô sản trước khuynh hướng tư sản.
C. phong trào công nhân đã bước đầu chuyển từ tự phát sang tự giác.
D. phong trào công nhân hoàn toàn trở thành một phong trào tự giác.
Câu 24: Sự thành lập ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam trong năm 1929 có ý nghĩa như thế
nào?
A. Bước đầu truyền bá lý luận giải phóng dân tộc vào Việt Nam.
B. Những tổ chức cách mạng quá độ lên Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Chuẩn bị trực tiếp về mặt tổ chức cho sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam.
D. Kết quả của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào yêu nước.
Câu 25: Số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội) là nơi diễn ra sự kiện nào sau đây?
A. Đại hội lần thứ nhất của Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên.
B. Thành lập Đông Dương cộng sản đảng.
C. Thành lập Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam.
D. Hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Câu 26: Cơ quan ngôn luận của Đông Dương cộng sản đảng là:
A. Báo Nhành Lúa. B. Báo Người Nhà Quê.
C. Báo Búa Liềm. D. Báo Tiếng Chuông Rè.
Câu 27: Nhận xét nào sau đây là đúng với phong trào công nhân Việt Nam trong những
năm 1928 - 1929?
A. Có sự liên kết và trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc.
B. Có tính thống nhất trong cả nước theo đường lối chính trị chung.
C. Phát triển mạnh mẽ và có một tổ chức lãnh đạo thống nhất.
D. Đã hoàn toàn trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng.
Câu 28: Nhận xét nào sau đây là phù hợp về Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
(1925 - 1929)?
A. Một trong những tổ chức cộng sản đầu tiên của Việt Nam.
B. Đội tiền phong của giai cấp công nhân Việt Nam.
C. Tổ chức tiền thân của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
D. Một tổ chức yêu nước có khuynh hướng cộng sản.
Câu 29: Ý nào sau đây không phản ánh đúng những hoạt động của Hội Việt Nam Cách
mạng Thanh niên?
A. Mở lớp huấn luyện chính trị, đào tạo cán bộ cách mạng.
B. Hoạt động quân sự là chủ yếu, thiên về ám sát cá nhân.
C. Dùng báo chí để tuyên truyền, giáo dục quần chúng.
D. Thực hiện “vô sản hóa” để tuyên truyền cách mạng.
Câu 30: Trong phong trào yêu nước những năm 20 của thế kỉ XX, lực lượng tiểu tư sản
trí thức Việt Nam có vai trò nào sau đây?
A. Là thế hệ đầu tiên tiếp thu tư tưởng “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”.
B. Góp phần định hướng về mục tiêu đấu tranh cho quần chúng.
C. Là lực lượng nòng cốt xây dựng các căn cứ địa cách mạng.
D. Thúc đẩy sự xuất hiện đồng thời của hai khuynh hướng cứu nước.

You might also like