You are on page 1of 7

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM –KHXH-K11

Câu 1. Phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc nổ ra nhằm

A. lật đổ chính quyền Mãn Thanh.

B. đánh đuổi các nước đế quốc xâm lược Trung Quốc.

C. phản đối âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc.

D. cải cách kinh tế, xã hội đưa Trung Quốc phát triển theo con đường tư
bản chủ nghĩa.

Câu 2. Mở đầu phong trào Ngũ Tứ là cuộc đấu tranh của lực lượng nào?

A. Công nhân

B. Học sinh, sinh viên

C. Nông dân

D. Binh lính

Câu 3. Từ cuối năm 1937, Đảng cộng sản Trung Quốc lãnh đạo quần chúng chống
lại lực lượng nào?

A. Chính phủ Quốc Dân Đảng

B. Các thế lực phong kiến

C. Các thế lực đế quốc phương Tây

D. Đế quốc Nhật Bản

Câu 4. Cuộc biểu tình của 3000 học sinh, sinh viên yêu nước Bắc Kinh ở Quảng
trường Thiên An Môn (Trung Quốc) đòi

A. trừng trị những phần tử bán nước trong chính phủ.

B. các nước đế quốc rút khỏi Trung Quốc.

C. lật đổ các tập đoàn quân phiệt Bắc Dương.


D. Tưởng Giới Thạch giao lại chính quyền cho Đảng cộng sản.

Câu 5. Phong trào Ngũ Tứ bùng nổ ngày 4/5/1919, mở đầu phong trào là cuộc
biểu tình của 3000 học sinh, sinh viên yêu nước ........ ở Quảng trường Thiên An
Môn (Trung Quốc) đòi trừng trị những phần tử bán nước trong chính phủ.

Cuộc đấu tranh của học sinh, sinh viên diễn ra ở đâu?

A. Nam Kinh

B. Bắc Kinh

C. Thượng Hải

D. Hồng Kông

Câu 6. Phong trào Ngũ Tứ mở đầu cao trào cách mạng chống lại thế lực nào ở
Trung Quốc?

A. Chính phủ Quốc Dân Đảng

B. Các thế lực phong kiến

C. Các thế lực đế quốc phương Tây

D. Đế quốc và phong kiến

Câu 7. Phong trào Ngũ Tứ đã lôi cuốn đông đảo các tầng lớp xã hội tham gia, đặc
biệt là giai cấp nào?

A. Nông dân

B. Công nhân

C. Địa chủ

D. Trí thức, tiểu tư sản

Câu 8. Sau phong trào Ngũ Tứ, tư tưởng nào được truyền bá sâu rộng vào Trung
Quốc?
A. Tư tưởng cải cách của Nhật Bản.

B. Chủ nghĩa Mác-Lênin.

C. Tư tưởng của chủ nghĩa phát xít.

D. Tư tưởng phong kiến bảo thủ.

Câu 9. Sự phát triển của phong trào nào dẫn đến sự thành lập Đảng Cộng sản Ấn
Độ vào tháng 12/1925?

A. Công nhân

B. Nông dân

C. Học sinh, sinh viên

D. Binh lính

Câu 10. Chiến tranh thế giới thứ nhất tác động như thế nào đến đời sống của
nhân dân Ấn Độ?

A. Thực dân Anh tăng cường bóc lột nhân dân Ấn Độ.

B. Nhân dân Ấn Độ gánh vác toàn bộ chi phí chiến tranh của thực dân Anh.

C. Mâu thuẫn của xã hội Ấn Độ trở nên căng thẳng.

D. Thực dân Anh ban hành nhiều đạo luật phản động nhằm khống chế nhân
dân.

Câu 11. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, tổ chức nào giữ vai trò lãnh đạo phong
trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ?

A. Tổ chức Công hội.

B. Tổ chức Công đoàn.

C. Đảng Quốc đại.

D. Mặt trận thống nhất dân tộc.


Câu 12. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, ai đã lãnh đạo phong trào giải phóng
dân tộc theo đường lối bất bạo động, bất hợp tác ở Ấn Độ?

A. M. Gan-đi.

B. J. Nê-ru.

C. I. Gan-đi.

D. B. Ti-lắc.

Câu 13. Sự kiện nào thúc đẩy làn sóng đấu tranh chống thực dân Anh của nhân
dân Ấn Độ diễn ra mạnh mẽ sau năm 1925?

A. Thành lập Đảng Quốc đại.

B. Thành lập Đảng cộng sản.

C. Thực dân Anh ban hành những đạo luật phản động.

D. Thực dân Anh tăng cường bóc lột nhân dân Ấn Độ.

Câu 14. Sự phát triển của phong trào công nhân ở Ấn Độ sau chiến tranh thế giới
thứ nhất dẫn đến sự

A. thành lập Đảng Quốc đại.

B. thành lập mặt trận thống nhất dân tộc.

C. thành lập tổ chức Công đoàn.

D. thành lập Đảng Cộng sản.

Câu 15. Với sự giúp đỡ của ......................, năm 1920, một số nhóm cộng sản đã ra
đời ở Trung quốc. Trên cơ sở các nhóm này, tháng 7/1921 Đảng Cộng sản Trung
Quốc được thành lập.

Ai đã giúp cho các nhóm cộng sản ở Trung Quốc ra đời?

A. Quốc tế thứ nhất.


B. Quốc tế thứ hai.

C. Quốc tế Cộng sản.

D. Đảng Cộng sản Liên Xô.

Câu 16. Phong trào nào bùng nổ nhằm phản đối âm mưu xâu xé Trung Quốc của
các nước đế quốc?

A. Phong trào Ngũ Tứ.

B. Phong trào Thái bình Thiên quốc.

C. Phong trào Nghĩa Hòa đoàn.

D. Cách mạng Tân Hợi.

B. Thông hiểu:

Câu 17. Tính chất của phong trào Ngũ Tứ là

A. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

B. cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ.

C. cách mạng vô sản.

D. cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Câu 18. Nội dung nào không nằm trong ý nghĩa của phong trào Ngũ Tứ?

A. Lần đầu tiên giai cấp công nhân Trung Quốc xuất hiện trên vũ đài chính trị.

B. Chuyển cách mạng Trung Quốc từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang
dân chủ tư sản kiểu mới.

C. Giai cấp công nhân trở thành lực lượng chính trị độc lập.

D. Lật đổ được chế độ phong kiến và đánh đuổi được các nước đế quốc.

Câu 19. Nội dung nào không nằm trong ý nghĩa của sự thành lập Đảng Cộng sản
Trung Quốc?
A. Đánh dấu bước ngoặt quan trọng của cách mạng Trung Quốc.

B. Giai cấp vô sản Trung Quốc đã có chính đảng của mình.

C. Đánh dấu giai cấp vô sản nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Trung
Quốc.

D. Đưa giai cấp công nhân bước lên vũ đài chính trị như một lực lượng cách
mạng độc lập.

Câu 20. Hình thức đấu tranh nào không nằm trong phong trào bất bạo động, bất
hợp tác, do Gan-đi và Đảng Quốc đại lãnh đạo?

A. Tẩy chay hàng hóa Anh.

B. Đập phá nhà xưởng, máy móc.

C. Không nộp thuế.

D. Bãi khóa ở các trường học.

Câu 21. Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập dựa trên cơ sở nào?

A. Thắng lợi của phong trào Ngũ Tứ.

B. Hợp nhất các nhóm cộng sản.

C. Sự phát triển mạnh của phong trào công nhân.

D. Việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Trung Quốc.

Câu 22. Về chính trị chủ nghĩa thực dân cũ thi hành chính sách gì đối với thuộc
địa?

A. Đồng hóa.

B. Khai hóa.

C. Chia để trị.

D. Nô dịch.
C. Vận dụng:

Câu 23. Điểm giống nhau của phong trào cách mạng ở Trung quốc và phong trào
độc lập dân tộc ở Ấn Độ trong những năm 1919-1929 là do ai lãnh đạo?

A. Mặt trận dân tộc thống nhất.

B. Tiểu tư sản, trí thức.

C. Đảng Cộng sản.

D. Đảng của giai cấp tư sản.

Câu 24. Điểm mới của phong trào Ngũ Tứ so với phong trào đấu tranh của nhân
dân Trung Quốc giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?

A. Chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin.

B. Thành lập được chính quyền của giai cấp vô sản.

C. Do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

D. Có sự tham gia của giai cấp công nhân.

D. Vận dụng cao:

Câu 25. Điểm khác biệt về đối tượng cách mạng của phong trào Ngũ Tứ so với
cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc?

A. Đế quốc

B. Đế Quốc và phong kiến

C. Phong kiến

D. Tư sản phản động

You might also like