You are on page 1of 7

Bài 15 :

Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ


(1918 – 1939)
1. Sự kiện nào là nguyên cớ trực tiếp cho phong trào Ngũ tứ bùng nổ ?
A. Chính quyền quân phiệt Trung Quốc đàn áp, bắt giữ hơn 1000 học sinh sinh
viên.
B. Chính quyền quân phiệt Trung Quốc chấp nhận giao cho Nhật toàn bộ đặc
quyền ở Sơn Đông.
C. Chính quyền quân phiệt Trung Quốc bán đường sắt cho đế quốc.
D. Chính quyền quân phiệt Trung Quốc đàn áp phong trào Nghĩa Hòa đoàn.

2. Điểm mới của phong trào Ngũ tứ là


A. Thu hút đông đảo quần chúng tham gia
B. Xác định đúng kẻ thù dân tộc: đế quốc và phong kiến
C. Làm suy yếu chính quyền Mãn Thanh
D. Do học sinh, sinh viên lãnh đạo

3. Sự kiện nào mở đầu phong trào Ngũ tứ?


A. Cuộc bãi công của 3000 công nhân Thượng Hải.
B. Cuộc biểu tình của 3000 học sinh sinh viên yêu nước ở Bắc Kinh.
C. Cuộc khởi nghĩa của 3000 học sinh sinh viên yêu nước tại Quảng Châu.
D. Cuộc tuyệt thực của 3000 người dân Trung Quốc tại Nam Kinh.

4. Mục tiêu đấu tranh của phong trào Ngũ Tứ là gì ?


A. “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”.
B. “Đánh đuổi Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập dân quốc”.
C. “Ngoại tranh quốc quyền, nội trừng quốc tặc”.
D. “Dân tộc độc lập, người cày có ruộng”.

5. Khẩu hiệu nào sau đây không phải là khẩu hiệu đấu tranh của phong trào
Ngũ tứ ?
A. “Trung Quốc của người Trung Quốc”.
B. “Đánh đuổi Mãn Thanh, thành lập dân quốc”. đ
C. “Thề chết giành lại Thanh Đảo”.
D. “Phế bỏ Hiệp ước 21 điều”.

6. Đặc biệt, phong trào Ngũ tứ đã lôi cuốn được giai cấp nào tham gia?
A. Công nhân       B. Nông dân C. Địa chủ       D. Trí thức, tiểu tư sản
7. Chủ nghĩa Mác Lênin được truyền bá rộng rãi ở Trung Quốc từ sau sự kiện
nào ?
A. Chiến tranh thuốc phiện lần thứ nhất. B. Phong trào Bách nhật duy tân.
C. Phong trào Ngũ tứ. D. Phong trào Nghĩa Hòa đoàn.

8. Tháng 7/1921, chính đảng nào đã ra đời ở Trung Quốc ?


A. Đảng Cộng sản Trung Quốc. B. Trung Quốc Đồng minh hội.
C. Quốc dân đảng Trung Hoa. D. Hưng Trung hội.

9.  Hãy sắp xếp các dữ kiện trên theo thời gian
1. Mở đầu vai trò cách mạng chống đế quốc và phong kiến ở Trung Quốc;
2. Phong trào Ngũ tứ lôi cuốn đông đảo các tầng lớp xã hội tham gia;
3. Đánh dấu bước chuyển của cách mạng.
A. 2, 3, 1        B. 1, 2, 3 C. 3, 2, 1       D. 2, 1, 3

10. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác động như thế nào đến Ấn Độ?
A. Chính quyền thực dân Anh tuyên bố Ấn Độ là một bên tham chiến
B. Thực dân Anh tăng cường bóc lột
C. Thực dân Anh ban hành những đạo luật phản động
D. Mâu thuẫn xã hội Ấn Độ ngày càng căng thẳng

11. Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh giành độc
lập dân tộc ở Ấn Độ phát triển?
A. Thực dân Anh đẩy nhân dân Ấn Độ vào cuộc sống cùng cực, tăng cường bóc
lột, ban hành những đạo luật phản động
B. Thực dân Anh tiến hành xâm lược Ấn Độ
C. Mâu thuẫn tôn giáo sâu sắc
D. Phương pháp đấu tranh ôn hòa không còn tác dụng

12. Chính đảng nào đã lãnh đạo nhân dân Ấn Độ đấu tranh giành độc lập dân
tộc ?
A. Đảng Cộng sản Ấn Độ. B. Quốc dân đảng Ấn Độ.
C. Đảng Quốc đại. D. Mặt trận nhân dân Ấn Độ.

13. Tư tưởng của ai đã trở thành đường lối cứu nước của Đảng Quốc Đại ?
A. Lenin. B. Nehru. C. Gandhi. D. Ramayana.

14. Điểm nào sau đây không đúng về Gandhi ?


A. Là con một nông dân nghèo. B. Được xưng tụng là Mahatma.
C. Là người lãnh đạo Đảng Quốc đại. D. Tốt nghiệp đại học Luật ở Anh.

15. Đường lối đấu tranh của Gandhi là :


A. 3 không : không đảng phái, không chính phủ, không đóng thuế.
B. 3 không : không bạo lực, không hợp tác, không đóng thuế.
C. 3 không : không hòa bình, không tôn giáo, không giai cấp.
D. 3 không : không tôn giáo, không chính trị, không đóng thuế.

16. Tháng 11/1921, Gandhi đã kêu gọi tiến hành một cuộc tổng đình công
không bạo lực trong cả nước nhân sự kiện gì ?
A. Anh ban hành đạo luật chia cắt Bengal.
B. Nữ hoàng Anh đến Ấn Độ.
C. Hoàng tử xứ Wales của Anh đến Ấn Độ.
D. Nữ hoàng Anh tuyên bố bà cũng là Nữ hoàng của Ấn Độ.

17. Chiến dịch bất hợp tác năm 1930 ở Ấn Độ mở đầu bằng sự kiện nào ?
A. “Hành trình muối” của Gandhi.
B. Gandhi tuyệt thực.
C. Cuộc biểu tình của 3000 học sinh sinh viên Ấn Độ.
D. Sự kiện Amritsar : Anh nổ súng vào đoàn biểu tình làm 379 người chết.

18. Tại sao Gandhi thực hiện “Hành trình muối” ?


A. Để yêu cầu Anh phải bán muối giá rẻ cho Ấn Độ.
B. Để phản đối chính sách độc quyền muối của Anh.
C. Để phản đối chính sách độc quyền hàng hải của Anh.
D. Để yêu cầu Anh phải cung cấp đủ muối cho Ấn Độ.

19. “Hành trình muối” của Gandhi có kết quả như thế nào ?
A. Anh phải cho phép nhân dân Ấn Độ tự nấu muối.
B. Anh đàn áp đẫm máu, Gandhi và Nehru bị bắt.
C. Anh thỏa hiệp với Đảng Quốc đại.
D. Anh phải ban hành Hiến pháp cho Ấn Độ.

20. Khi Thế chiến II bùng nổ, đường lối của Đảng Quốc Đại đã thay đổi như thế
nào ?
A. Ấn Độ đứng về phía Anh chống phát xít.
B. Ấn Độ đứng về phía Liên Xô chống phát xít.
C. Ấn Độ đứng về phía phát xít để chống Anh.
D. Ấn Độ lợi dụng Thế chiến II để giành độc lập dân tộc.
Bài 16 :
Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
(1918 – 1939)
1. Vào nửa đầu thế kỉ XX, Đông Nam Á giữ vị trí như thế nào đối với các nước
đế quốc ?
A. Nơi cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, nhân công giá rẻ và thị trường tiêu thụ
hàng hóa.
B. Nơi sản xuất hàng công nghiệp, thị trường tiêu thụ nông sản.
C. Nơi sản xuất hàng công nghiệp, thị trường tiêu thụ xa xỉ phẩm.
D. Nơi cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, công nhân tay nghề cao và thị trường
tiêu thụ hàng hóa.

2. Điểm chung về chính trị của các nước Đông Nam Á sau Thế chiến I là :
A. chính quyền địa phương do thực dân khống chế.
B. chính quyền phong kiến ổn định, vững mạnh.
C. các thế lực phong kiến tranh giành quyền lực với nhau.
D. triều đình phong kiến chỉ là hư vị, giai cấp tư sản nắm thực quyền.

3. Vào đầu thế kỉ XX, phong trào dân chủ tư sản ở Đông Nam Á có điểm gì
mới ?
A. Nhiều chính đảng ra đời nhưng không tồn tại lâu.
B. Tầng lớp tiểu tư sản trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào yêu nước.
C. Xuất hiện các chính đảng có tổ chức và ảnh hưởng xã hội rộng lớn.
D. Giai cấp nông dân trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào yêu nước.

4. Từ những năm 20 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông
Nam Á có nét gì mới ?
A. Giai cấp vô sản trưởng thành và lãnh đạo phong trào cách mạng.
B. Giai cấp nông dân trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào yêu nước.
C. Tiếp thu những tư tưởng tiến bộ của Cách mạng Tân Hợi 1911 ở Trung Quốc.
D. Câu B và C đúng.

5. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, phong trào dân tộc ở các nước Đông
Nam Á diễn ra như thế nào?
A. Dưới hình thức bất hợp tác       B. Sôi nổi, quyết liệt C. Bí mật    

   D. Hợp pháp
6. Nguyên nhân chủ yếu làm bùng nổ phong trào đấu tranh chống Pháp ở các
nước Đông Dương sau Thế chiến I ?
A. Chính sách khai thác thuộc địa của Pháp.
B. Nhân dân Đông Dương phải đi lính cho Pháp.
C. Phong trào công nhân phát triển rất mạnh.
D. Giai cấp tư sản đang chiếm lĩnh vị trí chính trị và kinh tế.

7. Ai là người lãnh đạo phong trào chống Pháp kéo dài hơn 30 năm ở Lào ?
A. Acha Hem Chiêu và Acha Xoa. B. Chậu Pathay và Phacađuốc.
C. Ong Kẹo và Commadam. D. Pucômbô và Sivotha.

8. Mục tiêu đấu tranh của phong trào cách mạng trong những năm 1925 – 1926
ở các tỉnh Prey Veng, Kompong Chàm, Kompong Chnang của Campuchia là :
A. thiết lập chế độ cộng hòa.
B. chống thuế, chống bắt phu.
C. khôi phục quyền lực cho hoàng gia Campuchia.
D. thành lập trường đại học riêng cho Campuchia.

9. Sự kiện nào xảy ra trong năm 1930 đã mở ra thời kì mới cho phong trào cách
mạng ở Đông Dương ?
A. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Nguyễn Ái Quốc về nước.
C. Sự ra đời của Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương.
D. Câu B và C đúng.

10. Vào đầu những năm 30 của thế kỉ XX, phong trào cách mạng nào ở Việt
Nam đã đạt đến đỉnh cao ?
A. Cao trào kháng Nhật cứu nước. B. Cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì.
C. Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh. D. Phong trào Đông du.

11. Lực lượng tham gia phong trào cách mạng giai đoạn 1930 – 1931 ở Việt
Nam chủ yếu là :
A. công nhân và nông dân.
B. không phân biệt thành phần giai cấp, tôn giáo, chính trị.
C. tư sản và địa chủ.
D. binh lính và công nông.

12. Hình thức đấu tranh trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam là
:
A. đấu tranh nghị trường. B. hòa bình, hợp pháp.
C. bạo lực cách mạng, bất hợp pháp. D. Tất cả các câu trên đều đúng.

13. Điểm nào sau đây không phải là ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930 –
1931 ở Việt Nam ?
A. Đã giáng một đòn quyết liệt vào đế quốc phong kiến.
B. Khẳng định đường lối cách mạng của Đảng là đúng.
C. Hình thành được khối liên minh công nông.
D. Đoàn kết được toàn dân, không phân biệt giai cấp, đảng phái chính trị.

14. Để cùng nhau chống chủ nghĩa phát xít, trong các năm 1936 – 1939, ở ba
nước Đông Dương đã thành lập
A. Mặt trận Dân chủ Đông Dương B. Mặt trận Dân tộc Đông Dương
C. Mặt trận Giải phóng Đông Dương. D. Mặt trận Đoàn kết Đông Dương

15. Đến tháng 3/1938, Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương được đổi tên
thành :
A. Đảng Cộng sản Đông Dương.
B. Mặt trận dân chủ Đông Dương.
C. Liên minh Việt – Miên – Lào.
D. Hội Phản đế đồng minh.

16. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương được thành lập với mục đích gì ?
A. Nhằm tập hợp mọi lực lượng yêu nước, dân chủ tiến bộ.
B. Tập hợp liên minh công nông.
C. Liên minh công nông đoàn kết với tư sản.
D. Tập hợp tư sản, tiểu tư sản và địa chủ.

17. Nhân tố nào kích thích sự phát triển của phong trào đấu tranh dân chủ ở
Lào và Campuchia ?
A. Cuộc vận động dân chủ ở Việt Nam.
B. Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam.
C. Cách mạng tháng Mười Nga 1917.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.

18. Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo đúng trình tự thời gian:
1. Thực dân Pháp tăng cường chính sách khai thác thuộc địa ở Đông Dương;
2. Phong trào đấu tranh chống Pháp mạnh mẽ;
3. Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời đã mở ra thời kì phát triển mới của phong
trào
A. 1,2,3        B. 2,1,3 C. 3,2,1        D. 1,3,2
19. Cuộc khởi nghĩa chống Pháp tiêu biểu ở Campuchia đầu thế kỉ XX mà chính
quyền thực dân đã tiến hành đàn áp đẫm máu với hơn 400 người chết là
A. Phong trào chống bắt phu, bắt lính ở tỉnh Prâyveng
B. Phong trào chống bắt phu, bắt lính ở tỉnh Côngpông Chàm
C. Phong trào chống bắt phu, bắt lính đấu tranh vũ trang chống Pháp ở tỉnh
Côngpông Chơnăng
D. Cuộc khỏi nghĩa chống Pháp của Phacađuốc

20. Vì sao sau Chiến tranh thế giơi thứ nhất, phong trào đấu tranh chống thực
dân Pháp dâng cao ở Lào và Campuchia ?
A. Thực dân Pháp thực hiện chính sách “ngu dân”
B. Thực dân Pháp tăng cường khai thác thuộc địa và thực hiện chế độ thuế khóa,
lao dịch nặng nề
C. Thực dân Pháp tăng cường các chính sách thuế khóa, lao dịch
D. Thực dân Pháp thực hiện chính sách bóc lột nặng nề đối với giai cấp công
nhân ở các nước Đông Nam Á

You might also like