You are on page 1of 9

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KỲ I - NH 2021-2022

KHỐI: 11- MÔN: LỊCH SỬ

1. Điều nào sau đây không đúng với nội dung của cải cách về kinh tế của thiên hoàng Minh
Trị?
A. Tự do phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.
B. Nông dân không được phép mua bán ruộng đất.
C. Thống nhất tiền tệ, đo lường, thuế quan trong cả nước.
D. Xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà nước nắm lấy việc khai mỏ.
2. Phương hướng chủ yếu cải cách về quân sự của Thiên hoàng Minh Trị là
A. tổ chức hiện đại hóa quân đội theo kiểu phương Tây.
B. xây dựng lực lượng bộ binh hùng mạnh.
C. lấy tầng lớp Samurai làm nòng cốt.
D. đề cao tinh thần thượng võ của người Nhật Bản.
3. Đến giữa thế kỉ XIX, xã hội Nhật Bản chứa đựng mâu thuẫn trong những lĩnh vực nào?
A. Kinh tế, chính trị, xã hội. B. Kinh tế, văn hóa, quân sự.
C. Kinh tế, văn hóa, xã hội. D. Kinh tế, chính trị, quân sự.
4. Ý nào sau đây không phải là nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị 1868 ở Nhật Bản?
A. Xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ.
B. Thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân.
C. Cử những học sinh giỏi đi du học ở phương Tây.
D. Thủ tiêu chế độ Mạc Phủ thành lập chính phủ mới.
5. Trong cải cách về chính trị của Minh Trị - Nhật Bản năm 1868, giai cấp, tầng lớp nào được
đề cao?
A. Tư sản công nghiệp. B. Địa chủ phong kiến.
C. Quý tộc. D.Quý tộc tư sản hóa.
6. Đến giữa thế kỉ XIX, quyền hành thực tế ở Nhật Bản nằm trong tay
A. Thiên Hoàng.          B. tư sản.
C. Tướng quân.          D. Thủ tướng.
7. Lãnh đạo cuộc Duy tân ở Nhật Bản năm 1868 là?
A. Tướng quân                             B. Minh Trị.
C. Tư sản công nghiệp.                 D. Quý tộc tư sản hóa.
8. Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868 được tiến hành trên các lĩnh vực nào?
A. Chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao.
B. Kinh tế, quân sự, giáo dục và ngoại giao.
C. Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa - giáo dục.
D. Chính trị, quân sự, văn hóa - giáo dục và ngoại giao với Mĩ.
9. Trong chính phủ mới của Minh Trị được thành lập sau cuộc Duy tân năm 1868, tầng lớp
nào giữ vai trò quan trọng?
A. Quý tộc tư sản hóa.                     B. Tư sản.
C. Quý tộc phong kiến.                     D. Địa chủ.
10. Giữa thế kỷ XIX, thực dân phương Tây đã hoàn thành xâm lược và đặt ách cai trị ở Ấn
Độ là
A. Anh. B. Pháp. C. Đức. D. Tây Ban Nha.
11. Đảng Quốc đại là đảng của giai cấp nào ở Ấn Độ?
A. Tư sản. B. Tiểu tư sản. C. Vô sản. D. Địa
chủ.
12. Yêu cầu chính trị của giai cấp tư sản Ấn Độ đối với thực dân Anh là gì?
A. Giúp đỡ tư sản Ấn Độ phát triển kỹ nghệ.
B. Thực hiện một số cải cách hành chính - xã hội.
C. Thực hiện một số cải cách văn hóa - giáo dục.
D. Nới rộng điều kiện cho họ tham gia các hội đồng tự trị.
13. Chủ trương của Đảng Quốc đại trong 20 năm đầu (1885 – 1905) là
A. Đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang chống chủ nghĩa thực dân Anh.
B. Đòi thực dân Anh phải thực hiện cải cách, phản đối đấu tranh bằng bạo lực.
C. Chuyển dần từ đấu tranh ôn hòa sang đấu tranh vũ trang vì một nước Ấn Độ tự trị.
D. Đấu tranh vũ trang lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, xây dựng một quốc gia độc lập.
14. Phái “cực đoan” ở Ấn Độ đấu tranh theo đường lối nào?
A. Thỏa hiệp, ôn hòa. B. Vũ trang, bạo động. C. Cải cách xã hội. D. Cải cách hành
chính.
15. Khẩu hiệu “Ấn Độ của người Ấn Độ” xuất hiện trong cuộc đấu tranh nào?
A. Phong trào đấu tranh đòi thả Ti-lắc.
B. Khởi nghĩa Xi-pay.
C. Phong trào đấu tranh chống đạo luật chia cắt Ben – gan.
D. Phong trào đấu tranh ôn hòa.
16. Nội dung chính trong học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn là gì?
A. “Đánh đuổi đế quốc, xóa bỏ ngôi vua, thiết lập dân quyền”.
B. “Dân tộc độc lập, quân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”.
C. “Dân tộc độc lập, dân quyền hạnh phúc, dân sinh tự do”.
D. “Tự do dân chủ, cơm áo, hòa bình”.
17. Ai là đại diện ưu tú và lãnh tụ của phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư
sản ở Trung Quốc?
A. Khang Hữu Vi. B. Tôn Trung Sơn. C. Lương Khải Siêu. D. Viên Thế Khải.
18. Ai là Tổng thống đầu tiên của Trung Hoa Dân quốc?
A. Khang Hữu Vi. B. Tôn Trung Sơn. C. Lương Khải Siêu. D. Viên Thế
Khải.
19. Trung Quốc Đồng minh hội là chính đảng của giai cấp, tầng lớp nào?
A. Tư sản dân tộc. B. Tư sản mại bản. C. Tư sản mại bản. D. Trí thức tiểu tư
sản.
20. Cương lĩnh của Đồng minh hội là gì?
A. Đánh đổ triều đình phong kiến Mãn Thanh giành ruộng đất cho cân cày.
B. Đánh đổ sự thống trị của các nước đế quốc giành độc lập, thực hiện quyền bình đẳng về
ruộng đất.
C. Đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc thực hiện quyền bình
đẳng về ruộng đất.
D. Đánh đổ chế độ phong kiến, đánh đổ đế quốc, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất.
21. Cách mạng Tân Hợi năm 1911 đã thực hiện những nhiệm vụ gì?
A. Lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh, tạo điều kiện cho CNTB phát triển.
B. Lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh, đánh đuổi chủ nghĩa đế quốc xâm lược.
C. Đánh đuổi đế quốc xâm lược, giải quyết ruộng đất cho nông dân.
D. Lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh, giải quyết ruộng đất cho nông dân.
22.Quốc gia nào ở Đông Nam Á nửa sau thế kỉ XIX không bị thực dân phương Tây xâm
lược?
A. Xiêm. B. Ma-lay-xi-a. C. In-đô-nê-xia. D. Phi-lip-pin.
23.Cuộc khởi nghĩa ở Campuchia cuối thế kỉ XIX được xem là biểu tượng về liên minh chiến
đấu của hai nước Việt Nam và Campuchia trong cuộc kháng chiến chống Pháp là
A. khởi nghĩa Sivôtha. B. khởi nghĩa Achaxoa.
C. khởi nghĩa Pucômpô. D. khởi nghĩa Phacađuốc.
24.Thực dân phương Tây xâm lược, cai trị các nước Đông Nam Á đã dẫn đến nhiều phong
trào đấu tranh mạnh mẽ vì
A. độc lập dân tộc, bảo vệ cuộc sống. B. chủ quyền quốc gia, tự do dân chủ.
C. chống lại sự bóc lột bàn bạo của đế quốc. D. độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.
25.Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân để thực dân phương Tây xâm lược các nước
Đông Nam Á?
A. Các nước Đông Nam Á đông dân, có lâm, hải sản và hương liệu quý.
B. Đông Nam Á là một khu vực có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên.
C. Chế độ phong kiến Đông Nam Á đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu.
D. Các nước châu Âu và Bắc Mĩ đã căn bản hoàn thành cách mạng tư sản, đua nhau bành
trướng, xâm chiếm thuộc địa.
26.Từ nửa sau TK XIX chế độ phong kiến các nước Đông Nam Á đang trong tình trạng
A. vừa mới hình thành. B. đang trên đà phát triển.
C. khủng hoảng, suy yếu. D. đang chuyển sang giai đoạn tiền tư bản.
27.Thực dân phương Tây đã có hành động gì đối với các nước Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ
XIX?
A. Đầu tư vào Đông Nam Á.
B. Giúp đỡ các nước Đông Nam Á.
C. Đẩy mạnh xâm lược các nước Đông Nam Á.
D. Thăm dò tình hình, chuẩn bị xâm lược các nước các nước Đông Nam Á.
28.Cải cách của vua Ra-ma V ở Xiêm và cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản đều diễn ra trên
những lĩnh vực nào?
A. Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. B. Chính trị, kinh tế, quân sự, giáo dục.
C. Chính trị, ngoại giao quân sự và giáo dục. D. Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, giáo
dục.
29.Tính chất Cải cách của vua Ra-ma V ở Xiêm và Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản là
A. cách mạng tư sản. B. cách mạng tư sản triệt để.
C. cách mạng tư sản không triệt để. D. cách mạng dân chủ tư sản.
30.Ý nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa cuộc cải cách Rama V đối với sự phát triển
của Xiêm?
A. Tạo cho nước Xiêm một bộ mặt mới. B. Xiêm vẫn giữ được độc lập.
C. Đưa Xiêm phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa. D. Xiêm trở thành đồng minh thân cận
của Mĩ.
31.Tính chất của Cải cách của vua Ra-ma V ở Xiêm là
A. cách mạng tư sản. B. cách mạng tư sản triệt để.
C. cách mạng tư sản không triệt để. D. cách mạng dân chủ tư sản.
32.Nguyên nhân nào không dẫn đến cải cách của vua Rama V ở Xiêm năm 1868?
A. Triều đại Rama IV thực hiện chính sách đóng cửa, không chấp nhận việc đặt quan hệ
ngoại giao của các nước phương Tây.
B. Các nước Đông Nam Á đang đứng trước nguy cơ xâm lược của thực dân Phương Tây.
C. Các nước châu Âu và Bắc Mĩ đua nhau bành trướng thế lực, xâm lược thuộc địa.
D. Chế độ phong kiến ở Xiêm đang lâm vào khủng hoảng.
33. Đại diện xuất sắc của nền bi kịch cổ điển Pháp thế kỉ XVII là
A. Pi-e Cooc-nây. B. La Phông-ten. C. Mô-li-e. D. Ru-xô.
34.Những đặc điểm sau đây muốn nói về cuộc khởi nghĩa nào?
Cuộc khởi nghĩa này diễn ra vào cuối thế kỉ XIX và kéo dài hơn 30 năm; khởi nghĩa
diễn ra ở Campuchia; được sự ủng hộ của nhân dân, quân khởi nghĩa đã tấn công vào cố đô
U-đông và Phnôm-pênh

A. Khởi nghĩa Si-vô-tha. B. Khởi nghĩa A-cha-xoa.


C. Khởi nghĩa Pu-côm-pô. D. Khởi nghĩa Pha-ca-đuốc.
35.Những đặc điểm sau đây muốn nói về cuộc khởi nghĩa nào?
Cuộc khởi nghĩa này diễn ra vào những năm 60 của thế kỉ XIX; khởi nghĩa diễn ra ở
Campuchia; được sự ủng hộ của nhân dân Việt Nam, quân khởi nghĩa đã lấy Châu Đốc – Hà
Tiên làm bàn đạp tấn công quân Pháp ở Campuchia; có lần quân khởi nghĩa đã chiếm được
Cam-pốt và áp sát Phnôm-pênh.
A. Khởi nghĩa Si-vô-tha. B. Khởi nghĩa A-cha-xoa.
C. Khởi nghĩa Pu-côm-pô. D. Khởi nghĩa Pha-ca-đuốc.
36.Từ thế kỷ XVI, XVII, nhiều nước Mỹ Latinh trở thành thuộc địa của
A. Anh và Mỹ. B. Bồ Đào Nha và Mỹ.
C. Mỹ và Tây Ban Nha. D. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
37.Vào đầu thế kỷ XIX, nhiều nước Mỹ Latinh giành được độc lập từ
A. Anh và Mỹ. B. Pháp và Đức. C. Bồ Đào Nha và Italia. D. Tây Ban Nha và Bồ Đào
Nha.
38.Vào đầu thế kỷ XIX, các nước Mỹ Latinh chưa giành được độc lập là
A. Guy-a-na và Cu-ba. B. Pê-ru và Ác-hen-ti-na.
C. Pu-éc-tô Ri-cô và Ha-i-ti. D. Quần đảo Ăng-ti và Mê-hi-cô.
39.Sau khi giành được độc lập từ các thực dân châu Âu, các nước Mỹ Latinh đứng trước sự
xâm lược của
A. Mỹ. B. Anh. C. Pháp. D. Hà Lan.
40. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. do mâu thuẫn về thuộc địa. B. do mâu thuẫn về kinh tế.
C. do mâu thuẫn về chính trị. D. do mâu thuẫn về văn hóa.
41. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của Vich-to Huy-gô là
A. Những người khốn khổ. B. Đừng động vào tôi.
C. Chiến tranh và Hoà bình. D. Nhật kí người điên.
42. Phe Hiệp ước gồm các nước
A. Đức, Áo-Hung, I-ta-li-a. C. Anh, Pháp, Nhật.
B. Anh, Pháp, Nga. D. Anh, Pháp, Đức.
44. Phe Liên minh gồm các nước
A. Đức, Áo-Hung. B. Anh, Pháp, Nhật. C. Anh, Pháp, Nga. D. Anh, Pháp,
Đức.
45. Vào đầu thời cận đại, các lĩnh vực văn hoá nào có vai trò quan trọng trong việc tấn công
vào thành trì của chế độ phong kiến?
A. Văn học, nghệ thuật, tư tưởng. B. Văn học, khoa học, kĩ thuật.
C. Khoa học, kĩ thuật, nghệ thuật. D. Tư tưởng, âm nhạc, hội hoạ.
46. Sự kiện châm ngòi cho cuộc CTTG I bùng nổ là
A. Đức tuyên chiến với Nga B. Thái tử Áo- Hung bị ám sát ( 28/6/1914 )
C. Anh tuyên chiến với Đức D. Áo- Hung tuyên chiến với Xéc-bia
46. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của Lép Tôn - xtôi là
A. Những người khốn khổ. B. Đừng động vào tôi.
C. Chiến tranh và Hoà bình. D. Nhật kí người điên.
47. Hai thiên tài âm nhạc nổi tiếng thế giới vào buổi đầu thời cận đại là
A. Trai-cốp-xki và Mô-da. B. Sô-panh và Trai-cốp-xki.
C. Bét–tô-ven( Đức) và Mô-da ( Áo- Trung Âu ). D. Mô-da và Sô-panh.
48. Cung điện Vec-xai là một công trình kiến trúc đặc sắc của quốc gia
A. Anh. B. Pháp. C. Đức. D. Hà Lan.
49. R. Ta-go là nhà văn hoá lớn của quốc gia nào?
A. Trung Quốc. B. Ấn Độ ( nằm ở NAM Á). C. Phi-lip-pin. D.
Việt Nam.
50. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Lỗ Tấn ( Trung Quốc) là
A. Những người khốn khổ. B. Đừng động vào tôi.
C. Chiến tranh và Hoà bình. D. Nhật kí người điên.
51. Nguyên nhân nào dẫn đến chế độ Mạc Phủ ở Nhật Bản sụp đổ?
A. Đất nước lâm vào tình trạng suy yếu.
B. Thất bại trong cuộc chiến tranh với nhà Thanh.
C. Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân.
D. Các nước phương Tây dùng quân sự đánh bại Nhật Bản.
52. Tại sao năm 1868 Nhật Bản phải tiến hành cải cách?
A. Để tiêu diệt Tướng quân. B. Để duy trì chế độ phong kiến.
C. Để thoát khỏi nước phong kiến lạc hậu. D. Để bảo vệ quyền lợi quý tộc phong kiến.
53. Nội dung nào không thể hiện vai trò của cải cách Minh Trị năm 1868?
A. Có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản.
B. Dẫn tới sự thành lập của Đảng Xã hội dân chủ Nhật Bản.
C. Đưa Nhật Bản trở thành nước tư bản hùng mạnh ở châu Á.
D.Tạo nên những biến đổi xã hội sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực.
54. Tại sao nói cải cách của Minh Trị năm 1868 là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?
A. Liên minh quý tộc – tư sản nắm quyền.
B. Giai cấp tư sản chưa thật sự nắm quyền.
C. Nông dân được phép mua bản ruộng đất.
D. Chưa xóa bỏ những bất bình đẳng với đế quốc.
55.Anh đã thiết lập chính quyền cai trị ở Ấn Độ như thế nào?
A. Chính quyền Anh nắm quyền cai trị trực tiếp.
B. Anh thực hiện hình thức cai trị gián tiếp.
C. Người Ấn Độ được trao quyền tự trị.
D. Kết hợp sự nắm quyền cai trị của tư sản Anh và tư sản Ấn.
56.Đối với thực dân Anh, thuộc địa Ấn Độ có vai trò như thế nào?
A. Trở thành nơi giao lưu buôn bán lớn nhất.
B. Trở thành nơi cung cấp nguyên liệu.
C. Trở thành thuộc địa quan trọng nhất của thực dân Anh.
D. Trở thành căn cứ quân sự quan trọng nhất của Anh ở Nam Á.
57.Sự kiện nào đánh dấu giai đoạn giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị?
A. Đảng Quốc đại được thành lập (1885).
B. Khi phái cấp tiến (thường được gọi là phái “cực đoan”) được hình thành.
C. Khi cao trào cách mạng 1905 – 1908 bùng nổ.
D. Khi Anh thực hiện chính sách chia để trị ở Ấn Độ.
58.Sự thành lập Đảng Quốc đại có ý nghĩa
A. đánh dấu sự thắng lợi của giai cấp tư sản Ấn Độ trong phong trào đấu tranh giải phóng dân
tộc.
B. đánh dấu một giai đoạn mới – giai đoạn giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị.
C. đánh dấu bước ngoặt phong trào đấu tranh chống thực dân Anh đòi độc lập dân tộc.
D. đánh dấu bước phát triển vượt bậc trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc .
59. Sự giống nhau về nội dung của văn học phương Đông với văn học phương Tây thời cận
đại là
A. phản ánh cuộc đấu tranh giành độc lập tự do cho dân tộc.
B. thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí căm thù giặc ngoại xâm.
C. phản ánh khá toàn diện hiện thực xã hội trong các tác phẩm.
D. thể hiện khát vọng hoà bình và tinh thần nhân đạo sâu sắc.
60.Trước những đòi hỏi của giai cấp tư sản Ấn Độ, thái độ của thực dân Anh như thế nào?
A. Đáp ứng vô điều kiện.
B. Đáp ứng có điều kiện.
C. Tìm cách hạn chế.
D. Thẳng tay đàn áp.
61: Thực dân Anh đã thi hành chính sách nhượng bộ tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong
kiến Ấn Độ nhằm:
A. xoa dịu tinh thần đấu tranh của họ
B. cấu kết với họ để đàn áp nhân dân Ấn Độ
C. làm chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị của mình
D. biến họ thành tay sai đắc lực
62.Nguyên nhân trực tiếp khiến cao trào cách mạng 1905 – 1908 tạm ngừng là gì?
A. Chính sách chia rẽ của thực dân Anh.
B. Sự phân hóa trong Đảng Quốc đại.
C. Thực dân Anh bắt và kết án Ti-lắc 6 năm tù.
D. Thực dân Anh thu hồi đạo luật chia cắt Ben-gan.
63. Đỉnh cao trong phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ
XX là
A. khởi nghĩa nông dân Thái bình Thiên quốc. B. phong trào Duy tân.
C. phong trào Nghĩa Hòa đoàn. D. Cách mạng Tân hợi.
64. Tại sao từ tháng 5/ 1911, nhân dân Trung Quốc khắp nơi nổi dậy phản đối triều đình?
A. Nhà Thanh nhượng cho các nước đế quốc nhiều tỉnh lớn vùng duyên hải.
B. Nhà Thanh “Quốc hữu hóa đường sắt”.
C. Nhà Thanh cho các nước đế quốc thu thuế.
D. Nhà Thanh cho phép Anh và Mỹ quản lý Vạn Lí Trường Thành.
65. Sự kiện nào chứng tỏ Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc chấm dứt?
A. Nền quân chủ Mãn Thanh sụp đổ.
B. Tôn Trung Sơn từ chức Đại Tổng thống, trao quyền cho Viên Thế Khải.
C. Khởi nghĩa ở Vũ Xương bị thất bại.
D. Triều đình Mãn Thanh cấu kết với đế quốc đàn áp cách mạng.
66.Điểm nào sau đây là cơ bản nhất chứng tỏ Cách mạng Tân Hợi (1911) là một cuộc cách
mạng tư sản không triệt để?
A. Không nêu vấn đề đánh đổ đế quốc và không tích cực chống phong kiến.
B. Chưa đụng chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến.
C. Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
D. Không giải quyết được vấn đề mâu thuẫn của một xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến.
67.Ý nào không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của phong trào kháng chiến
chống Pháp ở Lào và Campuchia cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
A. Thực dân Pháp mạnh.
B. Các phong trào đều nổ ra một cách tự phát.
C. Các cuộc khởi nghĩa thiếu đường lối và tổ chức.
D. Các nước đế quốc bắt tay với nhau để đàn áp.
68.Đâu không phải là nội dung cải cách trong chính sách ngoại giao của vua Rama V?
A. lợi dụng vị trí nước “đệm” giữa hai thế lực Anh – Pháp.
B. Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẽo.
C. Từng bước thiết lập quan hệ ngoại giao với Mĩ, để kiềm chế Anh – Pháp.
D. Cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc để giữ gìn chủ quyền đất nước.
69.Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ba nước Đông
Dương cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là gì?
A. Thể hiện tinh thần yêu nước, đấu tranh bất khuất vì độc lập tự do của mỗi dân tộc.
B. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Dương.
C. Tạo điều kiện để những yếu tố của phương thức sản xuất TBCN được du nhập vào Đông
Dương.
D. Thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống thực
dân Pháp.
70.Chính sách nào không nằm trong nội dung cải cách của vua Rama V ở Xiêm?
A. Ngoại giao mềm dẽo.
B. Cải cách hành chính, giáo dục, tài chính.
C. Củng cố quyền lực cho giai cấp thống trị.
D. Nhân nhượng để giữ vững độc lập.
71.Tai sao đến năm 1868 nước Xiêm phải tiến hành công cuộc cải cách?
A. Để duy trì phong kiến.
B. Tiến hành những cải cách tiến bộ.
C. Để củng cố và tăng cường quyền lực của quý tộc phong kiến.
D. Để bảo vệ nền độc lập, đưa đất nước thoát khỏi chế độ phong kiến lạc hậu.
72.Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện của đất nước vào giữa thế kỉ XIX, nước
Xiêm đã thực hiện chính sách gì?
A. duy trì chế độ phong kiến.
B. nhờ sự giúp đỡ của Mĩ.
C. nhờ sự giúp đỡ của Anh, Pháp.
D. tiến hành những cải cách tiến bộ.
73.Vì sao các nước thực dân châu Âu xâm chiếm châu Phi từ thế kỷ XIX?
A. Châu Phi có nền kinh tế sản xuất phổ biến.
B. Châu Phi là một châu lục có nhiều quốc gia, dân tộc.
C. Châu Phi là một lục địa rộng lớn, giàu tài nguyên thiên nhiên.
D. Châu Phi có kênh đào Xuy-ê nối liền Địa Trung Hải với Ấn Độ Dương.
74.Nguyên nhân dẫn đến các nước châu Phi vùng lên đấu tranh giành độc lập từ giữa thế kỷ
XIX là gì?
A. Họ bị các nước thực dân châu Âu biến thành nô lệ.
B. Họ bị các nước thực dân châu Âu cướp đoạt ruộng đất.
C. Họ bị các nước thực dân châu Âu cai trị hà khắc, tàn bạo.
D. Họ bị các nước thực dân châu Âu tước đoạt quyền tự do, dân chủ.
75.Các nước Ê-ti-ô-pi-a và Li-bê-ri-a vẫn giữ được nền độc lập trước sự xâm lược của các
thực dân châu Âu vào thế kỷ XIX là vì
A. so sánh lực lượng có lợi cho các nước này. B. nhân dân các nước này kháng cự quyết
liệt.
C. quân đội các nước này có trình độ tổ chức cao. D. chính quyền các nước này có đường
lối đúng đắn.
76.Tại sao phong trào đấu tranh chống thực dân châu Âu ở châu Phi diễn ra sôi nổi nhưng
nhìn chung đều thất bại do:
A. vũ khí thô sơ, thiếu thốn.
B. thiếu những chỉ huy tài giỏi.
C. trình độ tổ chức thấp, lực lượng chênh lệch.
D. trình độ văn hóa thấp, không hiểu biết kỹ thuật tác chiến.
77.Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Mỹ Latinh diễn ra quyết liệt ngay từ
đầu thế kỷ XIX là vì
A. bị thực dân châu Âu cai trị tàn bạo. B. Bị thực dân châu Âu cướp bóc vàng
bạc.
C. Bị thực dân châu Âu chấp chiếm ruộng đất. D. Bị thực dân châu Âu tước đoạt
quyền tự do.
78.Mỹ đưa ra học thuyết Mơn-rô: “Châu Mỹ của người châu Mỹ” là nhằm mục đích gì?
A. Biến châu Mỹ thành của người Mỹ.
B. Biến châu Mỹ thành của người châu Mỹ.
C. Thực hiện chính sách đoàn kết giữa các nước châu Mỹ.
D. Xây dựng khối liên minh Mỹ - Mỹ Latinh trong đó Mỹ là trọng tâm.
79.Mỹ thực hiện chính “Cái gậy lớn”, “Ngoại giao đồng đôla” là do
A. muốn lôi kéo và khống chế các nước Mỹ Latinh.
B. loại trừ các đối thủ thực dân châu Âu ở Mỹ Latinh.
C. phát triển kinh tế ở Mỹ Latinh để phục vụ lợi ích của mình.
D. có ý đồ độc chiếm và biến Mỹ Latinh thành sân sau của mình.
80.Tại sao Mỹ thành lập tổ chức “Liên minh dân tộc các nước cộng hòa châu Mỹ”?
A. Do Mỹ muốn thúc đẩy sự phát triển quan hệ với Mỹ Latinh.
B. Do Mỹ muốn thực hiện âm mưu biến Mỹ Latinh thành sân sau.
C. Vì Mỹ muốn tạo lập đồng minh ở Mỹ Latinh do Mỹ khống chế.
D. Vì Mỹ muốn bảo vệ châu Mỹ thoát khỏi ách xâm lược của thực dân châu Âu.
81. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, có sự xuất hiện của các nước đế quốc “già” và đế quốc
“trẻ” là do
A. sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước tư bản chủ nghĩa.
B. sự tranh chấp thị trường và thuộc địa của các nước tư bản chủ nghĩa.
C. sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản.
D. sự hình thành và phát triển của một số nước tư bản chủ nghĩa.
82. Mâu thuẫn chủ yếu giữa các nước đế quốc thể hiện trong việc
A. tranh chấp quyền lực.
B. cạnh tranh về xuất khẩu hàng hóa.
C. cạnh tranh về thuộc địa và thị trường.
D. Cạnh tranh về quân sự.
83. Vì sao đế quốc Đức là kẻ hung hăng nhất?
A.Có tiềm lực về kinh tế.
B.Có tiềm lực về quân sự.
C.Có tiềm lực về quân sự và ít thuộc địa.
D.Có tiềm lực về kinh tế và quận sự nhưng lại ít thuộc địa.
84. Tính chất của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) ?
A. Chính nghĩa thuộc về phe Liên minh.
B. Chính nghĩa thuộc về phe Hiệp ước.
C. Chiến tranh đế quốc xâm lược phi nghĩa.
D.Chính nghĩa thuộc về nhân dân
85. Các thành tựu văn hoá chịu sự tác động như thế nào từ bối cảnh lịch sử thời cận đại?
A. Không chịu ảnh hưởng.
B. Phản ánh khá đầy đủ, toàn diện hiện thực lịch sử.
C. Chỉ ở lĩnh vực văn học.
D. Lĩnh vực tư tưởng bị tác động sâu sắc.
86. Điều kiện quan trọng để Nhật Bản có thể tiến hành được cải cách Minh Trị?
A.Tầng lớp quý tộc có ưu thế chính trị lớn và có vai trò quyết định.
B.Giai cấp tư sản ngày càng trưởng thành và có thế lực về kinh tế.
C. Lật đổ chế độ Mạc Phủ, Thiên hoàng Minh Trị nắm quyền.
D. Xác lập quyền thống trị của quý tộc, tư sản.
87. Vì sao các tác phẩm của văn học phương Tây thời cận đại thể hiện lòng yêu thương đối
với con người, đặc biệt là nhân dân lao động nghèo khổ?
A. Nhân dân lao động bị áp bức, bóc lột dưới sự thống trị của giai cấp tư sản.
B. Kinh tế lạc hậu, đời sống của nhân dân lao động ngày càng khốn khổ.
C. Giai cấp tư sản mở rộng xâm lược và đô hộ thuộc địa.
D. Xã hội tồn tại nhiều mâu thuẫn gay gắt.
88. Các tác phẩm của Lép Tôn - xtôi được Lê-nin đánh giá như “tấm gương phản chiếu cách
mạng Nga” vì
A. chống lại trật tự xã hội phong kiến và ca ngợi phẩm chất của người dân Nga.
B. phản ánh tình hình kinh tế, chính trị, xã hội nước Nga trước cách mạng.
C. tạo điều kiện cho cách mạng Nga giành thắng lợi.
D. bảo vệ quyền lợi của nhân dân lao động Nga.
89. Điểm nổi bật trong mối quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918) là
A. các nước đế quốc có sự phân chia về quyền lợi.
B. sự đối đầu giữa các nước đế quốc với Liên Xô.
C. một trật tự thế giới mới được thiết lập.
D. thế giới vẫn giữ nguyên như cũ.
90. Pháp là quốc gia tiêu biểu cho văn học phương Tây đầu thời cận đại vì
A. các tác phẩm xuất hiện nhiều hơn giai đoạn trước.
B. xuất hiện nhiều nhà văn, nhà thơ lớn.
C. xuất hiện nhiều tác phẩm tiêu biểu.
D. xuất hiện nhiều thể loại văn học mới.
- HẾT-

You might also like