You are on page 1of 2

ĐỀ THI ĐỊNH KỲ HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2020 – 2021.

1. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các công ty độc quyền ra đời ở Nhật Bản đã
A. đưa Nhật trở thành đế quốc phong kiến quân phiệt.
B. chi phối, lũng đoạn đối với nền kinh tế, chính trị.
C. tăng cường sức mạnh cho nền quân sự.
D. báo hiệu thời kì khủng hoảng kinh tế.
2. Sau khi lên ngôi, thiên hoàng Minh Trị tiến hành duy tân trên các lĩnh vực nào?
A. Lấy kinh tế làm trọng tâm và trên nhiều lĩnh vực. B. Toàn diện, trọng tâm là đổi mới chính trị.
C. Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa-giáo dục. D. Kinh tế, văn hóa-nghệ thuật, chính trị.
3. Nhật Bản là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX do
A. tầng lớp Samurai vẫn có quyền lực rất lớn trong tổ chức bộ máy nhà nước sau cải cách.
B. quyền lực nhà nước vẫn do tầng lớp quí tộc tư sản hóa nắm quyền.
C. giai cấp phong kiến đứng đầu là Tướng quân vẫn nắm quyền
D. quý tộc có ưu thế chính trị và chủ trương xây dựng đất nước bằng sức mạnh quân sự.
4. Cuộc duy tân Minh Trị đã giúp cho Nhật Bản
A. đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, mở rộng thị trường.
B. giữ vững độc lập, phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.
C. thoát khỏi khủng hoảng trầm trọng.
D. trở thành một nước đế quốc chủ nghĩa.
5. Trong cuộc duy tân Minh Trị, đâu là nội dung “chì khóa” tạo nên sự phát triển dài lâu của Nhật Bản mà Việt
Nam có thể học tập?
A. ổn định chính trị. B. cải cách giáo dục.
C. cải cách kinh tế. D. tăng cường quân sự.
6. Đến giữa thế kỉ XIX, Ấn Độ là thuộc địa của nước thực dân
A. Anh. B. Pháp. C. Đức. D. Tây Ban Nha.
7. Từ giữa thế kỉ XIX, giai cấp tư sản Ấn Độ đấu tranh chống thực dân vì
A. yêu nước sâu sắc và ý thức đấu tranh giành độc lập dân tộc.
B. được sự ủng hộ của quần chúng và có tổ chức thống nhất.
C. ngày càng lớn mạnh về kinh tế nhưng bị thực dân kìm hãm.
D. bị vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công, thu thuế nặng nề.
8. Sau khi hoàn thành xâm lược Ấn Độ vào giữa thế kỉ XIX, thực dân phương Tây đã thiết lập hình thức cai trị
như thế nào?
A. Ấn Độ được trao quyền tự trị. B. Cai trị gián tiếp.
C. Cai trị trực tiếp. D. cai trị trực tiếp và gián tiếp.
9. Cao trào cách mạng 1905 - 1908 ở Ấn Độ có điểm gì khác so với các phong trào đấu tranh trước đó?
A. Tư sản lãnh đạo, mạng đậm tính giai cấp, vì quyền lợi chính trị và kinh tế.
B. Có sự lãnh đạo của Đảng Quốc Đại, sự tham gia của công nhân, nông dân.
C. Mang đậm ý thức dân tộc, có sự tham gia của công nhân, do tư sản lãnh đạo.
D. Tập hợp được đông đảo quần chúng tham gia, vì quyền dân tộc và dân chủ.
10. Giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị như một lực lượng độc lập khi
A. cao trào cách mạng 1905 – 1908 bùng nổ.
B. Đảng Quốc dân đại hội được thành lập (1885).
C. Anh thực hiện chính sách chia để trị ở Ấn Độ.
D. phái cấp tiến (phái “cực đoan”) được hình thành.
11. Cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên Quốc do ai lãnh đạo?
A. Khang Hữu Vi B. Hồng Tú Toàn.
C. Tôn Trung Sơn. D. Lương Khải Siêu.
12. Tổ chức nào đã lãnh đạo cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc?
A. Trung Quốc đồng minh hội. B. Đảng Quốc đại.
C. Quốc dân đại hội. D. Trung Hoa dân quốc.
13. Phong trào yêu nước do Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu lãnh đạo cuối thế kỉ XIX mang màu sắc mới vì
A. vũ trang bạo động chống thực dân. B. vũ trang bạo động chống triều đình.
C. tiếp thu tư tưởng tiên tiến. D. cải cách nâng cao dân trí.
14. Cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc có ý nghĩa quan trọng
A. lật đổ phong kiến, tạo điều kiện chủ nghĩa tư bản phát triển.
B. lật đổ triều đại Mãn Thanh, thiết lập triều đại mới tiến bộ.
C. đánh đổ phong kiến và các nước đế quốc xâm lược.
D. mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ.
15. Tư tưởng Tam dân của Tôn Trung Sơn ảnh hưởng đến tư tưởng Hồ Chí Minh qua câu khẩu hiệu
A. “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”.
B. “Độc lập – tự do – hạnh phúc”.
C. “Đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền”.
D. “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”.
16. Nửa sau thế kỉ XIX, quốc gia Đông Nam Á nào không bị thực dân phương Tây xâm lược?
A. Xiêm. B. Ma-lay-xi-a. C. In-đô-nê-xia. D. Phi-lip-pin.
17. Trong cuộc đấu tranh chống Pháp cuối thế kỉ XIX, nhân dân Lào và Campuchia sử dụng hình thức đấu tranh
A. vũ trang. B. chính trị. C. thương lượng. D. nghị trường.
18. Việc lợi dụng vị trí “nước đệm” đã giúp Xiêm
A. ít lệ thuộc vào các nước. B. phát triển kinh tế mạnh mẽ.
C. không trở thành thuộc địa. D. trở thành đồng minh của các nước.
19. Cuộc cải cách của vua Ra-ma V ở Xiêm mang tính chất
A. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. B. cách mạng vô sản.
C. cách mạng dân chủ nhân dân. D. cách mạng tư sản.
20. Sự thất bại trong phong trào yêu nước ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đặt ra yêu cầu quan
trọng nào cho cách mạng?
A. Cần có giai cấp lãnh đạo mới tiến bộ. B. Vũ khí được trang bị đầy đủ và hiện đại.
C. Liên minh giữa cách mạng các nước. D. Phải tập hợp được lực lượng toàn dân.
21. Từ thế kỷ XVI, XVII, nhiều nước Mĩ Latinh trở thành thuộc địa của
A. Anh và Mỹ. B. Bồ Đào Nha và Mỹ.
C. Mỹ và Tây Ban Nha. D. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
22. Phong trào Nghĩa Hòa đoàn cuối thế kỉ XIX ở Trung Quốc mang tính dân tộc vì
A. chống phong kiến. B. chia ruộng đất cho nông dân.
C. chống đế quốc. D. thực hiện quyền tự do, dân chủ.
23. Mĩ thực hiện chính sách Cái gậy lớn, Ngoại giao đồng đôla đối với khu vực Mĩ latinh nhằm
A. lôi kéo và khống chế các nước. B. biến Mĩ Latinh thành sân sau của mình .
C. đảm bảo an ninh và kinh tế cho các nước. D. loại trừ các đối thủ thực dân châu Âu .
24. So với châu Á và châu Phi, kẻ thù của nhân dân các nước Mĩ Latinh từ thế kỉ XVI – thế kỉ XX có điểm khác

A. chủ nghĩa thực dân mới. B. chủ nghĩa thực dân cũ.
C. chế độ phân biệt chủng tộc. D. chính quyền tư sản.
25. Cuộc đấu tranh của nhân dân Ê-ti-ô-pi-a có gì khác biệt so với Ai Cập trong thế kỷ XIX?
A. Diễn ra kéo dài. B. Giữ được nền độc lập.
C. Thất bại năng nề. D. Diễn ra quyết liệt, sôi nổi.

You might also like