You are on page 1of 5

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2021 - 2022


MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 11

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM


Bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp
Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Chiến tranh thế
giới thứ nhất (1914)
Bài 24: Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)
Chuyên đề: Quá trình xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông
II. BÀI TẬP TỰ LUẬN
Câu 1. Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất (1897 – 1914) của thực dân Pháp
a) Chuyển biến về kinh tế.
b) Chuyển biến về xã hội.
Câu 2. Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Chiến tranh thế giới
thứ nhất (1914)
a) Phan Bội Châu và xu hướng bạo động.
b) Phan Châu Trinh và xu hướng cải cách.
Câu 3. Hoạt động cứu nước của Nguyễn Tất Thành (1911 - 1918).
Câu 4. Quá trình xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông
a) Thời kì các chúa Nguyễn (thế kỉ XVI - XVIII).
b) Thời kì nhà nước phong kiến Nguyễn (1802 - 1884).
c) Ý nghĩa của việc xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.
III. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Mức độ nhận biết: từ câu 1 đến câu 6
Mức độ thông hiểu: từ câu 7 đến câu 15
Mức độ vận dụng thấp: từ câu 16 đến câu 18
Mức độ vận dụng cao/sáng tạo: câu 19 và câu 20
Câu 1. Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX ở Việt Nam theo xu hướng cải cách gắn liền với nhân
vật lịch sử nào?
A. Phan Châu Trinh. B. Nguyễn Thiện Thuật.
C. Hoàng Hoa Thám. D. Phan Bội Châu.
Câu 2. Trong quá trình hoạt động cứu nước 1904 - 1908, Phan Bội Châu đã tìm kiếm sự giúp đỡ
từ quốc gia nào?
A. Pháp. B. Anh.
C. Nhật Bản. D. Mĩ.
Trang 1/5
Câu 3. Nối những hoạt động với các sĩ phu yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX
Hoạt động Sĩ phu yêu nước
1. Thành lập Hội Duy tân; khởi xướng phong trào a. Lương Văn Can, Nguyễn Quyền…
Đông du; thành lập Việt Nam Quang phục hội… b. Phan Châu Trinh
2. Dựa vào Pháp đánh đổ ngôi vua; tổ chức cuộc c. Phan Bội Châu
vận động Duy tân; đi diễn thuyết ở nhiều nơi…
3. Mở trường học Đông Kinh nghĩa thục theo mô
hình Nhật Bản.
A. 1 - a, 2 - b, 3 - c. B. 1 - a, 2 - c. 3 - b.
C. 1 - c, 2 - b, 3 - a. D. 1 - c, 2 - a, 3 - b.
Câu 4. Trước cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914), xã hội Việt Nam có hai giai
cấp cơ bản là
A. địa chủ phong kiến và tiểu tư sản.
B. tư sản và công nhân.
C. địa chủ phong kiến và nông dân.
D. công nhân và nông dân.
Câu 5. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914), phương thức sản xuất nào đã
được du nhập vào Việt Nam?
A. Chiếm hữu nô lệ.
B. Phong kiến.
C. Tư bản chủ nghĩa.
D. Xã hội chủ nghĩa.
Câu 6. Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) ở Việt Nam trong
hoàn cảnh nào?
A. Cơ bản bình định được Việt Nam bằng quân sự.
B. Bộ máy chính quyền bản xứ đã hoàn toàn làm tay sai cho Pháp.
C. Nhân dân Việt Nam đã không còn tinh thần đấu tranh.
D. Pháp đã đàn áp được toàn bộ các cuộc khởi nghĩa.
Câu 7. Nội dung nào dưới đây không phải là điều kiện làm nảy sinh, thúc đẩy phong trào yêu
nước theo khuynh hướng mới ở Việt Nam đầu thế kỉ XX?
A. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp.
B. Những tư tưởng cải cách và cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc (1911).
C. Các nước phương Tây bước sang thời kì đế quốc chủ nghĩa.
D. Tư tưởng duy tân và tấm gương tự cường của Nhật Bản.

Trang 2/5
Câu 8. Yếu tố quyết định nhất để khuynh hướng dân chủ tư sản du nhập, trở thành khuynh
hướng chủ đạo trong phong trào yêu nước Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX là gì?
A. Khuynh hướng phong kiến đã thất bại, bế tắc.
B. Xã hội Việt Nam đã xuất hiện thêm những lực lượng mới, tiến bộ hơn.
C. Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam.
D. Sự chuyển biến và hoạt động tích cực của các sĩ phu yêu nước thức thời.
Câu 9. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu
thế kỉ XX thất bại là do
A. thế lực của giai cấp tư sản nhỏ bé, chưa đủ sức tập hợp lực lượng.
B. hạn chế về giai cấp lãnh đạo, không đưa ra được đường lối đấu tranh đúng đắn.
C. cuộc vận động của các sĩ phu chưa đủ khả năng để bùng nổ cách mạng tư sản.
D. thực dân Pháp đàn áp dã man các phong trào đấu tranh.
Câu 10. Nội dung nào là yếu tố quyết định để năm 1911 Nguyễn Tất Thành quyết tâm ra đi tìm
đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam?
A. Xuất phát từ yếu tố cá nhân: sớm có chí "đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào".
B. Xuất phát từ yếu tố dân tộc: đất nước đang bị khủng hoảng về con đường cứu nước.
C. Xuất phát từ yếu tố thời đại: thế giới đang thay đổi trong thời đại đế quốc chủ nghĩa.
D. Xuất phát từ yếu tố quê hương: nơi có truyền thống yêu nước đấu tranh bất khuất.
Câu 11. Mâu thuẫn chủ yếu bao trùm lên toàn bộ xã hội Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ
XX là
A. mâu thuẫn dân tộc: toàn thể dân tộc Việt Nam với triều đình nhà Nguyễn đầu hàng.
B. mâu thuẫn dân tộc: toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp.
C. mâu thuẫn giai cấp: giai cấp nông dân và địa chủ phong kiến.
D. mâu thuẫn giai cấp: giai cấp công nhân và tư sản người Pháp.
Câu 12. Vì sao Phan Bội Châu chuyển từ chủ trương “Quân chủ lập hiến” sang “Cộng hòa dân quốc”?
A. Ảnh hưởng “chủ nghĩa Tam dân” của Tôn Trung Sơn.
B. Ảnh hưởng từ cuộc Duy tân Minh Trị.
C. Ảnh hưởng tư tưởng “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” của cách mạng tư sản Pháp.
D. Ảnh hưởng phong trào Duy tân do Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi lãnh đạo.
Câu 13. Tại sao chính quyền thực dân Pháp cố gắng khôi phục, duy trì và mở rộng cơ sở công
nghiệp ở Việt Nam trong thời kì Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)?
A. Nhằm phát triển kinh tế công nghiệp ở Việt Nam.
B. Để bù đắp cho nền công nghiệp chính quốc.
C. Có cơ sở mở rộng đầu tư vào Việt Nam.
D. Khai thác tối đa tài nguyên thiên nhiên Việt Nam.

Trang 3/5
Câu 14. Vì sao trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam (1897 - 1914), thực dân
Pháp lại coi trọng việc xây dựng hệ thống giao thông vận tải?
A. Phục vụ cho nhu cầu đi lại của nhân dân Việt Nam.
B. Xây dựng Việt Nam thành khu kinh tế tự trị.
C. Muốn nền kinh tế Việt Nam bị lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp.
D. Phục vụ cho công cuộc khai thác và đàn áp nhân dân Việt Nam.
Câu 15. Nguyên nhân nào dẫn đến Phan Châu Trinh chủ trương cải cách đất nước?
A. Sớm tiếp thu những tư tưởng tiến bộ trên thế giới.
B. Phong trào Đông Du trước đó đã thất bại.
C. Xu hướng giải phóng dân tộc bằng khởi nghĩa vũ trang trước đó thất bại.
D. Tư tưởng cách mạng vô sản xâm nhập mạnh vào Việt Nam.
Câu 16. Điểm khác biệt căn bản nhất trong hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu so với Phan
Châu Trinh là
A. xu hướng và phương pháp thực hiện.
B. khuynh hướng cứu nước.
C. chủ trương và biện pháp thực hiện.
D. công tác tuyên truyền, tập hợp lực lượng.
Câu 17. Điểm giống nhau giữa các cuộc đấu tranh vũ trang trong những năm 1914 - 1918 là
A. có tổ chức và đường lối lãnh đạo đúng đắn.
B. hình thức đấu tranh phong phú.
C. diễn ra chủ yếu ở Bắc Kì.
D. thất bại do bế tắc về đường lối đấu tranh.
Câu 18. Điểm khác biệt và độc đáo nhất trong cuộc hành trình tìm đường cứu nước mới của
Nguyễn Tất Thành (1911 - 1917) so với những người đi trước là ở
A. hành trình đi tìm chân lí cứu nước.
B. mục đích ra đi tìm đường cứu nước.
C. hướng đi và cách tiếp cận chân lí cứu nước.
D. thời điểm xuất phát và bản lĩnh cá nhân.
Câu 19. Đâu là đóng góp lớn nhất của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và các sĩ phu yêu nước
thức thời đầu thế kỉ XX cho cuộc vận động giải phóng dân tộc thời kì sau?
A. Khởi xướng phong trào giải phóng dân tộc mang tính chất yêu nước và cách mạng.
B. Xác định mục tiêu đấu tranh mới: giành độc lập sau đó xây dựng chế độ tư bản.
C. Sáng tạo thêm nhiều hình thức đấu tranh mới: bạo động, cải cách, thành lập hội...
D. Tạo nên một khuynh hướng yêu nước mới theo con đường dân chủ tư sản.

Trang 4/5
Câu 20. Từ sự thất bại của phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX, hãy cho
biết đâu là nhân tố quyết định đến thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam giai
đoạn tiếp theo?
A. Xác định chính xác kẻ thù của dân tộc.
B. Lựa chọn con đường đấu tranh đúng đắn.
C. Kiên trì con đường đấu tranh vũ trang.
D. Kết hợp đa dạng hình thức đấu tranh.

Hà Nội, ngày 18 tháng 04 năm 2022


Giáo viên biên soạn Phê duyệt của TTCM

Nguyễn Tuấn Cường Nguyễn Thị Thu Hương

Trang 5/5

You might also like