You are on page 1of 6

ÔN TẬP LỊCH SỬ 8

I. Trắc nghiệm. Chọn đáp án đúng nhất


Câu 1. Thực dân Pháp thành lập Liên bang Đông Dương gồm:
A. Việt Nam, Lào, Thái Lan. C. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
B. Việt Nam, Lào, Mi-an-ma. D. Việt Nam, Cam-pu-chia, Thái Lan.
Câu 2. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất trong lĩnh vực công nghiệp thực dân
Pháp trước hết Pháp tập trung vào ngành gì?
A. Khai thác than và kim loại. C. Sản xuất xi măng và gạch ngói.
B. Khai thác điện, nước. D. Chế biến gỗ và xay xát gạo.
Câu 3. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp tiến hành vào thời
gian nào?
A. Từ năm 1897 đến năm 1912. C. Từ năm 1897 đến năm 1914.
B. Từ năm 1897 đến năm 1913. D. Từ năm 1897 đến năm 1915.
Câu 4. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất trong lĩnh vực nông nghiệp thực dân
Pháp đã áp dụng chính sách
A. cướp đoạt ruộng đất. C. nhổ lúa trồng cây công nghiệp.
B. thu tô thuế nặng. D. lập đồn điền.
Câu 5. Ở bậc Tiểu học trong nền giáo dục Việt Nam thời thuộc Pháp, học sinh học
chữ gì?
A. Chữ Hán, chữ Quốc ngữ, chữ Pháp là môn bắt buộc.
B. Chữ Hán, chữ Pháp.
C. Chữ Hán, chữ Quốc ngữ, chữ Pháp là môn tự nguyện.
D. Chữ Quốc ngữ và chữ Pháp.
Câu 6. Thành phần xuất thân của giai cấp công nhân Việt Nam chủ yếu từ
A. Giai cấp tư sản bị thực dân Pháp đình chỉ hoạt động kinh doanh.
B. Giai cấp địa chủ nhỏ bị thực dân Pháp thu toàn bộ ruộng đất.
C. Tầng lớp tiểu tư sản bị thất nghiệp.
D. Giai cấp nông dân bị tước ruộng đất.
Câu 7. Hệ thống giáo dục phổ thông thời Pháp thuộc chia ra mấy bậc?
A. Hai bậc: Tiểu học và Trung học.
B. Hai bậc: Ấu học và Tiểu học.
C. Ba bậc: Ấu học, Tiểu học và Trung học.
D. Ba bậc: Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông.
Câu 8. Giai cấp, tầng lớp nào ở Việt Nam ngày càng gánh chịu nhiều thứ thuế và bị
khổ cực trăm bề?
A. Giai cấp tư sản dân tộc C. Tầng lớp tiểu tư sản.
B. Giai cấp công nhân làm thuê D. Giai cấp nông dân.
Câu 9. Chính sách khai thác bóc lột của thực dân Pháp đã làm cho nền kinh tế Việt
Nam như thế nào?
A. Tài nguyên thiên nhiên bị bóc lột cùng kiệt.
B. Nông nghiệp giẫm chân tại chỗ.
C. Kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc
D. Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn một nền công nghiệp nặng.
Câu 10. Chính sách khai thác bóc lột của thực dân Pháp đã làm cho nền kinh tế
Việt Nam như thế nào?
A. Tài nguyên thiên nhiên bị bóc lột cùng kiệt.
B. Nông nghiệp giẫm chân tại chỗ.
C. Kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc
D. Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn một nền công nghiệp nặng.
Câu 11. Mục đích của Pháp trong việc mở rộng trường học để
A. Phát triển nền giáo dục Việt Nam
B. Khai minh nền văn hóa giáo dục Việt Nam.
C. Do nhu cầu học tập, của con em quan chức để đào tạo người bản xứ phục vụ
cho Pháp.
D. Do nhu cầu học tập của nhân dân ngày một cao.
Câu 12. Điểm mới của xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX là
A. củng cố chế độ phong kiến Việt Nam, không lệ thuộc Pháp.
B. phát triển đất nước theo con đường tư bản chủ nghĩa.
C. đẩy mạnh cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
D. yêu cầu nhà vua thực hiện cải cách duy tân đất nước.
Câu 13. Đầu thế kỉ XX, trong nhận thức của các sĩ phu Việt Nam, muốn đất nước
phát triển phải đi theo con đường nào?
A. Đi theo con đường duy tân của Nhật Bản.
B. Đi theo con đường cải cách của Trung Quốc.
C. Đi theo cách mạng vô sản ở Pháp.
D. Đi theo con đường cách mạng tháng Mười Nga.
Câu 14. Những người đi tiên phong trong phong trào yêu nước và cách mạng ở
Việt Nam đầu thế kỉ XX là
A. Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu.
B. Nguyễn Ái Quốc.
C. Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.
D. Nguyễn Ái Quốc, Phan Bội Châu.
Câu 15. Trường Đông Kinh nghĩa thục được thành lập năm
A. Năm 1904 B. Năm 1907 C. Năm 1906 D. Năm 1908
Câu 16. Khi tiếp nhận con đường cứu nước mới- dân chủ tư sản, các sĩ phu yêu
nước Việt Nam chủ trương theo hai hướng đó là:
A. Bạo động và cải cách. C. Theo phương Tây và theo Nhật.
B. Đánh Pháp và hoà Pháp. D. Dựa vào Nhật và dựa vào Pháp.
Câu 17. Cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX để gắn việc đánh đuổi
thực dân Pháp với
A. đánh đuổi phong kiến tay sai. C. giành độc lập dân tộc.
B. cải cách xã hội. D. giải phóng giai cấp nông dân.
Câu 18. Hội Duy tân do Phan Bội Châu đứng đầu được thành lập năm
A. Năm 1902 B. Năm 1904 C. Năm 1906 D. Năm 1908
Câu 19. Mục đích của Hội Duy tân là
A. gửi thanh niên sang Nhật du học.
B. phát động thanh niên tham gia phong trào Đông Du.
C. lập ra một nước Việt Nam độc lập.
D. đánh đổ đế quốc Pháp giành độc lập dân tộc.
Câu 20. Mục đích của Hội Duy tân là
A. gửi thanh niên sang Nhật du học.
B. phát động thanh niên tham gia phong trào Đông Du.
C. lập ra một nước Việt Nam độc lập.
D. đánh đổ đế quốc Pháp giành độc lập dân tộc.
Câu 21. Trong quá trình hoạt động cách mạng của mình Phan Châu Trinh nêu chủ
trương cứu nước, cứu dân bằng cách nào?
A. Tiến hành bạo động đánh đuổi thực dân Pháp.
B. Nâng cao dân trí, dân quyền.
C. Thiết lập quan hệ ngoại giao đơn phương với Pháp để pháp trao trả độc lập.
D. Câu A, B, C đều đúng.
Câu 22. Điểm giống nhau của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong quá trình
hoạt động cách mạng là
A. thực hiện chủ trương dùng bạo lực cách mạng để đánh (đuổi thực dân Pháp).
B. noi theo gương Nhật Bản để tự cường,
C. chủ trương thực hiện cải cách dân chủ.
D. chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
Câu 23. Vì sao Nguyễn Ái Quốc không đi theo con đường cứu nước của Phan Bội
Châu, Phan Châu Trinh và các bậc tiền bối yêu nước đầu thế kỉ XX?
A. Con đường của họ không có nước nào áp dụng.
B. Con đường của họ là con đường cách mạng tư sản.
C. Nguyễn Ái Quốc nhìn thấy sự bế tắc của các con đường cứu nước đó.
D. Con đường cứu nước của họ chỉ đóng khung trong nước, không thoát khỏi sự bế
tắc của chế độ phong kiến.
Câu 24. Ai là người lãnh đạo phong trào Duy tân?
A. Phan Châu Trinh và Huỳnh Thúc Kháng
B. Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu,
C. Lương Văn Can, Nguyễn Quyền.
D. Lê Đại, Vũ Hoành.
Câu 25. Mở trường, diễn thuyết về các đề tài sinh hoạt xã hội, tình hình thế giới,
tuyên truyền đả phá các hủ tục phong kiến lạc hậu, đua nhau cắt tóc ngắn, mặc áo
ngắn, đả kích quan lại xấu, cổ động việc mở mang công thương...Đó là hoạt động
của phong trào nào?
A. Phong trào Đông du (1905)
B. Đông Kinh nghĩa thục (1907)
C. Cuộc vận động Duy tân (1908)
D. Phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908)

II. Tự luận.
Câu 1. Sau hai Hiệp ước Hác-măng (1883) và Pa-tơ-nốt (1884), nhiệm vụ đặt ra
cho dân tộc ta là phải làm gì?
- Chống thực dân Pháp giành độc lập dân tộc vì thực dân Pháp thời điểm này đã
hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam.
- Chống phong kiến giải phóng giai cấp nông dân và nhân dân lao động vì triều
đình đã đầu hàng thực dân Pháp

Câu 2. Giải thích yêu nước là tính tất yếu của phong trào Cần vương:
- Phong trào Cần vương là sự tiếp nối phong trào yêu nước trước đó và truyền
thống yêu nước của dân tộc, có giá trị kế thừa và nâng cao.
- Phong trào tuy diễn ra dưới danh nghĩa là “giúp vua cứu nước”, nhưng thực tế dù
có vua lãnh đạo hay không có vua lãnh đạo thì phong trào vẫn phát triển với mục
tiêu là đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc.
=> Điều đó chứng tỏ: Cần vương chỉ là danh nghĩa, tính chất yêu nước chống Pháp
là chủ yếu.

Câu 3. Dưới tác động của chính sách khai thác bóc lột thuộc địa lần thứ nhất của
thực dân Pháp, xã hội Việt Nam xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới nào? Thái độ
chính trị của các giai cấp, tầng lớp đó đối với cách mạng Việt Nam.
+ Tầng lớp tư sản:
- Họ là các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, chủ xưởng thủ công, đông nhất là các
chủ hãng buôn bán....
- Họ bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép, bị lệ thuộc, yếu ớt về
mặt kinh tế nên họ chỉ mong muốn có những thay đổi nhỏ để dễ bề làm ăn sinh
sống chứ chưa dám tỏ thái độ hưởng ứng hay tham gia vào các cuộc vận động yêu
nước đầu thế kỉ XX.
+ Tầng lớp tiểu tư sản thành thị:

- Là chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp như
thông ngôn, nhà giáo, thư kí, học sinh và những người làm nghề tự do. Cuộc sống
rất bấp bênh.
- Có trình độ học vấn, nhạy bén với thời cuộc, có ý thức dân tộc nên sớm giác ngộ
và tích cực tham gia các phong trào cứu nước đầu thế kỉ XX.
+ Giai cấp công nhân:
- Do công thương nghiệp thuộc địa phát triển đã dẫn đến sự hình thành đội ngũ
công nhân. Phần lớn họ xuất thân từ nông dân bị bần cùng hóa và phá sản, không
có ruộng đất nên phải tìm đến các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp,... xin
làm công ăn lương.
- Công nhân và gia đình họ bị thực dân phong kiến và tư sản bóc lột nên sớm có
tinh thần đấu tranh chống bọn chủ đòi cải thiện điều kiện làm việc và sinh hoạt.
Đây là giai cấp có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống đế quốc, phong kiến. Là giai
cấp có tinh thần cách mạng triệt để.

Câu 4. Trình bày những hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu từ 1904 đến 1909.
Ý nghĩa của những hoạt động trên?
- Năm 1904, các nhà yêu nước lập ra Hội Duy tân do Phan Bội Châu đứng đầu.
Hội chủ trương dùng bạo động vũ trang đánh Pháp, mục dích của hội là lập ra một
nước Việt Nam độc lập.
- Đầu năm 1905, Phan Bội Châu sang Nhật nhờ giúp khí giới, tiền bạc để đánh
Pháp. Hội Duy Tân phát động thành viên tham gia phong trào Đông du. Từ năm
1905 đến năm 1908, phong trào Đông du phát triển mạnh, số học sinh sang Nhật
có lúc lên tới 200 người.
- Tháng 9 - 1908, Pháp câu kết với chính phủ Nhật Bản yêu cầu nhà cầm quyền
nước này trục xuất những người yêu nước Việt Nam khỏi đất Nhật. Tháng 3- 1909,
Phan Bội Châu rời Nhật Bản. Phong trào Đông du tan rã. Hội Duy tân ngừng hoạt
động.
* Ý nghĩa:
- Kế tục truyền thống yêu nước, khởi nghĩa vũ trang của cha ông, có tinh thần
đoàn kết dân tộc đến đoàn kết quốc tế.
- Phan Bội Châu cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá cho cuộc đấu tranh giai đoạn sau.
Câu 5. Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước? Trình bày những hoạt
động yêu nước của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến năm 1917. Ý nghĩa của
những hoạt động trên?
+ Vì sao:
- Xuất phát từ truyền thống quê hương của dân tộc Việt Nam bao đời nay.
- Bản thân sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp,
nên ông đã ý thức được lòng yêu nước từ khi còn bé.
- Các phong trào yêu nước trước đó dù nổ ra mạnh mẽ song đề thất bại. Ông nhìn
thấy những mặt chưa hợp lý trong những phong trào đã thất bại, không tán thành
trước đường lối hoạt động của những người đi trước nên quyết định tìm con đường
cứu nước mới cho dân tộc
+ Các hoạt động:
- Giữa năm 1911, Nguyễn Tất Thành xuống làm phụ bếp cho một tàu buôn của
Pháp để có cơ hội sang các nước phương Tây. Từ năm 1911 đến năm 1917, Người
đi qua nhiều nước ở châu Phi, châu Mĩ, châu Âu.
- Năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp. Người đã làm rất nhiều nghề, học
tập, rèn luyện trong quần chúng lao động và giai cấp công nhân Pháp.
- Người hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp. Người
hăng hái học tập, tham gia những buổi diễn thuyết, tham gia đấu tranh đòi cho binh
lính và thợ thuyền Việt Nam sớm được hồi hương.
+ Ý nghĩa.
- Người sống và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng
của Cách mạng tháng Mười Nga, tư tưởng của Nguyễn Tất Thành dần có những
chuyển biến.
- Những hoạt động yêu nước của Người tuy mới chỉ bước đầu, nhưng là điều kiện
quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt
Nam.

You might also like