You are on page 1of 6

SỞ GD&ĐT KIÊN GIANG TỔ LỊCH SỬ

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HUỲNH MẪN ĐẠT LỚP 11

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ 11


Câu 1: Giai cấp mới nào trong xã hội Việt Nam ra đời ngay trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?
A. Công nhân, tư sản. B. Công nhân. C. Tư sản. D. Tiểu tư sản.

Câu 2: Nhân tố nào đã dẫn đến sự chuyển biến của kinh tế - xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX?
A. Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất.
B. Thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược, bình định Việt Nam.
C. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.
D. Tư tưởng dân chủ tư sản bắt đầu được du nhập vào Việt Nam.

Câu 3: Thực dân Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột nào trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất để tăng lợi nhuận?
A. Phương thức bóc lột tư bản chủ nghĩa. B. Phương thức bóc lột thực dân.
C. Phương thức bóc lột tiền tư bản chủ nghĩa. D. Phương thức bóc lột phong kiến

Câu 4: Vì sao thực dân Pháp chú trọng xây dựng hệ thống giao thông trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất?
A. Phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột và quân sự.
B. Khuếch trương hình ảnh đại diện của nền văn minh Pháp.
C. Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngoại thương.
D. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, nguyên liệu.

Câu 5: Vì sao đang tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam, đến năm 1914, Pháp phải dừng cuộc khai thác
lại?
A. Pháp nhận thấy ở Việt Nam tài nguyên thiên nhiên không phong phú.
B. Pháp phải tập trung sức người sức của vào cuộc chiến tranh.
C. Pháp lợi dụng chiến tranh để bán vũ khí thu lợi nhuận nhiều hơn.
D. Chiến tranh đang đe dọa nước Pháp một cách khốc liệt.

Câu 6: Đâu không phải là mục đích của thực dân Pháp khi tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương?
A. Bù đắp thiệt hại của quá trình xâm lược và bình định quân sự.
B. Khuếch trương công lao khai hóa của Pháp.
C. Bù đắp thiệt hại từ cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất.
D. Bóc lột để làm giàu cho chính quốc Pháp

Câu 7: Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là
A. kinh tế chuyển biến mang tính chất cục bộ, lệ thuộc vào Pháp.
B. kinh tế nông nghiệp phát triển, kinh tế công nghiệp chậm phát triển.
C. kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ.
D. hệ thống các tuyến đường giao thông được mở rộng.

Câu 8: Chính sách thâm độc nhất của thực dân Pháp trên lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam trong quá trình khai thác thuộc địa lần thứ
nhất là chính sách
A. đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất của nông dân.
B. lập các đồn điền để trồng các loại cây công nghiệp.
C. thu mua lương thực với giá rẻ mạt đối với nông dân.
D. tăng các loại thuế đối với sản xuất nông nghiệp.

Câu 9: Vì sao trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, công nhân Việt Nam chỉ dừng lại ở
đấu tranh đòi quyền lợi về kinh tế?
A. Vì số lượng còn ít do mới ra đời. B. Vì đời sống vật chất còn thiếu thốn.
C. Vì chưa được giác ngộ lý luận cách mạng. D. Vì bị sự quản lý chặt chẽ của thực dân Pháp.

Câu 10: Tính chất nền kinh tế Việt Nam có sự biến đổi như thế nào sau chương trình khai thác thuộc địa lần thứ
nhất của thực dân Pháp?
A. Kinh tế tư bản chủ nghĩa. B. Kinh tế tư bản chủ nghĩa mang hình thái thực dân.
C. Kinh tế phong kiến. D. Kinh tế nông nghiệp thuần túy phong kiến.

Câu 11: Những chuyển biến về kinh tế - xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX đã có tác động như thế nào đến phong trào yêu nước Việt
Nam?
A. Làm cho mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt.
B. Thúc đẩy phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản và vô sản phát triển.
C. Tạo điều kiện để Nguyễn Tất Thành có những nhận thức mới về thời đại.
D. Tạo cơ sở bên trong để bùng nổ phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

Câu 12: Tổ chức đầu tiên do Phan Bội Châu thành lập trong quá trình hoạt động cách mạng là
A. Hội Duy Tân. B. Việt Nam Quang phục hội.
C. Tâm Tâm xã. D. Hội Phục Việt.

Câu 13: Nội dung nào thể hiện đúng chủ trương và hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đầu thế kỷ XX?
A. Mâu thuẫn về chủ trương cứu nuớc trong tầng lớp văn thân, sĩ phu.
B. Thể hiện sự khủng hoảng về phuơng pháp cách mạng.
C. Hoàn toàn đối lập nhau về tư tuởng và biện pháp thực hiện.
D. Khác nhau về phương pháp, thống nhất về mục tiêu.

Câu 14: Các cơ sở sản xuất, buôn bán, giao thông vận tải của người Việt Nam được củng cố, mở rộng và xuất hiện nhiều cơ sở mới
giai đoạn 1914-1918 vì
A. Việt Nam có điều kiện phát triển các ngành nghề trên.
B. cuộc chiến tranh thế giới làm cho hàng hóa từ Pháp chở sang Việt Nam giảm sút.
C. thực dân Pháp không vận chuyển hàng hóa từ chính quốc sang Việt Nam.
D. Việt Nam có thị trường rộng lớn.

Câu 15: Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây không mang tính Cần Vương?
A. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892). B. Khởi nghĩa Ba Đình (1886 - 1887).
C. Khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896). D. Khởi nghĩa Yên Thế (1884 -1913).

Câu 16: Trong thời gian học ở trường Quốc học Huế, Nguyễn Tất Thành chứng kiến khẩu hiệu gì của Pháp?
A. Tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình. B. Tự do ngôn luận, tự do báo chí.
C. Tự do, bình đẳng, bác ái. D. Độc lập dân tộc cho các nước thuộc địa.

Câu 17: Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt (1888), phong trào Cần Vương
A. tiếp tục hoạt động, quy tụ thành những trung tâm lớn.
B. hoạt động cầm chừng, thu hẹp lên vùng trung du, miền núi.
C. tiếp tục hoạt động, nhưng thu hẹp vào Nam Trung Bộ.
D. chấm dứt hoạt động.

Câu 18: Vì sao phong trào Đông Du tan rã?


A. Nhật cấu kết với Pháp trục xuất lưu học sinh Việt Nam.
B. Nhật không còn hợp tác với Phan Bội Châu.
C. Phan Bội Châu bị Pháp bắt tại Thượng Hải.
D. Số lượng học sinh Việt Nam tại Nhật Bản ngày càng giảm.

Câu 19: Từ đầu thế kỉ XX đến năm 1914, phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam diễn ra theo những xu hướng nào?
A. Phong kiến và dân chủ tư sản. B. Dân chủ tư sản và vô sản.
C. Hợp pháp và bất hợp pháp. D. Bạo động và cải cách.

Câu 20: Chủ trương cứu nước được tiến hành bằng biện pháp cải cách ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là của
A. Nguyễn Trường Tộ. B. Phan Châu Trinh. C. Phan Bội Châu. D. Nguyễn Lộ Trạch.

Câu 21: Lực lượng tham gia phong trào đấu tranh theo xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX là
A. nhiều tầng lớp, giai cấp, thành phần xã hội. B. nông dân, công nhân và trí thức.
C. các văn thân sĩ phu. D. toàn thể dân tộc Việt Nam.

Câu 22: Hai xu hướng cứu nước trong phong trào cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX, không đối lập nhau và bài xích nhau vì
A. đều chủ trương lật đổ chế độ phong kiến. B. đều dựa vào Nhật Bản để đấu tranh.
C. đều nhằm vào mục đích cứu nước cứu dân. D. đều dựa vào tầng lớp trên của xã hội.

Câu 23: Nội dung nào không phản ánh đúng điểm tiến bộ mang tính cách mạng của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ
tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX?
A. Có ý thức về dân chủ, dân quyền, khái niệm “dân” và “nước” gắn liền với nhau.
B. Giải phóng dân tộc phải gắn liền với duy tân và thay đổi chế độ xã hội.
C. Kết hợp nhiều phương pháp, hình thức đấu tranh để giành độc lập.
D. Tin tưởng vào triều đình phong kiến để duy tân, phát triển đất nước.

Câu 24: Nội dung nào sau đây không phải là điều kiện làm nảy sinh, thúc đẩy phong trào yêu nước theo khuynh hướng mới ở Việt
Nam đầu thế kỉ XX?
A. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp.
B. Những tư tưởng cải cách và Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc (1911).
C. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới lần thứ nhất ở Nga (1905 - 1907).
D. Tấm gương tự cường của Nhật Bản và tư tưởng dân chủ tư sản của phương Tây.

Câu 25: Tư tưởng cứu nước của Phan Bội Châu có điểm gì giống với tư tưởng cứu nước thời phong kiến?
A. Cứu nước bằng phương pháp bạo động vũ trang.
B. Lãnh đạo phong trào thông qua những hình thức tổ chức phù hợp.
C. Giải phóng dân tộc, tiến tới thành lập chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam.
D. Lấy dân làm gốc, “dân là dân nước, nước là nước dân”.

Câu 26: Lực lượng đông đảo và hăng hái nhất trong phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là
A. giai cấp nông dân. B. giai cấp công nhân và tư sản dân tộc.
C. tiểu tư sản thành thị và công nhân. D. giai cấp công nhân.

Câu 27: Sắp xếp các sự kiện sau theo thứ tự thời gian :
(1) Thành lập Hội Duy tân.
(2) Tổ chức phong trào Đông Du.
(3) Thành lập Việt Nam Quang phục hội.
(4) Phan Bội Châu bị giới quân phiệt Trung Quốc bắt giam.
A. (1), (2), (3), (4). B. (2), (1), (4), (3). C. (4), (3), (2), (1). D. (1), (3), (4), (2).

Câu 28: Hạn chế lớn nhất trong quá trình hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu là
A. sử dụng bạo động chưa có cơ sở chính đáng. B. ý đồ cầu viện Nhật Bản là sai lầm, nguy hiểm.
C. tìm đến Nhật Bản chưa đúng thời điểm. D. chưa thấy được sứ mệnh của dân tộc.

Câu 29: Nội dung nào là điểm giống nhau giữa chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh vào đầu thế kỉ XX?
A. Phương hướng tiến lên chủ nghĩa tư bản. B. Phương pháp hoạt động bí mật.
C. Xác định kẻ thù trước mắt là thực dân Pháp. D. Chỗ dựa của cách mạng là địa chủ giàu có.

Câu 30: Cuộc vận động yêu nước đầu thế kỉ XX chưa dẫn đến sự bùng nổ một cuộc cách mạng tư sản ở Việt Nam vì
A. Thiếu một đường lối chính trị đúng đắn. B. Cơ sở kinh - tế xã hội chưa đủ mạnh.
C. Thiếu sự lãnh đạo của một tổ chức thống nhất. D. Chưa chú ý xây dựng lực lượng trong nước

Câu 31: “Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX có hạn chế lớn về xác định
kẻ thù”. Đây là nhận định
A. sai, vì các sĩ phu yêu nước đã đưa ra khẩu hiệu đánh đuổi giặc Pháp gắn với đánh đổ phong kiến tay sai.
B. đúng, vì các sĩ phu yêu nước tiến bộ vẫn chưa xác định được kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam.
C. sai, vì mục tiêu cao nhất của phong trào là đánh đuổi Pháp, giành độc lập.
D. đúng, vì phong trào chỉ xác định được một trong hai kẻ thù chính của cách mạng Việt Nam.

Câu 32: “Một trong những tiến bộ của phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX là ở quan niệm về phạm trù yêu nước”. Đây là
nhận định
A. đúng, vì các sĩ phu đã đưa ra vấn đề yêu nước phải gắn với xây dựng xã hội tiến bộ.
B. sai, phạm trù yêu nước thương dân luôn ăn sâu vào tư tưởng người dân Việt Nam.
C. sai, vì khuynh hướng cứu nước mới của các sĩ phu không đem đến sự thành công.
D. đúng, vì hoạt động của các sĩ phu gắn liền với khái niệm dân quyền dân chủ.
Câu 33: Đặc điểm của phong trào công nhân Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) là
A. diễn ra lẻ tẻ, mang tính tự giác. B. phụ thuộc vào phong trào yêu nước.
C. mang tính tự phát. D. có sự liên kết chặt chẽ với nhau

Câu 34: Đâu không phải là hình thức đấu tranh của phong trào công nhân Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất
(1914-1918)?
A. Đánh trả lính khố xanh. B. Bỏ việc, phá giao kéo.
C. Tham gia khởi nghĩa vũ trang. D. Thành lập tổ chức chính trị.

Câu 35: Mục tiêu đấu tranh của công nhân Việt Nam trong Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) là
A. đòi quyền lợi về chính trị. B. đòi quyền lợi về kinh tế.
C. đòi tham gia vào bộ máy chính quyền. D. kết hợp đòi quyền lợi kinh tế và chính trị.

Câu 36: Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến năm 1918 đóng vai trò như thế nào trong việc xác định con đường
cứu nước đúng đắn của dân tộc Việt Nam?
A. Là cơ sở quan trọng. B. Là định hướng cơ bản.
C. Đây là giai đoạn quyết định. D. Chỉ là một trong nhiều nhân tố.

Câu 37: Bối cảnh lịch sử nào quyết định việc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước?
A. Thực dân Pháp đặt xong ách thống trị trên đất nước Việt Nam.
B. Các tư tưởng cứu nước mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản ảnh hưởng sâu rộng đến nước ta.
C. Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta phát triển mạnh mẽ.
D. Con đường cứu nước giải phóng dân tộc ở Việt Nam đang bế tắc, chưa có lối thoát.

Câu 38: Đâu không phải là nguyên nhân Nguyễn Tất Thành chọn Pháp là điểm dừng chân đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu
nước?
A. Muốn đánh đuổi kẻ thù phải hiểu rõ kẻ thù đó.
B. Tìm hiểu xem những điều gì ẩn sau khẩu hiệu “Tự do - bình đẳng - bác ái”.
C. Nơi đặt trụ sở của Quốc tế Cộng sản - tổ chức ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.
D. Để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm cách mạng thế nào, rồi trở về giúp đồng bào mình.

Câu 39: Yếu tố nào giữ vai trò quyết định đến việc tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành?
A. Do mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai.
B. Do tinh thần yêu nước thương dân, ý chí đánh đuổi giặc Pháp của Nguyễn Tất Thành.
C. Những hoạt động yêu nước của các vị tiền bối diễn ra sôi nổi nhưng tất cả đều thất bại.
D. Phong trào cách mạng trên thế giới diễn ra mạnh mẽ đã cổ vũ cho cách mạng Việt Nam.

Câu 40: Cách thức tìm kiếm con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành có điểm gì tiến bộ so với các bậc tiền bối?
A. Khảo sát trên phạm vi rộng và lao động thực tế để tiếp cận chân lí.
B. Học hỏi bài học kinh nghiệm cứu nước từ các nước tiên tiến trên thế giới.
C. Tiến hành khảo sát trên phạm vi rộng khắp thế giới.
D. Trải qua quá trình lao động thực tiễn để tiếp thu chân lí, tìm ra con đường phù hợp.

Câu 41: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần Vương vào cuối thế kỉ XIX là do
A. hạn chế về đường lối, phương pháp tổ chức và lãnh đạo.
B. thế lực của thực dân Pháp mạnh.
C. sự nhu nhược hèn yếu của triều đình.
D. phương pháp đấu tranh không phù hợp.

Câu 42: Nghĩa quân Hoàng Hoa Thám đã có 2 lần giảng hòa với Pháp (1894, 1897) vì
A. thế và lực của ta mạnh hơn Pháp.
B. cần tranh thủ thời gian giảng hòa để củng cố căn cứ và xây dựng lực lượng.
C. cần thương lượng để cùng chia sẻ vùng Yên Thế với Pháp.
D. bị thực dân Pháp ép buộc.

Câu 43: Đặc điểm nổi bật của khởi nghĩa Yên Thế so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương là
A. thể hiện lòng yêu nước và ý chí đấu tranh, tiến tới giải phóng dân tộc.
B. lực lượng tham gia đông đảo là quần chúng nhân dân, chủ yếu là sĩ phu yêu nước.
C. phong trào cuối cùng bị thất bại do thiếu lực lượng tham gia.
D. phong trào nổ ra trong thời gian ngắn thì bị thực dân Pháp đàn áp.

Câu 44: Hình thức đấu tranh nào dưới đây gắn với phong trào yêu nước của các sĩ phu tiến bộ Việt Nam đầu thế kỉ XX?
A. Đấu tranh bằng vũ trang. B. Đấu tranh bằng chính trị.
C. Đấu tranh vũ trang kết hợp với ngoại giao . D. Dùng biện pháp cải cách ôn hòa.

Câu 45: Phong trào Cần Vương để lại bài học quý báu nào cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay?
A. Cần phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc.
B. Cần xây dựng tiềm lực an ninh - quốc phòng vững mạnh.
C. Cần có đường lối đấu tranh phù hợp, khôn khéo từng thời kỳ.
D. Phát huy tiềm lực kinh tế.

Câu 46: Khởi nghĩa Hương Khê đuợc xem là đỉnh cao trong phong trào Cần Vương, vì một trong các lí do nào sau đây?
A. Phong trào kéo dài trong 20 năm.
B. Tổ chức đánh địch một cách có hiệu quả.
C. Phong trào lập nhiều chiến công, gây cho địch nhiều tổn thất.
D. Phong trào đánh bại các âm mưu của Pháp.

Câu 47: Vì sao Pháp xem Tôn Thất Thuyết là kẻ thù cần tiêu diệt?
A. Tôn Thất Thuyết không chấp nhận đầu hàng Pháp.
B. Tôn Thất Thuyết đưa ra nhiều yêu sách đòi hỏi Pháp phải chấp nhận.
C. Tôn Thất Thuyết đã kêu gọi nhân dân các tỉnh Trung Kỳ đứng lên chống Pháp.
D. Tôn Thất Thuyết đứng đầu phe chủ chiến, có tinh thần chống Pháp.

Câu 48: Con đường mà Nguyễn Ái Quốc đã chọn cho cách mạng Việt Nam?
A. Cách mạng dân chủ tư sản. B. Cách mạng vô sản.
C. Cách mạng giải phóng dân tộc. D. Cách mạng dân chủ nhân dân.

Câu 49: Vì sao Nguyễn Tất Thành không đi theo con đường cứu nước của các bậc tiền bối yêu nước đầu thế kỷ XX?
A. Vì con đường của họ không nước nào áp dụng.
B. Vì con đường của họ là cách mạng tư sản.
C. Vì Người nhìn thấy sự bế tắc của các con đường cứu nước đó.
D. Vì con đường đó chỉ đóng khung trong nước.

Câu 50: Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX?
A. Phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX được các văn thân, sĩ phu yêu nước lãnh đạo.
B. Dưới khẩu hiệu Cần vương, các phong trào đấu tranh tự phát của nông dân diễn ra sôi nổi.
C. Phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX nhằm khôi phục chủ quyền dân tộc và ngai vàng phong kiến.
D. Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương.

Câu 51: Chiếu Cần Vương được đông đảo nhân dân hưởng ứng vì
A. Đó là chiếu chỉ của nhà vua yêu nước đại diện cho triều đình kháng chiến.
B. Nhân dân oán giận bộ phận vua quan phong kiến nhu nhược và căm thù thực dân Pháp.
C. Đáp ứng được nguyện vọng đấu tranh giành tự do, độc lập của nhân dân ta.
D. Đây là đường lối đúng đắn, phù hợp với tình thế đất nước lúc bấy giờ.

Câu 52: Chính quyền thực dân Pháp đã cố gắng khôi phục, duy trì và mở rộng cơ sở công nghiệp ở Việt Nam để làm gì?
A. Để gánh đỡ những tổn thất, thiết hụt của chính quốc trong chiến tranh.
B. Để bù đắp và thu nhiều lợi nhuận cho công nghiệp đang bị phát triển của chính quốc.
C. Để có cơ sở đầu tư ngày càng nhiều vào Việt Nam.
D. Để khai thác tối đa tài nguyên, thiên nhiên ở Việt Nam.

Câu 53: Phương thức hoạt động theo xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX là
A. khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
B. bạo động kết hợp với bất bạo động.
C. cải cách xã hội và nâng cao dân trí, dân quyền.
D. vũ trang, tuyên truyền giáo dục, vận động cải cách xã hội, kết hợp lực lượng bên trong và bên ngoài.

Câu 54: Khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) bùng nổ, toàn quyền Đông Dương tuyên bố điều gì ở Việt Nam?
A. Việt Nam phải có nghĩa vụ nộp hết ruộng đất cho người Pháp.
B. Nhiệm vụ chủ yếu của Đông Dương là phải cung cấp cho chính quốc đến mức tối đa nhân lực, vật lực và tài lực...
C. Việt Nam phải chi phí cho chiến trường nước Pháp khi có chiến tranh
D. Đầu tư công nghiệp quốc phòng ở Việt Nam phục vụ cho chiến tranh thế giới thứ nhất.
Câu 55: Vào đầu thế kỉ XX, những trí thức phong kiến đã nhận thấy điểm hạn chế đang diễn ra trong xã hội Việt Nam là
A. sự lỗi thời của hệ tư tưởng Nho giáo và sự phản bội của triều đình phong kiến.
B. các tân thư, tân báo của Trung Hoa cứ tấp nập đưa vào Việt Nam.
C. tiều đình nhà Nguyễn không thể đưa đất nước thoát khỏi nô lệ.
D. sự áp đảo của hệ tư tưởng dân chủ tư sản tràn vào Việt Nam.

Câu 56: Vì sao trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) sức sản xuất của nông dân ở nông thôn Việt Nam bị giảm sút?
A. Do thực dân Pháp bóc lột nặng nề, nạn đói thường xuyên xảy ra.
B. Do nông dân bị đói khổ, không còn sức sản xuất.
C. Do nông dân bị tước đoạt ruộng đất nên không có đất để sản xuất.
D. Do thực dân Pháp bắt nông dân đi làm lính chiến hay lính thợ cho Pháp.

Câu 57: Để đánh đuổi giặc Pháp bằng bạo lực cách mạng, Việt Nam Quang phục hội đã thành lập
A. Việt Nam Quang phục quân. B. Việt Nam Cứu quốc quân.
C. Việt Nam bạo lực quân. D. Việt Nam giải phóng quân.

Câu 58: Năm 1897, thực dân Pháp ép Triều đình nhà Nguyễn “nhượng” cho chúng quyền
A. khai khẩn đất hoang. B. khai thác khoáng sản.
C. làm chủ các cửa biển. D. xây dựng đồn điền.

You might also like