You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 2 – MÔN LỊCH SỬ 8

Năm học: 2022-2023


- Hình thức thi: Trắc nghiệm 100%
I. LÝ THUYẾT
- Học sinh ôn tập nội dung:
+ Trào lưu cải cách Duy tân ở Việt Nam cuối TK XIX
+ Những chuyển biến về kinh tế - xã hội ở Việt Nam và phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu
TK XX đến 1918
II. MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO
Câu 1: Đặc điểm nổi bật của tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX là gì?
A. Chính trị không ổn định, kinh tế phát triển.
B. Chính trị ổn định, kinh tế khủng hoảng.
C. Mầm mồng tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh.
D. Khủng hoảng trầm trọng, toàn diện.
Câu 2: Năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng vua Tự Đức 2 bản "Thời vụ sách" đề
nghị cải cách vấn đề gì?
A. Đẩy mạnh khai khẩn ruộng hoan và khai thác mỏ.
B. Chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.
C. Phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng.
D. Chấn chỉnh bộ máy quan lại, cải tổ giáo dục.
Câu 3: Ai là người đã kiên trì gửi lên triều đình 30 bản điều trần?
A. Nguyễn Lộ Trạch B. Nguyễn Trường Tộ
C. Trần Đình Túc D. Đinh Văn Điền
Câu 4: Những đề nghị cải cách duy tân cuối thế kỉ XIX không được thực hiện chủ yếu do
A. rời rạc, lẻ tẻ, thiếu hệ thống
B. thiếu tính khả thi nếu áp dụng vào thực tế.
C. chưa đụng chạm tới những vấn đề cơ bản của đất nước
D. chỉ chú trọng các vấn đề chính trị, xem nhẹ kinh tế - văn hóa - giáo dục
Câu 5: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất trong lĩnh vực nông nghiệp, thực dân Pháp
đã áp dụng chính sách gì?
A. Cướp đoạt ruộng đất. B. Nhổ lúa trồng cây công nghiệp.
C. Thu tô nặng. D. Lập đồn điền.
Câu 6: Trong công nghiệp Việt Nam, trước hết Pháp tập trung vào ngành gì?
A. Sản xuất xi – măng và gạch ngói B. Chế biến gỗ và xay xát gạo.
C. Khai thác điện, nước. D. Khai thác than và kim loại
Câu 7: Chính sách khai thác bóc lột của thực dân Pháp đã làm cho nền kinh tế Việt Nam
như thế nào?
A. Kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc.
B. Tài nguyên thiên nhiên bị bóc lột cùng kiệt.
C. Nông nghiệp dậm chân tại chỗ.
D. Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu công nghiệp nặng.
Câu 8: Cùng với sự phát triển đô thị, các giai cấp, tầng lớp mới nào đã xuất hiện?
A. Những người buôn bán, chủ doanh nghiệp.
B. Tư sản, tiểu tư sản, công nhân.
C. Những nhà thầu khoán, đại lý.
D. Chủ xí nghiệp, chủ hang buôn bán.
Câu 9: Điểm đến đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành là
quốc gia nào?
A. Pháp B. Trung Quốc C. Nhật Bản D. Liên Xô
Câu 10: Phan Bội Châu chủ trương cứu nước bằng cách dựa vào
A. Nga B. Nhật Bản C. Pháp D. Mĩ
Câu 11: Ngày 5-6-1911, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
A. Hội Duy tân được thành lập.
B. Phong trào kháng thuế ở Trung Kì bùng nổ.
C. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
D. Trường Đông Kinh nghĩa thục được thành lập.
Câu 12: “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” là quan điểm cứu nước của nhà cách
mạng nào?
A. Phan Bội Châu B. Phan Châu Trinh
C. Huỳnh Thúc Kháng D. Lương Văn Can
Câu 13: Trong thời gian học ở trường Quốc học Huế, Nguyễn Ái Quốc thường được thấy
câu khẩu hiệu gì của Pháp?
A. “Tự do, dân chủ, cơm áo, hoà bình”.
B. “Tự do ngôn luận và tự do báo chí”.
C. “Tự do, bình đẳng, bác ái”.
D. “Độc lập dân tộc cho các nước thuộc địa”.
Câu 14: Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trong một gia đình như thế nào?
A. Gia đình nông dân nghèo yêu nước B. Gia đình công nhân nghèo yêu nước.
C. Gia đình địa chủ nhỏ yêu nước. D. Gia đình trí thức yêu nước.
Câu 15: “Mở trường, diễn thuyết về các đề tài sinh hoạt xã hội, tình hình thế giới, tuyên
truyền đả phá các hủ tục phong kiến lạc hậu, đua nhau cắt tóc ngắn, mặc áo ngắn, đả kích
quan lại xấu, cổ động việc mở mang công thương...” Đó là hoạt động của phong trào nào?
A. Phong trào Đông du (1905)
B. Đông Kinh nghĩa thục (1907)
C. Cuộc vận động Duy tân (1908)
D. Phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908)
Câu 16: Ý định chuyến xuất dương đầu năm 1905 của Phan Bội Châu là gì?
A. Cầu viện (khí giới, tiền bạc) để đánh Pháp.
B. Mua khí giới để đánh Pháp.
C. Liên hệ để đưa thanh niên sang Nhật du học.
D. Nhờ Nhật đào tạo cán bộ cho cuộc vũ trang sau này.
Câu 17: Lý do cơ bản nào khiến các đề nghị cải cách không thể trở thành hiện thực?
A. Chưa hợp thời thế.
B. Rập khuân hoặc mô phỏng nước ngoài.
C. Điều kiện nước ta có những điểm khác biệt.
D. Triều đình bảo thủ, cự tuyệt, đối lập với mọi thay đổi.
Câu 18: Mục đích hoạt động chính của Đông Kinh nghĩa thục là gì?
A. Bồi dưỡng lòng yêu nước, truyền bá nội dung học tập và nếp sống mới.
B. Chuẩn bị lực lượng để tổ chức bạo động vũ trang.
C. Chấn hưng nền kinh tế - văn hóa quốc gia.
D. Chấn hưng dân khí để đủ khả năng tự trị.
Câu 19: Mục đích của Pháp trong việc mở rộng trường học để làm gì?
A. Phát triển nền giáo dục Việt Nam
B. Khai minh nền văn hóa giáo dục Việt Nam.
C. Do nhu cầu học tập, của con em quan chức để đào tạo người bản xứ phục vụ cho Pháp.
D. Do nhu cầu học tập của nhân dân ngày một cao.
Câu 20: Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911-1918 có
ý nghĩa như thế nào?
A. Là cơ sở quan trọng để xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc
B. Là cơ sở tiếp nhận ảnh hưởng của điểm tiến bộ của cách mạng tư sản
C. Bước đầu giải quyết cuộc khủng hoảng đường lối ở Việt Nam
D. Tuyên truyền và khích lệ tinh thần yếu nước của Việt kiều ở Pháp
Câu 21: Vì sao Nguyễn Ái Quốc không đi theo con đường cứu nước mà Phan Bội Châu,
Phan Châu Trinh và các bậc tiền bối yêu nước đầu thế kỉ XX đã chọn?
A. Con đường của họ không có nước nào áp dụng
B. Con đường của họ là con đường cách mạng tư sản
C. Con đường cứu nước của họ chỉ đóng khung trong nước, không thoát khỏi sự bế tắc của
chế độ phong kiến
D. Nguyễn Ái Quốc nhìn thấy sự bế tắc của con đường đó.
Câu 22: Yếu tố nào quyết định sự xuất hiện của khuynh hướng tư sản ở Việt Nam vào đầu
thế kỉ XX?
A. Những chuyển biến về kinh tế, xã hội, tư tưởng
B. Sự xuất hiện của giai cấp tư sản và tiểu tư sản
C. Sự lỗi thời của hệ tư tưởng phong kiến
D. Sự khủng hoảng suy yếu của chế độ phong kiến
Câu 23: Sự thất bại của phong trào Đông Du đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho các
phong trào đấu tranh ở giai đoạn sau?
A. Phải tiến hành đoàn kết quốc tế
B. Phải đoàn kết tất cả các lực lượng trong nước
C. Phải dựa vào sức mình là chính; bản chất đế quốc là giống nhau.
D. Phải có phương pháp đấu tranh đúng đắn
Câu 24: Điểm khác biệt giữa hướng đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc so với
Phan Bội Châu là gì?
A. Đi sang phương Tây tìm đường cứu nước.
B. Đi sang châu Mĩ tìm đường cứu nước.
C. Đi sang châu Phi tìm đường cứu nước.
D. Đi sang phương Đông tìm đường cứu nước.
Câu 25: Nhận xét nào sau đây không đúng về trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế
kỉ XIX?
A. Các cải cách đều chấp nhận sự tồn tại chế độ phong kiến
B. Yếu tố duy tân, học tập làm theo cái mới được chú trọng
C. Các đề nghị cải cách còn tản mạn, rời rạc, thiếu tính hệ thống, khả thi
D. Ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng
Câu 26: Phát biểu ý kiến của em về nhận định: Nếu Việt Nam tiến hành cải cách thì sẽ thoát
khỏi nguy cơ bị biến thành thuộc địa và trở thành nước Nhật thứ hai.
A. Đúng vì cải cách là cách duy nhất để Việt Nam thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa
B. Không đúng vì Việt Nam không có những điều kiện cơ bản đảm bảo cho cải cách thành
công
C. Đúng vì Nhật Bản và Xiêm đã thực hiện và thành công
D. Sai vì lúc này thực dân Pháp đã nổ súng xâm lược Việt Nam
Câu 27. Trong công nghiệp, trước hết Pháp tập trung vào ngành gì?
A. Sản xuất xi – măng và gạch ngói B. Khai thác than và kim loại
C. Chế biến gỗ và xay xát gạo. D. Khai thác điện, nước.
Câu 28. Chính sách khai thác bóc lột của thực dân Pháp đã làm cho nền kinh tế Việt Nam như
thế nào?
A. Tài nguyên thiên nhiên bị bóc lột cùng kiệt.
B. Nông nghiệp dậm chân tại chỗ.
C. Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu công nghiệp nặng.
D. Kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc.
Câu 29: “Vậy bây giờ muốn tìm ngoại viện không gì bằng sang Nhật là hơn cả”.Đó là câu nói
của ai?
A. Phan Bội Châu. B. Nguyễn Hàm.
C. Phan Châu Trinh. D. Nguyễn Trường Tộ.
Câu 30: Vì sao trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất thực dân Pháp chú trọng xây dựng hệ
thống giao thông?
A. Khuyếch trương hình ảnh hiện đại của nền văn minh Pháp.
B. Tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người dân.
C. Phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột và quân sự.
D. Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngoại thương.
Câu 31. Vì sao thực dân Pháp lại mở rộng hệ thống giáo dục ở Việt Nam?
A. Phục vụ nhu cầu học tập của con em quan chức và đào tạo công chức bản xứ
B. Giúp Việt Nam khai hóa văn minh
C. Nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân Việt Nam
D. Tạo ra lực lượng lao động lớn đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất hiện đại
Câu 32. Trước tình hình đất nước ngày càng nguy khốn, đồng thời xuất phát từ lòng yêu nước,
thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh, một số quan lại, sĩ phu yêu nước đã mạnh dạn đề
nghị gì với nhà nước phong kiến?
A. Đổi mới công việc nội trị
B. Đổi mới nền kinh tế, văn hoá.
C. Đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá.
D. Đổi mới chính sách đối ngoại.

You might also like