You are on page 1of 8

ÔN TẬP LỊCH SỬ 11 HKI

LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 40 phút (Không kể thời gian giao đề)
-------------------------

Họ tên thí sinh: .................................................................


Số báo danh: ......................................................................
Mã Đề: 001.
Câu 1. Đâu không phải một nước xã hội chủ nghĩa từ năm 1991 đến nay?
A. Ba Lan B. Cuba
C. Trung Quốc D. Việt Nam
Đáp án đúng: A
Câu 2. Các nước Đông Nam Á hải đảo có ưu thế gì về đường biển?
A. Có tuyến đường biển huyết mạch nối liền phương Đông và phương Tây.
B. Có tuyến đường biển nối liền Đông Nam Á với Ấn Độ.
C. Có đường bờ biển dài, nối liền với các châu lục.
D. Có nhiều hải cảng thuận lợi cho tàu bè neo đậu.
Đáp án đúng: A
Câu 3. Trong khoảng ba thập kỉ (cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX), một trong các yếu tố nào thúc đẩy sự
phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa?
A. Sử dụng nguồn nhân lực ở các nước thuộc địa.
B. Áp dụng nhiều thành tựu khoa học – kĩ thuật của thế giới.
C. Sử dụng những máy móc, thiết bị hiện đại.
D. Xâm chiếm được nhiều thuộc địa trên thế giới.
Đáp án đúng: D
Câu 4. Tháng 01/1924, bản Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua, hoàn thành quá trình thành
lập:
A. Nhà nước Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.
B. Chính Đảng vô sản đầu tiên đấu tranh cho quyền lợi của mọi giai cấp.
C. Nhà nước với chủ nghĩa tư bản hiện đại đầu tiên trên thế giới.
D. Tất cả các đáp án trên.
Đáp án đúng: A
Câu 5. Từ năm 1954 đến năm 1975, các nước Đông Nam Á đã lần lượt hoàn thành cuộc đấu tranh giành
độc lập dân tộc, ngoại trừ:
A. Myanmar B. Singapore C. Lào D. Brunei
Đáp án đúng: D
Câu 6. Để thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, sau khi giành độc lập, các nước Đông Nam Á như
Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore đã tiến hành:
A. chiến lược dịch vụ hoá từ những năm 70 của thế kỉ XX.

1
B. xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa.
C. chiến lược công nghiệp hoá từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX.
D. đấu tranh chống sự kìm hãm kinh tế của các nước phương Tây.
Đáp án đúng: C
Câu 7. Từ năm 1945 – 1949, sau khi thành lập chính quyền dân chủ nhân dân, các nước Đông Âu hoàn
thành việc thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân, đó là:
A. Thực hiện các quyền tự do, dân chủ
B. Tất cả các đáp án trên.
C. Quốc hữu hoá các nhà máy, xí nghiệp của tư bản
D. Tiến hành cải cách ruộng đất
Đáp án đúng: B
Câu 8. “Chulalongkon (1853 - 1910) là con trai trưởng của vua Mongkut. Ông có học vấn uyên bác. Ngày
1 – 10 – 1868, ông lên nối ngôi cha. Trong t hời gian 4 năm đầu, ông đi qua các thuộc địa phương Tây
như Singapore, Ấn Độ, Java để tìm hiểu về chính trị, hành chính, lối sống và chính sách thực dân phương
Tây. Ông là vua Xiêm đầu tiên viếng thăm châu Âu. Trong thời gian đi thăm các nước, ông đã học được
nhiều chính sách cải cách để hiện đại hoá đất nước. Từ đó, ông đã giữ được độc lập cho đất nước trong khi
phần lớn các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.”
Đoạn trên đây nói về vị vua nào?
A. Rama VII. B. Rama V. C. Rama VI. D. Rama IV.
Đáp án đúng: B
Câu 9. Trong các tiền đề sau đây, tiền đề nào quan trọng nhất dẫn đến cách mạng bùng nổ và thắng lợi ở
Nga năm 1917?
A. Nước Nga là nơi tập trung cao độ các mâu thuẫn của chủ nghĩa để quốc
B. Giai cấp vô sản Nga có lí luận và đường lối cách mạng đúng đắn.
C. Đầu năm 1917, nước Nga trở thành khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền chủ nghĩa đế quốc.
D. Chủ nghĩa đế quốc là sự chuẩn bị vật chất đầy đủ cho chủ nghĩa xã hội.
Đáp án đúng: C
Câu 10. Câu nào sau đây không đúng về những ảnh hưởng của chế độ thực dân đối với các nước Đông
Nam Á?
A. Về chính trị, việc áp đặt bộ máy cai trị, thực hiện chính sách “chia để trị, chính sách “ngu dân” của
các chính quyền thực dân đã để lại những hậu quả nặng nề và lâu dài cho các nước Đông Nam Á.
B. Về kinh tế, sau nhiều thế kỉ là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, phần lớn các nước Đông Nam Á vẫn
là những nước nông nghiệp lạc hậu và lệ thuộc nặng nề vào nước ngoài.
C. Bên cạnh những tác động tiêu cực, sự thống trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây cũng tạo ra
những chuyển biến nhất định đến quá trình phát triển của một số nước Đông Nam Á về hạ tầng cơ sở (mở
mang đường giao thông, xây dựng thành phố hải cảng mới,...).
D. Về văn hoá, chính sách khai hoá văn minh của thực dân đã góp phần xoá bỏ những hủ tục lạc hậu,
những giá trị truyền thống và thay vào đó là những điều tân tiến, văn minh, đặt nền tảng cho sự thay đổi về
nhận thức.
Đáp án đúng: D

2
Câu 11. Nguyên nhân dẫn đến các nhà tư bản vừa và nhỏ bị phá sản là gì?
A. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà tư bản.
B. Tất cả các nguyên nhân đều đúng.
C. Trình độ sản xuất của các nhà tư bản vừa và nhỏ bị lạc hậu.
D. Các nhà tư bản vừa và nhỏ thiếu nguyên liệu và nhân công.
Đáp án đúng: A
Câu 12. Nước duy nhất không trở thành thuộc địa của đế quốc thực dân?
A. Xiêm. B. Sing-ga-po.
C. Cam-pu-chia. D. Việt Nam.
Đáp án đúng: A
Câu 13. Nội dung cải cách về chính trị, quân sự ở Xiêm?
A. Tổ chức lại hệ thống chính quyền từ trung ương đến địa phương.
B. Tất cả đáp án trên đúng.
C. Xây dựng mô hình nhà nước thống nhất và tập trung theo hướng hiện đại.
D. Giải tán hội đồng quý tộc.
Đáp án đúng: B
Câu 14. Ý nào không phải là ý nghĩa quốc tế của việc thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô
viết?
A. Tạo tiền đề cho sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới.
B. Cổ vũ, lôi cuốn mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở những nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi
và khu vực Mỹ Latinh.
C. Thức tỉnh phong trào công nhân ở các nước tư bản phương Tây.
D. Trở thành biểu tượng, chỗ dựa tinh thần, vật chất to lớn cho phong trào cách mạng thế giới.
Đáp án đúng: C
Câu 15. Nguyên nhân khách quan nào dẫn tới sự tan rã của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông
Âu?
A. Thực hiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấp.
B. Sự chống phá của các thế lực thù địch ở ngoài nước.
C. Phạm nhiều sai lầm trong cải tổ.
D. Không bắt kịp bước phát triển của khoa học – kĩ thuật.
Đáp án đúng: B
Câu 16. Công cuộc đổi mới ở Việt Nam (bắt đầu từ năm 1986) đã có tác động như thế nào?
A. Đã đưa Việt Nam trở thành đất nước áp dụng thành công nhất tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội, tạo
tiền đề thích nghi cho các cuộc cách mạng công nghiệp hiện đại sắp tới.
B. Đã đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước
đang phát triển có thu nhập trung bình, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt.
C. Tất cả các đáp án trên.
D. Đã đưa Việt Nam trở thành siêu cường về quân sự, đủ sức khiến cho tất cả các nước khác trên thế
giới không dám có hành động xâm chiếm như trước kia.

3
Đáp án đúng: B
Câu 17. Quá trình xâm nhập của các nước phương Tây vào Đông Nam Á được đánh dấu bằng sự kiện nào
sau đây?
A. Anh đánh chiếm Miến Điện. B. Pháp đánh chiếm Đông Dương.
C. Bồ Đào Nha đánh chiếm Ma-lắc-ca. D. Tây Ban Nha đánh chiếm Philippin.
Đáp án đúng: C
Câu 18. Hình thức đấu tranh chủ yếu trong Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở nước Nga là
A. đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang.
B. tổng bãi công chính trị rồi chuyển sang khởi nghĩa vũ trang.
C. biểu tình tuần hành thị uy rồi chuyển sang khởi nghĩa vũ trang.
D. bãi khóa, bãi thị rồi chuyển sang khởi nghĩa vũ trang.
Đáp án đúng: B
Câu 19. Cộng hòa Dân chủ Đức ra đời vào năm nào?
A. 1949 B. 1955 C. 1957 D. 1958
Đáp án đúng: A
Câu 20. Brunei tuyên bố độc lập vào năm nào?
A. 1984 B. 1887 C. 1897 D. 1985
Đáp án đúng: A
Câu 21. Điểm giống nhau cơ bản giữa Duy tân Minh Trị (Nhật Bản) và cuộc cải cách của vua Rama V
(Xiêm)?
A. Đều là các cuộc vận động cải cách do giai cấp tư sản tiến hành.
B. Đều là các cuộc cách mạng vô sản.
C. Đều là các cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
D. Đều là các cuộc cách mạng tư sản.
Đáp án đúng: C
Câu 22. Nước nào tuyên bố độc lập trong năm 1945?
A. Tất cả các đáp án trên. B. Lào.
C. Việt Nam. D. Indonesia.
Đáp án đúng: A
Câu 23. Các nước phương Tây bắt đầu mở rộng quá trình xâm nhập vào các nước Đông Nam Á từ:
A. Đầu thế kỉ XVI B. Đầu thế kỉ XV
C. Giữa thế kỉ XVIII D. Giữa thế kỉ XVII
Đáp án đúng: A
Câu 24. C. Mác đánh giá vai trò và sứ mệnh của giai cấp vô sản như thế nào?
A. Là giai cấp có vai trò và sứ mệnh giải phóng loài người khỏi áp bức, bóc lột.
B. Là giai cấp bị áp bức, bóc lột nặng nề nhất.
C. Là giai cấp đào huyệt chôn chủ nghĩa tư bản.
D. Là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để nhất.
Đáp án đúng: D
4
Câu 25. Chính sách ngoại giao mềm dẻo của Xiêm được thể hiện qua việc
A. Vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” giữa hai thế lực Anh - Pháp vừa cắt nhượng một số vùng đất phụ
thuộc để giữ gìn chủ quyền.
B. Vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” vừa phát huy nguồn lực của đất nước để phát triển.
C. Vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” vừa chấp nhận kí kết hiệp ước bất bình đẳng với các đế quốc Anh,
Pháp.
D. Vừa lợi dụng Anh - Pháp vừa tiến hành cải cách để tạo nguồn lực cho đất nước.
Đáp án đúng: A
Câu 26. Nguyên nhân cơ bản nào dẫn tới sự tan rã của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu?
A. Sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong nước.
B. Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí.
C. Tiến hành cải tổ muộn, gặp khó khăn khi tiến hành cải tổ.
D. Không tiến hành cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại.
Đáp án đúng: B
Câu 27. Khi mới thành lập, Liên Xô gồm 4 nước Cộng hoà Xô viết là:
A. Nga, Ukraine, Moldova và Latvia. B. Nga, Ukraine, Belarus và Litva.
C. Nga, Ukraine, Belarus và South Caucasus. D. Nga, Ukraine, Turkmenistan và Armenia.
Đáp án đúng: C
Câu 28. Tính chất của cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là:
A. cách mạng văn hóa. B. cách mạng vô sản.
C. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. D. cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ.
Đáp án đúng: C
Câu 29. Kết hợp giữa tiềm lực kinh tế của các tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh chính trị của nhà
nước tư sản. Đó là một trong các
A. bản chất của chủ nghĩa tư bản hiện đại. B. tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại.
C. thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại. D. đặc điểm của chủ nghĩa tư bản hiện đại.
Đáp án đúng: D
Câu 30. Năm 1824, toàn bộ Xin-ga-po trở thành thuộc địa của?
A. Mỹ B. Pháp
C. Bồ Đào Nha D. Anh
Đáp án đúng: D
Câu 31. Một trong những nguyên nhân làm cho các nước Đông Nam Á hải đảo trở thành đối tượng đầu tiên
thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây là gì?
A. Đây là khu vực có vị trí địa lí thuận lợi cho việc giao thông.
B. Đây là khu vực có hệ thống đường biển dài nối liền các châu lục.
C. Đây là vùng đất mới, có nhiều nguyên liệu phong phú.
D. Đây là khu vực giàu tài nguyên, có nguồn hương liệu và hàng hóa phong phú.
Đáp án đúng: D

5
Câu 32. Ý nào không phải là tư tưởng chỉ đạo của Lênin trong việc thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Xô viết?
A. Sự bình đẳng về mọi mặt giữa các dân tộc.
B. Xây dựng nền chuyên chính vô sản bằng biện pháp bạo lực cách mạng.
C. Xây dựng một cộng đồng anh em giữa các dân tộc.
D. Quyền dân tộc tự quyết của các dân tộc.
Đáp án đúng: B
Câu 33. Tháng 10, năm 1917 nước Nga ẩn chứa nhiều mâu thuẫn gay gắt, nổi bật là mâu thuẫn:
A. Các dân tộc Nga với chế độ Nga hoàng B. Giai cấp vô sản với các dân tộc Nga
C. A,B đúng D. Giai cấp vô sản với giai cấp tư sản
Đáp án đúng: D
Câu 34. Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX gắn với sự kiện gì của chủ nghĩa đế quốc?
A. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh.
B. Chủ nghĩa tư bản hiện đại phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải.
C. Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh chuyển sang giai đoạn đế quốc.
D. Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
Đáp án đúng: C
Câu 35. Sau cải cách của vua Rama V, thể chế chính trị ở Xiêm đã biến đổi như thế nào?
A. Cộng hòa tổng thống. B. Quân chủ lập hiến.
C. Cộng hòa đại nghị. D. Quân chủ chuyên chế.
Đáp án đúng: B
Câu 36. Vào giữa thế kỉ XIX, Vương quốc Xiêm đứng trước sự đe dọa xâm lược của thực dân phương Tây,
nhất là:
A. Mỹ và Nga B. Pháp và Hà Lan
C. Việt Nam và Nga D. Anh và Pháp
Đáp án đúng: D
Câu 37. Một trong những ý nghĩa quốc tế to lớn của Cách mạng tháng Mười Nga là
A. Đưa đến sự thành lập tổ chức quốc tế mới của giai cấp công nhân quốc tế
B. Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho phong trào cách mạng thế giới
C. Đập tan ách áp bức bóc lột phong kiến, đưa nhân dân lao động lên làm chủ
D. Tạo thế cân bằng trong so sánh lực lượng giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản
Đáp án đúng: B
Câu 38. Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai diễn ra vào thời gian nào?
A. 05/03/1918 B. 25/10/1917
C. 30/11/1917 D. 19/11/1918
Đáp án đúng: B
Câu 39. Đâu không phải là ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga 1917?
A. Lần đầu tiên trong lịch sử nước Nga giai cấp công nhân, nhân dân lao động đứng lên làm chủ đất
nước.

6
B. Đưa tới sự ra đời của nhà nước tư sản đầu tiên trên thế giới.
C. Mở ra kỉ nguyên mới và làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước Nga.
D. Làm thay đổi cục diện thế giới.
Đáp án đúng: B
Câu 40. Biến các nước Đông Nam Á trở thành nơi cung cấp nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng
hóa, phục vụ lợi ích cho chính quốc. Đó là
A. chính sách cai trị về chính trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á.
B. chính sách cai trị về kinh tế của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á.
C. chính sách bóc lột của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á.
D. chính sách khai thác thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á.
Đáp án đúng: B
TỰ LUẬN
Câu 1. Đọc tư liệu sau kết hợp với hình ảnh 1 và trả lời câu hỏi:
“Sự ra đời của Liên bang Xô viết là một sự kiện quan trọng. Sức mạnh của Nhà nước Xô viết được củng cố
và tăng cường. Đồng thời, đó là thắng lợi của chính sách dân tộc theo chủ nghĩa Lê-nin, của tình hữu nghị
anh em giữa các dân tộc trong quốc gia công nông đầu tiên trên thế giới. Lần đầu tiên trong lịch sử, loài
người tiến bộ đã được thấy một con đường giải phóng đúng đắn vấn đề dân tộc, đó là thủ tiêu mọi bất bình
đẳng dân tộc và xây dựng một cộng đồng anh em giữa các dân tộc”.
(Nguyễn Anh Thái (Chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006, tr.46 - 47)
a. Sự kiện được đề cập trong đoạn tư liệu và Hình 1 là sự ra đời của Liên bang Xô viết, hay còn gọi là Nhà
nước Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết, vào tháng 12 năm 1922.
b. Sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết có ý nghĩa to lớn.

Đây là sự kiện quan trọng trong lịch sử vì có những ý nghĩa sau:

- Củng cố tăng cường sức mạnh của Nhà nước Xô viết vì tạo ra chính quyền mạnh mẽ, ổn định, gắn kết các
vùng lãnh thổ và dân tộc thành quốc gia lớn, giúp củng cố, tăng cường sức mạnh của Nhà nước Xô viết.
- Thắng lợi của chính sách dân tộc theo chủ nghĩa Lênin giúp khẳng định quyền tự quyết định của các dân
tộc và tạo điều kiện xây dựng một cộng đồng anh em giữa các dân tộc.
- Thủ tiêu bất bình đẳng dân tộc và xây dựng cộng đồng anh em giữa các dân tộc

Tóm lại, sự kiện thành lập Liên bang Xô viết có ý nghĩa lớn trong việc củng cố sức mạnh Nhà nước Xô
viết, thắng lợi của chính sách dân tộc theo chủ nghĩa Lênin và xây dựng một cộng đồng anh em giữa các
dân tộc.

Câu 2.

7
a. Cho biết hai hình ảnh trên phản ánh thành tựu gì của Trung Quốc trong quá trình cải cách, mở cửa?
Hai hình ảnh phản ảnh thành tựu khoa học - kĩ thuật của Trung Quốc. trong quá trình cải cách, mở cửa.
b. Em hãy nêu suy nghĩ về thành tựu đó?
- Trung Quốc đạt được những thành tựu lớn về khoa học - kĩ thuật.

- Trung Quốc đặc biệt chú trọng phát triển giao thông vận tải, chinh phục.

- Thành công của Trung Quốc về khoa học - kĩ thuật là bài học có giá trị vũ trụ, đối với nhiều nước,...

Câu 3. Quan sát các hình 1,2 và bằng kiến thức tìm hiểu của bản thân, hãy trả lời các câu hỏi sau:
a. Hai hình ảnh phản ánh điều gì?
Hai hình ảnh phản ánh sự xâm lược của thực dân phương Tây ở khu vực Đông Nam Á. Cụ thể:
+ Hình 1. Hải quân Anh tiến vào cảng Ran-gun (Mi-an-ma) năm 1824
+ Hình 2. Hải quân Pháp tấn công Đà Nẵng (Việt Nam) năm 1858.
b. Tại sao hai thực dân Anh và Pháp đều chọn hải cảng làm nơi nổ súng xâm lược?
Sở dĩ thực dân Anh và thực dân Pháp đều chọn hải cảng làm nơi nổ súng xâm lược vì:
- Thực dân Anh và thực dân Pháp đều có thế mạnh về hải quân với thuyền chiến hiện đại.
- Cảng Ran-gun (Mi-an-ma) và cảng Đà Nẵng (Việt Nam) đều là những cảng lớn, nước sâu, có vị trí đặc
biệt quan trọng.
- Thực dân Anh và thực dân Pháp đều thực hiện ý định “đánh nhanh thắng nhanh”, buộc triều đình phong
kiến ở quốc gia bản xứ đầu hàng sớm để kết thúc chiến tranh xâm lược,...

----HẾT---

You might also like