You are on page 1of 5

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ I – LỊCH SỬ 9

I. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Những năm 80 của thế kỉ XX, tình hình kinh tế Liên Xô như thế nào?
A. Phát triển tương đối ổn định.
B. Liên Xô trở thành cường quốc kinh tế.
C. Nền kinh tế đất nước ngày càng khó khăn, khủng hoảng nghiêm trọng.
D. Khủng hoảng trong thời gian đầu nhưng nhanh chóng phát triển trở lại.
Câu 2: Thành tựu đánh dấu nền khoa học – kĩ thuật Liên Xô có bước phát triển vượt bậc trong thời
kì 1945 – 1950 là:
A. đưa con người bay vào vũ trụ. B. đưa con người lên mặt trăng.
C. chế tạo tàu ngầm nguyên tử. D. chế tạo thành công bom nguyên tử.
Câu 3: Trong công cuộc xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội phương hướng
chính của Liên Xô là ưu tiên phát triển ngành kinh tế nào?
A. Công nghiệp nặng. B. Công nghiệp nhẹ
C. Nông nghiệp. D. Dịch vụ.
Câu 4: Từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô thực hiện chính sách đối ngoại
những thế nào?
A. Muốn làm bạn với tất cả các nước.
B. Chỉ quan hệ với các nước lớn.
C. Hòa bình và tích cực ủng hộ cách mạng thế giới.
D. Chỉ quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 5: Cột mốc đánh dấu sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới là:
A. các nước dân chủ Đông Âu được thành lập.
B. khối SEV được thành lập.
C. tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va được thành lập.
D. Liên Xô hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế.
Câu 6: Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va mang tính chất:
A. Một tổ chức kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
B. Một tổ chức liên minh phòng thủ về quân sự của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
C. Một tổ chức liên minh chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
D. Một tổ chức liên minh phòng thủ về quân sự và chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
Câu 7: Trước tình hình khủng hoảng kinh tế, chính trị ngày càng trầm trọng Chính phủ các nước
Đông Âu đã có những hành động gì?
A. Tiến hành một loạt cải cách về kinh tế và chính trị.
B. Tuyên bố giải tán, từ bỏ quyền lãnh đạo.
C. Kêu gọi sự trợ giúp của Liên Xô.
D. Đàn áp các phong trào quần chúng, không đề ra các cải cách cần thiết và đúng đắn.
Câu 8: Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu đã mắc phải một số thiếu sót và
sai lầm lớn nào?
A. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, bỏ rơi công nghiệp nhẹ.
B. Tiến hành tập thể hóa nông nghiệp tràn lan, không đưa máy móc vào cải tiến sản xuất.
C. Rập khuôn, cứng nhắc mô hình xây dựng CNXH ở Liên Xô, không phù hợp với hoàn cảnh đất nước.
D.Thực hiện chế độ bao cấp về kinh tế, làm cho nền kinh tế phát triển chậm chạp và trì trệ.
Câu 9: “Năm châu Phi” (1960) là tên gọi cho sự kiện nào sau đây?
A. Có nhiều nước châu Phi được trao trả độc lập.
B. Châu Phi có phong trào giải phóng dân tộc sớm nhất và mạnh nhất.
C. Có 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập.
D. Châu Phi là “Lục địa mới trỗi dậy”.
Câu 10: Phong trào đấu tranh giành độc lập của Ăng-gô-la, Mô-dăm- bích, Ghi-nê Bít-xao nhằm lật
đổ ách thống trị của:
A. Phát xít Nhật. B. thực dân Tây Ban Nha.
C. phát xít I-ta-li-a. D. thực dân Bồ Đào Nha.
Câu 11: Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức
nào?
A. Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ. B. Chủ nghĩa thực dân kiểu mới.
C. Chế độ phân biệt chủng tộc. D. Chế độ thực dân.
Câu 12: Nước châu Á nào đang vươn lên trở thành cường quốc công nghệ phần mềm, công nghệ hạt
nhân, công nghệ vũ trụ?
A. Nhật Bản B. Trung Quốc
C. Ấn Độ D. Xin-ga-po
Câu 13: Ý nào dười đây là thời cơ thuận lợi để các nước Đông Nam Á tiến hành khởi nghĩa vũ trang
giành chính quyền trong cuối năm 1945?
A. Hồng quân Liên Xô tiến vào Đông Âu tiêu diệt quân đội phát xít Đức.
B. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh.
C. Cuộc đấu tranh giành chính quyền của nhân dân các nước châu Phi và Mĩ La-tinh đạt nhiều thắng lợi.
D. Liên Xô viện trợ, giúp đỡ cuộc đấu tranh giành chính quyền của các nước Đông Nam Á.
Câu 14: Tại sao thế kỉ XXI, được dự đoán là “thế kỉ của châu Á”?
A. Châu Á trở thành trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới.
B. Các nước châu Á đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế.
C. Nhiều nước châu Á giành được độc lập.
D. Các nước châu Á có nền an ninh, chính trị ổn định nhất thế giới.
Câu 15: Ý nào dưới đây không phải ý nghĩa lịch sử của sự ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa?
A. Kết thúc ách nô dịch hơn 100 năm của đế quốc và hàng nghìn năm của chế độ phong kiến.
B. Đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do.
C. Hệ thống XHCN được nối liền từ châu Âu sang châu Á.
D. Đưa Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế thế giới.
Câu 16: Đường lối đổi mới trong chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc có đặc
điểm gì?
A. Lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm.
B. Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.
C. Lấy phát triển kinh tế, chính trị làm trọng tâm.
D. Lấy phát triển văn hóa làm trọng tâm.
Câu 17: Bước vào những năm 90 của thế kỉ XX, ASEAN chuyển trọng tâm sang hợp tác về:
A. kinh tế. B. văn hóa. C. chính trị. D. khoa học – kĩ thuật.
Câu 18: Việt Nam gia nhập ASEAN vào thời gian nào?
A. Tháng 5 năm 1995 B. Tháng 6 năm 1995
C. Tháng 7 năm 1995 D. Tháng 8 năm 1995
Câu 19: Cuối những năm 70 đầu những năm 80 của thế kỉ XX, quan hệ giữa ba nước Đông Dương
và các nước ASEAN trở nên đối đầu căng thẳng do:
A. chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực.
B. chính sách can thiệp của Trung Quốc vào khu vực.
C. vấn đề Cam-pu-chia.
D. sự cạnh tranh gay gắt về kinh tế giữa hai nhóm nước.
Câu 20: Trước năm 1961, Nam Phi là thuộc địa của nước nào?
A. Pháp B. Tây Ban Nha
C. Bồ Đào Nha D. Anh
Câu 21: Chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai tồn tại ở Nam Phi trong thời gian bao lâu?
A. Hơn 50 năm. B. Hơn một thế kỉ.
C. Hơn hai thế kỉ. D. Hơn ba thế kỉ.
Câu 22: Ý nào dưới đây không phải kết quả của cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở
Nam Phi?
A. Nen-xơn Man-đê-la được trả tự do.
B. Bầu cử được tiến hành, người da đen được bầu làm tổng thống.
C. Chế độ A-pác-thai bị xóa bỏ.
D. Người da trắng vẫn được hưởng nhiều quyền lợi hơn người da đen.
Câu 23: Cuộc đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi do tổ chức nào lãnh
đạo?
A. Đại hội dân tộc Phi B. Liên hợp quốc
C. Tổ chức thống nhất châu Phi. D. PLO
Câu 24: Tội ác lớn nhất của chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai ở Nam Phi là gì?
A. Bóc lột tàn bạo người da đen.
B. Gây chia rẽ nội bộ Nam Phi.
C. Tước quyền tự do của người da đen.
D. Phân biệt chủng tộc và kì thị chủng tộc đối với người da đen.
Câu 25: Sự kiện nào gắn liền với tên tuổi của Nen-xơn Man-đê-la?
A. Lãnh tụ nổi tiếng trong phong trào chống ách thống trị của chủ nghĩa thực dân.
B. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở An-giê-ri.
C. Lãnh tụ của phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi.
D. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở Ăng-gô-la.
Câu 26: Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của nhân dân châu Phi nổ ra sớm nhất ở
đâu?
A. Nam Phi. B. Bắc Phi. C. Trung Phi. D. Đông Phi.
Câu 27: Tình hình Đông Nam Á giữa những năm 50 của thế kỉ XX như thế nào?
A. Chiến tranh ác liệt. B. Ngày càng phát triển phồn thịnh.
C. Ngày càng trở nên căng thẳng. D. Ổn định và phát triển.
Câu 28: Vì sao những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình Đông Nam Á ngày càng trở nên căng thẳng?
A. Mĩ, Anh, Nhật thiết lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO).
B. Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu, âm mưu làm bá chủ thế giới.
C. Mĩ biến Thái Lan thành căn cứ quân sự riêng,
D. Mĩ tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam và mở rộng chiến tranh sang Lào, Cam-pu-chia.
Câu 29: Những nước Đông Nam Á nào tham gia khối SEATO?
A. Phi-lip-pin, Xin-ga-po. B. Thái Lan, Phi-lip-pin.
C. In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a. D. Miến Điện, Thái Lan.
Câu 30: Các quốc gia Đông Nam Á tham gia sáng lập ASEAN là:
A. Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin.
B. Thái Lan, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin.
C. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin.
D. Thái Lan, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin.
Câu 31: Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Mĩ La-tinh là thuộc địa của nước nào?
A. Tây Ban Nha B. Bồ Đào Nha C. Mĩ D. Anh
Câu 32: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mĩ La-tinh là:
A. chế độ phân biệt chủng tộc. B. chủ nghĩa thưc dân kiểu cũ.
C. giai cấp địa chủ phong kiến. D. chế độ tay sai phản động của chủ nghĩa thực dân kiểu mới.
Câu 33: Quốc gia nào được coi như “ngọn cờ đầu” trong phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực
Mĩ La-tinh?
A.Chi-lê B. Ni-ca-ra-goa C. Bô-li-vi-a D. Cu-ba
Câu 34: Phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Mĩ La-tinh bùng nổ mạnh mẽ trong thời gian
nào?
A. Những năm 60 của thế kỉ XX. B. Những năm 70 của thế kỉ XX.
C. Những năm 80 của thế kỉ XX. D. Những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX.
Câu 35: Sự kiên mở đầu cho giai đoạn đấu tranh vũ trang giành chính quyền ở Cu-ba là sự kiện
nào?
A. Phi-đen sang Mê-hi-cô thành lập “Phong trào 27/7”. B. Phi-đen trở về nước.
C. Cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa. D. Cuộc đấu tranh ở Xi-e-ra Ma-e-xtơ-ra.
Câu 36: Quan hệ ngoại giao giữa Mĩ và Cu-ba sau chiến tranh như thế nào?
A. Mĩ thực hiện chính sách bao vây, cấm vận Cu-ba. B. Mĩ không quan hệ ngoại giao với Cu-ba.
C. Nhanh chóng bình thường hóa quan hệ. D. Thiết lập quan hệ ngoại giao.
Câu 37: Nội dung nào dưới đây không thuộc cải cách dân chủ ở Cu-ba?
A. Quốc hữu hóa xí nghiệp của tư bản nước ngoài.
B. Xây dựng chính quyền cách mạng các cấp.
C. Thanh toán nạn mù chữ, phát triển giáo dục.
D. Thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước trong khu vực.
II. TỰ LUẬN:
1. Đánh giá vai trò của Nen-xơn-man Đê-la trong công cuộc đấu tranh xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc
ở Nam Phi?
2. Nêu những đánh giá của em về nhân vật Phi – đen -cat – xtơ -rô???
3. Em có suy nghĩ gì về câu nói của Phi- đen Cát-xtơ- rô " Vì Việt Nam Cu-ba sẵn sàng hiến dâng cả
máu của mình'.
4. Hiện nay các nước châu Phi đang gặp những khó khăn gì trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội đất
nước?
5. Từ những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa như thế nào trong đường
lối đối ngoại?

You might also like