You are on page 1of 7

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ I MÔN LỊCH SỬ 9

I. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Liên Xô phải tiến hành khôi phục kinh tế trong giai đoạn 1946-1950 bởi:
A. Chịu nhiều tổn thất do Chiến tranh thế giới thứ hai gây ra
B. Muốn trở thành cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới
C. Muốn xây dựng nền kinh tế hùng mạnh trên thế giới
D. Muốn xây dựng thế giới "đơn cực" do Liên Xô đứng đầu
Câu 2: Những năm 1946 – 1950, Liên Xô bước vào công cuộc khôi phục và phát triển kinh
tế với việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ mấy?
A. Lần thứ tư
B. Lần thứ năm
C. Lần thứ sáu
D. Lần thứ bảy
Câu 3: Kết quả mà nhân dân Liên Xô đạt được trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần
thứ tư (1946 – 1950) là gì?
A. Kế hoạch 5 năm lần thứ tư hoàn thành đúng thời hạn.
B. Kế hoạch 5 năm lần thứ tư hoàn thành vượt mức thời hạn 9 tháng.
C. Kế hoạch 5 năm lần thứ tư hoàn thành chậm hơn so với kế hoạch.
D. Kế hoạch 5 năm lần thứ tư thất bại.
Câu 4: Trong công cuộc xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội phương
hướng chính của Liên Xô là ưu tiên phát triển ngành kinh tế nào?
A. Công nghiệp nặng.
B. Công nghiệp nhẹ
C. Nông nghiệp.
D. Dịch vụ.
Câu 5: Cột mốc đánh dấu sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới là:
A. các nước dân chủ Đông Âu được thành lập.
B. khối SEV được thành lập.
C. tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va được thành lập.
D. Liên Xô hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế.
Câu 6: Các nước Đông Âu ra đời trong hoàn cảnh.
A. Khi bị phát xít Đức chiếm đóng.
B. Khi Hồng quân Liên Xô tiến vào lãnh thổ phát xít Đức.
C. Hồng quân Liên Xô tiến vào lãnh thổ Đông Âu, truy lích quân đội phát xít Đức.
D. Hồng quân Liên Xô tiến sang mặt trân Châu Á – Thai BÌnh Dương.
Câu 7: Các nước Đông Âu hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân vào khoảng thời
gian nào?
A. Từ 1945 đến 1946.
B. Từ 1946 đến 1947.
C. Từ 1947 đến 1948.
D. Từ 1945 đến 1949.
Câu 8: Những nước nào ở Đông Nam Á giành được độc lập trong năm 1945?
A. Việt Nam, Lào, In-đô-nê-xi-a.
B. Việt Nam, In-đô-nê-xi-a.
C. Lào, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin
D. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
Câu 9: “Năm châu Phi” (1960) là tên gọi cho sự kiện nào sau đây?
A. Có nhiều nước châu Phi được trao trả độc lập.
B. Châu Phi có phong trào giải phóng dân tộc sớm nhất và mạnh nhất.
C. Có 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập.
D. Châu Phi là “Lục địa mới trỗi dậy”.
Câu 10: Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc thực dân cơ bản sụp đổ vào khoảng
thời gian nào?
A. Giữa những năm 50 của thế kỉ XX
B. Giữa những năm 60 của thế kỉ XX
C. Giữa những năm 70 của thế kỉ XX
D. Giữa những năm 80 của thế kỉ XX
Câu 11: Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới
hình thức nào?
A. Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.
B. Chủ nghĩa thực dân kiểu mới.
C. Chế độ phân biệt chủng tộc.
D. Chế độ thực dân.
Câu 12: Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai),
tập chủ ở ba nước nào?
A. Rô-đê-di-a, Tây Nam Phi và Cộng hòa Nam Phi.
B. Rô-đê-di-a, Tây Nam Phi và Ăng-gô-la.
C. Cộng hòa Nam Phi, Ăng- gô-la, Mô-dăm-bích.
D. Ăng-gô-la, Mô-dăm- bích, Ghi-nê Bít-xao.
Câu 13: Những thành viên sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bao gồm
các quốc gia nào?
A. Thái Lan, Inđônêxia, Xingapo, Malaysia, Philippin
B. Thái Lan, Mianma, Philippin, Malaysia, Inđônêxia
C. Xingapo, Indonexia, Thái Lan, Brunây, Mianma
D. Philippin, Mianma, Indonexia, Thái Lan, Xingapo
Câu 14: Việt Nam gia nhập ASEAN vào thời gian nào?
A. 1992
B. 1994
C. 1995
D. 1996
Câu 15: Yếu tố nào dẫn đến sự phân hóa về đường lối đối ngoại của các nước Đông Nam
Á từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX?
A. Ảnh hưởng của cuộc chiến tranh lạnh
B. Sự khác biệt về trình độ phát triển
C. Sự khác biệt về hệ tư tưởng
D. Ảnh hưởng của cách mạng khoa học kĩ thuật, xu thế toàn cầu hóa
Câu 16: Tổ chức chính trị nào đã lãnh đạo nhân dân Nam Phi đấu tranh chống chế độ
phân biệt chủng tộc?
A. Đại hội dân tộc Phi
B. Tổ chức thống nhất châu Phi
C. Liên minh châu Phi
D. Đại hội thống nhất châu Phi
Câu 17: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng không ổn định ở châu Phi từ cuối những
năm 80 của thế kỉ XX là
A. Xung đột sắc tộc, tôn giáo, đói nghèo, dịch bệnh
B. Sự can thiệp trở lại của các nước lớn
C. Di hại của chủ nghĩa thực dân để lại
D. Ảnh hưởng của chiến tranh lạnh
Câu 18: Tổ chức nào ở châu Phi đóng vai trò chủ yếu trong việc giải quyết các vấn đề kinh
tế- chính trị ở khu vực?
A. Liên minh châu Phi
B. Cộng đồng kinh tế châu Phi
C. Hội đồng tương trợ kinh tế châu Phi
D. Hiệp hội các nước châu Phi
Câu 19: Chiến lược nào được chính phủ Nam Phi đề ra nhằm xóa bỏ chế độ Apacthai về
kinh tế?
A. Phân phối lại hàng hóa và thị trường.
B. Tăng trưởng, việc làm và phân phối lại.
C. Bình đẳng trong kinh tế.
D. Tăng trưởng bền vững.
Câu 20: Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối cải cách – mở cửa khi
nào?
A. Năm 1950.
B. Năm 1959.
C. Năm 1978.
D. Năm 1979.
Câu 21: Sau 20 năm cải cách mở cửa (1979 - 1998) nền kinh tế Trung Quốc đã:
A. Ổn định và phát triển mạnh.
B. Phát triển nhanh chóng đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.
C. Không ổn định và bị chững lại.
D. Bị cạnh tranh gay gắt.
Câu 22: Sự kiên mở đầu cho giai đoạn đấu tranh vũ trang giành chính quyền ở Cu-ba là
sự kiện nào?
A. Phi-đen sang Mê-hi-cô thành lập “Phong trào 27 – 7”.
B. Phi-đen trở về nước.
C. Cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa.
D. Cuộc đấu tranh ở Xi-e-ra Ma-e-xtơ-ra.
Câu 23: Nhiệm vụ nào được đặt ra cho các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau khi giành độc lập?
A. xây dựng và phát triển đất nước.
B. thực hiện liên kết khu vực.
C. khắc phục hạn chế của xu thế toàn cầu hóa.
D. thắng thế trong cục diện Chiến tranh lạnh.
Thông hiểu:
Câu 24: Tháng 3-1985, ở Liên Xô đã diễn ra sự kiện gì quan trọng?
A. Goóc-ba-chốp lên làm tổng thống Liên Xô
B. Goóc-ba-chốp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng cộng sản và tiến hành cải tổ
C. Các nước cộng hòa tuyên bố ly khai khỏi Liên bang Xô Viết
D. Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động.
Câu 25: Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 đã đặt ra yêu cầu gì cho các quốc gia trên
thế giới?
A. Tập trung phát triển kinh tế
B. Cải tổ về chế độ chính trị
C. Cải cách về kinh tế- chính trị- xã hội
D. Hạn chế chạy đua vũ trang
Câu 26: Một trong những nguyên nhân khách quan dẫn đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên
Xô và Đông Âu là.
A. Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.
B. Chậm đưa ra đường lối sửa chữa những sai lầm.
C. Nhà nước Liên Xô nhận thấy chủ nghĩa xã hội không tiến bộ nên muốn thay đổi chế độ.
D. Xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội có nhiều hạn chế.
Câu 27: Vì sao Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) lại bị giải thể?
A. Do “khép kín” cửa trong hoạt động.
B. Do không đủ sức cạnh tranh với Mỹ và Tây Âu.
C. Do sự lạc hậu về phương thức sản xuất.
D. Do sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.
Câu 28: Nguyên nhân nào là cơ bản nhất khiến cho chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông
Âu sụp đổ?
A. Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.
B. Chậm đưa ra đường lối sửa chữa những sai lầm.
C. Nhà nước Liên Xô nhận thấy chủ nghĩa xã hội không tiến bộ nên muốn thay đổi chế độ.
D. Xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội có nhiều hạn chế.
Câu 29: Yếu tố nào quyết định sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước
Á, Phi, Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Sự suy yếu của các nước đế quốc chủ nghĩa phương Tây.
B. Ý thức độc lập và sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc.
C. Thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít.
D. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển.
Câu 30: Vì sao nói, từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX “Một chương mới mở ra trong
lịch sử khu vực Đông Nam Á”?
A. Đây là lần đầu tiên 10 nước Đông Nam Á đều đứng trong một tổ chức thống nhất.
B. Vì ASEAN có xu hướng mở rộng thành viên.
C. ASEAN quyết định lập diễn đàn khu vực (ARF).
D. Việt Nam trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN.
Câu 31: Đâu không phải là điều kiện khách quan tác động đến sự bùng nổ phong trào
giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
A. Sự thất bại của chủ nghĩa phát xít
B. Sự suy yếu của thực dân Anh, Pháp
C. Sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam, Trung Quốc
D. Sự phát triển về ý thức dân tộc của các quốc gia ở châu Phi
Câu 32: Anh (chị) hiểu như thế nào là chế độ Apácthai?
A. Là sự phân biệt con người dựa trên tài sản
B. Là sự phân biệt con người dựa trên chủng tộc (màu da)
C. Là sự phân biệt con người dựa quốc gia
D. Là sự phân biệt con người dựa trên cơ sở văn hóa
Câu 33: Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi cũng được
xếp vào phong trào giải phóng dân tộc?
A. Chế độ phân biệt chủng tộc là một hình thái của chủ nghĩa thực dân
B. Cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc là sự tiếp nối của phong trào giải phóng dân tộc
C. Nó là sự áp bức, kì thị của người da trắng với người da màu
D. Nó lật đổ quyền thống trị của thực dân da trắng ở Nam Phi
Câu 34: “Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc” được hiểu là gì?
A. Là một mô hình chủ nghĩa xã hội hoàn toàn mới, không dựa trên nguyên lý chung của chủ
nghĩa Mác- Lê-nin
B. Là mô hình chủ nghĩa xã hội xây dựng theo đặc điểm của Trung Quốc
C. Là mô hình xây dựng trên cơ sở công xã nhân dân- đơn vị kinh tế- chính trị cơ bản
D. Là mô hình xây dựng trên những nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác- Lê-nin và tình hình
cụ thể Trung Quốc
Câu 35: Mục tiêu lớn nhất của đường lối đổi mới trong công cuộc cải cách mở cửa của
Trung Quốc 12-1978 là?
A. Đưa Trung Quốc trở thành một quốc gia giàu mạnh, văn minh
B. Tập trung phát triển kinh tế
C. Xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc
D. Cải cách mạnh mẽ về chính trị
Câu 36: Biến đổi lớn nhất của các nước châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Từ chỗ hầu hết là thuộc địa của các nước thực dân, các nước châu Á đã giành được độc lập
B. Các nước châu Á đều gia nhập ASEAN
C. Châu Á trở thành trung tâm kinh tế tài chính của thế giới
D. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước châu Á ở mức cao nhất thế giới
Câu 37: Ngày 1-1-1959 ở Cu-ba đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
A. 135 thanh niên yêu nước do Phiden Cat-xtơ-rô chỉ huy tấn công trại lính Môn-ca-đa
B. chế dộ độc tài Batixta bị lật đổ
C. chế độ độc tài Batixta được thiết lập
D. cuộc tấn công của Mĩ ở bờ biển Hi-rôn
Câu 38: Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ hai, Cuba lại được coi là “Lá cờ đầu” trong
phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh?
A. Lật đổ được chế độ độc tài, thiết lập chính phủ dân chủ
B. Tạo tiền đề cho sự phát triển của phong trào đấu tranh của Mĩ Latinh ở giai đoạn sau
C. Sau khi lật đổ được chế độ độc tài, thiết lập chính quyền dân chủ, Cuba tiến lên xây dựng
CNXH
D. Nước đầu tiên lật đổ được chế độ độc tài, lập nên chính quyền dân chủ, cổ vũ phong trào đấu
tranh ở khu vực phát triển

Câu 39: Vì sao vào thập niên 60, 70 của thế kỉ XX, Mĩ Latinh được mệnh danh là “Lục địa
bùng cháy”?
A. Phong trào công nhân diễn ra sôi nổi
B. Cuộc nội chiến giữa các đảng phái đối lập diễn ra liên tục
C. Đấu tranh vũ trang phát triển mạnh mẽ
D. Phong trào đấu tranh có sự tham gia của tất cả các lực lượng xã hội với nhiều hình thức
phong phú
Câu 40: Điểm khác nhau căn bản của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La tinh với phong
trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi?
A. Mĩ La tinh đấu tranh giành độc chủ quyền của dân tộc.
B. Mĩ La tinh đấu tranh chống lại bọn đế quốc thực dân và bọn tay sai để giải phóng dân tộc.
C. Hình thành tổ chức thống nhất chung sự đấu tranh.
D. Mĩ Latinh đấu tranh chống các thế lực thân Mĩ, thành lập chính phủ dân tộc dân chủ. Qua đó
giành độc lập chủ quyền của dân tộc.
II. TỰ LUẬN:
Câu 1: So sánh đặc điểm phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi với phong trào giải
phóng dân tộc ở châu Á?
Tiêu chí so sánh Châu Phi Châu Á
Tổ chức lãnh đạo - Thông qua tổ chức thống nhất - Thông qua chính đảng của
châu Phi g.cấp tư sản hoặc vô sản từng
- Lãnh đạo phong trào hầu hết nước.
thuộc về chính đảng hoặc tổ chức - Lãnh đạo phong trào hầu hết
chính trị của giai cấp tư sản thuộc về chính đảng của giai cấp
tư sản hoặc vô sản.
Hình thức đấu Chủ yếu là đấu tranh chính trị hợp Đấu tranh chính trị kết hợp với
tranh pháp đấu tranh vũ trang
Mức độ giành độc Các nước giành độc lập ở mức độ Các nước giành độc lập ở mức
lập khác nhau độ đồng đều
Sự phát triển ktế Không đồng đều sau khi giành độc Sự phát triển nhanh chóng về
sau khi giành độc lập. Hiện nay vẫn còn khó nhiều kinh tế sau khi giàng độc lập
lập khăn
Câu 2: Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời có ý nghĩa lịch sử gì?
Ý nghĩa: Kết thúc 100 năm đô hộ của đế quốc và 1000 nô dịch của phong kiến, đưa đất nước
Trung Quốc bước vào kỉ nguyên mới: độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Đối với thế giới,
nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời đã tăng cường lực lượng cho phe XHCN và làm
cho hệ thống CNXH được nối liền từ châu Âu sang châu Á. Có ảnh hưởng sâu sắc đến sư phát
triển của PTGPDT ở châu Á, đặc biệt là ở ĐNA
Câu 3: Gia nhập ASEAN, Việt Nam đứng trước cơ hội và thách thức? chúng ta phải làm
gì trước cơ hội và thách thức đó?( Được xem như là những khó khăn)
* Cơ hội: + mở rộng thị trường, tiếp thu KH-KT, vốn đầu tư nước ngoài tăng,…
+ Làm phong phú thêm văn hoá dân tộc…
+ Giảm xung đột, chiến tranh, góp phần ổn định khu vực, và thế giới…
+ Tạo điều kiện thuân lợi để VN hội nhập toàn diện với khu vực và thế giới, góp
phần củng cố và nâng cao vị thế của VN trên trường quốc tế.
* Thách thức: + kinh tế nước ta có phát triển còn thấp so với 1 số nước trong khu vực -> chịu
sự cạnh tranh quyết liệt về kinh tế…
+ VN phải đối mặt với sự bất ổn về chính trị của 1 số nước trong khu vực: Thái Lan,
Phi-lip-pin...
+ Tội phạm xuyên quốc gia…đòi hỏi phải xiết chặt an ninh.
+ Tiếp thu văn hoá ko chọn lọc sẽ “hoà tan”-> khó khăn trong việc giữ gìn bản sắc
dân tộc.
* Thái độ của chúng ta:
+ Có chính sách quan hệ ngoại giao phù hợp với từng thời kì để giữa vững ổn định vè chính trị
tao cơ hội phát triển về mọi mặt.
+ Bình tĩnh, tỉnh táo để nắm bắt cơ hội phát triển kinh tế, tiếp thu các thành tựu KHKT... để
tránh tụt hậu so với các nước trong khu vực.
+ Nỗ lực vươn lên mọi mặt, hợp tác chặt chẽ, tiến kịp các nước trong khu vực để hội nhập
thành công.
+ Đảm bảo nguyên tắc “hòa nhập chứ không hòa tan”trong quá trình hội nhập.
Câu 4: Mối quan hệ hữa nghị giữa nhân dân Cu-Ba với nhân dân Việt Nam.
- Cơ sở xây dựng tình hữu nghị 2 nước: Trong chiến đấu giải phóng dân tộc: cùng kẻ thù (Mĩ),
ngày nay cùng XD CNXH, cùng có ĐCS lãnh đạo.
- Năm 1960, chính phủ cộng hòa Cu-ba và chính phủ VN thiết lập quan hệ ngoại giao, mở rat
rang sử mới cho tình hữu nghị giữa 2 dân tộc.
- Trong thời kì chiến tranh chống Mĩ, Cu-ba luôn sát cánh bên VN, giúp đỡ VN về vất chăt và
tinh thần , “Vì VN cu-ba sẵn sàng hiến dâng cả máu”..
- Từ năm 1975 2 nước cùng sát cánh bên nhau trong công cuộc XD CNXH giữa vòng vây của
CNTB…
- Ngày nay mối quan hệ đó luôn được 2 dân tộc duy trì, củng cố và phát triển trên tất cả các lĩnh
vực…

You might also like